Trong bài thơ Quê hương tác giả không so sánh Quê hương với hình ảnh nào

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã.

`-` Biện pháp tu từ : so sánh.

`=>` Tác dụng:

- Góp phần làm cho cảnh vật hiện lên trong bức tranh thiên nhiên do Tế Hanh "viết" ra sắc sảo và hấp dẫn hơn [ tăng sức gợi hình].

- So sánh "chiếc thuyền" có hành động hăng hái, mạnh mẽ như "con tuấn mã" để cho người đọc cảm nhận rõ được tâm trạng, tinh thần lao động vô cùng phấn khởi, mạnh mẽ, sảng khoái của người dân làng chài cũng như sự vật.

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng.

`-` Biện pháp tu từ: so sánh [ kết hợp ẩn dụ].

`=>` Tác dụng:

- Tăng sức gợi cảm, biểu cảm cho khổ thơ và khiến cho hình ảnh cánh buồm trở nên có hồn hơn.

- Tế Hanh đã gửi gắm cho người đọc hiểu rõ về cánh buồm và những gì người dân làng chài mang đi đánh cá[ đó không chỉ là tinh thần lao động dồi dào mà còn là tất cả những tình cảm thiêng liêng, cao quý nhất, tình cảm quê hương mà họ mang đi].

Nội dung bài Tập đọc Quê hương

Quê hương

Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay.

Quê hương là con diều biếc

Tuổi thơ con thả trên đồng

Quê hương là con đò nhỏ

Êm đềm khua nước ven sông.

Quê hương là cầu tre nhỏ

Mẹ về nón lá nghiêng che

Quê hương là đêm trăng tỏ

Hoa cau rụng trắng ngoài hè.

Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người.

Theo ĐỖ TRUNG QUÂN

Hướng dẫn giải bài Tập đọc Quê hương

Câu 1

Nêu những hình ảnh gắn liền với quê hương [ba khổ thơ đầu].

Gợi ý: Em hãy đọc khổ thơ 1, 2, 3 và tìm những hình ảnh gắn với quê hương.

Trả lời:

Những hình ảnh gắn liền với quê hương là: chùm khế ngọt, đường đi học có bướm vàng bay, con diều biếc thả trên đồng, con đò nhỏ êm đềm khua nước ven sông, cầu tre nhỏ, hình ảnh mẹ che nghiêng nón lá, đêm trăng tỏ có hoa cau rụng.

Câu 2

Vì sao quê hương được so sánh với mẹ [khổ thơ cuối]?

Gợi ý: Quê hương che chở chúng ta từ thời tấm bé, mẹ là người sinh ra và nuôi nấng ta trưởng thành.

Trả lời:

Quê hương được so sánh với mẹ vì đó là nơi ta được sinh ra và được nuôi dưỡng, trưởng thành giống như mẹ đã sinh ra ta và đã chăm lo nuôi dạy ta thành người.

Câu 3

Em hiểu ý hai dòng cuối bài thơ như thế nào?

Trả lời:

Ai cũng phải có lòng yêu quê hương, phải có tình cảm gắn bó với quê hương. Nếu không yêu quê hương thì khác nào không yêu người mẹ đã sinh ra mình. Như vậy thì sao có thể trở thành người tốt được.

Nội dung: Tình yêu quê hương là tình cảm tự nhiên, sâu sắc. Tình yêu quê hương đã làm cho ta lớn lên và trưởng thành.

Trắc nghiệm bài Tập đọc Quê hương

Chọn đáp án đúng

Lưu ý: Các em có thể trả lời câu hỏi rồi kiểm tra đáp án hay kích vào đây để làm luônTrắc nghiệm bài Quê hương trực tuyến.

1. Bài thơ “Quê hương” của tác giả nào?

A. Tế Hanh

B. Nguyễn Khoa Điềm

C. Nguyễn Thi

D. Đỗ Trung Quân

2. Bài thơ Quê hương gồm có mấy khổ?

A. Năm khổ

B. Hai khổ

C. Bốn khổ

D. Một khổ

3. Cụm từ được nhắc lại nhiều nhất trong bài thơ là?

A. Con đò

B. Chùm khế

C. Diều biếc

D. Quê hương

4. Trong khổ thơ đầu tiên, quê hương được so sánh với hình ảnh nào?

A. Cầu tre nhỏ, đêm trăng tỏ

B. Người mẹ

C. Con diều biếc, con đò nhỏ

D. Chùm khế ngọt, đường đi học

5. Trong khổ thơ thứ 2, quê hương được so sánh với hình ảnh nào?

A. Con diều biếc, con đò nhỏ

B. Cầu tre nhỏ, đêm trăng tỏ

C. Chùm khế ngọt, đường đi học

D. Người mẹ ruột thịt

6. Trong khổ thơ thứ ba, quê hương được so sánh với hình ảnh nào?

A. Người mẹ ruột thịt

B. Chùm khế ngọt, đường đi học

C. Cầu tre nhỏ, đêm trăng tỏ

D. Con diều biếc, con đò nhỏ

7. Vì sao quê hương được so sánh với mẹ?

A. Vì đó là nơi ta sinh ra và được nuôi dưỡng khôn lớn, trưởng thành.

B. Vì đó là nơi mà ta hằng mơ ước được đặt chân tới.

C. Vì đó là nơi mà ta có những người bạn thân.

D. Tất cả các ý trên

8. Nội dung của bài thơ Quê hương là gì?

A. Tình yêu quê hương là tình cảm tự nhiên, sâu sắc khiến ta khôn lớn, trưởng thành.

B. Tình cảm gia đình là tình cảm tự nhiên, sâu sắc khiến ta có động lực, cảm hứng…

C. Tình yêu đất nước là tình yêu gắn với những gì gần gũi, thân thuộc, bình dị nhất.

D. Tất cả các ý trên

Những câu hỏi liên quan

Có ý kiến rằng “ Trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh đã sử dụng những hình ảnh so sánh đẹp, bay bổng và biện pháp nhân hóa độc đáo, thổi linh hồn cho sự vật khiến cho sự vật có một vẻ đẹp có một ý nghĩa”

A. Đúng

B. Sai

Phần tập làm văn 

Kết thúc bài “Quê hương” nhà thơ Tế Hanh viết:

    Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

    Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi

    Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi

    Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

Tình yêu quê hương trong xa cách, với Tế Hanh, là nỗi nhớ khôn nguôi những hình ảnh thân thuộc của làng chài ven biển miền Trung. Còn tình yêu quê hương trong em là gì? Hãy viết bài văn nghị luận về tình yêu quê hương đất nước của thế hệ trẻ ngày nay

Trong bài thơ Quê hương, nhà thơ Đỗ Trung Quân đã viết :

'' Quê hương là con diều biếc

Tuổi thơ con thả trên đồng

Quê hương là con đò nhỏ

Êm đềm khua nước ven sông ''

Hãy chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong những câu thơ trên

2. Sách đã có mặt trong cuộc sống của con người từ rất xa xưa. Ban đầu sách được làm từ các thanh tre, trúc, nứa gỗ…, sang thế kỉ XV sách mới được làm ra từ giấy. Trong cả một quá trình lịch sử phát triển lâu dài, con người đã có vai trò quan trọng trong đời sống nhân loại. Chính vì thế, Mác-xim Goóc- ki đã nói: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức. Chỉ có kiến thức mới là con đường sống”. Vậy sách là gì? Theo A.Ghéc- xen [quan niệm ngày xưa]: Sách là di huấn tinh thần của thế này đối với thế hệ khác: đó là lời khuyên của người già sắp từ giã cõi đời đối với người trẻ mới bước vào cuộc sống…, Nhưng trong sách không chỉ có quá khứ. Sách còn là văn kiện giúp ta làm chủ hiện tại, nắm lấy tất cả mọi chân lí và sức mạnh được tìm ra và chọn lọc qua nhiều đau khổ, đôi khi nhuốm đầy mồ hôi và máu, sách báo là cương lĩnh của tương lai. Theo quan điểm ngày nay: sách là sản phẩm tinh thần phi vật thể, là kho báu trí tuệ của nhân loại từ xưa đến nay. Còn kiến thức là gì? Kiến thức là kĩ năng, kĩ xảo, là những hiểu biết của con người trong cuộc sống. Khi chúng ta muốn giải một bài văn thì chúng ta cần có một kĩ năng giải bài văn và cách viết bài văn ấy. Con đường sống là con đường phát triển trí tuệ. Theo M.I Xa-cốp-xki, sách là nguồn kiến thức của con người, do đó cũng là nguồn sức mạnh của con người. Vì vậy, sách và kiến thức có mối quan hệ rất mật thiết với nhau. Sách có một tầm quan trọng trong đời sống của con người. Sách là công cụ, là phương tiện để giao tiếp với nhau. Từ xa xưa, con người đã có những phát minh vĩ đại trong khoa học kĩ thuật, những tác phẩm văn học tuyệt vời, những ý kiến và những câu hỏi chưa được thống nhất và giải đáp. Nhờ sách mà con tìm ra sự thật, tìm ra được chân lí đúng đắn cho nhân loại. Sách là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại. Sách như nhà sử học nhỏ nhắn ghi chép lại từng quá trình lịch sử phát triển của loài người một cách đúng đắn nhất, chi tiết nhất giúp cho con người ngày nay có thể hiểu được lịch sử phát triển của đất nước, tạo nên một niềm tự hào dân tộc. Sách là luồng thông tin vượt thời gian và không gian. Nó mở ra cho con người thấy những bí mật và quy luật của thiên nhiên. Sách giúp chúng ta thấu hiểu những bí mật và quy luật thiên nhiên. Sách giúp chúng ta thấu hiểu những quy luật đó để trở thành người chủ trái đất; người cải tạo trái đất và người sáng tạo một thế giới mới tốt đẹp hơn. Sách cung cấp kiến thức cho con người về mọi mặt: tự nhiên, xã hội, giúp con người hiểu biết rộng hơn, giúp con người tồn tại được trong cuộc sống hiện đại. Sách là sản phẩm tinh thần do con người sáng tạo ra. Tất cả những cái tốt đẹp nhất, quý báu nhất, thông minh nhất và kì diệu nhất đều chứa đựng trong quyển sách. Sách như màn ảnh nhỏ đưa con người đi du lịch trên khắp thế giới. Ai yêu mến sách sẽ không bao giờ cảm thấy thiếu người bạn trung thành, một người bạn đường trong mọi thành công trong mọi việc làm của mình. Sách là người khuyên bảo hữu ích, người đồng chí vui vẻ, người an ủi chân tinh. Khi đọc, khi nghiên cứu, khi suy nghĩ, chúng ta có thể giải trí một cách lành mạnh, trong sạch: có thể sử dụng tốt thời gian rãnh rỗi vào bất cứ lúc nào và trong mọi hoàn cảnh. Sách không những mở rộng được tầm nhìn và làm phong phú hiểu biết của chúng ta trong suốt cuộc đời, sách đã và đang là người giúp đỡ, là người thầy, người bạn tâm tình của chúng ta. Đứng sau “ Thuế máu” là một Hồ Chí Minh – một người thầy vĩ đại của văn học, của chính trị, của ngoại giao. Đứng sau “Đi bộ ngao du” là một Rút-xô – một bậc thầy của giáo dục… Chúng ta hãy học cách tôn trọng những cuốn sách, chúng ta hãy nhớ rằng sách do con người tạo ra, vì vậy chúng ta tôn trọng sách cũng là tôn trọng con người. Chúng ta yêu sách nhưng không mù quáng như Đôn-ki-hô-tê trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Xéc-van-tex. Chúng ta cũng phải biết lựa chọn sách tốt, tránh xa những sách có hại. Theo Đề-các: “Đọc những cuốn sách tốt…hơn nữa, đấy lại là các cuộc chuyện trò uyên bác mà trong đó.

Video liên quan

Chủ Đề