Trung tâm trại giam vĩnh quang ở đâu

“Gặp lại” cựu Chánh văn phòng PVC

Trại giam Vĩnh Quang [Bộ Công an] dưới chân dãy Tam Đảo là nơi thi hành án của khoảng 4.000 phạm nhân. Khi chúng tôi tới thăm phân trại số 1, hơn 100 con người ở đây đang tổ chức cuộc thi viết cảm nhận và kể chuyện về sách. Trung tá Nguyễn Văn Sơn - Phó Giám thị Trại giam Vĩnh Quang cho biết, dù tổ chức trong thời gian ngắn nhưng các phạm nhân được tập thể giao nhiệm vụ đã cố gắng hoàn thiện bài thi. Thậm chí, có những bài cảm nhận về sách rất xúc động.

“Tôi thấy cuộc đời mình tuy phải trải qua những gian truân nhưng nếu mình có ý chí, có niềm tin, có hy vọng thì cuối cùng, mọi điều tốt đẹp sẽ lại đến với mình” - đây là cảm nhận của phạm nhân Bùi Mạnh Hiển sau khi đọc cuốn “Dù thế nào cũng phải sống vì chúng ta chỉ sống một lần”. Kết thúc phần trình bày, ông Hiển tặng các phạm nhân khác câu kệ: “Đừng đuổi theo quá khứ, đừng đánh mất mình trong tương lai…”.

Ông Hiển nguyên là Chánh Văn phòng Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam [PVC] dưới quyền Trịnh Xuân Thanh. Tháng 4/2018, phạm nhân này nhận án 10 năm tù về tội tham ô tài sản và “nhập trại” 2 tháng sau đó. Ông Hiển đã quên việc gặp phóng viên ở tòa án nhưng giải thích, thời gian đó tinh thần không ổn định.

Tươi cười, ông Hiển khoe điều kiện ở đây tốt hơn nhiều so với trại tạm giam, đặc biệt là về khí hậu, nguồn nước ở Tam Đảo và sự thân thiện của mọi người. “Mới lên, tôi được cán bộ giúp đỡ nhiều. Mọi người ở cùng buồng thấy tôi cũng hỏi thăm, mời vào ăn chung, chia cho tôi đồ dùng sinh hoạt, quần áo… Những thứ đó tuy rất nhỏ ở bên ngoài nhưng tôi thấy thoải mái, như được tiếp thêm động lực cải tạo” - ông Hiển nói.

Mong muốn Trịnh Xuân Thanh cải tạo tốt

Ông Hiển cũng nhắc nhiều tới các cấp trên của mình, bác bỏ một vài đồn đại về Trịnh Xuân Thanh lúc nào cũng có tiền tỷ trong cốp xe. Ông Hiển khẳng định, không hề oán giận cấp trên, chỉ mong tất cả cùng an tâm tư tưởng, giữ gìn sức khỏe để cải tạo tốt. Trải lòng về nguyên nhân phạm tội, bị án này cho rằng: “Các quy định của pháp luật cơ bản đầy đủ nhưng những người được giao nhiệm vụ đôi khi không nắm hết… Tôi được cấp trên bảo cầm hộ tiền của người khác đưa, tôi nghĩ trong trường hợp đó tôi hay bất cứ ai cũng sẽ cầm”.

Kết thúc câu chuyện, phóng viên hỏi bài học nào được rút ra từ chính cuộc đời của phạm nhân? Ông Bùi Mạnh Hiển đáp: “Làm việc phải thận trọng”.

Một phạm nhân khác, anh Tạ Xuân Lành [SN 1986, ở Bắc Ninh] rất vui khi chia sẻ với phóng viên sang năm anh được ra tù. Hồi còn trẻ, phạm nhân này đánh bạc thua, sợ bố mẹ biết nên giết người, cướp lại tiền đã mất và phải lĩnh án về 2 tội danh. Thời gian cải tạo, anh Lành rất vui khi được giao việc phụ bếp, nấu ăn cho các phạm nhân khác. Theo anh, đây không phải là công việc nhẹ nhàng nhưng anh có một chút đam mê nấu nướng nên thấy thích hợp.

Nói về dự định khi ra tù, nam phạm nhân nói sẽ về nhà cùng làm nghề thủ công với bố mẹ và lấy vợ, lập gia đình.  

Gọi quản giáo bằng “thầy”

14h chiều, cánh cửa khu giam giữ mở ra, các phạm nhân xếp thành hai hàng đi dọc, đi đều bước ra khu lao động. Trung tá Lâm Văn Lợi đưa phóng viên vào xưởng may bao bì nơi hàng chục phạm nhân đang làm việc. Khu xưởng ông Lợi quản lý nằm cạnh trạm y tế, nơi nhiều phạm nhân đang được chăm sóc, chữa trị và có nhiều người mang trong mình căn bệnh nguy hiểm như lao, HIV… Trung tá Lợi cho biết, các phạm nhân tại đây được thăm khám, cấp thuốc khi ốm đau và được chuyển tới bệnh viện tuyến trên để điều trị khi cần.

Ông Lợi đã làm việc ở Vĩnh Quang từ năm 1992 và từng tiếp xúc với nhiều phạm nhân thuộc hàng “bất trị”, những người nhận án chung thân hoặc mắc bệnh hiểm nghèo… Theo vị quản giáo, mỗi khi gặp phạm nhân như vậy, ông phải rất vất vả để tìm hiểu, nói chuyện và cảm thông với họ.

Trung tá Lợi lấy ví dụ, ông từng gặp phạm nhân Đại Văn Đức - người phạm 3 tội trộm cắp, cướp giật và trốn khỏi nơi giam giữ. Ở Vĩnh Quang, phạm nhân này liên tục chống đối, không chịu lao động, thường chứa vật cấm và đánh các phạm nhân khác… bất chấp hình phạt. Ông Lợi và các đồng đội phải thay nhau hỏi thăm, động viên và khi chiếm được cảm tình, phạm nhân đã tự động chấp hành các nội quy.

Theo trung tá Lợi, không phải lúc nào những hình thức kỷ luật cũng phát huy tác dụng, việc cải tạo các phạm nhân đôi khi cần cái tâm của người quản giáo nên các phạm nhân ở đây thường gọi họ bằng “thầy”. Tươi cười, vị trung tá cho biết ông vừa được một cựu phạm nhân về nhà riêng thăm, cám ơn người “thầy” đã giúp mình làm lại cuộc đời.

Những phạm nhân... không muốn ra tù

Công tác quản lý, giáo dục phạm nhân ở Vĩnh Quang cũng đối mặt không ít khó khăn. Trong 6 tháng đầu năm, ở Vĩnh Quang có 69 phạm nhân vi phạm nội quy, chủ yếu là chứa vật cấm, đánh bạc, đánh nhau… Đơn cử, tại phân trại số 3, một số phạm nhân tổ chức đánh bạc bằng cách bốc hạt cườm, đếm chẵn lẻ; người thua phải cắt đồ dùng mua tại căng tin. Lực lượng chức năng đã kịp thời làm rõ, xử lý 9 phạm nhân về việc này.

Ngoài ra, nhiều phạm nhân khi nhập trại đã tìm sơ hở của cán bộ để móc nối, đưa điện thoại di động, ma túy vào trại buộc các cán bộ phải tăng cường quản lý, cảnh giác. Đa phần họ là những người hung hãn, nhiều tiền án và có tư tưởng chống đối. Ngay cả các phạm nhân gần “mãn hạn” cũng vi phạm nội quy của trại.

Một quản giáo kể, từng có phạm nhân vài hôm sau được ra trại nhưng vẫn tự “vượt ngục”. Phạm nhân này trốn ở gần trại một thời gian ngắn, đủ để phía cán bộ lập hồ sơ về sự việc sau đó tự lộ diện cho bắt giữ với mục đích được… ở lại trong tù.

Theo quản giáo này, nhiều trường hợp phạm nhân muốn ở lại trại giam, thường là những người không có gia đình hoặc mặc cảm về tội lỗi của mình nên không biết đi đâu, hòa nhập ra sao với xã hội. Cũng có thể đó là các phạm nhân có mâu thuẫn với các đối tượng xã hội nên sợ bị “thanh toán” khi ra ngoài… Vì vậy, các cán bộ ở đây luôn phải sẵn sàng các phương án bảo vệ, ngăn chặn những ai có ý định chạy trốn.

Theo trung tá Lợi, không phải lúc nào những hình thức kỷ luật cũng phát huy tác dụng, việc cải tạo các phạm nhân đôi khi cần cái tâm của người quản giáo nên các phạm nhân ở đây thường gọi họ bằng “thầy”. 

Tại Việt Nam, hệ thống trại giam thuộc sự quản lý của Cục Cảnh sát Quản lý Trại giam, Cơ sở giáo dục và Trường giáo dưỡng [Cục V26] trực thuộc Bộ Công an từ năm 1996 đến năm 2009. Năm 2009, Tổng cục Cảnh sát Thi hành án Hình sự và Hỗ trợ Tư pháp, Bộ Công an [Tổng cục 8] thành lập trên cơ sở Cục V26. Từ năm 2009, Tổng cục 8 quản lý 53 trại giam, 5 cơ sở giáo dục bắt buộc và 3 trường giáo dưỡng.[1] Trại giam Z-30D [Trại giam Thủ Đức] là trại giam lớn nhất Việt Nam với hơn 8000 phạm nhân [tháng 9 năm 2016][2] ở huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận, trực thuộc Tổng cục 8 Bộ Công an].[3][4] Số lượng trại giam tập trung đông nhất ở Thanh Hóa [4 trại giam] và Hà Nội [2 trại giam, 3 trại tạm giam].

Mục lục

  • 1 Trại giam ở Hà Nội
  • 2 Trại giam ở Thành phố Hồ Chí Minh
  • 3 Trại giam ở Hải Phòng
  • 4 Trại giam ở Đà Nẵng
  • 5 Trại giam ở Cần Thơ
  • 6 Trại giam ở An Giang
  • 7 Trại giam ở Bà Rịa - Vũng Tàu
  • 8 Trại giam ở Bắc Giang
  • 9 Trại giam ở Bắc Kạn
  • 10 Trại giam ở Bạc Liêu
  • 11 Trại giam ở Bắc Ninh
  • 12 Trại giam ở Bến Tre
  • 13 Trại giam ở Bình Định
  • 14 Trại giam ở Bình Dương
  • 15 Trại giam ở Bình Phước
  • 16 Trại giam ở Bình Thuận
  • 17 Trại giam ở Cà Mau
  • 18 Trại giam ở Cao Bằng
  • 19 Trại giam ở Đắk Lắk
  • 20 Trại giam ở Đắk Nông
  • 21 Trại giam ở Điện Biên
  • 22 Trại giam ở Đồng Nai
  • 23 Trại giam ở Đồng Tháp
  • 24 Trại giam ở Gia Lai
  • 25 Trại giam ở Hà Giang
  • 26 Trại giam ở Hà Nam
  • 27 Trại giam ở Hà Tĩnh
  • 28 Trại giam ở Hải Dương
  • 29 Trại giam ở Hậu Giang
  • 30 Trại giam ở Hòa Bình
  • 31 Trại giam ở Hưng Yên
  • 32 Trại giam ở Khánh Hòa
  • 33 Trại giam ở Kiên Giang
  • 34 Trại giam ở Kon Tum
  • 35 Trại giam ở Lai Châu
  • 36 Trại giam ở Lâm Đồng
  • 37 Trại giam ở Lạng Sơn
  • 38 Trại giam ở Lào Cai
  • 39 Trại giam ở Long An
  • 40 Trại giam ở Nam Định
  • 41 Trại giam ở Nghệ An
  • 42 Trại giam ở Ninh Bình
  • 43 Trại giam ở Ninh Thuận
  • 44 Trại giam ở Phú Thọ
  • 45 Trại giam ở Quảng Bình
  • 46 Trại giam ở Quảng Nam
  • 47 Trại giam ở Quảng Ngãi
  • 48 Trại giam ở Quảng Ninh
  • 49 Trại giam ở Quảng Trị
  • 50 Trại giam ở Sóc Trăng
  • 51 Trại giam ở Sơn La
  • 52 Trại giam ở Tây Ninh
  • 53 Trại giam ở Thái Bình
  • 54 Trại giam ở Thái Nguyên
  • 55 Trại giam ở Thanh Hóa
  • 56 Trại giam ở Thừa Thiên Huế
  • 57 Trại giam ở Tiền Giang
  • 58 Trại giam ở Trà Vinh
  • 59 Trại giam ở Tuyên Quang
  • 60 Trại giam ở Vĩnh Long
  • 61 Trại giam ở Vĩnh Phúc
  • 62 Trại giam ở Yên Bái
  • 63 Trại tạm giam của Bộ Công an
  • 64 Trại giam trực thuộc Tổng cục 8 Bộ Công an
  • 65 Cơ sở giáo dục bắt buộc thuộc Bộ công an
  • 66 Trường giáo dưỡng thuộc Bộ công an
  • 67 Tham khảo

Trại giam ở Hà NộiSửa đổi

  • Trại giam Thanh Xuân, thuộc Tổng cục 8 Bộ Công an, ở xã Mỹ Hưng, huyện Thanh Oai.[5]
  • Trại giam Suối Hai, thuộc Tổng cục 8 Bộ Công an, ở huyện Ba Vì.[6]
  • Trại tạm giam số 1, của Công an Hà Nội, tại quận Nam Từ Liêm.[7]
  • Trại tạm giam số 2, của Công an Hà Nội, tại huyện Thường Tín.[8]
  • Trại tạm giam số 6 của Công an Hà Nội [đã ngưng hoạt động].[8]

Trại giam ở Thành phố Hồ Chí MinhSửa đổi

  • Trại giam Chí Hòa [tên cũ là Khám Chí Hòa], của Công an Thành phố Hồ Chí Minh, tại 324 Hòa Hưng, Phường 13, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.[9]
  • Trại giam B34, thuộc Bộ Công an, tại 237 Nguyễn Văn Cừ, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh [đã chuyển về ấp 5 xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh]
  • Trại giam T30, ở huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.[10]

Trại giam ở Hải PhòngSửa đổi

  • Trại giam Xuân Nguyên, thuộc Tổng cục 8 Bộ Công an, tại xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên.[11]
  • Trại tạm giam Công an thành phố Hải Phòng, ở xã Chiến Thắng, huyện An Lão.

Trại giam ở Đà NẵngSửa đổi

  • Trại giam Hòa Sơn, thuộc Công an Đà Nẵng, tại Đường số 5, xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang.

Trại giam ở Cần ThơSửa đổi

  • Trại giam Long Tuyền ở đường Bùi Hữu Nghĩa, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy, Cần Thơ.

Trại giam ở An GiangSửa đổi

  • Trại giam Định Thành, thuộc Tổng cục 8, ở xã Định Thành, huyện Thoại Sơn.[12][13]

Trại giam ở Bà Rịa - Vũng TàuSửa đổi

  • Trại giam Xuyên Mộc, thuộc Tổng cục 8, ở xã Tân Lâm, huyện Xuyên Mộc; tiền thân là Trại cải tạo Tân Hiệp, được thành lập ngày 22 tháng 11 năm 1977.[14] Các tù nhân chính trị ở đây gồm có:
    • Đinh Nguyên Kha[15] bị bắt sau khi cùng sinh viên Nguyễn Phương Uyên tiến hành rải truyền đơn tại khu vực cầu vượt An Sương ngày 10 tháng 10 năm 2012.[16]
    • Trần Huỳnh Duy Thức[17] bị Tòa án nhân dân Tp. Hồ Chí Minh đưa ra xét xử vào ngày 20 tháng 1 năm 2010 cùng với một số nhân vật như Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long, 16 năm tù giam.[18]
    • Nguyễn Hoàng Quốc Hùng 9 năm tù giam, bị xét xử cùng Đỗ Thị Minh Hạnh và Đoàn Huy Chương vì tội Phá rối an ninh trật tự nhằm chống lại chính quyền nhân dân theo Điều 89 Bộ luật Hình sự.[19]
    • Nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình, thành viên một ca đoàn thuộc Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, do các cha Dòng Chúa Cứu Thế phụ trách, ra tòa ngày 30/10/2012, tại Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cùng với nhạc sĩ Việt Khang, bị 6 năm tù giam và 2 năm quản thúc, cả hai với tội danh tuyên truyền chống Nhà nước.[20]

Trại giam ở Bắc GiangSửa đổi

  • Trại giam Ngọc Lý, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang

Trại giam ở Bắc KạnSửa đổi

  • Trại giam Công an tỉnh Bắc Kạn.[21]

Trại giam ở Bạc LiêuSửa đổi

  • Trại giam Công an tỉnh Bạc Liêu.[22]
  • Trại giam Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu.[23]

Trại giam ở Bắc NinhSửa đổi

  • Trại tạm giam Ngọc Xá, huyện Quế Võ
  • Trại tạm giam Ba Huyện, TP Bắc Ninh

Trại giam ở Bến TreSửa đổi

  • Trại giam Châu Bình, thuộc Tổng cục 8, ở huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre[24]

Trại giam ở Bình ĐịnhSửa đổi

  • Trại giam Kim Sơn [K18], thuộc Tổng cục 8 Bộ Công an, đóng ở xã Ân Nghĩa, huyện Hoài Ân[25]

Trại giam ở Bình DươngSửa đổi

  • Trại giam An Phước, thuộc Tổng cục 8, Bộ Công an, ở huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương[26]
  • Trại tạm giam Bố Lá, ở đường tỉnh 741, Phước Hoà, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương[27]
  • Trại giam Phú Hoà, thuộc Tổng cục VIII[nay là cục C10], Bộ công an, ấp 1A,xã Phước Hoà, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương

Trại giam ở Bình PhướcSửa đổi

  • Trại giam Tống Lê Chân, trực thuộc Tổng cục 8, Bộ Công an, đóng ở huyện Hớn Quản[28]

Trại giam ở Bình ThuậnSửa đổi

  • Trại giam Z30D [trại giam Thủ Đức], trại giam lớn nhất Việt Nam, ở huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận, trực thuộc Tổng cục 8 Bộ Công an].[3][4]
  • Trại giam Huy khiêm, thuộc Tổng cục 8 Bộ công an, ở thị trấn Lạc Tánh, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận[29]

Trại giam ở Cà MauSửa đổi

  • Trại giam Cái Tàu, trực thuộc Cục C10, Bộ Công an. Đóng quân trên địa bàn xã Khánh An, huyện U Minh, Cà Mau[30]

Trại giam ở Cao BằngSửa đổi

  • Trại giam Khuổi Tào[31]

Trại giam ở Đắk LắkSửa đổi

  • Trại giam Đăc Trung, thuộc Tổng cục 8, Bộ Công an
  • Trại giam Đắc Tân, thuộc Tổng cục 8, Bộ Công an[32]
  • Trại tạm giam Công an tỉnh Dak Lak[33]

Trại giam ở Đắk NôngSửa đổi

  • Trại giam Đắk Plao, thuộc Tổng cục 8, Bộ Công an, đóng chân trên địa bàn xã Đắk Som, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông
  • Trại tạm giam Công an tỉnh Đắk Nông

Trại giam ở Điện BiênSửa đổi

  • Trại giam Nà Tấu, thuộc Tổng cục 8, Bộ Công an, đóng ở xã Nà Tấu, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên[34]

Trại giam ở Đồng NaiSửa đổi

  • Trại giam Z-30A [trại giam Xuân Lộc], thuộc Tổng cục 8 Bộ Công an, tại Đồng Nai[35]

Trại giam ở Đồng ThápSửa đổi

  • Trại giam Cao Lãnh, thuộc Tổng cục 8, Bộ Công an, đóng ở xã Tân Hội Trung, huyện Cao Lãnh

Trại giam ở Gia LaiSửa đổi

  • Trại giam Gia Trung, trực thuộc Tổng cục 8 Bộ Công an, được thành lập năm 1976, đóng quân trên địa bàn 4 xã thuộc huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai[36][37]

Trại giam ở Hà GiangSửa đổi

  • Trại giam Cổng Trời[38]

Trại giam ở Hà NamSửa đổi

  • Trại giam Nam Hà, trực thuộc Tổng cục 8 Bộ Công an, ở Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.[39]

Trại giam ở Hà TĩnhSửa đổi

  • Trại giam Xuân Hà, trực thuộc Tổng cục 8 Bộ Công an[40][41]

Trại giam ở Hải DươngSửa đổi

  • Trại giam Hoàng Tiến, thuộc Tổng cục 8, Bộ Công an, đóng tại thành phố Chí Linh[42][43]

Trại giam ở Hậu GiangSửa đổi

  • Trại giam Kênh 5, thuộc tổng cục 8

Trại giam ở Hòa BìnhSửa đổi

  • Trại giam Hòa Bình[44]
  • Trại tạm giam Công an tỉnh Hòa Bình

Trại giam ở Hưng YênSửa đổi

  • Trại tạm giam Công an tỉnh Hưng Yên

Trại giam ở Khánh HòaSửa đổi

  • Trại giam A2, thuộc Tổng cục 8, Bộ Công an, đóng tại xã Diên Lâm, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa.[45]

Trại giam ở Kiên GiangSửa đổi

  • Trại giam Kênh 7, thuộc Tổng cục 8, Bộ Công an, đóng trên địa bàn xã Thạnh Yên, huyện U Minh Thượng[46]
  • Trại tạm giam Công an tỉnh Kiên Giang [còn gọi là Trại tạm giam Cầu ván] ở phường Rạch Sỏi, thành phố Rạch Giá[47]

Trại giam ở Kon TumSửa đổi

  • Trại tạm giam Công an tỉnh Kon Tum

Trại giam ở Lai ChâuSửa đổi

  • Trại tạm giam Công an tỉnh Lai Châu

Trại giam ở Lâm ĐồngSửa đổi

  • Trại giam Đại Bình, trực thuộc Tổng cục 8, Bộ Công an, ở xã Lộc Thành, Bảo Lâm, Lâm Đồng[48][49]
  • Trại tạm giam Công an tỉnh Lâm Đồng[50]

Trại giam ở Lạng SơnSửa đổi

  • Trại tạm giam Yên Trạch, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn[51]
  • Trại giam Đồng Tiến, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.

Trại giam ở Lào CaiSửa đổi

  • Trại tạm giam Công an tỉnh Lào Cai[52]

Trại giam ở Long AnSửa đổi

  • Trại giam Thạnh Hòa, thuộc Tổng cục 8, đóng trên địa bàn xã Thủy Tây, huyện Thạnh Hóa, Long An[53]
  • Trại giam Long Hòa, thuộc Tổng cục 8, đóng trên địa bàn xã Lương Hoà, huyện Bến Lức, tỉnh Long An[54]
  • Trại tạm giam Công an tỉnh Long An tại xã Mỹ Phú, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An.[55]

Trại giam ở Nam ĐịnhSửa đổi

  • Trại tạm giam Công an tỉnh Nam Định[56]

Trại giam ở Nghệ AnSửa đổi

  • Trại giam số 3, Cục C10- Bộ Công an, Cách địa phận km số 0 đường Hồ Chí Minh thuộc xã Nghĩa Dũng, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An
  • Trại giam số 6, Cục C 10, xã Hạnh Lâm, huyện Thanh Chương, Nghệ An
  • Trại tạm giam Nghi Kim, TP Vinh, Nghệ An[57]

Trại giam ở Ninh BìnhSửa đổi

  • Trại giam Ninh Khánh, trực thuộc Cục C10, Bộ Công an, đóng tại Dưỡng Thượng, xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, Tỉnh Ninh Bình
  • Trại giam Bình Sơn, xã Mai Sơn, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.

Trại giam ở Ninh ThuậnSửa đổi

  • Trại Giam Sông Cái, thuộc tổng cục 8, đóng chân trên địa bàn xã Phước Tiến, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận, hiện đang giam giữ, cải tạo, giáo dục hơn 1.600 phạm nhân[58]

Trại giam ở Phú ThọSửa đổi

  • Trại giam Tân Lập, thuộc tổng cục 8, ở Vô Tranh, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ
  • Trại tạm giam Công an tỉnh Phú Thọ tại xã Tiên Kiên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

Trại giam ở Quảng BìnhSửa đổi

  • Trại giam Đồng Sơn, ở Đồng Sơn, Đồng Hới, thuộc Tổng cục 8[59]

Trại giam ở Quảng NamSửa đổi

  • Trại giam An Điềm, thuộc Tổng cục 8 Bộ Công an, ở huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam[60]

Trại giam ở Quảng NgãiSửa đổi

  • Trại tạm giam Công an tỉnh Quảng Ngãi

Trại giam ở Quảng NinhSửa đổi

  1. Trại giam Quảng Ninh, thuộc Tổng cục 8[61]
  2. Trại giam Hang Son tại TP Uông Bí, Quảng Ninh thuộc Bộ Công An quản lý.
  3. Trại giam Đồng Vải tại TP Hạ Long, Quảng Ninh thuộc Bộ Công An quản lý.
  4. Trại giam lán 14 tại địa bàn 2 phường Hà Lầm và Hà Trung, TP Hạ Long, Quảng Ninh thuộc tỉnh quản lý.

Trại giam ở Quảng TrịSửa đổi

  • Trại giam Nghĩa An, thuộc Tổng cục 8 Bộ Công an, đóng tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị[62]

Trại giam ở Sóc TrăngSửa đổi

  • Trại tạm giam công an tỉnh Sóc Trăng

Trại giam ở Sơn LaSửa đổi

  • Trại giam Yên Hạ, thuộc tổng cục 8, Bộ Công an, ở xã Huy Hạ, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La[63]

Trại giam ở Tây NinhSửa đổi

  • Trại giam Cây Cầy, thuộc tổng cục 8, Bộ Công An, đóng ở ấp Thạnh Hòa, xã Thạnh Bình, huyện Tân Biên, Tây Ninh[64]

Trại giam ở Thái BìnhSửa đổi

  • Trại tạm giam Công An Tỉnh Thái Bình. Địa điểm: Thành phố Thái Bình – Tỉnh Thái Bình

Trại giam ở Thái NguyênSửa đổi

  • Trại giam Phú Sơn 4, thuộc Tổng cục 8 Bộ Công an.[65] Địa chỉ: xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

Trại giam ở Thanh HóaSửa đổi

  • Trại giam số 5, thuộc Cục C10, ở Thị trấn Thống Nhất, Yên Định, Thanh Hóa[66]
  • Trại giam Thanh Cẩm, thuộc Cục C10, ở Cẩm Thành,Cẩm Thuỷ, Thanh Hóa[66]
  • Trại giam Thanh Lâm, thuộc Cục C10, đóng trên địa bàn thị trấn Yên Cát, Như Xuân, Thanh Hóa[67]
  • Trại giam Thanh Phong, Thuộc Cục C10, đóng trên địa bàn thị trấn Nông Cống, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa[68]
  • Trại tạm giam Công an Tỉnh Thanh Hóa [trại Cầu Cao], thuộc Công an Thanh Hóa, tại phường An Hưng, tp Thanh Hóa[69]

Trại giam ở Thừa Thiên HuếSửa đổi

  • Trại giam Bình Điền, thuộc Tổng cục 8 Bộ Công an, ở xã Bình Điền, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế[70]

Trại giam ở Tiền GiangSửa đổi

  • Trại giam Mỹ Phước, thuộc Tổng cục 8 – Bộ Công an, đóng tại huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang
  • Trại giam Phước Hòa, thuộc Tổng cục 8 – Bộ Công an, đóng tại xã Thạnh Hòa, huyện Tân Phước, Tỉnh Tiền Giang

Trại giam ở Trà VinhSửa đổi

  • Trại giam Bến Giá, thuộc tổng cục 8, xã Long Hữu, huyện Duyên Hải[71]

Trại giam ở Tuyên QuangSửa đổi

  • Trại giam Quyết Tiến, thuộc tổng cục 8, ở xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, Tuyên Quang

Trại giam ở Vĩnh LongSửa đổi

  • Trại tạm giam công an tỉnh Vĩnh Long

Trại giam ở Vĩnh PhúcSửa đổi

  • Trại giam Vĩnh Quang, thuộc Tổng cục 8 Bộ công an, với diện tích hơn 200ha nằm ở xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo[72]
  • Trại tạm giam Công an tỉnh Vĩnh Phúc[73]
  • Trại giam Vĩnh Yên, Quang Trung, Hội Hợp, Tp. Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc

Trại giam ở Yên BáiSửa đổi

  • Trại giam Hồng Ca, thuộc Tổng cục 8-Bộ Công an đóng trên địa bàn xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.[74]
  • Trại tạm giam Công an tỉnh Yên Bái

Trại tạm giam của Bộ Công anSửa đổi

Bộ công an hiện đang quản lý 4 trại tạm giam[75][76]

  • Trại tạm giam T16 ở Thiên Đông, xã Mỹ Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội
  • Trại tạm giam T17 ở 258 đường Nguyễn Trãi, quận 1, TP Hồ Chí Minh
  • Trại tạm giam B34, thuộc Bộ Công an, ở 237, Nguyễn Văn Cừ, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
  • Trại tạm giam B14, thuộc Cục An ninh điều tra, Tổng cục An ninh, ở xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội[51]

Trại giam trực thuộc Tổng cục 8 Bộ Công anSửa đổi

Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ Tư pháp, Bộ Công an [Tổng cục 8] quản lý 53 trại giam, 70 trại tạm giam, trong đó có 4 trại tạm giam trực thuộc Bộ công an, 5 cơ sở giáo dục bắt buộc và 3 trường giáo dưỡng.[1]

Nội dung mở rộng

Tên trại giam Tỉnh, thành Địa chỉ
Thanh Xuân Hà Nội Mỹ Hưng, huyện Thanh Oai
Suối Hai Hà Nội Ba Vì
Xuân Nguyên Hải Phòng
Định Thành An Giang xã Định Thành, huyện Thoại Sơn
Xuyên Mộc Bà Rịa - Vũng Tàu
Ngọc Lý Bắc Giang huyện Tân Yên
Châu Bình Bến Tre huyện Giồng Trôm
Kim Sơn [K18] Bình Định xã Ân Nghĩa, huyện Hoài Ân
An Phước Bình Dương huyện Phú Giáo
Tống Lê Chân Bình Phước huyện Hớn Quản
Z-30D [Thủ Đức] Bình Thuận huyện Hàm Tân
Cái Tàu Cà Mau xã Khánh An, huyện U Minh
Đăk Trung Đắk Lắk
Đắc Tân Đắk Lắk
Đắk Plao Đắk Nông
Nà Tấu Điện Biên xã Nà Tấu, huyện Điện Biên
Z-30A [Xuân Lộc] Đồng Nai
Cao Lãnh Đồng Tháp xã Tân Hội Trung, huyện Cao Lãnh
Gia Trung Gia Lai huyện Mang Yang
Nam Hà Hà Nam huyện Kim Bảng
Xuân Hà Hà Tĩnh
Hoàng Tiến Hải Dương thị xã Chí Linh
Kênh 5 Hậu Giang
A2 Khánh Hòa xã Diên Lâm, huyện Diên Khánh
Kênh 7 Kiên Giang xã Thạnh Yên, huyện U Minh Thượng
Đại Bình Lâm Đồng xã Lộc Thành, Bảo Lâm
Thạnh Hòa Long An xã Thạnh An, huyện Thạnh Hóa
Long Hòa Long An xã Lương Hoà, huyện Bến Lức
Số 3 Nghệ An xã Nghĩa Dũng, huyện Tân Kỳ
Số 6 Nghệ An xã Hạnh Lâm, huyện Thanh Chương
Ninh Khánh Ninh Bình Dưỡng Thượng, xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư
Sông Cái Ninh Thuận xã Phước Tiến, huyện Bác Ái
Tân Lập Phú Thọ Vô Tranh, huyện Hạ Hòa
Đồng Sơn Quảng Bình Đồng Sơn, Đồng Hới
An Điềm Quảng Nam huyện Đại Lộc
Quảng Ninh Quảng Ninh
Nghĩa An Quảng Trị huyện Cam Lộ
Yên Hạ Sơn La xã Huy Hạ, huyện Phù Yên
Cây Cầy Tây Ninh ấp Thạnh Hòa, xã Thạnh Bình, huyện Tân Biên
Phú Sơn 4 Thái Nguyên xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương
Số 5 Thanh Hóa Thị trấn Thống Nhất, huyện Yên Định
Thanh Cẩm Thanh Hóa Xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Thủy
Thanh Lâm Thanh Hóa thị trấn Yên Cát, Như Xuân
Thanh Phong Thanh Hóa xã Minh Thọ, huyện Nông Cống
Bình Điền Thừa Thiên Huế xã Bình Điền, huyện Hương Trà
Mỹ Phước Tiền Giang huyện Tân Phước
Phước Hòa Tiền Giang xã Thạnh Hòa, huyện Tân Phước
Bến Giá Trà Vinh xã Long Hữu, huyện Duyên Hải
Quyết Tiến Tuyên Quang xã Thượng ấm, huyện Sơn Dương
Vĩnh Quang Vĩnh Phúc xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo
Hồng Ca Yên Bái xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên

Cơ sở giáo dục bắt buộc thuộc Bộ công anSửa đổi

Tổng cục 8 Bộ Công an quản lý 5 cơ sở giáo dục bắt buộc [hay còn gọi là trại cải tạo], gồm có:

  • Cơ sở giáo dục bắt buộc Thanh Hà, đóng tại thị trấn Gia Khánh, Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc[77]
  • Cơ sở giáo dục bắt buộc Phú Hòa, ở xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương
  • Cơ sở giáo dục bắt buộc Cồn Cát, ở huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng[78]
  • Cơ sở giáo dục bắt buộc A1 [trại cải tạo A30 cũ], ở xã Hòa Phú, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên[79]

Trường giáo dưỡng thuộc Bộ công anSửa đổi

Tổng cục 8 Bộ Công an quản lý 3 trường giáo dưỡng, gồm có:

  • Trường giáo dưỡng số 2, ở Mai Sơn, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình
  • Trường giáo dưỡng số 3, ở xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
  • Trường giáo dưỡng số 4, ở An Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai[80]

Trường giáo dưỡng số 5, ở ấp 9 xã Lương Hòa, huyện Bến Lức, tỉnh Long An không thuộc Bộ Công an.[81]

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ a b “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2017.
  2. ^ T.Hiếu - N.Lê - T.Thương [1 tháng 9 năm 2016]. “Tình người trong trại giam: 'Cây kéo vàng' truyền nghề trong tù”. Báo Thanh niên. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2017.
  3. ^ a b Lê Phong [13 tháng 2 năm 2016]. “"Tết ở trại giam chẳng khác ở nhà"!”. Báo Người lao động. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2017.
  4. ^ a b Đàm Đệ - Vũ Đoan [30 tháng 8 năm 2013]. “Đặc xá ở trại giam lớn nhất nước”. Báo Vietnamnet. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2017.
  5. ^ Xuân Tùng [1 tháng 12 năm 2016]. “Niềm vui ngày đặc xá tại trại giam Thanh Xuân”. Báo Tin tức [TTXVN]. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2017.
  6. ^ “Trinh sát trại giam khám phá các chiêu giấu đồ cấm - VnExpress”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 16 tháng 2 năm 2017.
  7. ^ “Niềm vui của nữ phạm nhân ở Trại tạm giam số 1”. Báo An ninh Thủ đô. Truy cập 16 tháng 2 năm 2017.
  8. ^ a b Hợp nhất trại tạm giam số 2 và số 3 - CATP Hà Nội: Đáp ứng tốt hơn nữa công tác cải cách tư pháp
  9. ^ Ảnh: Trại tạm giam Chí Hòa vỡ òa hạnh phúc ngày đặc xá
  10. ^ “Chuẩn bị đầu tư xây dựng dự án Trại tạm giam T30”. Sở quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2017.
  11. ^ “Chuyện lạ ở Trại giam Xuân Nguyên: Phạm nhân "mọt sách" và lá thư của CEO Alpha Books”. Báo điện tử của Báo Gia đình và Xã hội. 14 tháng 10 năm 2015. Truy cập 16 tháng 2 năm 2017.
  12. ^ “Cổng thông tin điện tử Công an tỉnh An Giang”. Truy cập 16 tháng 2 năm 2017.
  13. ^ 440 phạm nhân chấp hành hình phạt tù tại Trại giam Định Thành được đặc xá
  14. ^ Những "nghệ sĩ" áo sọc trong Trại giam Xuyên Mộc
  15. ^ Nguyễn Phương Uyên bị phạt 6 năm tù, Đinh Nguyên Kha 10 năm tù, thanhnien.vn, 16/05/2013.
  16. ^ Tù nhân lương tâm Đinh Nguyên Kha tuyệt thực sang ngày thứ 10, www.rfa.org, 2015-01-24.
  17. ^ Tù nhân lương tâm trại giam Xuyên Mộc tuyệt thực sang ngày thứ 10, www.sbtn.tv, 21 tháng 3 năm 2016.
  18. ^ Phạt Trần Huỳnh Duy Thức 16 năm tù - Chính tri - Xã hội - Pháp luật - Tuổi Trẻ Online
  19. ^ Y án với ba nhà hoạt động ở Trà Vinh, www.bbc.com, 20 tháng 3 năm 2011.
  20. ^ Việt Nam kết án tù 2 nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình với tội danh tuyên tuyền chống Nhà nước, vi.rfi.fr, 30-10-2012.
  21. ^ Trại giam Ngọc Lý, nơi "gieo mầm" hướng thiện
  22. ^ “Trại tạm giam Công an tỉnh Công bố quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù cho phạm nhân dịp lễ 2/9”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2017.
  23. ^ “Hai phạm nhân cạy cửa nhà giam ở Bạc Liêu vượt ngục”. Zing.vn. Truy cập 16 tháng 2 năm 2017.
  24. ^ “Ấm tình Tết ở trại giam lớn nhất miền Tây”. Eva.vn. 18 tháng 2 năm 2015. Truy cập 16 tháng 2 năm 2017.
  25. ^ “Gặp những quản giáo đầu tiên của trại K18”. Báo Bình Định. Truy cập 16 tháng 2 năm 2017.
  26. ^ “Hơn 500 phạm nhân trại giam An Phước được đặc xá”. Báo Điện tử Tiền Phong. Truy cập 16 tháng 2 năm 2017.
  27. ^ “Bố Lá tổ chức đón Tết cho phạm nhân - VnExpress”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 16 tháng 2 năm 2017.
  28. ^ //thanhnien.vn/thoi-su/quan-giao-thu-tien-the-chan-cua-pham-nhan-471522.html
  29. ^ “Trại giam Huy Khiêm tổ chức hội nghị gia đình phạm nhân năm 2018”. Bình Thuận TV. 2018-10-11. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2018.
  30. ^ //baophapluat.vn/rubic-cuoc-song/noi-tran-tro-cua-vi-giam-thi-trai-giam-noi-cuoi-troi-to-quoc-278146.html
  31. ^ “Báo Cao Bằng điện tử”. Truy cập 16 tháng 2 năm 2017.
  32. ^ //www.antv.gov.vn/tin-tuc/xa-hoi/dak-lak-536-pham-nhan-duoc-dac-xa-truoc-thoi-han-163572.html
  33. ^ //anninhthudo.vn/chinh-tri-xa-hoi/ngay-dac-xa-o-trai-tam-giam-cong-an-tinh-dak-lak/630703.antd
  34. ^ “Trại giam Nà Tấu”. Truy cập 16 tháng 2 năm 2017.
  35. ^ H. Xuân [27 tháng 12 năm 2013]. “18 bị cáo gây rối tại trại giam Xuân Lộc lãnh án”. Báo Người Lao động. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2017.
  36. ^ “Trại giam Gia Trung: 85 phạm nhân được đặc xá ra tù”. Báo Gia Lai. Truy cập 16 tháng 2 năm 2017.
  37. ^ “Trại giam Gia Trung, Tổng cục Cảnh sát và Hỗ trợ Tư pháp, Bộ Công an đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh [từ 2012”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 2 năm 2017. Truy cập 16 tháng 2 năm 2017.
  38. ^ [1]
  39. ^ “Trại giam Nam Hà: Trên 200 phạm nhân chờ đón tin vui”. 25 tháng 8 năm 2015. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2017.
  40. ^ congan.com.vn [27 tháng 5 năm 2016]. “Đưa ma túy vào trại giam, 3 phạm nhân lãnh thêm 19 năm tù”. Báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập 16 tháng 2 năm 2017.
  41. ^ “Trại giam Xuân Hà ghi nhận và tiếp thu vụ thụ án ở lò gạch”. Báo điện tử Người đưa tin. Truy cập 16 tháng 2 năm 2017.
  42. ^ “Cận cảnh "thiên đường tình yêu" ở trại giam”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập 16 tháng 2 năm 2017.
  43. ^ “Các vụ dùng nhục hình ở trại Hoàng Tiến - VnExpress”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 16 tháng 2 năm 2017.
  44. ^ [2]
  45. ^ “Chuyện "ông Bụt" ở trại giam xứ trầm”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập 16 tháng 2 năm 2017.
  46. ^ “Kiên Giang tổ chức hướng nghiệp cho phạm nhân”. Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập 16 tháng 2 năm 2017.
  47. ^ Cửu Long. “Người cuối cùng trong nhóm trốn trại giam ở Kiên Giang bị bắt”. VnExpress. 2018-12-08. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2018.
  48. ^ “Mâu thuẫn, phạm nhân giết người tại trại giam Đại Bình”. Người Lao động. 23 tháng 4 năm 2014. Truy cập 16 tháng 2 năm 2017.
  49. ^ congan.com.vn [12 tháng 4 năm 2016]. “Lời thú tội kinh hoàng từ trại giam”. Báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập 16 tháng 2 năm 2017.
  50. ^ “Một vòng quanh... trại giam”. Báo Lao động. Truy cập 16 tháng 2 năm 2017.
  51. ^ a b //vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/cuoc-song-trong-trai-giam-duong-chi-dung-duong-tu-trong-160287.html
  52. ^ “Khoét thủng tường trại giam trong 7 ngày - VnExpress”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 16 tháng 2 năm 2017.
  53. ^ “Trại giam Thạnh Hòa: Phối hợp tổ chức sinh hoạt văn hóa - văn nghệ cho phạm nhân”. Báo Lao động. Truy cập 16 tháng 2 năm 2017.
  54. ^ “Trại giam Long Hòa gặp mặt gia đình phạm nhân”. Truy cập 16 tháng 2 năm 2017.
  55. ^ [Theo Pháp Luật TP.HCM]. “Ngày 4.1.2015, Chủ tịch Nước sẽ nghe báo cáo vụ Hồ Duy Hải”. báo Lao động. 2014-12-31. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2019.
  56. ^ //thanhnien.vn/thoi-su/nam-dinh-giam-an-cho-40-pham-nhan-4385.html
  57. ^ “Bốn phạm nhân trốn khỏi trại giam Nghi Kim - Nghệ An - Tuổi Trẻ Online”. Tuổi Trẻ Online. 15 tháng 8 năm 2016. Truy cập 16 tháng 2 năm 2017.
  58. ^ “Thứ trưởng Nguyễn Văn Thành làm việc tại trại giam Sông Cái”. Antv. 2 tháng 7 năm 2016. Truy cập 16 tháng 2 năm 2017.
  59. ^ “Trại giam Đồng Sơn công bố quyết định giảm án dịp 2-9”. BaoQuangBinh. Truy cập 16 tháng 2 năm 2017.
  60. ^ “Đặc xá cho 34 phạm nhân ở Trại giam An Điềm - Đại đoàn kết”. Báo Đại Đoàn Kết. Truy cập 16 tháng 2 năm 2017.
  61. ^ “Trại giam Quảng Ninh công bố quyết định đặc xá 323 phạm nhân”. Thành phố Móng Cái. Truy cập 16 tháng 2 năm 2017.Quản lý CS1: địa điểm [liên kết]
  62. ^ “Hứa chạy việc, phó giám thị trại giam "ẵm" 1,5 tỉ đồng”. Báo Lao động. Truy cập 16 tháng 2 năm 2017.
  63. ^ “Những người đón mùa xuân sau song sắt”. Zing.vn. Truy cập 16 tháng 2 năm 2017.
  64. ^ “Phạm nhân Trại giam Cây Cầy viết gần 2.400 lá thư "gởi lời xin lỗi". Truy cập 16 tháng 2 năm 2017.
  65. ^ “Trại giam Phú Sơn 4 tổ chức ngày hội văn hóa cho phạm nhân”. Antv. 11 tháng 9 năm 2016. Truy cập 16 tháng 2 năm 2017.
  66. ^ a b //laodong.com.vn/phong-su/phong-su-anh-mot-ngay-trong-trai-giam-xu-thanh-tiep-256613.bld
  67. ^ //laodongthudo.vn/287-pham-nhan-trai-giam-thanh-lam-duoc-dac-xa-truoc-thoi-han-25604.html
  68. ^ “Huy động lực lượng truy tìm phạm nhân bỏ trốn”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập 16 tháng 2 năm 2017.
  69. ^ “Trại Tạm giam Công an Thanh Hóa: Công tác phòng, chống dịch bệnh Covid -19 được nâng cấp lên mức ...”. conganthanhhoa.gov.vn. 28 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2022.
  70. ^ //thanhnien.vn/doi-song/nhip-song-dia-phuong/uoc-mo-ngay-tro-ve-596410.html
  71. ^ “Kẻ giả danh Công an sa lưới.CÔNG AN TRA VINH”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 2 năm 2017. Truy cập 16 tháng 2 năm 2017.
  72. ^ “Cận cảnh xưởng may của phạm nhân trước ngày đặc xá”. Zing.vn. Truy cập 16 tháng 2 năm 2017.
  73. ^ “Phạm nhân có biệt tài mở khóa và 3 kẻ trốn trại chỉ trong 5 phút vượt tường giam”. Báo An ninh Thủ đô. Truy cập 16 tháng 2 năm 2017.
  74. ^ “CÔNG TÁC HƯỚNG THIỆN CỦA TRẠI GIAM HỒNG CA”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 2 năm 2017. Truy cập 16 tháng 2 năm 2017.
  75. ^ “Người bị tạm giam có hành vi chống phá sẽ bị cùm một chân - VnExpress”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 16 tháng 2 năm 2017.
  76. ^ “Không để Tổng cục Cảnh sát, Tổng cục An ninh quản lý 4 trại giam?”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập 16 tháng 2 năm 2017.
  77. ^ Triệu Ngọc Toàn [11 tháng 12 năm 2015]. “Cơ sở giáo dục bắt buộc Thanh Hà kỷ niệm 30 năm Ngày truyền thống và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba [lần 2]”. Báo Vĩnh Phúc. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2017.
  78. ^ Trần Vũ [10 tháng 10 năm 2013]. “Bộ Công an tuyên dương 22 thanh niên hoàn lương tiêu biểu”. Báo Pháp luật. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2017.
  79. ^ Văn Lang [2 tháng 10 năm 2013]. “Cơ sở Giáo dục A1 giải nhì”. Báo Phú Yên. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2017.
  80. ^ “Trường Giáo dưỡng số 4- Tổng cục VIII- Bộ Công an: Quản lý, giáo dục người chưa thành niên phạm tội rất khó khăn”. Báo Công an Nhân dân. 12 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2017.
  81. ^ Hoàng Điệp, Ái Nhân [20 tháng 7 năm 2015]. “​Đóng cửa các trường giáo dưỡng: Nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ”. Báo Tuổi trẻ. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2017. zero width space character trong |tiêu đề= tại ký tự số 1 [trợ giúp]

Video liên quan

Chủ Đề