Trạng ngữ đứng ở đâu

Trạng ngữ đứng ở đâu

Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu, tức là bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm. Trạng ngữ thường là những từ chỉ thời gian, địa điểm nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức… để biểu thị các ý nghĩa tình huống: thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, kết quả, phương tiện, …. Bài viết dưới đây, cô Bùi Thị Tú (Giáo viên Tiếng Việt tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) sẽ hướng dẫn con khắc phục những lỗi sai thường gặp nhất.

I. Trạng ngữ là gì?

1. Khái niệm

– Trạng ngữ là thành phần phụ của câu. Bổ sung ý nghĩa cho thành phần chính

Bên cạnh đó, các em học sinh có thể hiểu, trạng ngữ là thành phần trong câu được sử dụng để trả lời các câu hỏi như sau:

+ Trạng ngữ là thành phần trong câu trả lời cho các câu hỏi: Khi nào, Ở đâu , Vì sao

+ Là thành phần trong câu trả lời cho câu hỏi: Khi nào? là trạng ngữ chỉ thời gian.

+ Là thành phần trong câu trả lời cho câu hỏi: Ở đâu? là trạng ngữ chỉ nơi chốn.

+ Là thành phần trong câu trả lời cho câu hỏi: Vì sao? là trạng ngữ chỉ nguyên nhân.

– Ví dụ về trạng ngữ: Mùa thu, trên các con phố, hoa sữa thơm ngào ngạt.

Trong đó: Mùa thu là TN1

Trên các con phố là TN2

2. Vị trí, dấu hiệu nhận biết trạng ngữ và số lượng trạng ngữ trong câu

– Số lượng từ trạng ngữ trong câu: câu có 1 hoặc nhiều trạng ngữ

– Vị trí của trạng ngữ trong câu: 

  • TN thường đứng đầu câu
  • TN có thể đứng giữa câu. Ví dụ: con bìm bịp, bằng chất giọng trầm ấm, ngọt ngào, báo hiệu mùa xuân
  • TN có thể đứng cuối câu. Ví dụ: Tre ăn ở với người, đời đời kiếp kiếp

– Về hình thức: Trạng ngữ thường ngăn cách với thành phần chính bằng dấu phẩy

– Tác dụng của trạng ngữ trong câu: Trạng ngữ chỉ thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích.

II. Các loại trạng ngữ

Trạng ngữ chỉ thời gian:

  • Trạng ngữ chỉ thời gian là những từ được sử dụng để xác định thời gian, thời điểm xảu ra sự việc được đề cập trong câu.
  • Câu hỏi để hỏi về trạng từ chỉ thời gian: Khi nào? Bao giờ? Mấy giờ?

Ví dụ: Mùa hè, ve kêu râm ran

Trạng ngữ chỉ nơi chốn:

  • Trạng ngữ chỉ nơi chốn là những trạng từ xác định địa điểm, vị trí xảy ra sự việc được đề cập trong câu
  • Câu hỏi để hỏi về trạng từ chỉ nơi chốn: Ở đâu?

Trạng ngữ chỉ nguyên nhân:

  • Trạng ngữ chỉ nguyên nhân là những trạng từ được sử dụng với mục định xác định lý do xảy ra sự việc được đề cập trong câu hoặc đoạn hội thoại
  • Câu hỏi để hỏi về trạng ngữ chỉ nguyên nhân: Vì sao? Do đâu? Tại đâu

Trạng ngữ chỉ mục đích:

  • Trạng từ chỉ mục đích là những trạng từ chỉ mục tiêu hướng tới
  • Câu hỏi để hỏi về trạng ngữ chỉ mục đích: Để làm gì? Nhằm mục đích gì? Vì điều gì?

Trạng ngữ chỉ phương tiện, cách thức

  • Trạng ngữ chỉ phương tiện, cách thức là những từ được sử dụng để xác định phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong đoạn hội thoại hoặc trong câu.
  • Câu hỏi để hỏi trạng ngữ chỉ phương tiện: Bằng cái gì? Với cái gì?

III. Bài tập về trạng ngữ

Trạng ngữ đứng ở đâu

Bài 1: Xác định trạng ngữ và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ:

a. Khi mùa thu sang, khắp nơi, hoa cúc nở vàng.

=> TN chỉ thời gian: Khi mùa thu sang

Tn chỉ nơi chốn: khắp nơi

b. Những ngày giáp Tết, trong các chợ hoa, mọi người mua sắm nhiều.

=> TN chỉ thời gian: Những ngày giáp Tết

TN chỉ nơi chốn: Trong các chợ hoa

c. Vì chủ quan, nhiều bạn làm bài kiểm tra chưa tốt.

=> TN chỉ nguyên nhân: Vì chủ quan

d. Để đạt thành tích tốt, chúng tôi đã cố gắng rất nhiều.

=> TN chỉ mục đích: Để đạt thành tích tốt 

e. Bằng đôi cánh dang rộng, gà mẹ bảo vệ cả đàn gà con.

=> TN chỉ phương tiện, cách thức: Bằng đôi cánh dang rộng

Bài 2: Tìm trạng ngữ trong các câu sau

a) Ngày xưa, chỗ này là trường học

b) Trong vườn, các cây đang chuyển màu lá

c) Một ngày đầu năm, cả bốn nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông lại xuất hiện gặp nhau

Các trạng ngữ trong các câu trên là:

a) Trạng ngữ là “Ngày xưa” là trạng từ chỉ thời gian.

b) Trạng ngữ là “Trong vườn” là trạng từ chỉ nơi chốn.

c) Trạng ngữ là “Một ngày đầu năm” là trạng từ chỉ thời gian.

Bài 3: Tìm các trạng ngữ trong câu, trang ngữ đó trả lời cho câu hỏi nào?

a) Trên cửa sổ, những chú chim đang đậu.

b) Trong những vòm lá, gió chiều gẩy lên tạo ra những điệu nhạc lạ kì tưởng như ai đang cười nói.

c) Giữa cánh đồng, đám trẻ trong làng đang thả diều

Các trạng ngữ trong những câu trên là:

a) Trạng ngữ là “Trên cửa sổ” – trả lời cho câu hỏi: “Những chú chim ở đâu?”

b) Trạng ngữ là: “Trên vòm lá” – trả lời cho câu hỏi: “Gió chiều gẩy lên tạo ra những điệu nhạc lạ kì tưởng như ai đang cười nói ở đâu?”

c) Trạng ngữ là: “Giữa cánh đồng” – trả lời cho câu hỏi: “Đám trẻ trong làng đang thả diều ở đâu?”

Bài 4: Thêm trạng ngữ thích hợp vào câu:

=> Khi mùa hè đến / Trong các tán lá

2. ……………, nước sông đục ngầu

=> Do ô nhiễm môi trường, do ý thức người dân

3. ……….., ong bướm bay lượn rộn ràng

=> khi mùa xuân tới / Trong vườn hoa kia

Bài 5: Đặt câu theo yêu cầu:

  1. Câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn

Ví dụ: Trên sân trường, học sinh đang chơi đùa.

2. Câu có trạng ngữ chỉ thời gian, nguyên nhân

Ví dụ: Hôm qua, vì mưa, con đường bị ngập.

3. Câu có trạng ngữ chỉ mục đích, bắt đầu bằng từ “vì”

Ví dụ: Vì Tổ Quốc, các chiến sĩ sẵn sàng hi sinh. 

Hi vọng những kiến thức và bài tập minh họa có thể giúp con làm tốt các bài văn kể chuyện. Để con bổ sung thêm nhiều kiến thức quan trọng khác, cha mẹ tham khảo.

Trải nghiệm Giải pháp, con sẽ được học tập theo lộ trình gồm 2 bước: TỔNG ÔN – LUYỆN ĐỀ. Đăng ký liền tay để con rinh ngay 9,10 cha mẹ nhé!

Cấu trúc của một câu thông thường bao gồm hai bộ phận chính đó chính là chủ ngữ và vị ngữ, đây dường như là thành phần bắt buộc đối với tất cả các câu. Và ngoài ra trong câu còn có thể có một thành phần khác là trạng ngữ. Trạng ngữ có vai trò đặc biệt trong câu đó chính là bổ sung ý nghĩa trong câu, đặc biệt trong một số trường hợp, khi câu không có trạng ngữ sẽ có thể khiến câu không mang ngữ nghĩa đầy đủ.

Dịch vụ Luật sư tư vấn pháp luật qua điện thoại

1. Trạng ngữ là gì?

Có nhiều cách hiểu khác nhau về trạng ngữ, có người cho rằng đó là “Tập hợp các điều kiện cho tất cả các chức năng cú pháp với sự nhận thức và các nghĩa khác nhau, đặc điểm của trạng ngữ một hành động nói hoặc phát biểu một vấn đề với các mong muốn thời gian, nơi chốn, loại, cách thức,…” Có quan điểm cho rằng: “trạng ngữ là những cụm từ thuộc cấu trúc câu với ba chức năng chính: bổ sung những thông tin về tình huống cho sự tình được nêu trong câu; biểu đạt phương thức, tư thế của người nói/ người viết trong câu; hoặc nối kết câu (hoặc một số bộ phận thuộc câu) với những bộ phận cấu thành khác thuộc văn bản”.

Hiện nay, có hai quan niệm chính về trạng ngữ như sau:(1)coi trạng ngữ là thành phần phụ của câu có quan hệ cú pháp với cả nòng cốt câu và (2) coi trạng ngữ là thành
phần phụ mở rộng tự do của vị ngữ hay vị từ. Trạng ngữ có thể chỉ là một từ hoặc cũng có thể là một cụm từ.

Dưới bình diện kết học (tức câu được xem xét về cấu trúc hình thức như các thành câu (chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ,…) và mối quan hệ giữa các thành phần câu) kết hợp với bình diện nghĩa họ, thì trạng ngữ nhìn chung được coi là thành phần phụ của câu, bổ sung hoặc tu sức ý nghĩa về các mặt địa điểm, thời gian, cách thức, phương tiện, tình hình, nguyên nhân, mục đích,.. cho sự tình đề cập trong câu.

Trong thực tế sử dụng thì trạng ngữ chính là những thành phần thể hiện cho thời gian, địa điểm, kết quả, nguyên nhân, phương tiện… Một số trạng ngữ có thể sửa đổi toàn bộ ngữ nghĩa của câu. Vị trí của trạng ngữ trong một câu bất kì sẽ thể hiện cho sự liên kết và  mạch lạc của cả văn bản.

Trong thế so sánh với các thành phần khác thuộc cấu trúc câu, như chủ ngữ, vị ngữ, định ngữ, tân ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ luôn là thành phần linh hoạt nhất, có khả năng cải biến vị trí trong phạm vi cho phép, các thành phần khác hầu như đều không có cách sử dụng này.

Trạng ngữ tiếng Anh là “adverbials“, “adverbial modifier“, “adverbial adjunct“.

2. Phân loại trạng ngữ và ví dụ:

Trạng ngữ được phân chia thành các loại sau:

– Trạng ngữ chỉ địa điểm: đây là loại trạng ngữ chỉ ra địa điểm, nơi xảy ra sự việc, hiện tượng. Trong câu có trạng ngữ chỉ địa điểm thể hiện cho câu trả lời của câu hỏi sự việc, hiện tượng xuất hiện ở đâu, hay sự vật ở đâu?

Ví dụ: – “Địa chỉ công ty chúng tôi ở quận Thanh Xuân.” Trong câu trên, quận Thanh Xuân là danh từ riêng đóng vai trò là trạng ngữ chỉ địa điểm trong câu.

Hay ví dụ khác: “Hiền đang ngồi tại phòng khách”. Trong câu này thì “phòng khách” đóng vai trò là trạng ngữ chỉ địa điểm, trả lời cho câu hỏi “Hiền đang ở đâu”.

– Trạng ngữ chỉ thời gian: khi có sự xuất hiện của trạng ngữ chỉ thời gian trong câu, sẽ trả lời cho câu hỏi “Khi nào?” được đặt ra. Loại trạng ngữ chỉ thời gian và loại trạng ngữ nơi chốn luôn tỏ ra là loại có khả năng cải biến vị trí linh hoạt nhất, tức có thể linh hoạt ở nhiều vị trí trong câu.

Ví dụ: “Trăm hoa đua nở vào mùa xuân”. Trong câu này, thì “mùa xuân” chính là trạng ngữ chỉ thời gian, thể hiện cho việc vào thời điểm này trong năm, có rất nhiều loại hoa nở.

Hay ví dụ khác: “Bộ phim bắt đầu chiếu vào lúc 9 giờ tối”. “9 giờ tối” chính là trạng ngữ chỉ thời gian, trả lời cho câu hỏi “Khi nào bộ phim được chiếu?”

– Trạng ngữ chỉ nguyên nhân, trạng ngữ này thể hiện nguyên nhân, lí do dẫn đến sự việc, hiện tượng xảy ra trong câu.

Ví dụ: “Do sự biến đổi khí hậu dẫn đến nhiều thiên tai xảy ra”. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân đó chính là “do”. Vì việc biến đổi khí hậu dẫn đến nhiều thiên tai như bão, lũ lụt xảy ra.

Hay ví dụ khác: “vì ngủ quên, Hà đi học muộn”. “Vì ngủ quên” đóng vai là trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong câu, do thức dậy muộn nên Hà không thể đến trường đúng giờ.

– Trạng ngữ chỉ mục đích, loại trạng ngữ này thể hiện mục đích trong câu, thường là thể hiện mục đích của chủ ngữ.

Ví dụ: Để đạt được điểm 10 cho môn Toán, Liên học hành không ngừng nghỉ. Trạng ngữ trong câu này đó chính là ‘để đạt được điểm 10 cho môn Toán”, mục đích là Liên đặt ra là đạt được điểm 10 ở môn toán, và để thực hiện được mục đích này thì Liên phải chăm chỉ học hành.

– Trạng ngữ chỉ phương tiện, loại trạng ngữ này thể hiện cách thức, phương pháp, phương tiện diễn ra những sự kiện, hiện tượng trong câu. Đây chính là câu trả lời cho câu hỏi “bằng cách nào?”

Ví dụ: “Bằng sự đoàn kết của các thành viên, dự án đã hoàn thành nhanh chóng”. Trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu trên đó chính là “bằng sự đoàn kết của các thành viên”, điều này đã giúp cho việc thực hiện dự án nhịp nhàng, nhanh chóng xong dự án.

Ngoài ra thì còn có bao gồm trạng ngữ chỉ tình huống, trạng ngữ chỉ điều kiện/ giả thiết; trạng ngữ chỉ ý nhượng bộ; trạng ngữ bổ sung ý nghĩa so sánh,…

3. Vị trí của trạng ngữ trong câu: 

Trạng ngữ có thể ở ba vị trí trong câu đó chính là đầu câu, giữa câu và cuối câu. Và thực tế thì các trạng ngữ được đặt ở đầu câu và cuối câu chiếm đa số.

Ví dụ: ” Anh đến trễ vì tắc đường “

Hoặc “Vì tắc đường nên anh ấy đến trễ”.

Trong hai câu trên, vị trí của trạng ngữ chỉ địa điểm “vì tắc đường” được sắp xếp ở cuối câu và đầu câu. Việc sắp xếp khác nhau đó không làm thay đổi ngữ nghĩa của câu mà chỉ thay đổi cách diễn đạt của câu. Như ở trên đã viết, thì trạng ngữ chỉ thời gian và trạng ngữ chỉ địa điểm (không gian- nơi chốn) là các loại trạng ngữ có tính linh hoạt rất cao, có thể ở nhiều vị trí trong câu.

4. Phân biệt trạng ngữ và một số thành phần khác của câu: 

* Phân biệt trạng ngữ và vị ngữ phụ

Vị ngữ phụ được hiểu là các từ, cụm từ đóng vai trò là vị ngữ của câu bên cạnh vị ngữ chính, đóng vai trò bổ nghĩa của câu.

Điểm giống nhau giữa trạng ngữ và vị ngữ phụ đó chính là điều là thành phần phụ của câu, tức đây là thành phần không bắt buộc phải có trong câu (Đây chính là điểm khác biệt giữa thành phần chính và thành phần phụ của câu). Do đóng vai trò là thành phần phụ, thì các trạng ngữ và vị ngữ phụ có thể được lược bỏ, không xuất hiện trong câu, và khi bị lược bỏ thì nó cũng không ảnh hưởng đến ngữ nghĩa của câu. Một điểm giống giữa trạng ngữ và vị ngữ phụ đó chính là dùng để bổ sung ý nghĩa nòng cốt cho câu, việc thêm các thành phần này vào trong câu giúp cho câu được giải thích tường tận, rõ ràng cho phần chủ, vị của câu.

Điểm khác biệt giữa trạng ngữ và vị ngữ phụ: điều đầu tiên là vị ngữ phụ đóng vai trò là vị ngữ, nên chỉ vị ngữ phụ có thể kết hợp với chủ ngữ để tạo thành câu hoàn chỉnh, còn trạng ngữ khi kết hợp với chủ ngữ không thể tạo thành một câu hoàn chỉnh. Điểm thứ hai đó chính là vị ngữ thể hiện được tình huống, sự kiện xảy ra trong câu, còn trạng ngữ lại diễn tả cái xảy ra hay nêu lên tình huống, sự kiện diễn ra trong câu, dù là vị ngữ phụ nhưng vị ngữ phụ vẫn nêu được tình huống trong nội dung của mình.

* Phân biệt trạng ngữ với một số thành phần khác trong câu

– Phân biệt trạng ngữ với các yếu tố có tác dụng liên kết văn bản thuộc cấu trúc bậc trên câu: một số điểm khác biệt chính giữa trạng ngữ và các thành phần này đó chính là:

Trạng ngữ có tính linh hoạt, cải biến vị trí, có thể ở các vị trí khác nhau trong câu (đầu câu, giữa câu và cuối câu). Các yếu tố có tác dụng liên kết cũng có khả năng cải biến vị trí, nhưng phạm vi cải biến thường là ở đầu câu hoặc đứng sau chủ ngữ, phần cuối câu không có trong phạm vi cải biến vị trí.

Các trạng ngữ thể hiện nhiều nội dung như địa điểm, thời gian, nguyên nhân, mục đích, phương tiện,…, bổ sung nghĩa cho cặp chủ – vị trong câu, còn các yếu tố liên kết đóng vai trò chính là liên kết các thành phần câu cũng như liên kết giữa các câu trong một đoạn văn.

– Phân biệt trạng ngữ với chủ ngữ

Trong một số trường hợp, trạng ngữ và chủ ngữ có cùng nội dung ngữ nghĩa, nhưng cần phải phân biệt thật rõ ràng hai loại thành phần này trong câu. Thông thường, đối với chủ ngữ thì không có giới từ đứng trước. Nhưng đôi khi trước chủ ngữ vẫn có giới từ, khi đó, cần xem xét đến biểu thị tác thể của hành động, tức xem xét kĩ hơn về phần ngữ nghĩa của câu, xem xét về chủ thể của trạng thái được biểu thị ở phần vị ngữ, nếu chính xác thì đó chính là chủ ngữ.