Trợ lý tổng bí thư nguyễn phú trọng là ai

Ông Dương Mộng Huyền giữ chức Trợ lý của Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh Tiền phong

Cụ thể, tại Quyết định1886/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm ông Dương Mộng Huyền, Trợ lý đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Ban Tổ chức Trung ương khóa XII, giữ chức Trợ lý đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026.

Tại Quyết định1889/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm ông Đỗ Ngọc Huỳnh, Trợ lý đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021, giữ chức Trợ lý đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026.=

Tại Quyết định1885/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm ông Đỗ Đức Toàn, Vụ trưởng, Thư ký đồng chí Lê Minh Khái, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ giữ chức Trợ lý đồng chí Lê Minh Khái, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ.

Theo TTXVN/Báo Tin tức

Tham dự chủ trì lễ công bố có ông Nguyễn Trí Tuệ, Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Phó Chánh án TANDTC; ông Phạm Thành Nam, hàm Vụ trưởng, Văn phòng Trung ương Đảng cùng các lãnh đạo, thành viên Hội đồng Thẩm phán, thủ trưởng các đơn vị thuộc TANDTC.

Quyết định số 1618/QĐ-TANDTC bổ nhiệm ông Nguyễn Xuân Kỳ, sinh năm 1975, Vụ trưởng, Thư ký ông Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Chánh án TANDTC giữ chức Trợ lý Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình. Bắt đầu từ ngày 1/12/2021.

Quyết định số 1616/QĐ-TANDTC về bổ nhiệm ông Trần Ngọc Thành, sinh năm 1977, Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp TANDTC giữ chức Thư ký Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình. Bắt đầu từ ngày 1/12/2021.

Phát biểu tại lễ công bố Quyết định, Phó Chánh án TANDTC Nguyễn Trí Tuệ chúc mừng hai đồng chí mới được bổ nhiệm và mong muốn trong thời gian tới, các đồng chí tiếp tục duy trì, phát huy những thế mạnh, tận tâm với công việc, giữ gìn đạo đức, phẩm chất cán bộ. Phó Chánh án TANDTC Nguyễn Trí Tuệ nhấn mạnh việc các đồng chí được bổ nhiệm làm Trợ lý, Thư ký Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Chánh án TANDTC là một niềm vui, một sự kiện lần đầu tiên trong toàn hệ thống TAND khi có Chánh án TANDTC là Ủy viên Bộ Chính trị, đánh dấu sự đi lên, phát triển không ngừng của hệ thống TAND.

Phó Chánh án TANDTC Nguyễn Trí Tuệ phát biểu tại lễ công bố Quyết định.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Xuân Kỳ gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các đồng chí trong tập thể Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo, Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã tin tưởng và giao nhiệm vụ. Trên cương vị công tác mới, đồng chí bày tỏ mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện của Ban cán sự Đảng, lãnh đạo TANDTC, đặc biệt là sự dẫn dắt của thủ trưởng trực tiếp là ông Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Chánh án TANDTC, người lãnh đạo, người thầy dạy dỗ, chỉ bảo rèn dũa trong suốt thời gian qua.

Ông Nguyễn Xuân Kỳ phát biểu tại buổi lễ.

Ông Nguyễn Xuân Kỳ cũng mong muốn sẽ nhận được sự ủng hộ, hợp tác, chia sẻ, của các đồng chí Thẩm phán TANDTC, lãnh đạo các đơn vị cùng toàn thể các đồng nghiệp trong thời gian tới. và xin hứa sẽ không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện nâng cao bản lĩnh chính trị, giữ gìn phẩm chất đạo đức lối sống; gương mẫu trong công việc; khiêm tốn và lắng nghe, đoàn kết và phối hợp công tác để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; thực hiện đúng Qui định số 30 - QĐ/TW ngày 19/8/2021 của Bộ Chính trị qui định đối với chức danh Trợ lý, Thư ký.

Kết thúc buổi lễ, đại diện lãnh đạo TANDTC, thủ trưởng các đơn vị đã tặng hoa, chúc mừng hai đồng chí mới được bổ nhiệm.

Theo quy định, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ có tối đa 4 trợ lý, 2 thư ký - Ảnh: VGP

Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng vừa ký Quy định 30 về tiêu chuẩn, điều kiện nhiệm vụ, quyền hạn, quy trình bổ nhiệm, chính sách chế độ đối với chức danh trợ lý, thư ký.

Các chức vụ lãnh đạo được sử dụng trợ lý, thư ký gồm Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư; ủy viên Bộ Chính trị; ủy viên Ban Bí thư, phó chủ tịch nước, phó thủ tướng, phó chủ tịch Quốc hội.

Ngoài các chức vụ nêu trên, ủy viên trung ương, bộ trưởng và tương đương, bí thư tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc trung ương được sử dụng thư ký riêng.

Quy định 30 nêu rõ, Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội được sử dụng không quá 4 trợ lý. Thường trực Ban Bí thư được sử dụng không quá 3 trợ lý. Ủy viên Bộ Chính trị được sử dụng không quá 2 trợ lý.

Ủy viên Ban Bí thư, phó chủ tịch nước, phó thủ tướng Chính phủ, phó chủ tịch Quốc hội được sử dụng 1 trợ lý.

Trong trường hợp cần thiết, nếu có nhu cầu sử dụng số lượng trợ lý nhiều hơn quy định thì báo cáo Bộ Chính trị xem xét, quyết định.

Bên cạnh đó, các chức vụ Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư; ủy viên Bộ Chính trị; ủy viên Ban Bí thư, phó chủ tịch nước, phó thủ tướng, phó chủ tịch Quốc hội được sử dụng không quá 2 thư ký.

Ủy viên trung ương; bộ trưởng và tương đương; bí thư tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc trung ương được sử dụng 1 thư ký.

Trợ lý, thư ký đều phải đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

Điều kiện cụ thể để trở thành trợ lý là phải có trình độ chuyên môn phù hợp, am hiểu sâu về lĩnh vực được phân công; có năng lực nghiên cứu, phân tích, tổng hợp thông tin và tham mưu, có khả năng phối hợp công tác; giữ chức vụ trưởng hoặc tương đương, hoặc có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo tương đương vụ trưởng trở lên ít nhất 3 năm; trường hợp đặc biệt, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Thư ký phải là người am hiểu công việc hành chính; có năng lực nghiên cứu, phân tích, tổng hợp thông tin và tham mưu, có khả năng sắp xếp công việc và phối hợp công tác; có thời gian công tác tối thiểu là 9 năm trong các cơ quan, tổ chức của hệ thống chính trị.

Ngoài ra, thư ký của Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư; ủy viên Bộ Chính trị; ủy viên Ban Bí thư, phó chủ tịch nước, phó thủ tướng, phó chủ tịch Quốc hội phải là người đang giữ ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương; giữ chức phó vụ trưởng hoặc tương đương, được quy hoạch vụ trưởng cấp bộ và tương đương trở lên.

Về tuổi công tác, thời gian công tác của trợ lý, thư ký của Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư gắn với thời gian công tác của lãnh đạo.

Về chế độ, chính sách, trợ lý của Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư được hưởng lương và chính sách, chế độ tương đương thứ trưởng. Trợ lý của chức vụ lãnh đạo còn lại được hưởng lương và chính sách, chế độ tương đương tổng cục trưởng.

Thư ký của các chức vụ từ phó chủ tịch Quốc hội trở lên được hưởng lương và chính sách, chế độ tương đương vụ trưởng của bộ, ngành trung ương.

Tổng bí thư: Hội nghị Trung ương 3 có nhiều vấn đề rất cơ bản và hệ trọng

B.NGỌC

Trợ lý của 4 lãnh đạo chủ chốt giữ chức vụ tương đương Thứ trưởng

[NLĐO]- Quy định 30 của Bộ Chính trị nêu rõ trợ lý của 4 lãnh đạo chủ chốt được hưởng chế độ tương đương Thứ trưởng. Trợ lý của Thường trực Ban Bí thư; Ủy viên Bộ Chính trị; Ủy viên Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng, Phó Chủ tịch Quốc hội có chế độ tương đương Tổng Cục trưởng.

  • Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị thượng đỉnh thương mại dịch vụ toàn cầu

  • Lãnh đạo các nước gửi điện, thư chúc mừng Quốc khánh Việt Nam

  • Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

  • Chủ tịch nước trao quyết định bổ nhiệm Đại sứ Việt Nam tại Campuchia

Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng vừa ký Quy định 30 về tiêu chuẩn, điều kiện nhiệm vụ, quyền hạn, quy trình bổ nhiệm, chính sách chế độ đối với chức danh trợ lý, thư ký [Quy định 30].

Theo quy định này, các chức vụ lãnh đạo được sử dụng trợ lý gồm có: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư; Ủy viên Bộ Chính trị; Ủy viên Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng, Phó Chủ tịch Quốc hội.

Các chức vụ lãnh đạo được sử dụng thư ký, ngoài các chức vụ nêu trên còn có: Ủy viên Trung ương; Bộ trưởng và tương đương; Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Trung ương.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tới dự phiên họp Chính phủ - Ảnh: Nhật Bắc

Lãnh đạo chủ chốt có tối đa 4 trợ lý

Theo đó, 4 lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước gồm Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội được sử dụng tối đa 4 trợ lý.

Quy định nêu rõ trợ lý, thư ký đều phải đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

Về tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể chức danh trợ lý phải có trình độ chuyên môn phù hợp, am hiểu sâu về lĩnh vực được phân công; có năng lực nghiên cứu, phân tích, tổng hợp thông tin và tham mưu, có khả năng phối hợp công tác.

Trợ lý phải là người giữ chức vụ trưởng hoặc tương đương hoặc có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo tương đương vụ trưởng trở lên ít nhất là 3 năm; trường hợp đặc biệt, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Đối với chức danh thư ký phải là người am hiểu công việc hành chính; có năng lực nghiên cứu, phân tích, tổng hợp thông tin và tham mưu, có khả năng sắp xếp công việc và phối hợp công tác; có thời gian công tác tối thiểu là 9 năm trong các cơ quan, tổ chức của hệ thống chính trị.

Theo quy định, thư ký của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư; Ủy viên Bộ Chính trị; Ủy viên Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng, Phó Chủ tịch Quốc hội phải là người đang giữ ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương; giữ chức phó vụ trưởng hoặc tương đương, được quy hoạch Vụ trưởng cấp bộ và tương đương trở lên.

Thư ký chức vụ lãnh đạo khác ở cơ quan Trung ương phải được quy hoạch và đủ điều kiện bổ nhiệm Phó Vụ trưởng hoặc tương đương; ở địa phương phải được quy hoạch và đủ điều kiện bổ nhiệm cấp phó sở, ngành hoặc tương đương.

Một quy định quan trọng khác là tuổi bổ nhiệm lần đầu chức danh trợ lý của chức vụ lãnh đạo cấp cao phải là người còn trong độ tuổi lao động. Còn tuổi bổ nhiệm lần đầu chức danh thư ký của chức vụ lãnh đạo phải còn đủ 5 năm công tác trở lên; trường hợp đặc biệt, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Về tuổi công tác, thời gian công tác của trợ lý, thư ký của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư gắn với thời gian công tác của lãnh đạo. Việc chuyển công tác hoặc nghỉ công tác trong thời gian đảm nhiệm chức danh trợ lý, thư ký do lãnh đạo xem xét, quyết định.

Thời gian công tác của trợ lý Ủy viên Bộ Chính trị; Ủy viên Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng, Phó Chủ tịch Quốc hội gắn với thời gian công tác của lãnh đạo và không quá 65 tuổi đối với nam, 63 tuổi đối với nữ. Thời gian công tác của thư ký của các chức vụ lãnh đạo còn lại thực hiện theo quy định của pháp luật.

Quy định cũng nêu rõ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội được sử dụng không quá 4 trợ lý. Thường trực Ban Bí thư được sử dụng không quá 3 trợ lý. Ủy viên Bộ Chính trị được sử dụng không quá 2 trợ lý.

Còn Ủy viên Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội được sử dụng 1 trợ lý.

Tuy nhiên, Quy định 30 cũng nêu rõ, trong trường hợp cần thiết, nếu có nhu cầu sử dụng số lượng trợ lý nhiều hơn quy định thì báo cáo Bộ Chính trị xem xét, quyết định.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư; Ủy viên Bộ Chính trị; Ủy viên Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng, Phó Chủ tịch Quốc hội được sử dụng không quá 2 thư ký.

Ủy viên Trung ương; bộ trưởng và tương đương; bí thư tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương được sử dụng 1 thư ký.

Quy trình bổ nhiệm trợ lý 4 bước chặt chẽ

Quy trình bổ nhiệm trợ lý được thực hiện theo 4 bước. Đầu tiên, lãnh đạo trao đổi, thống nhất với tập thể lãnh đạo là Ban cán sự đảng, Đảng đoàn hoặc lãnh đạo cơ quan nơi không lập Ban cán sự đảng, Đảng đoàn [ở các ban, bộ, ngành, đơn vị Trung ương]; hoặc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Trung ương về dự kiến nhân sự bổ nhiệm trợ lý.

Tiếp theo là tổ chức hội nghị tập thể lãnh đạo mở rộng để lấy phiếu tín nhiệm đối với nhân sự dự kiến bổ nhiệm trợ lý bằng hình thức bỏ phiếu kín và không công bố kết quả tại hội nghị.

Sau đó, lãnh đạo cơ quan xem xét kết quả lấy phiếu tín nhiệm của hội nghị tập thể lãnh đạo mở rộng, bỏ phiếu giới thiệu nhân sự dự kiến bổ nhiệm bằng hình thức bỏ phiếu kín và phải đạt trên 50% số phiếu của tập thể lãnh đạo.

Cuối cùng, lãnh đạo cơ quan hoặc cấp ủy, tổ chức đảng hoàn thiện hồ sơ bổ nhiệm [tương tự hồ sơ bổ nhiệm cán bộ diện Trung ương quản lý], báo cáo Ban Bí thư [qua Ban Tổ chức Trung ương xem xét, quyết định].

Quy trình bổ nhiệm thư ký ngắn gọn hơn. Cụ thể, sau khi có ý kiến của lãnh đạo về nhân sự dự kiến bổ nhiệm thư ký, tập thể lãnh đạo cơ quan xem xét, giới thiệu [bằng hình thức bỏ phiếu kín và phải đạt trên 50% số phiếu tán thành].

Đối với chức danh thư ký của lãnh đạo chủ chốt, lãnh đạo cơ quan hoặc cấp ủy, tổ chức đảng hoàn thiện hồ sơ bổ nhiệm [như hồ sơ bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý] gửi Ban Tổ chức Trung ương trình Thường trực Ban Bí thư xem xét, quyết định. Đối với chức danh thư ký của chức vụ lãnh đạo khác do tập thể lãnh đạo cơ quan xem xét, quyết định bổ nhiệm theo thẩm quyền.

Đáng chú ý, về chính sách, chế độ, trợ lý của lãnh đạo chủ chốt được hưởng lương và chính sách, chế độ tương đương Thứ trưởng. Trợ lý của chức vụ lãnh đạo còn lại được hưởng lương và chính sách, chế độ tương đương Tổng Cục trưởng.

Đối với thư ký của các chức danh từ Phó Chủ tịch Quốc hội trở lên được hưởng lương và chính sách, chế độ tương đương Vụ trưởng của bộ, ngành Trung ương.

Thư ký của Ủy viên Trung ương; bộ trưởng và tương đương; Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Trung ương được hưởng lương và chính sách, chế độ tương đương Phó Vụ trưởng hoặc Phó Ban cấp ủy tỉnh.

Trường hợp trước khi đảm nhận chức danh trợ lý, thư ký đã hưởng lương và chính sách, chế độ cao hơn thì được giữ nguyên.

Thế Dũng

Video liên quan

Chủ Đề