Trình bày các dấu hiệu nhận biết hành vi kinh doanh

Các dấu hiệu của tội lừa đảo thông qua hình thức kinh doanh đa cấp được thể hiện như thế nào? Đây là vấn đề đang được nhiều người quan tâm, khi hiện nay hình thức kinh doanh đa cấp xuất hiện rộng rãi, được gắn với mác là lừa đảo. Tuy nhiên, có phải mọi hình thức kinh doanh đa cấp đều là lừa đảo và cách tố cáo khi bị lừa đảo qua hình thức này?  Bài viết sau đây sẽ làm rõ vấn đề này.

Dấu hiệu của tội lừa đảo

Kinh doanh đa cấp có phải là hình thức lừa đảo?

Khái niệm kinh doanh theo phương thức đa cấp được quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 40/2018/NĐ-CP, theo đó đây là hoạt động kinh doanh sử dụng mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh, trong đó, người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác từ kết quả kinh doanh của mình và của những người khác trong mạng lưới.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, phương thức kinh doanh đa cấp là một hình thức kinh doanh hợp pháp. Tuy nhiên, nhiều đối tượng đã làm biến tướng hình thức này để thực hiện hành vi lừa đảo của mình.

Nhận diện các dấu hiệu của tội lừa đảo thông qua hình thức kinh doanh đa cấp

Hình thức

Khác với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông thường, tội lừa đảo thông qua hình thức kinh doanh đa cấp được thực hiện thông qua “Mô hình kim tự tháp”, người ở trên đỉnh tháp sẽ nắm giữ tất cả số tiền của các thành viên mới đóng vào hệ thống sau khi chi trả các khoản phí thù lao cho nhánh dưới theo cam kết, phí vận hành mạng lưới.

Đặc điểm

Lừa đảo thông qua hình thức kinh doanh đa cấp thể hiện ở nhiều hành vi khác nhau, nhưng có chung vài đặc điểm sau đây:

  • Người tham gia phải đặt cọc, mua hàng hoặc đóng tiền
  • Chỉ tập trung tìm kiếm người tham gia vào hệ thống
  • Hứa hẹn những khoản lợi nhuận hấp dẫn
  • Không cho trả hàng trong thời hạn 30 ngày: theo khoản 1 Điều 47 nghị định 40/2018/NĐ-CP người tham gia bán hàng đa cấp có quyền trả lại hàng hóa đã mua từ công ty đa cấp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận hàng.
  • Không có giấy phép bán hàng đa cấp

Có thể truy cập website của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng để kiểm tra.

Mức phạt của tội lừa đảo thông qua hình thức kinh doanh đa cấp

Mức phạt của hình thức kinh doanh đa cấp mang dấu hiệu cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, theo đó:

Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
  • Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

>> Xem thêm: Các Khung Hình Phạt Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạt Tài Sản Hiện Nay

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

  • Có tổ chức;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  • Tái phạm nguy hiểm;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
  • Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

Theo đó, mức phạt cao nhất của tội lừa đảo thông qua hình thức kinh doanh đa cấp là 07 năm tù.

Mức phạt của tội lừa đảo

Cách xử lý khi bị lừa đảo thông qua hình thức kinh doanh đa cấp

Thực hiện quyền tố cáo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Theo quy định tại khoản 4, Điều 163 BLTTHS 2015 quy định về thẩm quyền điều tra thì có thể gửi đơn tố cáo hoặc trực tiếp đến cơ quan điều tra; viện kiểm sát; tòa án hoặc cơ quan khác nơi xảy ra tội phạm hoặc nơi phát hiện tội phạm hoặc nơi người có hành vi vi phạm cư trú để tố cáo về hành vi lừa đảo này.

Hồ sơ cần chuẩn bị

Để tố cáo hành vi lừa đảo hình thức kinh doanh đa cấp, cần chuẩn bị các hồ sơ sau:

  • Đơn trình báo công an;
  • Chứng minh thư nhân dân của bị hại (bản sao công chứng);
  • Sổ hộ khẩu của bị hại (bản sao công chứng);
  • Chứng cứ kèm theo để chứng minh (video, hình ảnh, ghi âm có chứa nguồn thông tin của hành vi phạm tội…).

>> Xem thêm: Mẫu Đơn Tố Cáo Lừa Đảo, Lạm Dụng Tín Nhiệm Chiếm Đoạt Tài Sản

Tố cáo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Nội dung đơn tố cáo

Nội dung đơn tố cáo, gồm các nội dung sau đây:

  • Ngày tháng, tiêu ngữ, tên mẫu đơn;
  • Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, chứng minh nhân dân, địa chỉ… các thông tin liên lạc cá nhân của các bên;
  • Lý do viết đơn: trình bày, tố cáo về hành lừa đảo:
  • Trình bày diễn biến vụ việc: hành vi lừa đảo thông qua hình thức kinh doanh đa cấp được thực hiện như thế nào, diễn biến ra sao, hậu quả gây ra là gì… nên trình bày một cách cụ thể, chi tiết;
  • Cung cấp nhiều nhất thông tin có thể về đối tượng có hành vi lừa đảo thông qua hình thức kinh doanh đa cấp này như: họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, chứng minh nhân dân, địa chỉ liên hệ…;
  • Giải trình cụ thể về hành vi lừa đảo thông qua hình thức kinh doanh đa cấp của người bị tố cáo: thời gian (ngày, giờ…), hành vi,..;
  • Trình bày rõ đặc điểm, giá trị, mô tả thiệt hại;
  • Đưa ra các yêu cầu cụ thể: mong muốn cơ quan có thẩm quyền vào cuộc xử lý, giải quyết vụ việc…
  • Lời cam đoan của người làm đơn;
  • Chữ ký xác thực của người làm đơn.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết “Các dấu hiệu của tội lừa đảo thông qua hình thức kinh doanh đa cấp” kính gửi đến quý bạn đọc. Nếu quý bạn đọc có bất kỳ đóng góp hay ý kiến thắc mắc gì liên quan vui lòng liên hệ số HOTLINE: 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ HÌNH SỰ hỗ trợ nhanh nhất.

Tôi có thắc mắc liên quan đến sở hữu trí tuệ, mong nhận được sự tư vấn của luật sư. Những hành vi nào bị coi là xâm phạm đối với nhãn hiệu?

Trình bày các dấu hiệu nhận biết hành vi kinh doanh
Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào luất sư! Tôi có thắc mắc liên quan đến sở hữu trí tuệ, mong nhận được sự tư vấn của luật sư. Những hành vi nào bị coi là xâm phạm đối với nhãn hiệu? Tôi xin cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Tại khoản 1 Điều 129  Luật Sở hữu trí tuệ  quy định các hành vi bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu như sau:

Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:

– Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;

– Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;

– Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;

– Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

Đồng thời tại Điều 11 Nghị định 105/2006/NĐ-CP cũng đã hướng dẫn những yếu tố bị coi là xâm phậm nhãn hiệu. Theo đó:

Xem thêm: Có được đưa nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa vào trong hồ sơ mời thầu?

Thứ nhất: Yếu tố xâm phạm đối với nhãn hiệu

Yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là dấu hiệu gắn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ.

Thứ hai: Căn cứ để xem xét yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu

Căn cứ để xem xét yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là phạm vi bảo hộ nhãn hiệu, gồm mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ được xác định tại Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc Giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam.

Thứ ba: Điều kiện xác định yếu tố xâm phạm

Để xác định một dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hay không, cần phải so sánh dấu hiệu đó với nhãn hiệu, đồng thời phải so sánh sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu đó với sản phẩm, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ. Chỉ có thể khẳng định có yếu tố xâm phạm khi đáp ứng cả hai điều kiện sau đây:

– Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ; trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có cùng cấu tạo, cách trình bày (kể cả màu sắc); một dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có một số đặc điểm hoàn toàn trùng nhau hoặc tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt với nhau về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm đối với dấu hiệu, chữ, ý nghĩa, cách trình bày, màu sắc và gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;

– Hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự về bản chất hoặc có liên hệ về chức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ với hàng hoá, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ.

Xem thêm: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở hợp pháp của công dân

Trình bày các dấu hiệu nhận biết hành vi kinh doanh

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Thứ tư: Dấu hiệu bị nghi ngờ bị coi là yếu tố xâm phạm đối với nhãn hiệu nổi tiếng

–  Dấu hiệu bị nghi ngờ đáp ứng điều kiện là Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ; trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có cùng cấu tạo, cách trình bày (kể cả màu sắc); một dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có một số đặc điểm hoàn toàn trùng nhau hoặc tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt với nhau về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm đối với dấu hiệu, chữ, ý nghĩa, cách trình bày, màu sắc và gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;

–  Hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ đáp ứng điều kiện quy định  là hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự về bản chất hoặc có liên hệ về chức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ với hàng hoá, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ  hoặc hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự, không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng nhưng có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ   Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568   để được giải đáp.

Chuyên viên tư vấn: Nguyễn Thị Thắng