Trừ tịch tương đương với

Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 27/9 quyết đinh khai trừ Đảng với ông Nguyễn Quang Linh, trợ lý Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh. 

Cũng bị khai trừ Đảng cùng lúc là Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng. 

Hai ông bị Ban Bí thư kỷ luật Đảng vì sai phạm trong tổ chức các chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước trong đại dịch Covid-19.

Nhân sự việc này, BBC giải thích quy trình bổ nhiệm, chế độ chính sách dành cho chức danh trợ lý các lãnh đạo ở Việt Nam. 

Quy định mới nhất về vấn đề này là Quy định số 30-QĐ/TW ngày 19/8/2021 của Bộ Chính trị về tiêu chuẩn, điều kiện, nhiệm vụ, quyền hạn, quy trình bổ nhiệm, chính sách, chế độ đối với chức danh trợ lý, thư ký.

Để được vào chức danh trợ lý, ứng viên phải đang giữ chức vụ trưởng hoặc tương đương hoặc có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo tương đương vụ trưởng trở lên ít nhất là 3 năm.

Với chức danh thư ký cho lãnh đạo cao cấp nhất như các Ủy viên Bộ Chính trị..., ứng viên cần giữ chức phó vụ trưởng hoặc tương đương, được quy hoạch vụ trưởng cấp bộ và tương đương trở lên.

Với chức danh thư ký khác, ứng viên phải được quy hoạch và đủ điều kiện bổ nhiệm phó vụ trưởng hoặc tương đương; ở địa phương phải được quy hoạch và đủ điều kiện bổ nhiệm cấp phó sở, ngành hoặc tương đương.

Chức vụ lãnh đạo được sử dụng trợ lý

Chỉ một số chức vụ lãnh đạo được sử dụng trợ lý. gồm:

a) Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư.

c) Ủy viên Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội.

Chức vụ lãnh đạo được sử dụng thư ký

Ngoài các vị trí lãnh đạo ở trên, chức vụ lãnh đạo được sử dụng thư ký bao gồm: Ủy viên Trung ương Đảng; bộ trưởng và tương đương; bí thư tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương.

Chụp lại hình ảnh,

Tòa nhà Quốc hội Việt Nam ở Hà Nội

a) Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội được sử dụng không quá 4 trợ lý.

b) Thường trực Ban Bí thư được sử dụng không quá 3 trợ lý.

c) Ủy viên Bộ Chính trị được sử dụng không quá 2 trợ lý.

d) Ủy viên Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội được sử dụng 1 trợ lý.

Trong trường hợp cần thiết, nếu có nhu cầu sử dụng số lượng trợ lý nhiều hơn quy định thì báo cáo Bộ Chính trị xem xét, quyết định.

Trợ lý cho ‘lãnh đạo chủ chốt’

Bốn chức danh “lãnh đạo chủ chốt” của Đảng, Nhà nước gồm: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội. 

Với bốn người này, họ được sử dụng không quá 4 trợ lý. 

Trợ lý của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư được hưởng lương và chính sách, chế độ tương đương Thứ trưởng.

BBC được biết hiện nay Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có ít nhất ba trợ lý, là các ông Đinh Văn Ân, Đào Đức Toàn, Phạm Huy Đông.

Thủ tướng Phạm Minh Chính có 2 trợ lý, ông Dương Mộng Huyền và ông Đỗ Ngọc Huỳnh.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc có trợ lý là ông Bùi Huy Hùng.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hiện có ba trợ lý là Nguyễn Văn Cường, Hoàng Xuân Hòa và Phạm Thái Hà.

Trợ lý cho các lãnh đạo khác

Ngoài nhóm ‘Tứ trụ’ ở trên, các lãnh đạo được có trợ lý gồm

  • Ủy viên Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội.

Trợ lý cho Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội được hưởng lương và chính sách chế độ tương đương tổng cục trưởng.

Theo thông tin trên trang web Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh hiện chỉ có một trợ lý là ông Nguyễn Quang Linh, vừa bị khai trừ Đảng ngày 27/9.

Chụp lại hình ảnh,

Khu vực gần Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hà Nội

- Tham mưu, đề xuất xây dựng và triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch hoạt động của lãnh đạo.

- Chủ động nắm tình hình, nghiên cứu, cập nhật thông tin, phân tích, tham mưu, đề xuất những nội dung liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của lãnh đạo.

- Trực tiếp hoặc phối hợp với cơ quan, cá nhân có liên quan tham mưu, chuẩn bị văn bản, bài viết, bài phát biểu… theo yêu cầu của lãnh đạo.

- Thực hiện nhiệm vụ khác theo yêu cầu của lãnh đạo.

- Được phối hợp với cơ quan, cá nhân có liên quan để thực hiện nhiệm vụ; theo dõi tiến độ thực hiện các công việc được giao.

- Được yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ công việc.

- Được mời tham dự và phát biểu trong các cuộc họp, hội nghị, hội thảo thuộc phạm vi công việc

Trợ lý của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư được hưởng lương và chính sách, chế độ tương đương Thứ trưởng.

Trợ lý cho Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội được hưởng lương và chính sách chế độ tương đương tổng cục trưởng.

 Chấm dứt bổ nhiệm chức vụ hàm

Nhìn rộng hơn nữa, cần biết rằng  Quy định số 30-QĐ/TW ngày 19/8/2021 của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam được đưa ra trong bối cảnh Việt Nam chấm dứt việc bổ nhiệm cán bộ giữ chức vụ hàm ở các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị.

Đây được xem là một cải tổ lớn trong hệ thống nhà nước Việt Nam vì lâu nay có tranh luận liên quan đến giải quyết vấn đề chức danh “hàm”.

Năm 2017, Trung ương Đảng ra Nghị quyết số 18-NQ/TW có yêu cầu: “Quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện, chính sách để giảm phạm vi, đối tượng bổ nhiệm cấp hàm”.

Ngày 01/4/2022, Ban Bí thư có Kết luận 33-KL/TW về việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ giữ chức vụ hàm. Theo đó, chấm dứt việc bổ nhiệm cán bộ giữ chức vụ hàm ở các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị kể từ ngày 01/4/2022.

Trước đó, ngày 19/8/2021, Bộ Chính trị ban hành Quy định số 30-QĐ/TW, lần đầu tiên quy định cụ thể chức vụ lãnh đạo nào được sử dụng trợ lý, thư ký và số lượng bao nhiêu.