Trình bày nhưng sự việc liên quân đến các nhân vật trong truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh

Giới thiệu về cuốn sách này


Page 2

Giới thiệu về cuốn sách này

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Liệt kê các sự việc chính trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh?

Trong những sự việc ấy sự việc nào là sự việc cao trào, sự việc nào là sự việc khởi đầu, kết thúc, phát triển?

Ai là nhân vật chính, ai là nhân vật phụ? Nhân vật phụ có cần thiết hay ko/ Vì sao???

Cần trả lời gấp...........

Các câu hỏi tương tự

Soạn bài: CON RỒNG CHÁU TIÊN (Truyền thuyết)

I. VỀ THỂ LOẠI

1. Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ. Truyền thuyết là tác phẩm nghệ thuật truyền miệng nên nó thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Truyền thuyết thể hiện quan điểm, thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể. 2. Truyền thuyết có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại. Các chi tiết hoang đường, kì ảo vốn là đặc trưng của thần thoại cũng thường xuyên được sử dụng trong truyền thuyết làm chức năng "huyền ảo hoá" các nhân vật, sự kiện; thể hiện sự tôn sùng, ngưỡng mộ của nhân dân đối với các nhân vật đã đi vào truyền thuyết. Có nhiều câu chuyện thần thoại được "lịch sử hoá" để trở thành truyền thuyết (ví dụ như truyền thuyết thời các vua Hùng), điều đó chứng tỏ sự phát triển tiếp nối của truyền thuyết sau thần thoại trong lịch sử văn học dân gian(1). 3. Các truyền thuyết về thời đại Hùng Vương - thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam (cách ngày nay khoảng bốn nghìn năm và kéo dài chừng hai nghìn năm) như: Con Rồng cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Thánh Gióng... đều gắn với việc nhận thức về nguồn gốc dân tộc và công cuộc dựng nước, giữ nước dưới thời các vua Hùng. II. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên có nhiều chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Trước hết, cả hai đều thuộc dòng dõi các thần. Lạc Long Quân là con trai thần Long Nữ (thường ở dưới nước), Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông (ở trên núi). Thứ hai, Lạc Long Quân có sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ, thường giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi; Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần. 2. Về việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có nhiều điều kì lạ: Một vị thần sống dưới nước kết duyên cùng một người thuộc dòng họ Thần Nông ở trên núi cao; Âu Cơ không sinh nở theo cách bình thường. Nàng sinh ra một cái bọc một trăm trứng, trăm trứng lại nở ra một trăm người con đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần. Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con ra làm hai: năm mươi người theo cha xuống biển, năm mươi người theo mẹ lên núi. Chia như vậy là để khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau. 3. Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có thật. Đó là những chi tiết có tính chất hoang đường, kì lạ. Trong truyện truyền thuyết, nhân dân sáng tạo ra những chi tiết tưởng tượng, kì ảo nhằm dựng lên những câu chuyện thần kì, giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách thông thường hoặc là để thần thánh hoá các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ, tôn sùng. Trong truyện Con Rồng cháu Tiên, những chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của các nhân vật (Lạc Long Quân và Âu Cơ), đồng thời chứng tỏ người Việt có nguồn gốc khác thường, rất cao quý và đẹp đẽ. Qua việc thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc dân tộc, nhân dân ta muốn nhắn nhủ người đời sau hãy luôn luôn tự hào, tôn kính tổ tiên mình. Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người Lạc Việt. 4. Truyện Con Rồng cháu Tiên tuy có những yếu tố tưởng tượng, kì ảo nhưng về cơ bản đã giải thích, suy tôn nguồn gốc của đất nước ta. Đồng thời truyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Việt: dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi "con Rồng cháu Tiên", vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. (1) Về vấn đề này, nhà nghiên cứu Kiều Thu Hoạch trong tiểu luậnTruyền thuyết anh hùng trong thời kì phong kiến cho rằng: "Truyền thuyết là một thể tài truyện kể truyền miệng, nằm trong loại hình tự sự dân gian; nội dung cốt truyện của nó là kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân; biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng những yếu tố hư ảo, thần kì như cổ tích và thần thoại; nó khác cổ tích ở chỗ không nhằm phản ánh xung đột gia đình, sinh hoạt xã hội và số phận cá nhân mà thường phản ánh những vấn đề thuộc phạm vi quốc gia, dân tộc rộng lớn; nó khác thần thoại ở chỗ nhào nặn tự nhiên và xã hội trên cơ sở sự thật lịch sử cụ thể chứ không phải hoàn toàn trong trí tưởng tượng và bằng trí tưởng tượng" (Nhiều tác giả. Truyền thống anh hùng dân tộc trong loại hình tự sự dân gian Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, H., 1971). III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1*. Ở Việt Nam, còn có một số dân tộc khác cũng có một số truyện giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự như truyện Con Rồng cháu Tiên, đó là truyện Quả trứng thiêng (trứng Điếng do đôi chim Ây cái Uá sinh ra trong sử thi thần thoại Đẻ đất đẻ nước của người Mường, là chiếc trứng thiêng do chim Ông Tôn sinh ra trong sử thi Ẳm ệt luông của người Thái), là hàng trăm dị bản về truyện Quả bầu mẹ từ vùng Tây Bắc xuống đến vùng Trung bộ. Sự giống nhau này chứng tỏ, tuy có sự khác nhau về trình độ kinh tế nhưng quá trình nhận thức về cộng đồng huyết thống và sự phát triển tư duy của các dân tộc là một quá trình tự nhiên và tất yếu. Trong tâm thức cộng đồng, con người ra đời gắn bó chặt chẽ với tự nhiên, là sản phẩm của thiên nhiên. 2. Tóm tắt: Xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Trong một lần lên cạn giúp dân diệt trừ yêu quái, Lạc Long Quân đã gặp và kết duyên cùng nàng Âu Cơ vốn thuộc dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc. Sau đó Âu Cơ có mang và đẻ ra cái bọc một trăm trứng; nở ra một trăm người con. Vì Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên hai người đã chia nhau mỗi người mang năm mươi người con, người lên rừng, kẻ xuống biển. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, xưng là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Khi vua cha chết thì truyền ngôi cho con trưởng, từ đó về sau cứ cha truyền con nối đến mười tám đời, đều lấy hiệu là Hùng Vương. 3. Lời kể: Muốn kể diễn cảm truyện Con Rồng cháu Tiên, cần bám sát các chi tiết cơ bản để xác định giọng kể. - Từ "Ngày xưa" đến "hiện lên" kể bằng giọng trầm. - Từ "Bấy giờ" đến "điện Long Trang" kể bằng giọng hồi tưởng, đến "như thần" thì ngừng lâu hơn khi kết thúc đoạn trước và khi kể "Thế rồi..." chuyển sang giọng cao hơn. - Chú ý thể hiện tính chất của lời thoại (giọng "than thở" của Âu Cơ, giọng "phân trần" của Lạc Long Quân). Đoạn cuối kể chậm và nhấn giọng, thể hiện niềm tự hào.

Các yếu tố liên quan đến lịch sử trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh là:

- Đời Vua Hùng thứ 18 có người con gái nhan sắc tuyệt trần tên là MỵNương.

- Khi Mỵ Nương đến tuổi cập kê, Vua Hùng ban truyền trong dân gian tìm nhân tài kén phò mã.

- Hàng năm, cứvào khoảng tháng 7 âm lịch là lũ lụtlại kéo về.

- Từ xưa, nhân dân ta đã có truyền thống chống lũ chống lụt.

I - Đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự

1. Sự việc trong văn tự sự

a) Xem các sự việc trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh :

(1) Vua Hùng kén rể.

(2) Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn.

(3) Vua Hùng ra điều kiện chọn rể.

(4) Sơn Tinh đến trước, được vợ.

(5) Thủy Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh.

(6) Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh thua, rút về.

(7) Hằng năm Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua.

Em hãy chỉ ra sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào và sự việc kết thúc trong các sự việc trên và cho biết mối quan hệ nhân quả của chúng.

b) Sự việc trong văn tự sự phải được kể cụ thể : do ai làm, việc xảy ra ở đâu, lúc nào, nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Có sáu yếu tố đó thì truyện mới cụ thể, sáng tỏ. Em hãy chỉ ra sáu yếu tố trên trong truyện Sơn Tinhm Thủy Tinh. Theo em có thể xóa bỏ yếu tố thời gian và địa điểm trong truyện này được không, vì sao ? Việc giới thiệu Sơn Tinh có tài có cần thiết không ? Nếu bỏ sự việc vua Hùng ra điều kiện kén rể đi có được không ? Việc Thủy Tinh nổi giận có lí hay không ? Lí ấy ở những sự việc nào ?

c) Sự việc và chi tiết trong văn tự sự được lựa chọn cho phù hợp với chủ đề, tư tưởng muốn biểu đạt. Em hãy cho biết sự việc nào thể hiện mối thiện cảm của người kể đối với Sơn Tinh và vua Hùng ? Việc Sơn Tinh thắng Thủy Tinh nhiều lần (em hãy tính cụ thể mấy lần) có ý nghĩa gì ? Có thể để cho Thủy Tinh thắng Sơn Tinh được không ? Vì sao ? Có thể xóa bỏ sự việc "Hằng năm Thủy Tinh lại dâng nước ..." được không ? Vì sao ?

2. Nhân vật trong văn tự sự

a) Nhân vật trong văn tự sự vừa là kẻ thực hiện các sự việc, vừa là kẻ được nói tới, được biểu dương hay bị lên án. Em hãy kể tên các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh và cho biết :

- Ai là nhân vật chính, có vai trò quan trọng nhất ?

- Ao là kẻ được nói tới nhiều nhất ?

- Ai là nhân vật phụ ? Nhân vật phụ có cần thiết không ? Có thể bỏ được không ?

b) Nhân vật trong văn tự sự được kể như thế nào ?

- Được gọi tên, đặt tên ;

- Được giới thiệu lai lịch, tính tình, tài năng ;

- Được kể các việc làm, hành động, ý nghĩ, lời nói ;

- Được miêu tả chân dung, trang phục, trang bị, dáng điệu, ...

Hãy cho biết các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh được kể như thế nào.

II - Luyện tập

1. Chỉ ra những việc mà các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh đã làm :

- Vua Hùng : ...

- Mị Nương : ...

- Sơn Tinh : ...

- Thủy Tinh : ...

a) Nhận xét vai trò, ý nghĩa của các nhân vật.

b) Tóm tắt truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh theo sự việc gắn liền với các nhân vật chính.

c) Tại sao truyện lại gội là Sơn Tinh, Thủy Tinh ? Nếu đổi bằng các tên sau có được không ?

- Vua Hùng kén rể

- Truyện Vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh và Thủy Tinh

- Bài ca chiến công của Sơn Tinh

2. Cho nhan đề truyện : Một lần không vâng lời. Em hãy tưởng tượng để kể một câu chuyện theo nhan đề ấy. Em dự định sẽ kể sự việc gì, diễn biến ra sao, nhân vật của em là ai?

Lời giải:

I - Đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự

1. Sự việc trong văn tự sự

a) - Sự việc khởi đầu là (1)

- Sự việc phát triển là (2), (3), (4)

- Sự việc cao trào là (5), (6)

- Sự việc kết thúc là (7)

- Mối quan hệ nhân quả của chúng : Cái trước là nguyên nhân của cái sau. Cái sau là kết quả của cái trước và lại là cái nguyên nhân của cái sau nữa. Cứ thế cho đến hết truyện.

b) Sáu yếu tố trong văn tự sự :

+ Sự việc do ai làm : Sơn Tinh, Thủy Tinh

+ Sự việc xảy ra ở đâu : Ở thành Phong Châu, đất của vua Hùng

+ Sự việc xảy ra lúc nào : thời vua Hùng thứ 18

+ Nguyên nhân : Hai chàng trai cùng đến cầu hôn nhưng vua chỉ có một người con gái

+ Diễn biến : Sơn Tinh đến trước cưới được vợ, Thủy Tinh đến sau, không lấy đươc vợ, nổi giận, dâng nước đánh Sơn Tinh

+ Kết quả : Thủy Tinh thua nhưng không cam chịu, năm nào cũng dâng nước đánh Sơn Tinh.

- Theo em, không thể xóa bỏ yếu tố thời gian và địa điểm vì nó là bối cảnh cho các sự việc và nhân vật hoạt động.

- Việc giới thiệu Sơn Tinh có tài là có cần thiết, vì đó là nguyên nhân Sơn Tinh được vua chọn làm rể.

Nếu bỏ sự việc vua Hùng ra điều kiện kén rể bởi đây là sự kiện khiến hai chàng trai thi tài. Và nó không biểu hiện được sự "thiên vị" của vua giành cho Sơn Tinh. Bởi mọi sản vật vua yêu cầu, Sơn Tinh có khả năng thực hiện dễ hơn Thủy Tinh.

- Việc Thủy Tinh nổi giận là có lý vì:

     + Không lấy được Mị Nương (đến sau)

     + Vua thiên vị Sơn Tinh (Sính lễ vua yêu cầu chỉ có trên mặt đất.)

c) - Sự việc thể hiện mối thiện cảm của người kể đối với Sơn Tinh và vua Hùng là:

+   Sơn Tinh được kể về "tài lạ" trước, sau mới đến Thủy Tinh "tài năng cũng không kém". Các lễ vật Sơn Tinh đem đến đúng, đủ và sớm hơn Thủy Tinh.

+ Vua Hùng không tự đề ra cách chọn rể, mà có bàn bạc với các Lạc hầu.

- Việc Sơn Tinh thắng Thủy Tinh (hai lần : được vợ và thắng lũ lụt) có ý nghĩa khẳng định ước mơ chiến thắng thiên tai của người Việt cổ.

- Không thể để Thủy Tinh thắng vì như thế mọi người sẽ chết trong nước lũ.

- Không thể xóa bỏ sự việc "Hằng năm Thủy Tinh lại dâng nước..." vì đó là sư việc giải thích sự xuất hiện của lũ lụt.

 

2. Nhân vật trong văn tự sự.

a) Trong truyện Sơn Tinh Thủy Tinh:

- Sơn Tinh và Thủy Tinh là nhân vật chính và có vai trò quan trọng nhất.

- Sơn Tinh, Thủy Tinh được nhắc tới nhiều nhất.

- Vua, Mị Nương và các lạc thần là các nhân vật phụ nhưng rất cần thiết, không thể bỏ được.

 

b) Nhân vật trong truyện được kể:

Nhân vậtTên gọiLai lịchTài năngChân dungViệc làm
Vua HùngVua HùngĐời vua thứ mười tám  Kén rể, bàn bạc với các Lạc hầu
Sơn TinhSơn TinhỞ vùng núi Tản Viênvẫy tay... nổi cồn bãi, mọc lên núi đồi, đem sính lễ đến trước Cầu hôn, dời núi dựng thành ngăn lũ
Thủy TinhThủy TinhỞ miền biểnGọi gió, hô mưa Cầu hôn, dâng nước cuồn cuộn 
Mị NươngMị NươngCon gái vua Hùng thứ mười támNgười đẹp như hoa, tính tình hiền dịu Theo Sơn Tinh về núi
Lạc hầuLạc hầu   Bàn bạc với vua Hùng

III - Luyện tập

Câu 1 : Chỉ ra những việc mà các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh đã làm :

– Những việc của nhân vật.

+ Vua Hùng kén rể, chọn các Lạc hầu bàn bạc và ra lời phán.

+ Mị Nương theo Sơn Tinh về núi.

+ Sơn Tinh vẫy tay làm đất nổi cồn núi, dùng phép lạ bốc đồi, dời núi.

+ Thủy Tinh gọi gió, hô mưa, dâng nước sông cuồn cuộn lên đánh Sơn Tinh.

 

a) Nhận xét vai trò, ý nghĩa của các nhân vật.

- Nhân vật chính đóng vai trò trong việc thể hiên tư tưởng tác phẩm.

- Nhân vật phụ góp phần làm cho nhân vật chính phát triển.

 

b) Tóm tắt truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh theo sự việc gắn với các nhân vật chính :

- Sơn Tinh và Thủy Tinh đến cầu hôn.

- Vua Hùng ra điều kiện, có ý thiên vị Sơn Tinh.

- Sơn Tinh đến trước lấy được vợ, Thủy Tinh đến sau không lấy được Mị Nương đuổi theo Sơn Tinh để cướp nàng.

- Trận đánh dữ dội giữa hai thần: Kết quả : Sơn Tinh thắng, Thủy Tinh thua.

- Hằng năm, hai thần vẫn kịch chiến mấy tháng trời nhưng lần nào Thủy Tinh cũng thua.

 

c) Tại sao truyện lại gội là Sơn Tinh, Thủy Tinh ? Nếu đổi bằng các tên sau có được không ?

+ Vua Hùng kén rể

+ Truyện Vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh và Thủy Tinh

+ Bài ca chiến công của Sơn Tinh

- Việc gọi tên truyện là Sơn Tinh, Thủy Tinh là cách đặt tên văn bản theo nhân vật chính của truyện dân gian. 

- Không nên đổi tên truyện thành tên khác vì nếu đổi tên truyện bằng các tên khác sẽ khó phân biệt được nhân vật chính và không thỏa đáng.

Câu 2: Cho nhan đề truyện : Một lần không vâng lời. Em hãy tưởng tượng để kể một câu chuyện theo nhan đề ấy. Em dự định sẽ kể sự việc gì, diễn biến ra sao, nhân vật của em là ai?

Ta sẽ kể câu chuyện này theo thứ tự :

- Tên sự việc

- Do ai làm

- Việc xảy ra ở đâu

- Chuyện xảy ra lúc nào

- Nguyên nhân

- Diễn biến

- Kết quả

Ghi nhớ : 

- Sự việc trong văn tự sự được trình bày một cách cụ thể : sự việc xảy ra trong thời gian, địa điểm cụ thể, do nhân vật cụ thể thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ... Sự việc trong văn tự sự được sắp xếp theo một trật tự, diễn biến sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.

- Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện trong văn bản. Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng của văn bản. Nhân vật phụ chỉ giúp nhân vật chính hoạt động. Nhân vật được thể hiện qua các mặt : tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm, ...