Trong thời đại công nghệ lên ngôi như hiện nay

Tham khảo trong bài đáp án đề thi vào lớp 10 năm 2021 - 2022 môn Văn của tỉnh Trà Vinh được giải chi tiết phía dưới đây.

Đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Văn - tỉnh Trà Vinh

Câu 2 [1.0 điểm]. Chỉ ra và cho biết tên của thành phần phụ trong câu: Trong thời đại công nghệ lên ngôi như hiện nay, smartphone mang tính cá nhân hóa rất lớn, kết nối internet dễ dàng, linh động và có thể sử dụng liên tục mọi lúc mọi nơi.

Câu 3 [1.0 điểm]. Hay là tình trạng giới trẻ “ôm” điện thoại đến tận khuya làm tổn hại đến sự phát triển thể chất và tâm hồn.

Trong câu văn trên, từ “ôm” được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Em hãy giải thích nghĩa của từ đó.

Điểm thi vào lớp 10 Trà Vinh 2021 dự kiến được công bố trong tháng 6, sau kỳ thi từ 10 - 14 ngày. Học sinh tra cứu điểm thi nhanh nhất TẠI ĐÂY

Đáp án đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Văn - tỉnh Trà Vinh

Theo TTHN

Xem thêm tại đây: Tuyển sinh lớp 10 Trà Vinh | Đề thi vào lớp 10 môn Văn

Nhằm giúp các em học sinh có thêm tài liệu ôn tập cho kỳ thi vào lớp 10 năm học 2022-2023, Học Wiki xin gửi đến các em bộ đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2021-2022 của các tỉnh thành trên toàn quốc. Sau đây là tổng hợp đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2021 của cả nước có đáp án chi tiết sẽ giúp các em củng cố thêm vốn từ vựng và kỹ năng phân tích, đọc hiểu các tác phẩm thi vào lớp 10 tốt nhất.

Đáp án đề Văn thi vào lớp 10 2022 Quảng Ninh

Đề thi vào lớp 10 môn Văn Quảng Ninh 2022

Chi tiết đáp án Đề thi vào lớp 10 môn Văn Quảng Ninh 2022 xem Tại đây.

Đề thi vào lớp 10 môn Văn Bình Dương 2022

I. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Tuổi thiếu niên là tuổi của tước mơ và hoài bão. Nó gắn liền với khát vọng chinh phục thử thách và giải được mật mã cuộc đời. Khát vọng luôn xanh và cuộc sống luôn đẹp, nhưng trong một thời khắc nào đó, có thể nhiều bạn trẻ đã thấy cuộc đời như một mớ bòng bong của những điều bỡ ngỡ với bao trăn trở không dễ tỏ bày. Đi qua tuổi thơ, cuộc đời mở ra trước mắt bạn một hành trình dài, nhiều hoa hồng nhưng cũng không ít chông gai. Cuộc sống, với tất cả sự khắc nghiệt vốn có của nó, sẽ khiến cho bước chân bạn nhiều lần rướm máu. Và những giọt máu đỏ, hoặc sẽ thảm xuống con đường bạn đang đi và lưu lại đỏ dấu son của một vị anh hùng, hoặc sẽ trở thành dấu chấm hết cho những khát vọng đoản mệnh của một kẻ nhụt tâm, chùn bước. Nhưng dù thế nào chăng nữa, bạn hãy nhớ rằng, để trưởng thành, những thử thách và thất bại bao giờ cũng là điều cần thiết.

[Theo Hạt giống tâm hồn dành cho tuổi teen, tập 2, Nhiều tác giả, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh].

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. [0.5 điểm]

Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả nêu quan điểm về tuổi thiếu niên như thế nào? [0,5 điểm]

Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau và nêu hiệu quả của việc sử dụng biện pháp tu từ ấy: “Đi qua tuổi thơ, cuộc đời mở ra trước mắt bạn một hành trình đài, nhiều hoa hồng nhưng cũng không ít chông gai.”.[1.0 điểm]

Câu 4. Em có đồng ý với ý kiến để trưởng thành, những thử thách […] bao giờ cũng là điều cần thiế” không? Vì sao? [1.0 điểm]

II. LÀM VĂN [7.0 điểm]

Câu 1 [2.0 điểm]

Từ quan điểm “Tuổi thiếu niên là tuổi của lớc mơ và hoài bão” được nêu trong phần Đọc – hiểu, em hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội [khoảng15 dòng] trình bày suy nghĩ về những việc bản thân cần làm để đạt được ước mơ.

Câu 2 [5.0 điểm]

Phân tích diễn biến tâm lý, hành động của nhân vật bé Thu trong đoạn trích Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng [Theo Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, trang 195 – 200].

Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Bình Dương 2022

I. ĐỌC HIỂU:

1.

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.

2.

Tác giả đã nêu quan điểm về tuổi thiếu niên là: đây là tuổi của ước mơ và hoài bão.

3.

– Biện pháp tu từ được sử dụng là: ẩn dụ [hoa hồng, chông gai]

– Tác dụng:

+ Hình ảnh ẩn dụ giúp câu văn giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm và tác động mạnh mẽ đến người đọc.

+ Sử dụng hình ảnh ẩn dụ tác giả cũng cho thấy trên hành tinh cuộc đời ta sẽ trải qua những hạnh phúc, thành công [hoa hồng] nhưng cũng sẽ gặp phải không ít vấp ngã khổ đau, thất bại [chông gai].

4.

Học sinh đưa ra quan điểm cá nhân và có những lí giải phù hợp.

Gợi ý.

– Đồng ý với quan điểm của tác giả: để trưởng thành, những thử thách và thất bại bao giờ cũng là điều cần thiết.

– Vì:

+ Thử thách sẽ giúp ta không ngừng khôn lớn, thấy được những khả năng vượt trội của bản thân.

+ Thất bại sẽ giúp ta tích lũy kinh nghiệm.

=> Từ những thử thách, thất bại ấy con người sẽ ngày càng thành thục hơn, trưởng thành hơn, sâu sắc hơn. Và cũng từ những thất bại ấy, tất yếu đến một ngày bạn sẽ chạm đến thành công.

II. LÀM VĂN:

Câu 1.

1. Nêu vấn đề: Những việc bản thân cần làm để đạt được ước mơ.

2. Giải thích:

– Ước mơ: Là những dự định, hoài bão, mục tiêu mà con người luôn mong muốn đạt được trong cuộc đời của chính mình. Nó là những khát vọng mà con người luôn lấy đó làm mục đích để cố gắng nỗ lực.

=> Tuổi trẻ là tuổi của những ước mơ và hoài bão của những mục tiêu lý tưởng lớn lao. Điều đó khiến cuộc sống của con người trở nên có ý nghĩa hơn. Để đạt được ước mơ, con người ngoài đề ra mục đích còn cần có những hành động cụ thể để hiện thực hóa ước mơ của mình.

3. Bàn luận

– Để hiện thực hóa ước mơ con người trước hết phải xác định ước mơ, mục đích, lý tưởng đúng đắn, rõ ràng.

– Vạch rõ kế hoạch, các bước tiến đến việc hiện thực hóa ước mơ.

– Cố gắng rèn luyện, học hỏi để có thêm kiến thức, kỹ năng kinh nghiệm phục vụ cho việc chinh phục ước mơ.

Khi gặp khó khăn, thất bại không lùi bước. Có ý chí, kiên định đến cùng không nản chí. – Luôn giữ vững ngọn lửa đam mê trong tâm hồn. 4. Rút ra bài học liên hệ: – Phê phán những người sống không có ước mơ, lý tưởng hoặc có ước mơ lý tưởng nhưng lại không có hành động để biến ước mơ thành hiện thực. – Theo đuổi ước mơ, hoài bão nhưng không được quên đi những giá trị hạnh phúc bình dị đời thường, cần có sự cân bằng giữa việc theo đuổi ước mơ và tìm sự bình yên trong tâm hồn.

Câu 2.

1. Mở bài

– Giới thiệu tác giả Nguyễn Quang Sáng, tác phẩm Chiếc lược ngà.

– Giới thiệu nhân vật bé Thu.

2. Thân bài

– Qua những hành động cũng như tâm lí của bé Thu trong những ngày ngắn ngủi gặp cha đã bộc lộ tính cách cũng như tình yêu thương ba sâu sắc của bé Thu.

a]Trước khi bé Thu nhận ông Sáu là ba:

-Là cô bé sinh ra và lớn lên trong chiến tranh nên trong suốt 8 năm trời cô bé không được gặp ba. Cô chỉ biết mặt ba qua một tấm ảnh ba chụp chung với má.

– Những tưởng ngày đoàn viên sau 8 năm xa cách phải đầy mừng tủi, hạnh phúc nhưng cô bé lại thể hiện 1 thái độ khác thường:

+Trước sự xúc động của ông Sáu, ba bé Thu thì cô bé ngạc nhiên, hoảng sợ, mặt tái đi, bỏ chạy, cầu cứu má.

+Những ngày sau đó dù ông dành hết thời gian bên con, yêu thương, chăm sóc nhưng bé Thu vẫn lạnh nhạt, xa lánh thậm chí bướng bỉnh, ngang ngạnh cự tuyệt ông:

+ Cô bé không chịu gọi ông là cha. Những lúc phải nói với ông nó chỉ gọi trống không, bất chấp sự trách móc của mẹ.

+ Lúc khó khăn, nguy cấp khi phải chắt nước nồi cơm vừa to, vừa nặng quá sức mình con bé cũng không chịu nhờ ông Sáu. Nó tự xoay sở để không phải gọi ông là ba.

+ Cô bé còn từ chối sự chăm sóc của ông rất quyết liệt. Nó hất miếng trứng cá ông gắp cho ra khỏi bát làm đồ cả cơm.

+ Lúc ông Sáu không kìm được nỗi đau khổ nên phạt bé Thu, con bé ngay lập tức bỏ sang nhà bà ngoại.

=>Miêu tả thái độ, hành động khác thường của con bé, tác giả đã:

+ Tái hiện được hoàn cảnh éo le của chiến tranh.

+Cho thấy bé Thu hồn nhiên nhưng cũng bướng bỉnh, cá tính. Cô không nhận ông Sáu là ba vì trên mặt ông có vết sẹo, không giống với người ba của cô bé trên tấm hình suốt 8 năm nay.

+Đặc biệt, cách chối từ tình cảm của ông Sáu chính là cách bé Thu thể hiện tình yêu thương thắm thiết giành cho cha mình.

b.Khi bé Thu nhận ông Sáu là ba:

– Sau khi nghe bà ngoại giải thích, bé Thu đã trở về nhà trong sáng ngày ông Sáu lên đường về đơn vị. Con bé đã thay đổi hoàn toàn thái độ trong sự ngỡ ngàng của ông Sáu và mọi người.

+Nó cau có, bướng bỉnh mà buồn rầu và nghĩ ngợi sâu xa.

+Khi bắt gặp cái nhìn trìu mến, buồn bã của ba đôi mắt nó bỗng xôn xao. Đó là cái xôn xao của sự đồng cảm, Bé Thu nhận ra những tiếc nuối, xót xa, yêu thương trong ánh mắt của ba mình.

+Đến giây phút cuối cùng, khi ông Sáu cất lời từ biệt con bé mới cất lên tiếng gọi ba xé lòng

Tiếng gọi bị kìm nén suốt 8 năm.

Tiếng gọi chất chứa bao tình yêu thương thắm thiết.

+Không chỉ vậy, nó xô đến ôm chặt lấy ba, hôn ba, hôn lên vết thẹo:

Con bé muốn giữ chặt ba, không cho ba đi. Nó lo sợ ba sẽ đi mất.

Nó muốn bày tỏ tất cả tình yêu của mình dành cho ba. ->Trong khoảnh khắc, mọi khoảng cách với ba bị xóa bỏ. Cô bé không dấu diếm sự gắn bó và tình cảm của mình dành cho ba -> khiến mọi người xúc động. >Miêu tả biến đổi tình cảm của bé Thu, tác giả đã 1 lần nữa tô đậm tình yêu ba tha thiết. Khi lạnh nhạt cũng như khi quấn quýt, bé Thụ đều hướng đến ba mình. ->Qua đó, ta thấy bé Thu gan góc, bướng bỉnh nhưng rất giàu tình cảm và dễ xúc động.

3. Kết bài:

– Nội dung: Câu chuyện đã tái hiện thành công tình yêu cha sâu sắc của bé Thu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Từ đó, tác giả cho thấy sự tàn bạo của chiến tranh, những bi kịch cùng tình cảm gia đình đẹp đẽ trong thời chiến.

– Nghệ thuật:

+Tình huống truyện bất ngờ, độc đáo, éo le.

+Phân tích tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc.

+Lối kể chuyện tự nhiên, giàu cảm xúc.

+Hình ảnh giản dị mà giàu sức gợi.

Chi tiết đáp án Đề thi vào lớp 10 môn Văn Bình Dương 2022 xem Tại đây.

Đề thi vào lớp 10 môn Văn 2021-2022 Hà Nội

Phần 1[6,0 điểm]

Đồng chí là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Chính Hữu và thơ ca kháng chiến chống Pháp. Mở đầu bài thơ, tác giả viết:

Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ

Đồng chí!

[Ngữ Văn 9 tập 1, NXB Giáo Dục Việt Nam 2020]

1. Ghi lại năm sáng tác bài thơ Đồng Chí. Tác phẩm này được in trong tập thơ nào của Chính Hữu?

2. Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp làm rõ cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng trong đoạn thơ trên. Đoạn văn có sử dụng phép lặp để liên kết và sâu ghép. [Gạch dưới, chú thích rõ từ ngữ dùng làm phép lặp và câu ghép].

3. Đoạn cuối bài thơ có một hình anh giản dị mà giàu sức gợi:

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Hình ảnh thơ đó giúp em hiểu gì về vẻ đẹp của những anh Bộ đội cụ Hồ.

Phần II [4,0 điểm] Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Người ta kể rằng có một máy phát điện cỡ lớn của công ti Pho bị hỏng. Một hội đồng gồm nhiều kĩ sư họp 3 tháng liền tìm không ra nguyên nhân. Người ta phải mời đến chuyên gia Xten-met-xơ. Ông xem xét và làm cho máy hoạt động trở lại. Công ti phải trả cho ông 10. 000 đôla. Nhiều người cho Xten-met-xơ là tham, bắt bí để lấy tiền. Nhưng trong giấy biên nhận, Xten-met-xơ ghi: “Tiền vạch một đường thẳng là 1 đôla. Tiền tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy giá 9 999 đô la”. Rõ ràng người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà nhiều người khác không làm nổi.”

[Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013]

1. Theo em, vì sao Xten-mét-xơ cho rằng “vạch một đường thẳng” có giá 1 đôla nhưng tìm ra “chỗ để vạch đúng đường ấy lại có giá 9999 đôla”.

2. Dựa vào đoạn trích trên kết hợp với những hiểu biết xã hội, hãy trình bày suy nghĩ của em khoảng 2/3 trang giấy thi] về ý kiến: Phải chăng tri thức làm nên giá trị con người?

Ghi chú:

Điểm phần 1:

1 [4.0 điểm]; 2 [4,0 điểm]; 3[2,0 điểm]

Điềm phần II:

1[2,5 điểm]; 2 [2.5 điểm]

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn 2021-2022 Hà Nội

Đề thi vào lớp 10 môn Văn Bắc Ninh 2021-2022

Chi tiết đáp án Đề thi vào lớp 10 môn Văn Bắc Ninh 2021 xem Tại đây.

Đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Ninh Bình 2021-2022

PHẦN I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN [3,0 điểm]

Đọc văn bản sau:

Thay vì giúp con có một ước mơ thực sự, nhiều ông bố bà mẹ thường đưa trẻ đến những trung tâm bồi dưỡng tài năng để tham gia hết khóa học này đến chương trình khác. Bởi, Phụ huynh cho rằng những chương trình đó rất bổ ích và có giá trị với con.

[…] Ai trong chúng ta cũng có một ước mơ cho riêng mình, trẻ em cũng vậy. Song khác với người lớn, trẻ sẽ có nhiều ước mơ bay bổng do trí tưởng tượng phong phú. Khi đó nhiệm vụ của cha mẹ là nuôi dưỡng ước mơ của con một cách hợp lý giúp chúng định hướng tương lai.

Trẻ em thường xuyên có ước mơ mới mỗi khi ngưỡng mộ ai đó. Khi được bác sĩ chữa khỏi bệnh, trẻ mong ước lớn lên sẽ làm bác sĩ. Khi xem tivi và chứng kiến những diễn viên xinh đẹp hoặc xem những bộ phim siêu nhân thì ước mơ của trẻ lại khác. Chắc hẳn, đây là câu chuyện xảy ra trong nhiều gia đình. Thường, trẻ nhỏ với suy nghĩ ngây thơ, có thể con sẽ thốt ra những câu nói khiến cha mẹ hoang mang. Khi đó không ít phụ huynh áp đặt suy nghĩ và mong muốn của mình lên con. Họ ép con thích những điều cha mẹ muốn. Song đó không phải là niêm yêu thích của trẻ. Theo các chuyên gia, đó là một trong những suy nghĩ sai lầm mà cha mẹ nên bỏ trong quá trình định hình ước mơ cho con trẻ. Theo chuyên gia Trần Quốc Phúc, cha mẹ hãy cho con một tước mơ và đừng bao giờ “tiêu diệt” giấc mơ đó “. Cha mẹ hãy hỏi con thích gì và tin con sẽ làm được điều đó. Cha mẹ hãy dẫn con tới nơi có những người thành công để con tiếp cận, nhìn những căn nhà đẹp, những chiếc xe đẹp. Đồng thời để con chứng kiến cuộc sống của những trẻ em nghèo, chuyên gia cho biết.

[Theo: Vân Huyền, khơi gợi điều trẻ muốn hướng tới, Bảo Giáo dục và Thời đại, số 99, Thứ hai, 26/04/2021, tr.13]

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 [0,5 điểm]:

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2 [0,5 điểm]:

Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập trong câu văn sau: Chắc hẳn, đây là câu chuyện xảy ra trong nhiều gia đình.

Câu 3[1,0 điểm]:

Nêu nội dung chính của văn bản trên

Câu 4 [1,0 điểm]:

Anh/chị có đồng tình với việc cha mẹ ep con thích những điều cha mẹ muốn không? Vì sao?

PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN [7,0 điểm]

Câu 1 [2,0 điểm]

Từ việc đọc hiểu văn bản ở phần I, hãy viết một đoạn văn [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của ước mơ đối với mỗi con người trong cuộc sống.

Câu 2 [6,0 điểm]

Cảm nhận về vẻ đẹp của thiên nhiên và người lao động qua đoạn thơ sau:

Thuyền ta lái gió với buồn trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng,

Ra đậu dặm xa dò bụng biển,

Dàn đan thế trận lưới vây giăng

Cá nụ cá chim cùng cả đé,

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,

Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe,

Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long

Ta hát bài ca gọi cá vào

Gõ thuyền đã có nhịp tràng cao

Biển cho ta cả như lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào

[Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận, Sgk Ngữ văn 9, tập 1, NXBGD 2007, tr.140]

Chi tiết đáp án Đề thi vào lớp 10 môn Văn Ninh Bình 2021 xem Tại đây.

5. Đề thi vào lớp 10 môn Văn Lai Châu 2021-2022

I. ĐỌC HIỂU [4,0 điểm] Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Ta làm con chim hótTa làm một cành hoaTa nhập vào hoà ca

Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏLặng lẽ dâng cho đờiDù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.

[Trích SGK, Ngữ văn 9, tập 1]

Câu 1. [1,0 điểm] Đoạn thơ trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Cho biết hoàn cảnh sáng tác của bài thơ đó.

Câu 2. [1,0 điểm] Nhan đề bài thơ được cấu tạo bởi những từ loại nào? Từ đó, cho biết ý nghĩa nhan đề của bài thơ trên,

Câu 3. [1,0 điểm] Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ dưới đây:

“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời” .

Câu 4. [1,0 điểm] Chúng ta đang sống trong những ngày tháng vô cùng khó khăn khi phải chiến đấu với dịch bệnh COVID-19, đoạn thơ trên gợi cho em những tình cảm gì về ý nghĩa cuộc sống, về khát vọng cống hiến của mỗi con người, đặc biệt là thế hệ trẻ đối với quê hương, đất nước?

II. LÀM VĂN [6,0 điểm]

Câu 1. [2,0 điểm]

Viết một đoạn văn nghị luận [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ của em về tinh thần đoàn kết

Câu 2. [4,0 điểm]

Phân tích tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai trong văn bản “Làng” của Kim Lân.

Chi tiết đáp án Đề thi vào lớp 10 môn Văn Lai Châu 2021 xem Tại đây.

Đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Quảng Ngãi 2021-2022

Chi tiết đáp án Đề thi vào lớp 10 môn Văn Quảng Ngãi 2021 xem Tại đây.

Đề thi vào lớp 10 môn Văn Lào Cai 2021-2022

Chi tiết đáp án Đề thi vào lớp 10 môn Văn Lào Cai 2021 xem Tại đây.

Đề thi vào lớp 10 môn Văn Trà Vinh 2021-2022

PHẦN I. ĐỌC HIỂU [3,0 điểm]

Thí sinh đọc đoạn trích dưới đây và chọn một trong hai đề:

[1] Trong thời đại công nghệ lên ngôi như hiện nay, smartphone mang tính cá nhân hóa rất lớn, kết nối internet dễ dàng, linh động và có thể sử dụng liên tục mọi lúc mọi nơi. Chúng ta dễ bắt gặp nhứng hình ảnh giới trẻ cặm cụi vào chiếc smartphone, từ đi học đến đi chơi, vào quán cà phê, siêu thị… và thậm chí là chờ đèn đỏ hay đi bộ qua đường. [2] Cũng vì smartphone quá vượt trội nên chính nó cũng gây ra không ít “tác dụng phụ”. Nghiện selfie, nghiện đăng status, nghiện trở thành “anh hùng bàn phím”…, khiến giới trẻ mất dần sự tương tác giữa người với người. Thật đáng buông khi nhìn thấy trẻ em không còn thích thu với những món đồ chơi siêu nhân, búp bê, những trò chơi ngoài trời như bóng đá, nhảy dây,… – những thứ từng là bầu trời của tuổi thơ. Những buổi sum họp gia đình, ông bà, bố mẹ quây quần bên nhau còn con cháu thì chỉ biết đến facbook, đăng story,… Hay là tình trạng giới trẻ “ôm” điện thoại đến tận khuya làm tổn hại đến sự phát triển thể chất là tâm hồn.

[Theo Thu Phương, Baomoi.com]

Đề 1:

Câu 1 [1.0 điểm]. Xác định phép liên kết về hình thức và từ ngữ liên kết giữa các câu trong đoạn văn [1]

Câu 2. [1.0 điểm]. Chỉ ra và cho biết tên của thành phần phụ trong câu: Trong thời đại công nghệ lên ngôi như hiện nay, smartphone mang tính cá nhân hóa rất lớn, kết nối internet dễ dàng, linh động và có thể sử dụng liên tục mọi lúc mọi nơi.

Câu 3 [1.0 điểm]. Hay là tình trạng giới trẻ “ôm” điện thoại đến tận khuya làm tổn hại đến sự phát triển thể chất là tâm hồn.
Trong câu văn trên, từ “ôm” được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Em hãy giải thích nghĩa của từ đó.

Đề 2:

Câu 1 [1.0 điểm]. Xác định phép liên kết về hình thức và từ ngữ liên kết giữa đoạn văn [1] và đoạn văn [2].

Câu 2. [1.0 điểm]. Tìm và gọi tên thành phần biệt lập có trong câu sau:

Thật đáng buông khi nhìn thấy trẻ em không còn thích thu với những món đồ chơi siêu nhân, búp bê, những trò chơi ngoài trời như bóng đá, nhảy dây,… – những thứ từng là bầu trời của tuổi thơ.

Câu 3 [1.0 điểm]. Kể tên một trong những phép tu từ và chỉ ra các từ ngữ thể hiện phép tu từ đó trong câu: Nghiện selfie, nghiện đăng status, nghiện trở thành “anh hùng bàn phím”…, khiến giới trẻ mất dần sự tương tác giữa người với người.

PHẦN II. LÀM VĂN [7.0 điểm]

Thí sinh thực hiện tất cả các câu sau:

Câu 1 [2.0 điểm]. Theo em, sử dụng điện thoại thông minh [smartphone] như thế nào là hợp lý? Hãy viết một đoạn văn trình bày ý kiến của em về vấn đề đó.

Câu 2 [5.0 điểm]. Cảm nhận của em về tình cảm của ông Sáu dành cho bé Thu trong đoạn trích Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. Từ đó thấy được “Tấm lòng của người cha là một tuyệt tác của tạo hóa” [Abbe’Pre’vost]

Chi tiết đáp án Đề thi vào lớp 10 môn Văn Trà Vinh 2021 xem Tại đây.

Đề thi vào lớp 10 môn Văn Hà Tĩnh 2021-2022

Đề thi vào 10 môn Văn năm 2021 tỉnh Hà Tĩnh – Mã đề 01

Câu 1 [2,0 điểm]

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớMàu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôiThoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

[Tế Hanh, Quê hương, Ngữ văn 8, tập hai, tr.17. NXB GDVN, 2015]

a] Trong đoạn thơ, những từ nào thuộc trường từ vựng về biển?

b] Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn thơ

c] Chỉ ra một biện pháp tu từ có trong hai câu thơ Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ/ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi và phân tích hiệu quả nghệ thuật của nó.

Câu 2 [3,0 điểm]

Viết bài văn [khoảng 300 chữ] thể hiện tình cảm của em đối với quê hương, đất nước.

Câu 3 [5,0 điểm] Cảm nhận vẻ đẹp của đoạn thơ sau:

Mọc giữa dòng sông xanhMột bông hoa tím biếcƠi con chim chiền chiệnHót chi mà vang trờiTừng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

Mùa xuân người cầm súngLộc giắt đầy trên lưngMùa xuân người ra đồngLộc trải dài nương mạTất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao…

[Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ, Ngữ văn 9, tập hai, tr.55,56, NXB GDVN, 2017]

Chi tiết đáp án Đề thi vào lớp 10 môn Văn Hà Tĩnh 2021 xem Tại đây.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bắc Giang 2021-2022

I. Đọc hiểu [4.0 điểm]: Đọc bài thơ sau:

Yêu từng bờ ruộng, lối mòn,Đỏ tươi bông gạo, biếc rờn ngàn dâu.Yêu con sông mặt sóng xao,Dòng sông tuổi nhỏ rì rào hát ca.Yêu hàng ớt đã ra hoaĐám dưa trổ nụ, đám cà trổ bông.Yêu sao tiếng mẹ ru nồng,

Tiếng thoi lách cách bên nong dâu tằm.

[Ta yêu quê ta, Lê Anh Xuân Thơ Thiếu nhi chọn lọc, NXB Vin học, 2017, tr.94]

Thực hiện các yêu cầu:

1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

2. Tìm hai từ láy tượng thanh có trong bài thơ.

3. Trong hai dòng thơ sau, cảnh vật quê ta hiện lên như thế nào?

Yêu từng bờ ruộng, lối mòn,
Đỏ tươi bông gạo, biếc rờn ngàn dâu.

4. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp điệp ngữ trong bài thơ.

5. Bài thơ đã đánh thức trong em tình cảm, suy nghĩ gì? Trình bày bằng một đoạn văn 5-7 câu.

II. Làm văn [6.0 điểm]

Cảm nhận của em về nhân vật ông Sáu trong đoạn trích sau:

Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó – buổi chiều sau một ngày mưa rừng, giọt mưa còn đọng trên lá, rừng sáng lấp lánh. Đang ngồi làm việc dưới tấm ni lông nóc, tôi bỗng nghe tiếng kêu. Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà.

Sau đó anh lấy vỏ đạn hai mươi li của Mĩ, đập mỏng làm thành một cây cưa nhỏ, cưa khúc ngà thành từng miếng nhỏ. Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc. Chẳng hiểu sao tôi thích ngồi nhìn anh làm và cảm thấy vui vui khi thấy bụi ngà rơi mỗi lúc một nhiều. Một ngày, anh cưa được một vài răng. Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh. Những đêm nhớ con, anh ít nhớ đến nỗi hối hận đánh con, nhớ con, anh lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên mái tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Có cây lược, anh càng mong gặp lại con. Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối năm năm mươi tám – năm đó ta chưa võ trang – trong một trận càn lớn của quân Mĩ – ngụy, anh Sáu bị hi sinh. Anh bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.

– Tôi sẽ mang về và trao tận tay cho cháu.

Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi.

[Trích Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.199, 200]

Chi tiết đáp án Đề thi vào lớp 10 môn Văn Bắc Giang 2021 xem Tại đây.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Nam Định 2021-2022

Chi tiết đáp án Đề thi vào lớp 10 môn Văn Nam Định 2021 xem Tại đây.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hòa Bình 2021-2022

ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN

[DÀNH CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH]

Thời gian làm bài: 120 phút [không kể thời gian giao đề]

Câu 1. [3,0 điểm]

Đọc Văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Có một người phụ nữ nào vừa chuyển đến nơi ở mới. Hàng xóm của bà là một người mẹ nghèo sống cùng cậu con trai đang tuổi thiếu nhi. Một buổi tối mất điện, bà chưa kịp thắp nến lên cho sáng thì có tiếng gõ cửa. Bà ra mở cửa, thì ra đó là con của nhà hàng xóm. Cậu bé nói “Con chào dì, dì cho con hỏi nhà dì có nến không ạ?”. Người phụ nữ thầm nghĩ: “Cái gia đình này nghèo đến nỗi ngay cả nến cũng không có sao. Tốt nhất là không cho, vì nếu cho, họ sẽ ỷ lại mất”. Nghĩ vậy, bà trả lời: “Dì không có”. Đúng lúc bà đang chuẩn bị đóng cửa thì cậu bé cười rạng rỡ và lấy trong túi áo ra hai cây nến: “Mẹ và con sợ dì sống một mình không có nến nên con đem sang biểu dì hai cây nến để thắp sáng ạ”. Lúc này, bà vừa thấy xấu hổ, vừa cảm động rơi nước mắt, vội bà liền ôm chặt cậu bé vào lòng.

[Theo Internet]

a. [0,5 điểm] Xác định thành phần trạng ngữ trong câu văn sau: Một buổi tối mất điện, bà chưa kịp thắp nến lên cho sáng thì có tiếng gõ cửa.

b. [0,5 điểm] Tìm và ghi lại 01 lời dẫn trực tiếp có trong văn bản trên.

c. [1,0 điểm] Theo em, vì sao người phụ nữ lại vừa thấy xấu hổ, vừa cảm động rơi nước måt?

d. [1,0 điểm] Bài học nào trong văn bản có ý nghĩa nhất với em? Vì sao? [Trả lời khoảng 3 đến 5 dòng ]

Câu 2. [2,0 điểm]

Em hãy viết một đoạn văn [khoảng 12 đến 15 dòng] về ý nghĩa của tinh thần chia sẻ khó khăn trong cuộc sống.

Câu 3. [5,0 điểm]

Cảm nhận của em về vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời từ hạ sang thu trong bài thơ Sang thu [Hữu Thỉnh]:

Bỗng nhận ra hương ổiPhả vào trong gió seSương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

Sông được lúc dềnh dàngChim bắt đầu vội vãCó đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu

Vẫn còn bao nhiêu nắngĐã vơi dần cơn mưaSấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi.

[SGK Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2019]

Chi tiết đáp án Đề thi vào lớp 10 môn Văn Hòa Bình 2021 xem Tại đây.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Phú Yên 2021-2022

I. ĐỌC HIỂU [3,0 điểm]

Đọc đoạn trích:

Bản chất của học vấn phụ thuộc vào khả năng ứng dụng. Có học vấn mà không ứng dụng được vào cuộc sống thực tế thì chẳng khác gì vô học. […]

Theo như suy nghĩ của tôi, bản chất thật sự của học vấn là phải động não suy nghĩ, chứ không phải chỉ là đọc sách một cách đơn thuần.

Để ứng dụng sống động suy nghĩ đó vào cuộc sống thực tế thì cần phải biết trù tính, lo liệu. Tức là phải quan sát sự vật. Phải suy đoán đạo lí của sự vật. Phải đưa ra chính kiến, cách nghĩ cách làm của bản thân mình. Ngoài ra, đương nhiên là còn phải đọc sách, phải viết sách. Phải nói lên ý kiến của mình cho người ta nghe. Phải tranh luận. Biết vận dụng tổng hợp các biện pháp như vậy thì mới được gọi là nghiên cứu học vấn.

Quan sát sự vật, suy luận, đọc sách là cách để tích lũy tri thức. Bàn bạc, tranh luận là cách để trao đổi tri thức. Viết, diễn thuyết là cách để mở rộng tri thức.

[Fukuzawa Yukichi, Khuyến học, Người dịch: Phạm Hữu Lợi, NXB Thế Giới, 2018, trang 167-168]

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo đoạn trích, “bản chất thật sự của học vấn” là gì?

Câu 3. Theo em, vì sao tác giả khuyên mọi người phải đọc sách?

Câu 4. Em có đồng ý với ý kiến “có học vấn mà không ứng dụng được vào cuộc sống thực tế thì chẳng khác gì vô học” không? Vì sao?”

II. LÀM VĂN [7,0 điểm]

Câu 1. [3,0 điểm]

Viết bài văn ngắn [khoảng một trang giấy thi] bàn về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: bàn bạc, tranh luận là cách để trao đổi tri thức.

Câu 2 [4 điểm]:

Phân tích đoạn thơ sau:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yênGiữa một vầng trăng sáng dịu hiềnVẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim.

Mai về miền Nam thương trào nước mắtMuốn làm con chim hót quanh lăng BácMuốn làm đoá hoa toả hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này…

[Trích Viếng lăng Bác – Viễn Phương, Ngữ văn 7, Tập hai, NXB Giáo dục, 2007, trang 58-59]

Chi tiết đáp án Đề thi vào lớp 10 môn Văn Phú Yên 2021 xem Tại đây.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hà Nam 2021-2022

PHẦN I. ĐỌC HIỂU [3,0 điểm]

Đọc đoạn trích:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.

[Sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.56]

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản.

Câu 2. Trong đoạn trích, những hình ảnh nào thể hiện ước nguyện của nhà thơ?

Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của một biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Câu 4. Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với em? Vì sao? Trình bày bằng một đoạn văn khoảng 5-7 dòng.

PHẦN II. LÀM VĂN [7,0 điểm]

Câu 1. [2,0 điểm]

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa sự cống hiến.

Câu 2. [5,0 điểm]

Cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương [trích Truyền kì mạn lục] của Nguyễn Dữ. Từ đó, hãy nhận xét tình cảm của nhà văn dành cho nhân vật..

Chi tiết đáp án Đề thi vào lớp 10 môn Văn Hà Nam 2021 xem Tại đây.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bạc Liêu 2021-2022

ĐỀ 1. PHẦN ĐỌC – HIỂU [7,0 điểm]

Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi sau:

Trật tự trong gia đình ong mật rất nghiêm ngặt, các thành viên được phân công rõ ràng, tất cả đều cần cù lao động. Có thể chia ra thành ong thợ, ông đực và ong chúa.

Ong thợ thường là giống cái, nhưng không thể sinh sản được. Số lượng ong thì nhiều nhất, những nhiệm vụ cũng nặng nề nhất. Chúng phải xây tổ, đi tìm thức ăn, nuôi ong con, chăm sóc ong chúa, lại còn phải chiến đấu với kẻ thù. Ông đực số lượng ít hơn, chuyên trách cùng với ong chúa sinh sôi phát triển đời sau. Ông chúa là giống cái, một đàn chỉ có một con, thân hình to gấp 2 – 3 lần ong thợ. Nó chủ yếu chịu trách nhiệm sinh đẻ và duy trì cuộc sống của cả đàn. Ong chúa có quyền lực tối cao, được hưởng thức ăn dồi dào và rất ít khi ra ngoài.

[Trích Bách khoa tri thức, Lưu Nghiên – Chủ biên, tr.526 – 527, Nxb Mỹ Thuật, 2013]

Câu 1 [3,0 điểm]

a. Xác định phương thức biểu đạt chính. [1,0 điểm]

b. Chỉ ra biện pháp tu từ liệt kê và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ ấy trong câu văn sau: “Chúng phải xây tô, đi tìm thức ăn, nuôi ong con, chăm sóc ong chúa. lại còn phải chiến đấu với kẻ thù”. [1,0 điểm]

– Tìm thành phân biệt lập và gọi tên thành phần ấy trong câu văn sau: “Ong chúa là giống cái, một đàn chỉ có một con, thân hình to gấp 2 – 3 lần ong thợ”. [1,0 điểm].

Câu 2 [2,0 điểm]

Nêu nội dung chính của ngữ liệu trên.

Câu 3 [2,0 điểm]

Em rút ra bài học kinh nghiệm gì cho bản thân từ ngữ liệu trên trên?

II. PHẦN LÀM VĂN

Câu 1 [5,0 điểm]

Từ ngữ liệu phần đọc – hiểu, em viết một đoạn văn [khoảng 200 chữ] bàn về trật tự và trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình.

Câu 2 [8,0 điểm]

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu

[Trích Sang thu, Hữu Thỉnh, Ngữ văn 9, tập 2, tr.70, Nxb GDVN, 2018].

Chi tiết đáp án Đề thi vào lớp 10 môn Văn Bạc Liêu 2021 xem Tại đây.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Sóc Trăng 2021-2022

I. ĐỌC HIỂU: [3,0 điểm]

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

Sức khoẻ là một nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất tới cuộc sống của chúng ta. Không có sức khoẻ, mọi tiền bạc, của cải trên thế giới này đều vô giá trị. Có sức khoẻ không có nghĩa chỉ là không có bệnh tật hay ốm yếu, mà nó còn bao hàm sự lành mạnh về thể chất, cảm xúc, quan hệ xã hội và tâm lí. Thậm chí chỉ một chút biểu hiện mơ hồ của sự bất mãn cũng được coi là không hoàn toàn khỏe mạnh. Những người thành công ý thức rất rõ rằng sức khoẻ liên quan đến năng lực thể chất, tinh thần và cảm xúc của mỗi người, mỗi yếu tố đó đều tác động đến sự thành công của chúng ta. Có thể cơ thể chúng ta hoàn toàn khoẻ mạnh, nhưng tâm tria chúng ta có sự dao động và do dự, chúng ta sẽ thất bại trong những cuộc đấu có tính cạnh tranh cao như: thế thao, kinh doanh, hay tình huống đòi hỏi sự quyết đoán cao.

[Trích Những bậc thầy thành công, IVAN R.MISNER, PH,D; DON MORGAN, MÀ, Nguyễn Trà, Kim Dung dịch, NXB Lao động – Xã hội, 2014, tr.188]

Câu 1 [0,5 điểm]. Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào [miêu tả, biểu cảm, tự sự, nghị luận, thuyết minh]?

Câu 2 [0,5 điểm]. Theo văn bản, người như thế nào là người có sức khoẻ?

Câu 3 [1,0 điểm]. Em hiểu như thế nào về câu nói: Không có sức khoẻ, mọi tiền bạc, của cải trên thế giới này đều vô giá trị?

Câu 4 [1,0 điểm]. Em có đồng tình với quan điểm: Có thể cơ thể chúng ta hoàn toàn khoẻ mạnh, nhưng tâm trí chúng ta có sự dao động và do dự, chúng ta sẽ thất bại trong những cuộc đấu có tính cạnh tranh cao như: thể thao, kinh doanh, hay tình huống đòi hỏi sự quyết đoán cao không? Vì sao?

II. LÀM VĂN: [7,0 điểm]

Câu 1 [2,0 điểm]. Từ nội dung phần Đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn nghị luận [độ dài khoảng 200 chữ] về cách bảo vệ sức khoẻ trong đại dịch Covid-19.

Câu 2 [5,0 điểm]:

Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít, ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng là một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu nhìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tối, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng.

Nhưng quả bom nổ. Một thứ tiếng kì quái, đến váng óc. Ngực tôi nhói, mắt cay mãi mới mở ra được. Mùi thuốc bom buồn nôn. Ba tiếng nổ nữa tiếp theo. Đất rơi lộp bộp, tan đi âm thầm trong những bụi cây. Mảnh bom xẻ không khí, lao và rít vô hình trên đầu.

Tôi phủi áo, căng mắt nhìn qua khỏi và chạy theo chị Thao. Muốn xuống chờ Nho để đi về hang, chị Thao phải qua chỗ tôi. Chị cười, răng trắng, vết sẹo bóng lên, mành dù bay trên lưng, chị lao lên trước tôi. Gió cố tình giật mảnh dù trên lưng chị, nhưng không giật nổi.

Chị Thao vấp ngã, tôi đỡ chị. Nhưng chị vùng ra, mắt mở to, mờ trắng đi như không còn sự sống. Sao vậy? Tôi không hiểu. Chị kéo luôn tay tôi, sà xuống mô đất. Vâng, một mô đất nhỏ, hơi dài, phủ đầy thuốc bom màu xám,

– Nho, bị thương ở chỗ nào? Bị ở đâu, em?

Chị nghẹn ngào, không nước mắt. Tôi moi đất, để Nho đặt lên đùi mình. Màu túa ra từ cánh tay Nho, túa ra, ngấm xuống đất. Nó không giống cái que kem trắng của tôi khi nãy nữa. Da xanh đi, mắt nhằm nghiền, quần áo đầy bụi. Quả bom tung lên và nổ trên không. Hầm nó nắp bị sập.

Thế đấy!

Tôi rửa cho Nho bằng nước đun sôi trên bếp than. Bông băng trắng. Vết thương không sâu lắm, vào phần mềm. Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng. Tôi tiêm cho Nho, Nho lim dim mắt, dễ chịu. Có lẽ không đau lắm. Chị Thao luẩn quẩn bên ngoài, lúng túng như chẳng biết làm gì mà lại rất cần được làm việc. Chị ấy sợ máu.

[Trích Những ngôi sao xa xôi, Lê Minh Khuê, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2006, tr. 18]

Cảm nhận của em về các nhân vật trong đoạn trích trên. Từ đó, liên hệ với bản thân về trách nhiệm đối với đất nước.

Chi tiết đáp án Đề thi vào lớp 10 môn Văn Sóc Trăng 2021 xem Tại đây.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của Học Wiki.

Video liên quan

Chủ Đề