Trung quốc có bốn phát minh lớn đó là

Trung Hoa là một đất nước có nền văn hoá trải dài nghìn năm lịch sử. Cùng với đó, sự sáng tạo đã làm nên vẻ đẹp của mảnh đất này. Từ xa xưa, người Trung Quốc cổ đại đã phát minh ra những món đồ đóng góp cho nhân loại, nổi bật với bốn phát minh, đó là: giấy, la bàn, thuốc súng và kỹ thuật in ấn. Bốn phát minh đã thúc đẩy sự phát triển chính trị, kinh tế và văn hóa ở Trung Quốc cổ đại. Sau đó được truyền bá sang phương Tây thông qua nhiều con đường khác nhau, gây ảnh hưởng lớn đến lịch sử văn minh thế giới

Hãy cùng ChineseRd tìm hiểu về 4 phát minh vĩ đại của Trung Quốc nhé!

Xem thêm: 7 dạng chữ Hán có thể bạn chưa biết

Giấy

Trung quốc có bốn phát minh lớn đó là
Giấy

Giấy (造纸术) là 1 trong 4 phát minh vĩ đại của Trung Quốc vào năm 105. Khoảng 3500 năm trước, vào thời nhà Thương, Trung Quốc đã có các bản khắc trên mai rùa và xương động vật, khi đó được gọi là chữ giáp cốt. Vào thời Xuân Thu, mảnh tre và gỗ được sử dụng thay cho mai rùa và xương động vật, được gọi là thẻ tre và thẻ gỗ. Mai rùa, xương động vật, thẻ tre và thẻ gỗ rất cồng kềnh và bất tiện. Vào thời Tây Hán, các quý tộc triều đình dùng giấy lụa và lụa mỏng để viết chữ. Lụa không chỉ viết được nhiều hơn thẻ tre mà còn có thể vẽ tranh lên nhưng giá thành đắt, chỉ được sử dụng bởi một số hoàng thân và quý tộc. 

Mọi người đều nghĩ rằng Thái Luân là người tạo ra giấy, nhưng thật ra trước khi Thái Luân sản xuất giấy với quy mô lớn thì vào thời Đông Hán, người Trung Quốc đã phát minh ra nghề làm giấy. Nhiều loại giấy cổ từ thời Tây Hán đã được khai quật ở nhiều vùng khác nhau của Trung Quốc vào thế kỷ XX có thể chứng minh điều này. Điều đó không có nghĩa là phủ nhận công tạo ra giấy của Thái Luân, nhưng việc tạo ra giấy của Thái Luân không phải là một phát minh đột biến mà cả một quá trình tích lũy kỹ thuật.

Tìm hiểu: 30 sự thật thú vị về Trung Quốc

La bàn – phát minh vĩ đại của Trung Quốc

Trung quốc có bốn phát minh lớn đó là
La bàn

La bàn (指南针) do người Trung Hoa phát minh từ thời Chiến quốc sau khi tìm ra đá nam châm. Họ dùng đá nam châm thiên nhiên mài gọt thành hình dáng như một cái thìa, sau đó đặt trên một cái đế bằng đồng được mài nhẵn và quay chiếc thìa. Đế đồng được phân chia theo các cung quẻ, 4 phương 8 hướng. Khi chiếc khi thìa dừng lại, hướng của cán thìa sẽ quay về hướng Nam. Thời bấy giờ gọi là Tư Nam (司南). 

Lý luận về la bàn sớm nhất ở Trung Quốc được hình thành trên “thuyết cảm ứng” dựa trên học thuyết âm dương ngũ hành. La bàn là kết quả của quá trình thực hành lâu dài của nhân dân lao động Trung Quốc cổ đại về từ tính của nam châm. Là một trong bốn phát minh vĩ đại của Trung Quốc cổ đại, la bàn đóng vai trò vô cùng to lớn đối với sự phát triển của nền khoa học kỹ thuật và văn minh nhân loại. Ở Trung Quốc cổ đại, la bàn lần đầu tiên được sử dụng trong cúng bái, nghi lễ, quân sự, bói toán, xem phong thủy để xác định vị trí.

Thuốc súng

Trung quốc có bốn phát minh lớn đó là
Thuốc súng

Thuốc súng (火药) là phát minh nổi tiếng nhất của Trung Hoa cổ đại. Vào khoảng thế kỷ thứ VI, nhà luyện đan, đạo sĩ hay nhà chiêm tinh thời Đường quan niệm con người có thể trường sinh bất lão. Trong khi mày mò nghiên cứu tìm cách chế tạo “tiên đan”, có người đã vô tình để lửa bén vào gây nổ, cuối cùng tạo ra thuốc nổ. Tuy nhiên, khi đó thuốc nổ chỉ được dùng làm pháo đốt, pháo bông phục vụ cho lễ hội.

Vào thời Đường, có người tên là Thanh Hư Tử đã đề xuất công thức chế thuốc nổ theo tỉ lệ hai lạng lưu huỳnh, hai lạng đá tiêu, ba chỉ rưỡi aristolochic. Cuối triều Đường, đầu triều Tống thuốc nổ bắt đầu được dùng trong quân sự

Thuốc súng của Trung Quốc đã thúc đẩy tiến trình của lịch sử thế giới. Nhà triết học người Đức Ph.Ăngghen đã đánh giá cao vai trò của Trung Quốc trong việc phát minh ra thuốc súng: “Hiện tại đã được chứng thực, thuốc súng được truyền từ Trung Quốc đến người Ả Rập qua Ấn Độ. Và từ Tây Ban Nha truyền đến châu Âu.” Việc phát minh ra thuốc súng đã thúc đẩy quá trình phát triển lịch sử và là một trong những dấu mốc quan trọng của thời kỳ Phục hưng châu Âu và cải cách tôn giáo.

In ấn – phát minh vĩ đại của Trung Quốc

Trung quốc có bốn phát minh lớn đó là
In ấn

Nghề in (印刷术) bắt nguồn từ thói quen kí tên bằng con dấu của người Trung Hoa cổ đại. Người Trung Quốc xưa khi sử dụng con dấu vẫn phải bôi lên mặt con dấu một lớp mực in. Từ đó, họ khắc những con chữ lên tấm gỗ giống như khắc những con dấu, rồi phủ một lớp mực mỏng lên bề mặt tấm gỗ, đặt tờ giấy lên, dùng gạt, gạt nhẹ lên trên tờ giấy. Thời Tống chuyển sang kĩ thuật in chữ, khắc trên đất sét rồi đem nung, trong khi châu Âu đến thế kỉ XV kĩ thuật in chữ mới ra đời.

Việc truyền bá công nghệ in sang châu Âu đã thúc đẩy quá trình phát triển xã hội ở đây và tạo điều kiện cho sự xuất hiện của thời kỳ Phục hưng. Các Mác gọi việc phát minh ra kỹ thuật in ấn, thuốc súng và la bàn là “điều kiện tiên quyết cần thiết cho sự phát triển của giai cấp tư sản”.

Với 4 phát minh vĩ đại của Trung Quốc không chỉ cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người Trung Quốc cổ đại, mà còn đóng góp không nhỏ cho nền văn minh toàn nhân loại.

Mong rằng thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn!

Tìm hiểu thêm: Trung tâm tiếng Trung ChineseRd 36800 học viên đang theo học

Du học sinh chúng mình khi đến Trung Quốc cũng nên tìm hiểu về lịch sử văn hóa của nước họ, phải không nào? Đã bao giờ bạn thắc mắc người Trung Quốc có những phát minh nào khiến họ luôn cảm thấy tự hào mỗi khi nhắc đến không? Để nói về những thành tựu khoa học kĩ thuật của Trung Quốc cổ đại, có 4 phát minh lớn của người Trung Quốc mang tính đặc trưng đó là la bàn, thuốc súng, kĩ thuật chế tạo giấy và kĩ thuật in ấn. Bây giờ chúng Du học Trung Quốc Riba tìm hiểu nhé.

Trung quốc có bốn phát minh lớn đó là
4 phát minh lớn của người Trung Quốc 15

La bàn là một loại công cụ xác định phương hướng, được chế tạo dựa theo nguyên lý từ tính, và là đồ vật không thể thiếu trong các công việc khảo sát địa chất hay hàng hải. La bàn xuất hiện sớm nhất trên thế giới - thời cổ đại có tên gọi “Tư Nam” là do người Trung Quốc phát minh ra.

Khoảng những năm thời Chiến Quốc, người Trung Quốc ghi chép rằng Từ Sơn chính là quê hương của la bàn. Vào thời nhà Hán, người ta sử dụng nam châm tự nhiên để làm công cụ dẫn đường, với tên gọi “ Tư Nam”. Tư Nam có hình dạng giống như một chiếc thìa, được đặt trên một mặt phẳng hình vuông bằng đồng, xung quanh khắc 24 phương hướng khác nhau. Tư Nam chuyển động quanh tấm đồng, khi nó dừng lại có nghĩa là cán thìa sẽ hướng về phía Nam.

Trung quốc có bốn phát minh lớn đó là
4 phát minh lớn của người Trung Quốc 16

Sự xuất hiện của thiết bị định hướng nam châm khiến con người có thể chuyển từ quan sát thụ động sang chủ động. La bàn có ý nghĩa lịch sử quan trọng vì nó là một loại thiết bị dẫn đường được làm bằng nguyên lý từ tính, hoàn toàn khác với nguyên tắc định hướng của thiên văn. Nó có thể hoạt động cả ngày lẫn đêm trong mọi điều kiện thời tiết, nhanh chóng chỉ ra phương hướng, vận hành đơn giản và dễ mang theo người.

 Thuốc súng là phát minh hơn 1000 năm trước của người Trung Quốc. Vào thời Thương Chu, người Trung Quốc trong quá trình luyện kim phát hiện, than củi là thứ rất dễ đốt cháy, trong quá trình luyện đơn thì nhận ra lưu huỳnh và nitơ cũng có khả năng đốt cháy. Đến thời nhà Hán, họ lại phát hiện ra rằng than củi, lưu huỳnh và nitơ khi kết hợp lại với nhau và châm lửa, sẽ gây ra hiện tượng phát nổ rất mạnh. Vì vậy, người Trung Quốc đã cố ý trộn 3 hỗn hợp trên lại với nhau, nghiên cứu nó, và đã nắm được phương pháp khống chế và gây nổ, từ đó chế tạo nên thuốc súng.

     Sau khi Trung Quốc phát minh ra thuốc súng, con người đã có được sức mạnh to lớn mà từ trước tới giờ chưa từng có trong tiền lệ. Ban đầu, thuốc súng được dùng để chế tạo pháo hoa (rất nhiều người Trung Quốc tin vào những học thuyết rằng, nếu đã chế tạo ra thuốc súng thì chỉ có thể dùng để đốt pháo, cũng như la bàn chỉ dùng để xem phong thủy vậy). Tuy nhiên, thuốc súng không lâu sau đó, trở thành vũ khí quân sự sử dụng trong chiến tranh.

Cuối thời nhà Đường, đầu thời nhà Tống, người Trung Quốc đã thêm thuốc súng lên các mũi tên, gọi là “Hỏa tiễn”, tăng lực sát thương so với mũi tên thông thường, và đó là loại vũ khí có thuốc súng thời đầu của Trung Quốc. Thuốc súng màu đen đồng thời xuất hiện vào thời nhà Đường.

Trung quốc có bốn phát minh lớn đó là
4 phát minh lớn của người Trung Quốc 17

Những năm cuối thời Bắc Tống, người Trung Quốc đã chế tạo ra các loại vũ khí mang tính phát nổ cực mạnh, và là cuộc cách mạng mang tính lịch sử của các loại vũ khí như “Chấn thiên lôi”, “Đột hỏa thương”, … Chúng đã phát huy được uy lực to lớn của mình vào thời Chiến Quốc. Đồng thời, thuốc súng còn được người Trung Quốc sử dụng để phá đá khai thác khoáng sản, chế tạo pháo hoa,… Những điều này đã thể hiện rõ ràng năng lực cải tạo thiên nhiên của con người.

Trung quốc có bốn phát minh lớn đó là
4 phát minh lớn của người Trung Quốc 18

Người Trung Quốc chế tạo nên thuốc súng và các loại vũ khí sử dụng thuốc súng. Vào khoảng thế kỉ thứ 12, 13, chúng lần đầu được truyền đến các nước Ả rập, sau đó tiếp tục truyền đến các nước châu Âu, thậm chí là những nơi khác trên thế giới. Các nước Anh, Pháp đến giữa thế kỉ thứ 14 mới ứng dụng thuốc súng và hỏa khí, tuy nhiên trên phương diện nghiên cứu, chế tạo các loại vũ khí, xe tăng, máy bay bằng việc sử dụng thuốc súng càng ngày càng có những tiến bộ vượt bậc, vượt xa Trung Quốc.

Mặc dù vậy, Trung Quốc vẫn là quốc gia phát minh ra thuốc súng, mang đến những đóng góp vô cùng to lớn đến thế giới, mang những bước tiến văn minh đến xã hội loài người, thúc đẩy nền kinh tế và văn hóa khoa học phát triển.

Trước khi con người phát minh ra giấy viết, họ thường khắc chữ trên những tảng đá, tấm kim loại, hoặc viết trên tấm trúc, miếng vải, vô cùng bất tiện, gây nhiều hạn chế trong việc truyền bá văn hóa. Sự xuất hiện của giấy viết đã tạo nên nhiều thuận tiện trong việc viết và lưu trữ văn tự, truyền bá văn hóa, thúc đẩy phát triển nền văn minh thế giới. Kĩ thuật chế tạo giấy chính là phát minh sớm nhất của Trung Quốc.

     Vào thời Tây Hán, Trung Quốc đã có giấy viết, nhưng chất liệu giấy rất thô ráp. Sau này, vào thời Đông Hán có một vị tên là Thái Luân, đã tổng kết những kinh nghiệm trong việc chế tạo giấy của người trước, tiến hành cải tiến tạo ra giấy viết. Ông sử dụng các nguyên liệu như vỏ cây, đầu cây gai, vải bông, lưới đánh cá,… qua các quá trình đập, giã, chiên, nướng,… để tạo nên giấy viết- nguồn gốc của giấy hiện nay. Loại giấy này nguyên liệu vừa rẻ vừa dễ kiếm, chất lượng cao hơn giấy trước, có thể sản xuất số lượng lớn nên dần dần được sử dụng phổ biến trong cộng đồng. Người đời sau gọi đó là “Giấy Thái Hầu” để tưởng nhớ công lao của ông.

  Phát minh tạo ra giấy viết của ông, là mốc son trong nghệ thuật chế tạo giấy viết của Trung Quốc. Đồng thời, giúp người Trung tạm biệt thời đại viết chữ trên thân tre hay mảnh vải. Quy trình sản xuất giấy cũng tương đối hoàn thiện, về cơ bản gồm 4 bước như sau:

  • Bước 1: Tách nguyên liệu trong dung dịch kiềm và phân tách chúng thành sợi bằng cách ủ hoặc nấu
  • Bước 2: Đập, cắt sợi bằng cách cắt và giã, tiến hành xơ hóa, tạo thành bột giấy
  • Bước 3: Tiến hành làm giấy, bột giấy nhúng nước được tạo nên hỗn hợp sền sệt, sau đó dùng công cụ hớt giấy để xúc bột giấy, để bột giấy được dệt trên muỗng thành một tờ giấy ướt mỏng
  • Bước 4: Làm khô, phơi khô giấy ướt, khi bóc ra sẽ trở thành giấy.
Trung quốc có bốn phát minh lớn đó là
4 phát minh lớn của người Trung Quốc 19

Về sau, trải qua các triều đại khác nhau, kĩ thuật chế tạo giấy viết không ngừng cải tiến, nguyên liệu để tạo nên giấy ngày càng đa dạng, chất lượng giấy ngày càng được nâng cao, số lượng, mẫu mã ngày càng nhiều. Trong đó, loại giấy làm từ tre thời nhà Đường đã đánh dấu bước đột phá lớn trong công nghệ làm giấy của Trung Quốc. Sợi tre cứng, giòn, dễ gãy nên xử lý kỹ thuật khó. Do vậy, sự thành công trong việc sử dụng tre làm giấy cho thấy công nghệ làm giấy của Trung Quốc cổ đại đã đạt đến trình độ thành thạo.

Trước khi phát minh ra kĩ thuật in ấn, sự truyền bá văn hóa chủ yếu được dựa vào sách viết tay. Con người cần viết từng chữ từng chữ một vào các trang sách, do vậy tốc độ không những rất chậm, phiền hà mà còn gây ra nhiều thiếu sót, khó khăn trong việc sao chép văn bản.

       Vào thời kì đầu, người Trung Quốc muốn ghi chép lại sự kiện, truyền đạt lại kinh nghiệm hay tri thức, chỉ có thể dùng những nguyên liệu có trong tự nhiên để ghi lại các kí hiệu, chữ viết. Ví như khắc hay viết trên các bức tường đá, lá cây, xương động vật, tảng đá, vỏ cây,… Do chi phí tốn kém nên chỉ có thể ghi lại ngắn gọn những sự kiện quan trọng, còn hầu hết đều được truyền đạt bằng miệng, điều này gây ra những tổn thất về mặt văn hóa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển văn hóa xã hội.

     Kĩ thuật in ấn của người Trung Quốc ra đời, đã giải quyết được vấn đề lớn này, và mang lại giá trị to lớn cho việc truyền bá văn hóa nhân loại. Việc phát minh về kĩ thuật in ấn của Trung Quốc được trải qua 2 giai đoạn: giai đoạn điêu khắc gỗ và khắc chữ di động.

      Điêu khắc gỗ được phát minh vào đời Đường, được sử dụng rộng rãi vào giữa và cuối thời nhà Đường. Điêu khắc chủ yếu được dùng trong việc khắc tượng Phật, kinh Phật, những tác phẩm kinh điển của Nho gia, sách Y dược,… Mặc dù hiệu quả cao hơn việc dùng tay ghi chép lại, tuy nhiên, nó còn tồn tại nhiều hạn chế. Mỗi một từ khắc ra đều không thể tách rời, khi muốn thay đổi nội dung in, phải khắc lại từ đầu, do vậy rất lãng phí gỗ in và sức lực.

Trung quốc có bốn phát minh lớn đó là
4 phát minh lớn của người Trung Quốc 20

Cho đến thời Bắc Tống, có vị tên gọi Tất Thăng đã phát minh ra kiểu in di động, đánh dấu cột mốc rực rỡ trong kĩ thuật in ấn Trung Quốc. Ông sử dụng đất sét để làm các kí tự chữ viết, mỗi 1 chữ Hán sẽ là một con dấu, sau đó đem nung. Khi sắp chữ, đầu tiên phải chuẩn bị một tấm sắt, trên tấm sắt sẽ gồm hỗn hợp hương, sáp, tro giấy,… Xung quanh tấm sắt có một khung sắt, trong khung sắt có gắn các ký tự cần in. Dùng nhựa thông cố định lại chữ, sau đó ép cho tấm khung phẳng là có thể in được. Sau khi in xong, có thể tách các chữ ra, tạo thành cụm mới, và có thể được sử dụng vào lần tiếp theo. Đặc điểm của kĩ thuật in này là linh hoạt, tiện lợi, tiết kiệm thời gian và sức lực.

     Sau này, vào thời nhà Nguyên, người ta cải cách kiểu in chữ di động bằng đất sét thành gỗ. Thời Minh Thanh, người Trung Quốc còn dùng in chữ di động bằng các vật kim loại như thiếc, đồng, chì, điều này cho thấy kĩ thuật in ấn của Trung Quốc đã đạt đến trình độ cao.

Trung quốc có bốn phát minh lớn đó là
4 phát minh lớn của người Trung Quốc 21

  Kĩ thuật in ấn là tiền thân của nền văn minh nhân loại thời cận đại, mang lại nhiều giá trị to lớn trong việc phổ biến, truyền bá và trao đổi tri thức giữa người dân Trung Quốc với nhau và lan sang các nước trên thế giới như Triều Tiên, Nhật Bản, Trung Á, Tây Á và Âu Châu.

Nói tóm lại, la bàn, thuốc súng, kĩ thuật chế tạo giấy và kĩ thuật in ấn là những phát minh tạo tiền đề cho sự phát triển của khoa học kĩ thuật hiện đại ngày nay. Thông qua bài viết này, du học sinh chúng mình cũng đã có thể hiểu rõ hơn về 4 phát minh vĩ đại của người Trung Quốc thời cổ đại phải không nào?

Đừng quên theo dõi các thông tin khác của Du học Trung Quốc Riba tại hệ thống:

Hội Tự Apply Học bổng Trung Quốc

🌟 Riba - Dịch Vụ Học Bổng Du Học Trung Quốc

HỘI DU HỌC SINH VIỆT NAM TẠI TRUNG QUỐC | Kết nối, Chia sẻ, Hỗ trợ nhập học