Trong những năm gần đây, diện tích một số cây trồng bị thu hẹp vì sao?

Bài 2 trang 83 SGK Địa lí 11

Đề bài

Trình bày những đặc điểm nổi bật của nông nghiệp Nhật Bản. Tại sao diện tích trồng lúa gạo Nhật Bản giảm?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xem lại lí thuyết phần ngành nông nghiệp của Nhật Bản.

Lời giải chi tiết

* Đặc điểm nổi bật của nông nghiệp Nhật Bản:

- Nông nghiệp có vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản. Tỉ trọng của nông nghiệp trong GDP chỉ chiếm khoảng 1%.

- Diện tích đất nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 14% lãnh thổ.

- Nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh, ứng dụng nhanh tiến bộ KH-KT và công nghệ hiện đại để tăng năng suất và chất lượng nông sản.

- Các ngành:

+ Trồng trọt: lúa gạo là cây trồng chính [50% diện tích]; ngoài ra có chè, thuốc lá, dâu tằm…

+ Chăn nuôi: tương đối phát triển, hình thức chăn nuôi trang trại với phương pháp tiên tiến [bò, lơn, gà].

+ Thủy sản: sản lượng đánh bắt lớn [cá thu,cá ngừ, tôm, cua]; nuôi trồng được chú trọng phát triển.

* Diện tích trồng lúa gạo Nhật Bản giảm vì:

- Diện tíchđất nông nghiệp nhỏ, ngày càng bị thu hẹp.

- Cơ cấu bữaăn của người Nhật thayđổi, theo xu hướng của người châuÂu.

- Trong những năm gần đây, một số diện tích trồng lúa được chuyển sang trồng các loại khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.

Loigiaihay.com

  • Bài 3 trang 83 SGK Địa lí 11

    Dựa vào số liệu trang 83 SGK Địa lí 11. Nhận xét và giải thích sự thay đổi sản lượng cá khai thác của Nhật Bản qua các năm, từ 1985 đến 2003.

  • Ngành công nghiệp Nhật Bản

    Giá trị sản lượng công nghiệp của Nhật Bản đứng thứ hai thế giới, sau Hoa Kì.

  • Ngành dịch vụ của Nhật Bản

    Dịch vụ là khu vực kinh tế quan trọng của Nhật Bản, chiếm 68% giá trị GDP [năm 2004]

  • Nền nông nghiệp Nhật Bản

    Nông nghiệp có vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản ; tỉ trọng của nông nghiệp trong GDP hiện chỉ chiếm khoảng 1%.

  • Bốn vùng kinh tế gắn với bốn đảo lớn của Nhật Bản

    Hôn-su - Diện tích rộng nhất, dân số đông nhất, kinh tế phát triển nhất trong các vùng - tập trung ờ phần phía nam đảo.

  • Điều kiện tự nhiên của Trung Quốc

    Sự đa dạng của tự nhiên Trung Quốc được thể hiện qua sự khác biệt giữa miền Đông và miền Tây.

  • Bài 1 trang 78 SGK Địa lí 11

    Phân tích những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên Nhật Bản đối với phát triển kinh tế.

  • Điều kiện tự nhiên của Nhật Bản

    Quần đảo Nhật Bản nằm ở Đông Á, trải ra theo một vòng cung dài khoảng 3800 km trên Thái Bình Dương, gồm 4 đảo lớn : Hô-cai-đô, Hôn-su [chiếm 61% tổng diện tích], Xi-cô-cư, Kiu-xiu và hàng nghìn đảo nhỏ.

Vì sao diện tích gieo trồng cây vụ Đông giảm - giá trị sản xuất vẫn tăng?

04:10 | 11/10/2016
|

Tìm giải pháp để giảm phụ thuộc nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi

[ĐCSVN] - Thời gian vừa qua, ảnh hưởng của dịch COVID-19 đã gây thiệt hại không hề nhỏ cho ngành chăn nuôi. Đây cũng là thời điểm sản phẩm chăn nuôi ứ đọng nhiều, tiêu thụ khó khăn, đặc biệt việc giá thức ăn chăn nuôi tăng mạnh đã đẩy người chăn nuôi vào tình cảnh giá thành sản xuất cao trong khi giá bán thấp, dẫn đến thua lỗ.

Chính vì vậy, để thích ứng trong tình hình mới hiện nay, việc chủ động được nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất thức ăn chăn nuôi, góp phần giảm phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu, giảm giá thành sản xuất là giải pháp hết sức quan trọng để gỡ khó cho người chăn nuôi.

Việc sản xuất thức ăn phục vụ cho ngành chăn nuôi hiện nay đang phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu [Ảnh: BT]

9 tháng năm 2021 đã chứng kiến ngành chăn nuôi chịu tác động mạnh mẽ từ đại dịch COVID-19 bùng phát lần thứ tư ở trong nước. Rất nhiều các nông hộ, trang trại chăn nuôi rơi vào tình trạng không thể cầm cự khi thiếu hụt nguồn vốn để xoay vòng. Đồng thời, với giá bán sản phẩm chăn nuôi thấp, từ lợn, gia cầm,..., thậm chí còn thấp hơn nhiều so với giá thành sản xuất cho nên dẫn đến việc thua lỗ.

Một trong những nguyên nhân gây nên thực trạng trên, đó là giá thành sản xuất tăng lên cao do chịu chi phí tăng từ giá thức ăn chăn nuôi. Trong 9 tháng năm 2021, giá thức ăn chăn nuôi đã tăng từ 6-36%, gây rất nhiều trở ngại cho người chăn nuôi khi phải đội chi phí.

Thực tế hiện nay, sản xuất thức ăn chăn nuôi nước ta đang phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Trong khi đó, Việt Nam lại là nước đang có thế mạnh về xây dựng vùng nguyên liệu và có nguồn phụ phẩm rất lớn từ nông nghiệp có thể làm đầu vào cho sản xuất thức ăn chăn nuôi. Chính vì vậy, đây là bài toán mà toàn ngành chăn nuôi đang tập trung từng bước tháo gỡ trong giai đoạn hiện nay.

Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ vừa ban hành về Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” cũng đã nêu rất rõ những nhiệm vụ của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, một trong số đó là: “Tìm kiếm nguồn nguyên liệu trong nước để sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm, giảm phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu”. Nếu giải được bài toán này, không chỉ là giải pháp “cứu cánh” rất lớn cho ngành chăn nuôi trong giai đoạn hiện nay mà còn đóng góp lâu dài cho tương lai phát triển của ngành chăn nuôi.

Thức ăn chăn nuôi đang phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu

Việt Nam hiện đang là quốc gia đứng thứ 10 thế giới và số 1 khu vực Đông Nam Á về sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Tuy nhiên, ngành thức ăn chăn nuôi công nghiệp nước ta vẫn phải phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài.Tính riêng trong 8 tháng năm 2021, tổng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu khoảng 14,45 triệu tấn [bao gồm cả nguyên liệu sản thức ăn thủy sản], tương ứng với 5,22 tỷ USD, tăng 24,3% về số lượng và 47,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.

Trong khi đó, do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu từ dịch COVID-19 dẫn đến các tháng đầu năm 2021, giá bình quân các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đều tăng so với cùng kỳ 2020, tăng từ 16-46%, trong đó tăng mạnh nhất là các nguyên liệu thuộc nhóm ngũ cốc. Cụ thể: ngô hạt 7.616,7 đg/kg [tăng 35,1%], khô dầu đậu tương 13.091,0 đg/kg [tăng 35,5%], cám mì 6.716,7 đg/kg [tăng 32,8%], sắn lát 5.994,4 đg/kg [tăng 19,2%], cám gạo chiết ly 4.936,1 đg/kg [tăng 16,1%],…Chính giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng đã dẫn đến giá thức ăn hỗn hợp tăng rất cao và vẫn tiếp tục tăng.

Việc giá nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi thành phẩm tăng cao đã tạo nên thách thức lớn cho ngành chăn nuôi trong nửa cuối năm 2021, ảnh hưởng tới việc tái đàn, đặc biệt gây khó khăn cho các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.

Theo ông Tống Xuân Chinh – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thức ăn chăn nuôi ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm chăn nuôi, bởi đây là yếu tố chiếm tới 65-70%. Mỗi năm ngành chăn nuôi và thủy sản cần tới 32-33 triệu tấn thức ăn chăn nuôi các loại, trong đó, hơn 7 triệu tấn do bà con nông dân tự sử dụng nguyên liệu có sẵn để phối trộn để cho gia súc, gia cầm ăn, không phải dùng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh. Còn lại tổng sản lượng 26 triệu tấn gồm cho thức ăn chăn nuôi và thủy sản để phục vụ cho lượng lớn sản phẩm chăn nuôi, để từ đó cung cấp cho tiêu dùng trong nước và vừa cho xuất khẩu.

Tuy nhiên, cũng theo ông Chinh, một năm, Việt Nam nhập khẩu một sản lượng lớn, khoảng gần 20 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, chủ yếu là ngô, đậu tương, cám mỳ, DDGS [bã ngô],…về để làm thức ăn chăn nuôi.

Ông Nguyễn Thanh Sơn – Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam cho biết, thời gian qua, với thức ăn chăn nuôi, đặc biệt đối với chăn nuôi gia cầm là ngành sử dụng nguồn thức ăn lớn, chỉ đứng sau lợn. Do vậy, bắt đầu từ tháng 7/2020 đến nay, giá một số nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đã tăng từ 30-40%, dẫn đến giá thức ăn thành phẩm tăng tương xứng, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chăn nuôi của ngành gia cầm.

Theo ông Sơn, trong 9 tháng năm 2021, ngành chăn nuôi gia cầm gần như không có lãi. Đây là năm đầu tiên tăng trưởng âm cả về sản lượng, đặc biệt là về giá trị. Theo đó, giá gà có thời điểm xuống dưới 7-8 nghìn đồng/kg, giá giảm 60- 70% so với trước đây.

Trên thực tế, đối với thịt lợn, 9 tháng năm 2021, giá lợn thịt lợn hơi xuất chuồng theo xu hướng giảm từ tháng 3, 4 [giá bình quân khoảng 70.000-75.000 đg/kg] đến tháng 7, 8/2021 [giá bình quân từ 50.000-58.000 đồng/kg, có địa phương xuống dưới 50.000 đg/kg]. Sang tháng 9/2021 giá tiếp tục giảm, tính đến thời điểm hiện tại, giá lợn đã giảm mạnh, tại nhiều địa phương còn xuống dưới 40 nghìn đồng/kg. Trong khi đó, giá thành sản xuất nếu chăn nuôi theo chuỗi từ nuôi lợn nái đến nuôi lợn thịt giá thành khoảng 45.000-50.000 đg/kg. Như vậy với mức giá lợn hơi trên thị trường hiện nay thì người chăn nuôi cũng không còn thu được lợi nhuận như các tháng đầu năm 2021, thậm chí còn thua lỗ.

Tìm nguồn thay thế từ phụ phẩm nông nghiệp dồi dào

Để gỡ khó cho khâu đầu vào của ngành chăn nuôi trong giai đoạn hiện nay, vấn đề mấu chốt là cần tìm giải pháp để giảm nguồn phụ thuộc vào nhập khẩu, chủ động nguyên liệu phục vụ cho sản xuất thức ăn chăn nuôi. Nếu giải quyết được bài toán này, sẽ giúp cho người chăn nuôi gỡ khó cho khoản đầu vào, giảm chi phí và giá thành cho sản xuất chăn nuôi, vượt qua giai đoạn đang có quá nhiều khó khăn hiện nay.

Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi Tống Xuân Chinh cho rằng, ngành chăn nuôi cần tập trung vào giải quyết vấn đề phụ phẩm nông nghiệp. Hiện nay, tổng phụ phẩm nông nghiệp của chúng ta bao gồm từ trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản có khoảng 156,8 triệu tấn. Trong đó, với phụ phẩm từ thủy sản, có thể sử dụng được phần cá thu gom phơi, sấy khô, tiệt trùng làm bột cá cho thức ăn chăn nuôi.

Nguồn phụ phẩm tiềm năng nhất là từ chăn nuôi, theo tính toán, hiện chúng ta có thể tận dụng khoảng 61,4 triệu tấn phụ phẩm từ ngành chăn nuôi. Đây cũng chính là nguồn protein có thể chuyển đổi làm thức ăn chăn nuôi rất hiệu quả, do đó, cần tiếp tục nghiên cứu sử dụng phù hợp.

Cũng theo ông Chinh, một lượng phụ phẩm lớn nữa là cây trồng, bao gồm sau thu hoạch và chế biến. Mỗi năm chúng ta sản xuất lúa được khoảng 43 triệu tấn, tỷ lệ rơm thu về tương ứng 43 triệu tấn rơm. Rơm được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, tuy nhiên, có thể làm thức ăn ủ chua cho gia súc ăn cỏ.

“Nếu tính tổng lượng phụ phẩm trồng trọt mới đưa vào sử dụng được 52%, còn lại chưa trở thành mục đích sử dụng của con người. Tôi cho rằng đây là tiềm năng lớn, thân cây chuối, bã ngô, lõi ngô…có thể chế biến làm thức ăn chăn nuôi” – ông Chinh nêu quan điểm.

Tuy nhiên, ông Chinh cũng nhấn mạnh, muốn tận dụng tốt các phụ phẩm này, cần phải có công nghệ và cơ giới hóa đồng bộ mới sử dụng được triệt để và mang lại hiệu quả cao.

Không chỉ tận dụng nguồn phụ phẩm trong nông nghiệp, việc chủ động trồng nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất thức ăn chăn nuôi cũng là giải pháp được tính đến để giảm áp lực cho nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Thực tế, Việt Nam là một nước nông nghiệp nhưng có một nghịch lý là chúng ta phải nhập một lượng lớn ngô, đậu tương về làm thức ăn chăn nuôi.

Đối với sản xuất ngô ở Việt Nam, hiện tổng diện tích trồng dao động từ 900 -1.100 nghìn ha. Trong thời gian qua, diện tích trồng ngô giảm đáng kể do giá thành sản xuất cao, chi phí lớn, năng suất chưa cao,…Chính vì vậy, để tăng diện tích trồng ngô, ông Nguyễn Văn Vương – Trưởng phòng cây Lương thực, Cục Trồng trọt [Bộ NN&PTNT] cho rằng, cần chuyển đổi nội bộ các giống ngô trên diện tích đã được sử dụng. Đồng thời, mở rộng diện tích ngô ở vụ đông. Thứ nữa, với những diện tích lúa kém hiệu quả, có thể chuyển sang các cây trông khác, trong đó có cây ngô.

Đáng chú ý, việc trồng ngô sinh khối đang là hướng đi nhận được nhiều sự quan tâm. Theo bà Hạ Thúy Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, thực tế trong thời gian qua, tại nhiều địa phương, trồng ngô sinh khối đã được chú trọng rất nhiều. Trong đó, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã tổ chức rất nhiều dự án về trồng ngô sinh khối, đưa ra gói kỹ thuật về canh tác, thu hái, bảo quản, chế biến để đạt sinh khối tốt nhất.

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã triển khai nhiều dự án về trồng ngô sinh khối. Các dự án được Trung tâm Khuyến nông Quốc gia triển khai ở các tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An. Dự án đã đưa ra gói kỹ thuật, hướng dẫn từ quy trình chăm sóc đến chế biến. Đặc biệt chuẩn bị tốt thức ăn thô xanh cho đàn gia súc vào mùa đông. Hiệu quả từ trồng ngô sinh khối đã giúp giảm chi phí cho người chăn nuôi, chủ động nguồn thức ăn tại chỗ, ủ chua.

Bên cạnh đó, để chủ động nguồn nguyên liệu, ông Nguyễn Thanh Sơn – Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam cho rằng, có thể chuyển một số giống lúa chất lượng cao sang một số giống lúa chất lượng thấp nhưng có năng suất cao để làm thức ăn chăn nuôi, đưa ngô sinh khối, cám gạo làm nguyên liệu thức ăn. Thứ nữa, chúng ta phải tăng diện tích trồng đậu tương để chế biến thức ăn chăn nuôi. Bởi diện tích trồng đỗ tương hiện nay chỉ đủ phục vụ cho tiêu dùng của người dân.

Cùng với các giải pháp trên, ông Sơn nêu quan điểm, Chính phủ cần có chiến lược tổng thể để phát triển thức ăn chăn nuôi trong nước.

“Chừng nào chúng ta còn phải "ăn đong" thì chúng ta còn lệ thuộc và giá thành vẫn cao. Do vậy, cần có ngay chiến lược tổng thể về phát triển thức ăn chăn nuôi trong nước, đặt ra mục tiêu cho từng giai đoạn. Ví dụ từ nay đến năm 2030 chủ động được bao nhiêu phần trăm các loại nguyên liệu? Để có được điều này, cần có chính sách về tín dụng, ưu đãi để doanh nghiệp đầu tư sản xuất nguyên liệu” – ông Sơn đề xuất.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần xem xét đánh giá nghiêm túc có hay không câu chuyện các “ông lớn” làm giá thức ăn chăn nuôi. Đồng thời, cần có khâu hậu kiểm thức ăn chăn nuôi khi thực tế thời gian qua giá thức ăn chăn nuôi tăng cao nhưng có ghi nhận việc chất lượng thành phẩm thức ăn chăn nuôi lại giảm.

Được biết, Bộ NN&PTNT đã giao Cục Chăn nuôi xây dựng dự thảo Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi giai đoạn 2021- 2030, trong đó có giải pháp rất quan trọng là tận dụng các phụ phẩm trong nông nghiệp với khối lượng lên đến hàng trăm triệu tấn.

Về vấn đề này, ông Tống Xuân Chinh cho biết thêm, để thực hiện được điều này, cần có lộ trình cụ thể. Đặc biệt, về trung hạn, dài hạn cần áp dụng đồng bộ các giải pháp như: chủ động một phần nguồn nguyên liệu, cụ thể là ngô và đậu tương. Phải có các cánh đồng mẫu lớn để áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới, đưa máy móc vào sử dụng. Muốn làm được điều này, phải sửa Luật Đất đai, cho tăng ngưỡng số lượng đất đai được tích tụ. Bên cạnh đó, sử dụng hiệu quả nguồn phế phụ phẩm lớn, coi đây là nguồn đầu vào để thực hiện nông nghiệp tuần hoàn. Thứ nữa, phải chuyển đổi nhanh diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng các nguyên liệu phục vụ ngành sản xuất chăn nuôi. Đồng thời, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; áp dụng quy trình chăn nuôi để có thể sử dụng hiệu quả thức ăn chăn nuôi, giúp tiết kiệm chi phí đầu vào và tạo ra sản phẩm chăn nuôi chất lượng; giảm các khâu trung gian để giảm giá thành thức ăn chăn nuôi,…

Ngoài các giải pháp trên, để giảm giá thành thức ăn chăn nuôi hiện nay, thực tế còn phụ thuộc vào việc mở cửa của các địa phương để thông thương nguyên liệu. Từ đó, giúp chuỗi sản xuất không bị đứt gãy, góp phần làm giảm các chi phí cấu thành nên giá sản phẩm. Đây chính là giải pháp trước mắt, nếu điều kiện cho phép, cần làm ngay để sớm ổn định lại ngành thức ăn chăn nuôi./.

BT

Giải cứu hay giải pháp cho nông sản Việt?

[ĐCSVN] - Đợt dịch COVID- 19 thứ 4 bùng phát tại Việt Nam vào đúng thời điểm nhiều địa phương thu hoạch nông sản. Khó khăn chồng chất khó khăn khi thị trường xuất khẩu thu hẹp, tiêu thụ trong nước chật vật, tại những nơi có sản phẩm nông nghiệp, người ta lại lao vào “giải cứu” nông sản, nhưng có lẽ người nông dân cần là một giải pháp bền vững cho thị trường này.

Điệp khúc quen thuộc

Những ngày này, về huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long, giá khoai lang tím [xuất khẩu] ở đây đã xuống giá ở mức kỷ lục chỉ còn khoảng 650 đồng/kg, với mức giá này, người nông dân trồng khoai thua lỗ nặng nề.

Nỗi xót xa của người trồng khoai ở huyện Bình Tân càng nhân lên gấp bội khi họ phải chứng kiến những ruộng khoai đã quá kỳ thu hoạch, nhưng đồng ruộng vẫn vắng bóng người, các chủ ruộng để mặc khoai ngoài đồng vì có thu hoạch lại mất thêm tiền công thuê người.

Gia đình anh Nguyễn Văn Tấn ở ấp Tân Mỹ, xã Tân Thành, huyện Bình Tân vụ này trồng 15 công khoai lang tím Nhật loại xuất khẩu, mỗi công ruộng tương đương với 1000 mét vuông. Với giá bán hiện tại 40.000 đồng/tạ [60 kg] thì gia đình anh thua lỗ hơn 200 triệu đồng.

Nhìn cánh đồng khoai của nhà mình đang đến kỳ thu hoạch, anh Tấn buồn rầu cho biết, gia đình anh đã phải tích góp ba bốn năm trước chút vốn liếng, dồn cả cho vụ khoai lang này, nhưng giờ thì đã mất hết. “Mỗi công đất của nhà thì lỗ tầm từ 15 triệu đến17 triệu đồng, còn đất đi thuê để trồng khoai chi phí hết 20 triệu đồng. Giá bán hiện tại tính ra chưa tới 700 đồng/kg, bán xong chỉ đủ trả tiền công dỡ thôi, còn vốn là mất trắng. Vụ tới tôi cũng chưa biết làm sao”, anh Tấn ngao ngán.

Anh Đàm Văn Bảy ở xã Thành Đông, huyện Bình Tân cho biết, anh đã theo nghề sản xuất khoai lang này từ nhiều năm nay. Mỗi năm, anh sản xuất 5 công khoai, trong đó, 3 công anh thuê đất của người khác để trồng. Với nghề này, anh Bảy đã có tiền nuôi các con ăn học. Tuy nhiên, với giá khoai như hiện nay anh Bảy sẽ không có để trả tiền thuê đất trồng khoai.

Còn anh Lê Vũ Lực ở ấp Thành Thọ, xã Thành Lợi, huyện Bình Tân than thở, hơn 10 năm nay anh theo nghề trồng khoai xuất khẩu, hầu như năm nào cũng có lãi. Thi thoảng có năm hòa vốn, nhưng năm nay giá thị trường thấp hơn giá sản xuất, nên trồng khoai càng nhiều càng lỗ. Anh Lực chia sẻ, nếu lỗ nhiều, tôi bỏ khoai luôn vì bán không được, càng ngày càng lỗ. Tôi sẽ đổi cây trồng sang trồng lúa chứ không theo khoai nữa.

"Giải cứu" khoai lang ở huyện Bình Tân. [Ảnh: Báo Vĩnh Long]

Nhiều hộ trồng khoai ở huyện Bình Tân, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long cho hay, mấy năm trước giá khoai cũng có giảm, tuy nhiên vẫn còn được 80.000 đồng đến 100.000/tạ, với giá này cũng còn gỡ gạc chút ít vốn. Với giá khoai chạm đáy, có hộ đã quyết định dỡ khoai mang làm từ thiện và thuê máy cày, máy xới làm đất lại, chẳng những mất vốn mà còn tốn thêm tiền làm đất. Bởi nếu để khoai quá lứa không thu hoạch hết sẽ gây ô nhiễm, không thể sản xuất vụ mùa mới.

Ông Sơn Văn Luận, Giám đốc Hợp tác xã Khoai lang Thanh Ngọc, tỉnh Vĩnh Long cho biết, Hợp tác xã mua với giá 60.000 đồng/tạ, có thời điểm bán được 5.000 đồng/kg thì mua được 90.000đồng/tạ. Như thương lái hiện giờ chỉ mua khoảng 40.000 đồng/tạ trở lại. Nhưng họ cũng chỉ mua chỗ nào thu hoạch được 70 tạ đến 80 tạ/1 công. Tiền công thu hoạch mỗi công 3 triệu, chưa tính tiền vận chuyển, bốc xếp về kho thành ra lỗ đủ thứ.

Anh Huỳnh Ngọc Có, một chủ thu mua khoai xuất khẩu ở xã Thành Đông, huyện Bình Tân cho hay, hầu hết sản lượng khoai ở huyện Bình Tân là do doanh nghiệp của anh thu mua xuất khẩu. Nhưng do không xuất khẩu được, lượng khoai trong kho của anh đang tồn đọng rất nhiều, các công nhân cũng không có việc làm.

Vĩnh Long được xem là thủ phủ khoai lang của Ðồng bằng sông Cửu Long với diện tích khoảng 13.000-15.000 ha mỗi năm. Trong đó, huyện Bình Tân và thị xã Bình Minh đóng vai trò chủ lực. Những năm được mùa, được giá thì khoai lang xuất khẩu đã giúp rất nhiều hộ nông dân có thu nhập cao, ổn định cuộc sống. Ngoài ra, việc phát triển nghề trồng khoai còn kéo theo giải quyết việc làm cho nhiều lao động như cuốc khoai, trồng khoai, chăm sóc, thu hoạch…Tuy nhiên, hạn chế tồn tại lâu nay vẫn là khâu liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ chưa chặt chẽ, nên xảy ra tình trạng ùn ứ khi vào giai đoạn thu hoạch rộ. Ðặc biệt là diện tích khoai lang xuất khẩu được mở rộng nhiều nơi, nhưng vẫn phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc nên dễ gặp rủi ro.

Cũng tại tỉnh Vĩnh Long, mới đây, người nông dân lao đao vì trái xoài Đài Loan rớt giá, có thời điểm trái xoài Đài Loan loại I giá 2.000 đ/kg [bán tại vựa] trong khi cùng kỳ năm trước từ 5.000 đ/kg đến 7.000 đ/kg. Theo nhiều tiểu thương thu mua xoài ở huyện Long Hồ, do các doanh nghiệp đang gặp khó trong việc xuất khẩu nên giá xoài Đài Loan liên tục giảm. Các hộ trồng xoài tại cho biết, do giá xoài xuống thấp và không có thương lái tới mua, nên nhà vườn phải tốn thêm chi phí thuê vận chuyển đến các vựa trái cây tận huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang và huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp để bán.

Gia đình ông Lê Văn Thơm, ấp Hòa Thạnh, xã Thạnh Quới, huyện Long Hồ cho hay, đây là năm thứ 2 vườn xoài của gia đình ông cho trái. Theo ông Thơm, ông vừa chở xoài qua xã An Phú Thuận, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp để bán, với giá xoài loại I là 2.000 đ/kg, xoài loại II là 1.000 đ/kg. Bán hơn 2 tấn xoài chỉ được 2,5 triệu đồng, trong khi tiền thuê xe hết 700.000 đồng. Có thể thấy vụ xoài này, những người trồng xoài ở Long Hồ gần như thua lỗ hết, chi phí đầu tư, công chăm sóc bỏ ra nhiều mà giá quá rẻ.

Hiện nay, tại tỉnh Vĩnh Long nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, nhiều loại cây ăn trái khác cũng đang rớt giá. Trong đó, mít Thái chỉ còn 4.000 đồng đến 5.000 đ/kg, khi những năm trước giá bán bình quân 25.000 đ/kg, có khi lên đến 50.000đ/kg. Giá thanh long ruột đỏ, hiện còn 6.000 đồng đến 7.000đ/kg, trong khi những năm trước có khi lên đến 40.000 đồng đến 50.000đ/kg…và câu chuyện của tỉnh Vĩnh Long ở trên cũng không khác là mấy so với các địa phương cả nước về điệp khúc “Được mùa rớt giá- được giá hết mùa” của người nông dân.

Vì sao nông sản giá thấp và hay rớt giá?

Theo chuyên gia kinh tế - Tiến sỹ Lê Bá Chí Nhân, sản lượng nông sản trên thế giới tăng đã làm cho mức cung vượt cầu, trước kia thị trường nông sản Việt Nam rất bình ổn. Tuy nhiên thời gian gần đây nông sản Việt Nam khó cạnh tranh với nông sản các nước khác cả về chất lượng cũng như uy tín. Cũng theo Tiến sỹ Lê Bá Chí Nhân, nông nghiệp Việt Nam hiện áp dụng còn ở mức khiêm tốn về các công nghệ tiên tiến trên thế giới cho trồng trọt, chế biến và sản xuất nông sản. Đồng thời, "chi phí sản xuất vẫn còn cao" do nền nông nghiệp chưa được công nghiệp hóa. Tức là nền nông nghiệp vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nông dân với qui mô hoạt động nhỏ. Mặc dù các cấp, các ngành có rất nhiều đề án, hội thảo về vấn đề này, nhưng thực sự chưa có giải pháp hiệu quả. Đây là một bài toán cần có lời giải.

Có thể thấy, để lý giải bài toán này thì đòi hỏi nền nông nghiệp Việt Nam phải thực hiện liên hoàn các quá trình gồm nhiều khâu, đó là từ khâu chọn giống, sản xuất, tiêu thụ, đến khâu chế biến. Các khâu có tác động hỗ trợ với nhau mà mục đích cuối cùng là làm tăng giá trị gia tăng, chứ không chỉ đơn thuần chỉ quan tâm trên thị trường đầu ra. Bởi thị trường đầu ra là kết quả cuối cùng của tổng hợp tất cả các yếu tố. Trong khi đó Việt Nam chưa tìm được thị trường đầu ra, Tiến sỹ Lê Bá Chí Nhân chia sẻ.

Theo các chuyên gia kinh tế, chất lượng hàng hóa ở nước ta chưa được đảm bảo, đặc biệt là hàng nông sản. Hiện nay, nước ta chỉ mới đáp ứng được thị trường “dễ tính”, còn thị trường chất lượng cao thì chưa thực hiện được. Hiện nay, nhiều nông dân làm theo phong trào, không kí kết hợp đồng với doanh nghiệp, không kết hợp với Nhà nước. Mặt khác, từ khâu chọn giống, sản xuất, chế biến, bảo quản đến khâu tiêu thụ thì chưa được làm một cách đồng bộ. Chính vì vậy mà giá cả và chất lượng nông sản không có tính cạnh tranh trong thị trường khu vực và trên thế giới. Do đó, nông sản nước ta đang gặp thách thức lớn.

Đa số nông sản của Việt Nam chưa có thương hiệu và giá trị thấp. [Ảnh: K.V]

Đa số nông sản của Việt Nam lại xuất khẩu dưới dạng thô và hầu hết là chưa có thương hiệu nên cho giá trị thấp. Do đó, việc xây dựng thương hiệu là hết sức cần thiết. Mặc dù trong những năm qua, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu nông sản lớn trên thế gới. Tuy nhiên, đa số nông sản của Việt Nam lại xuất khẩu dưới dạng thô và hầu hết là chưa có thương hiệu nên cho giá trị thấp. Do đó, việc xây dựng thương hiệu là hết sức cần thiết để tăng sức cạnh tranh cho nông sản Việt Nam.

Hiện nay, ngành nông nghiệp Việt Nam có 10 sản phẩm nông, lâm, thủy sản xuất khẩu chính, trong đó có 8 sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD [cà phê, cao su, gạo, thủy sản, điều, hồ tiêu, rau quả, gỗ và sản phẩm gỗ] và có mặt ở hầu hết các thị trường nhập khẩu lớn của thế giới như Mỹ, EU và Nhật Bản…

Mặc dù vậy, các chuyên gia kinh tế cho biết, có đến 90% nông sản của Việt Nam vẫn xuất khẩu dưới dạng thô, kim ngạch còn thấp do giá xuất khẩu thấp hơn các sản phẩm cùng loại của nhiều nước khác. Bên cạnh đó, đến nay mới chỉ có một số sản phẩm nông sản Việt có tên gọi xuất xứ, chỉ dẫn địa lý thương hiệu như: ở cấp quốc gia hiện có CheViet, Gạo Việt Nam; ở cấp địa phương và doanh nghiệp, đối với trái cây có vải thiều Thanh Hà [Hải Dương], vải thiều Lục Ngạn [Bắc Giang], chôm chôm Chợ Lách, bưởi da xanh [Bến Tre], xoài cát Hòa Lộc, xoài Cát Chu [Đồng Tháp], quýt đường [Trà Vinh]…; đối với gạo có gạo tám xoan Hải Hậu [Nam Định], gạo Điện Biên [Điện Biên], gạo nàng thơm chợ Đào [nhãn hiệu tập thể, Long An]…; đối với cà phê có cà phê Buôn Ma Thuột; đối với hồ tiêu có hồ tiêu Chư Sê, hồ tiêu Phú Quốc, hồ tiêu Lộc Ninh, hồ tiêu Quảng Trị; đối với hạt điều có hạt điều Bình Phước…

Còn lại, hầu hết nông sản Việt chưa xây dựng được thương hiệu, chưa có logo, nhãn mác, thậm chí, nhiều sản phẩm được bán ra thị trường thế giới thông qua các thương hiệu nước ngoài. Tương tự, ở trong nước, cũng có khoảng 80% sản phẩm nông sản được tiêu thụ mà không có nhãn hiệu. Đây là bất lợi lớn, khiến sức cạnh tranh của các loại nông sản Việt trên thị trường cả trong và ngoài nước còn yếu và chịu nhiều thiệt thòi.

Giải pháp hay giải cứu?

Câu chuyện giải cứu nông sản lại nóng lên, khi tỉnh Bắc Giang hiện đang vào mùa thu hoạch vải đã bị bùng phát dịch COVID-19. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong tiêu thụ vải, nhưng tỉnh Bắc Giang đã có công văn đề nghị các cơ quan báo chí không dùng từ "giải cứu" trong các tin, bài, phóng sự... khi tuyên truyền về việc tiêu thụ nông sản nói chung và vải thiều nói riêng. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cũng cho rằng, nếu còn giải cứu sẽ làm tổn thương ngành nông nghiệp, tổn thương người nông dân.

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, người nông dân làm ra hàng hóa nông sản, từ củ hành, củ khoai đến quả vải chỉ mong muốn bán được sản phẩm, chứ không mong được xã hội mua bán theo kiểu làm từ thiện, thương cảm, bản thân nông dân khi nói được giải cứu cũng dễ tổn thương thêm. Vì thế, đã đến lúc chúng ta cần thay đổi cách tiếp cận khác.

Việc dùng từ "giải cứu" đã dẫn đến hiệu ứng ngược, khi giá cả nông sản lại bị giảm xuống. Mặt khác, việc tổ chức mua bán nông sản tại các điểm giải cứu tự phát ở vỉa hè cũng xuất hiện nhiều bất cập như lượng người đến mua bán tại một thời điểm quá đông, không đảm bảo khoảng cách giãn cách để phòng chống dịch COVID-19, có một số người lợi dụng các điểm giải cứu để đưa hàng hóa không đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ vào để tiêu thụ. Việc dùng từ giải cứu hay cách giải cứu như hiện nay cũng gây hiệu ứng ngược, làm giảm giá thành, giá trị hàng hóa nông sản, khiến nhiều nơi bà con lại bị ép giá lại.

Chính vì thế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng ý tưởng và họp bàn, mời 3 đoàn thể là Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cùng bắt tay vào kết nối, hỗ trợ bà con nông dân tiêu thụ sản phẩm. Mô hình kết nối cung- cầu này sẽ chính quy, chuyên nghiệp hơn để vừa cung cấp sản phẩm tốt, đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ cho người tiêu dùng, vừa nâng niu giá trị nông sản Việt.

Và như thế, rất cần nhiều mô hình kết nối cung - cầu, tiêu thụ nông sản một cách tự nguyện, nhưng hướng tới những mô hình đó phải được chuẩn hóa để vừa đảm bảo tiêu thụ nông sản cho nông dân vừa giúp nông dân từng bước thay đổi quá trình canh tác, giữ vững hình ảnh thương hiệu nông sản, nhất là trong dịch bệnh sẽ có những hệ lụy khó lường.

Làm tốt việc phát triển thị trường trong nước, hình ảnh nông sản Việt Nam ở nước ngoài
cũng được nâng cao. [Ảnh: K.V]

Từ thực tế đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thấy cần phải có một mô hình mới để giữ được giá trị nông sản, bằng cách xây dựng mô hình kết nối cung cầu chính quy, nông sản được nâng niu về giá trị, người tiêu dùng thấy đây không phải là một sản phẩm giải cứu để từ đó có thái độ, trách nhiệm sử dụng hiệu quả hơn. Nói cách khác, người tiêu dùng không phải trên cương vị người bỏ tiền ra mua nông sản giúp bà con mà là mua vì sức khỏe, quyền lợi của chính mình vì được sử dụng sản phẩm có chất lượng.

Trong kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng hướng đến thị trường nội địa 100 triệu dân. Theo đó, thời gian tới Bộ sẽ phối hợp với các tập đoàn bán lẻ lớn như Masan, Central Group,... đưa nông sản Việt ra thị trường nội địa. Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, Bộ sẽ làm việc với 9 tập đoàn bán lẻ lớn bàn kế hoạch thành lập Hiệp hội Tiếp thị tiêu thụ nông sản Việt Nam. Bởi trước đây nói bán lẻ là chung cho tất cả các mặt hàng, lần này sẽ tách ra một nhánh riêng cho nông sản.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ chủ động cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu đầu cung với quy mô sản lượng bao nhiêu, chất lượng như thế nào, đảm bảo truy xuất nguồn gốc, chứng nhận tiêu chuẩn an toàn để các trung tâm bán lẻ, tập đoàn phân phối lớn kết nối được dữ liệu đầu cung, từ đó có kế hoạch tiêu thụ chủ động hơn.

Cũng theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, quyết tâm không để tình trạng thu hoạch xong mới tìm bán mà ngay từ đầu vụ các địa phương đã cung cấp cho Bộ về kế hoạch sản xuất, dự kiến sản lượng; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ giao Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản chuyển dữ liệu đó cho Hiệp hội để cùng phân tích lên phương án tiêu thụ.

Giải pháp căn cơ cho nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam những năm tiếp theo, đó là một nền nông nghiệp minh bạch, trách nhiệm, dùng chuyển đổi số để minh bạch các dữ liệu đầu cung chuyển sang cho đầu cầu, kết nối cung - cầu về sản lượng, yêu cầu thị trường. Vì chỉ khi kết nối được cung - cầu, minh bạch, chuẩn hóa về chất lượng thông qua chứng nhận của cơ quan chức năng thì xã hội sẽ vào cuộc, kích hoạt thị trường phân phối.

Nếu làm tốt việc phát triển thị trường trong nước thì hình ảnh nông sản Việt Nam ở nước ngoài cũng được nâng cao, sản phẩm đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm để phục vụ ngay trong nước chứ không chỉ làm sạch để bán ra nước ngoài.

“Khi người tiêu dùng còn dễ dãi với những sản phẩm giải cứu thì người sản xuất cũng sẽ sản xuất dễ dãi, chỉ khi có quy chuẩn và được minh bạch, nền nông nghiệp mới vận hành theo đúng quy luật của cung - cầu. Dù đây là việc cần có quá trình nhưng với sự tham gia của các ngành chức năng, các tổ chức đoàn thể, tôi tin, điều đó sẽ sớm thành hiện thực” - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chia sẻ.

Theo chuyên gia kinh tế tiến sỹ Lê Bá Chí Nhân, chúng ta cũng cần phải có kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp cho cả đất nước. Việc này nằm trong tầm vĩ mô nên ngành nông nghiệp phải được công nghệ hóa bằng cách sản xuất và chế biến phải có phải quy hoạch, đưa ngành nông nghiệp vào phát triển mới với công nghệ tiên tiến của thế giới. Tiến sỹ Lê Bá Chí Nhân cho rằng, nông sản nước ta cần quan tâm hơn đến chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường thế giới mang tính cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, giá cả và cách phục vụ khách hàng trên thế giới. Ngoài ra, cần phải kết hợp 4 nhà: nhà nông, nhà nước, nhà doanh nghiệp và nhà khoa học, đó mới là điều quan trọng.

“Ở Nhật, hàng tiêu dùng nội địa luôn được ưu tiên xong mới đến hàng xuất khẩu. Chính vì vậy, nói đến hàng nội địa người Nhật rất yên tâm về hàng tiêu dùng trong nước. Trong khi đó ở Việt Nam, những "trái ngon" thì đưa đi xuất khẩu”- Tiến sỹ Lê Bá Chí Nhân cho hay.

Theo các chuyên gia kinh tế, người nông dân với cuộc cách mạng công nghệ 4.0 là phải biết hợp tác, biết áp dụng hoàn toàn công nghệ 100% tiến bộ khoa học kỹ thuật được chuyển giao, biết tiếp cận thị trường, và tự tin như nông dân thế giới. Nếu thiếu bốn yếu tố trên, thì mặc dù người nông dân làm chủ mảnh ruộng miếng vườn của mình nhưng lại không quyết định được thị trường. Do đó, hàng hóa nông sản làm ra không quyết định được giá cả mà vẫn trông chờ may rủi của thị trường.

Chính vì vậy, hàng nông sản Việt Nam cần có giải pháp lâu dài chứ không phải hằng năm phải "giải cứu", để thị trường nông sản phát triển bền vững hơn. Đó không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế mà còn tránh được tổn thất rớt giá, mang đến tâm lý chán nản cho người nông dân./.

K.V

Video liên quan

Chủ Đề