Trường đại học có được thành lập doanh nghiệp không

Thành lập doanh nghiệp trong trường Đại học: Nhiều khó khăn vướng mắc ​

[ĐCSVN] – Thực tế cho thấy, để chuyển giao những kết quả nghiên cứu vào cuộc sống, nhiều trường đại học [ĐH] không chỉ kết hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp [DN] mà còn thành lập các DN trực thuộc ngay đơn vị mình để tăng tốc quá trình chuyển giao công nghệ, kết nối nghiên cứu với cuộc sống.

Giải pháp này được một số giảng viên và các nhà khoa học đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả quản trị tài sản trí tuệ, được cụ thể bằng việc thương mại hóa tài sản này tại các trường ĐH. Tuy nhiên, vấn đề này đang gặp vướng mắc bởi các quy định về hoạt động của các trường công lập sử dụng ngân sách nhà nước.

Ảnh minh họa. Nguồn: Bích Liên

Cầu nối giữa nghiên cứu và cuộc sống

Theo đánh giá của Bộ Khoa học và Công nghệ [KH&CN], những năm gần đây, hoạt động chuyển giao công nghệ giữa trường ĐH và DN trên địa bàn cả nước đã được tăng cường, nhiều kết quả thương mại hóa công nghệ đã được chuyển giao, đi vào cuộc sống và phát huy được hiệu quả.

Một ví dụ điển hình là Công ty BK-Holdings thuộc đại học Bách khoa Hà Nội được thành lập từ năm 2008 là mô hình DN đầu tiên được phép thành lập tại một trường ĐH ở Việt Nam, hoạt động chủ yếu là chuyển giao công nghệ và ươm tạo doanh nghiệp KH&CN.

PGS. TS. Trần Văn Bình, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty BK-Holdings, đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, với doanh số hợp nhất hiện nay tầm 100 tỷ, BK-Holdings giống mô hình một công ty mẹ có một sứ mạng nhận, khuyến khích các nhà khoa học tại trường đại học Bách khoa Hà Nội đứng ra thành lập công ty để chuyển giao phần tri thức của mình ra thực tiễn.

Một trong những đề tài khoa học được BK-Holdings thực hiện thương mại hóa thành công là “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo đồ gá quay và thiết bị di trượt robot dùng cho công nghiệp” của PGS.TS. Bùi Văn Hạnh đã thiết kế và làm chủ công nghệ chế tạo đồ gá 2 trục quay và thiết bị di trượt robot nhằm mở rộng khả năng công nghệ của robot công nghiệp, thay thế cho việc nhập khẩu các thiết bị này từ nước ngoài. Hiện sản phẩm của đề tài đã được ứng dụng tại nhiều công ty trong cả nước đã góp phần tôn vinh các nhà khoa học một cách kịp thời trong việc nghiên cứu và sáng tạo, tạo ra các sản phẩm thiết thực.

Theo PGS. TS. Bùi Văn Hạnh, Trưởng Bộ môn Hàn kim loại, Viện Cơ khí, Đại học Bách Khoa Hà Nội thì việc có một công ty hỗ trợ cho các nhà khoa học để chuyển giao công nghệ của mình ra phía ngoài là một mô hình rất tuyệt vời.

“Nếu như trước đây chúng ta hoàn toàn phải phụ thuộc vào nhập ngoại, bây giờ các thành viên công ty ít nhiều chủ động công nghệ hoàn toàn có thể tạo ra sản phẩm mà họ mong muốn. Chế tạo để phục vụ các sản phẩm chuyên biệt cho thị trường Việt Nam thậm chí là hướng tới xuất khẩu”, PGS. TS. Phạm Thành Huy, Viện trưởng Viện Tiên Tiến KH&CN, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết thêm.

Còn nhiều khó khăn

Không chỉ công ty BK-Holdings của Đại học Bách Khoa mà các công ty khác như công ty TNHH khoa học tự nhiên của Đại học Khoa học tự nhiên thuộc đại học quốc gia Hà Nội hay nhiều công ty trong trường đại học khác cũng chứng tỏ được mô hình công ty trong trường ĐH là cầu nối giữa nghiên cứu và cuộc sống. Nhưng con số này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng bởi thực tế hoạt động thương mại hóa công nghệ đại học – doanh nghiệp vẫn chưa đồng bộ, tồn tại nhiều hạn chế.

PGS. TS. Trần Văn Bình, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty BK-Holdings cho rằng, đa số các đề tài được nghiên cứu được thành công ở quy mô phòng thí nghiệm tại các trung tâm, khoa, trường, nhưng để chuyển giao vào thực tiễn cần phải được ươm tạo ở quy mô công nghiệp. Tuy nhiên, thực tế hiện nay chúng ta thiếu hẳn khâu đó. Nguyên nhân tiếp theo do bản thân các trường ĐH thiếu hẳn các cơ sở để thực hiện chức năng như một DN. Vì vậy, khi thực hiện chuyển giao thay vì phải có vốn thì bản thân các trung tâm, khoa, viện không có tư cách pháp nhân để ra ngân hàng vay vốn. Những khó khăn trên có thể thấy, mô hình công ty trong trường đại học còn tương đối xa lạ trong khi nhìn ra thế giới có thì việc mở các công ty trong trường đại học là xu hướng tất yếu và đã được thực hiện từ rất sớm.

“Xét một cách công bằng và thẳng thắn thì chúng ta đã có đầy đủ hành lang pháp lý cho các trường đại học chuyển giao tri thức vào cuộc sống. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 115 về Doanh nghiệp KH&CN trao quyền tự chủ cho các đơn vị khoa học công nghệ [nay là Nghị định 16-2015/NĐ- CP]. Tuy nhiên, nỗ lực phát triển mô hình này vẫn còn gặp khó. Nghị định 115 chỉ cho phép chuyển đổi các tổ chức KH&CN thành các công ty độc lập nhưng mô hình này đối với đại học không triển khai được do các trung tâm, viện nghiên cứu thường là tài sản của nhà nước nên khi chuyển giao thành doanh nghiệp không thể thực thi được”, PGS. TS. Trần Văn Bình chia sẻ.

Đại diện một số trường đề nghị, nên thành lập doanh nghiệp trong trường ĐH, CĐ. Bởi ưu điểm của trường là có nhà xưởng, có dâychuyền máy móc thực hiện sản xuất nhằm ứng dụng các kết quả nghiên cứu. Môi trường nhà xưởng cũng là để cho sinh viên có môi trường thực tập ngay trong trường. Tuy nhiên, việc thành lập doanh nghiệp trong trường ĐH gặp vướng mắc các quy định về hoạt động của các trường công lập sử dụng ngân sách nhà nước.

Bởi vậy, để mô hình này có thể hoạt động hiệu quả thì nhà trường cần xác định rạch ròi cơ chế hoạt động của doanh nghiệp cũng như cần có cơ chế chuyển giao công nghệ theo hướng thị trường chứ không thể bao cấp như mô hình cơ sở công lập.

Bàn về vấn đề này, nhiều chuyên gia cũng tỏ ra lo ngại, bởi nếu thực hiện hoạt động kinh tế trong môi trường giáo dục, các giảng viên sẽ khó lòng đảm đương được công việc dạy học. Các chuyên gia đề xuất có thể thành lập mô hình doanh nghiệp kiểu “ươm tạo” những kết quả nghiên cứu, sau đó chủ sở hữu doanh nghiệp có thể bán kết quả nghiên cứu đã được ứng dụng để có được nguồn thu từ hoạt động thương mại hóa bằng sáng chế./.

Bích Liên

TIN LIÊN QUAN

  • Vải Thanh Hà: Top 10 sản phẩm uy tín chất lượng
  • Luôn ở tâm thế chủ động tiếp cận và hòa giải khó khăn hiệu quả
  • Đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu về Hải Dương trên các báo Nhật Bản
  • Công ty cổ phần Vận tải thủy Tân Cảng bàn giao, tiếp nhận 2 sà lan 96 TEUs mới
  • 300 thiếu nhi Đà Nẵng tham gia “Ngày hội tuổi thơ”
  • Xây dựng Lý Sơn trở thành hạt nhân để phát triển du lịch biển, đảo
  • Ra quân chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2022

Mục lục bài viết

  • 1. Điều kiện thành lập trườngđại học
  • 2. Hồ sơ thành lập, cho phép thành lập trường đại học
  • 3. Quy trình thành lập trường đại học
  • 4. Điều kiện để trường đại học được thực hiện hoạt động đào tạo
  • 5. Thủ tục cấp phép để trường đại học được hoạt động đào tạo

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụctư vấn luật Doanh nghiệp của Công ty luật Minh Khuê

>>Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi: 1900.6162

1. Điều kiện thành lập trườngđại học

Theo quy định tại Điều 22 Luật Giáo dục đại học năm 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2018, cơ sở giáo dục đại học được thành lập hoặc được cho phép thành lập khi đáp ứng các điều kiện sau:

- Có dự án thành lập phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học đã được phê duyệt;

- Cóvăn bản chấp thuậncủa Ủy ban nhân dâncấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của cơ sở giáo dục đại học về việc thành lập cơ sở giáo dục đại học và xác nhận về quyền sử dụng đất;

-Có diện tích đất xây dựng trường tại trụ sở chính tối thiểu là 05 ha và đạt bình quân tối thiểu là 25 m2/sinh viên tại thời điểm trường có quy mô đào tạo ổn định sau 10 năm phát triển.

- Có xác nhận của cơ quan có thẩm quyềnvề khả năng tài chính đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục đại học;

Trong đó:

Nội dung đề án thành lập trường cần nêu rõ các nội dung sau:

>> Xem thêm: Điều kiện thành lập trường mầm non theo quy định mới nhất 2022

+] Tên gọi của cơ sở giáo dục đại học;

+] Ngành, nghề, quy mô đào tạo;

+] Mục tiêu, nội dung, chương trình;

+] Nguồn lực tài chính; đất đai; cơ sở vật chất;

+] Đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý; chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý;

+] Kế hoạch xây dựng và phát triển trường trong từng giai đoạn; thời hạn và tiến độ thực hiện dự án đầu tư; hiệu quả kinh tế - xã hội.

Đối với trường đại học công lập, khi thành lập phải cam kết hoạt động theo cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập do Chính phủ quy định. Dự án đầu tư xây dựng trường phảiđược cơ quan chủ quản phê duyệt trong đó xác định rõ nguồn vốn để thực hiện theo kế hoạch.

Đối với trường đại học tư thục, khuyến khích thành lập trường hoạt động không vì lợi nhuận. Trường tư thục phải có vốn đầu tư với mức tối thiểu là 1000 tỷ đồng [không bao gồm giá trị đất xây dựng trường]; vốn đầu tư được xác định bằng tiền mặt và tài sản đã chuẩn bị để đầu tư và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản; đến thời điểm thẩm định cho phép thành lập trường đại học tư thục, giá trị đầu tư phải thực hiện được trên 500 tỷ đồng

Đối với cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài, ngoài các điều kiện nêu trêncòn phải đáp ứng điều kiện khác theo quy định của Luật Đầu tư gồm:

- Điều kiện về xin cấp GCN đăng ký đầu tư;

>> Xem thêm: Công ty liên doanh là gì ? Trình tự, thủ tục thành lập công ty liên doanh ?

- Điều kiện về xin chấp thuận chủ trương đầu tư [nếu thuộc trường hợp phải xin chấp thuận chủ trương].

2. Hồ sơ thành lập, cho phép thành lập trường đại học

Hồ sơ thành lập trường đại học gồm hai loại hồ sơ cho hai bước thực hiện:

2.1. Hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập, cho phép thânhf lập trường đại học. Hồ sơ này gồm có:

-Tờ trình đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập của cơ quan chủ quản đối với trường đại học công lập/đề nghị phê duyệt chủ trương cho phép thành lập của tổ chức hoặc cá nhân đối với trường đại học tư thục;

- Văn bản chấp thuận về việc thành lập trườngcủa Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tại địa phương theo quy định tại khoản 3 Điều 88 Văn bản hợp nhất số07/VBHN-BGDĐT hợp nhất nghị định 135/2018/NĐ-CP và nghị định số 46/2017/NĐ-CP.

- Đề án thành lập trường đại học;

Đối với hồ sơ thành lập trường đại học tư thục, ngoài các văn bản nêu trên thì cần chuẩn bị thêm các văn bản dưới đây:

- Danh sách các thành viên sáng lập;

- Biên bản cử đại diện đứng tên thành lập trường của các thành viên góp vốn;

>> Xem thêm: Thủ tục thành lập văn phòng công chứng mới nhất ?

- Bản cam kết góp vốn xây dựng trường của cá nhân, tổ chức và ý kiến đồng ý của người đại diện đứng tên thành lập trường;

- Danh sách các cổ đông cam kết góp vốn;

- Biên bản thỏa thuận góp vốn.

2.2. Hồ sơ đề nghịThủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học. Hồ sơ này gồm:

- Văn bản phê duyệt chủ trương thành lập hoặc chủ trương cho phép thành lập trường đại học của Thủ tướng Chính phủ;

- Bản sao được cấp từ sổ gốc hoặcbản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu giấy chứng nhận đầu tư đối với việc thành lập trường đại học tư thục do UBND cấp tỉnh cấp;

- Văn bản pháp lý xác nhận về quyền sử dụng đất hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền giao đất hoặc cho thuê đất từ 50 năm trở lên để xây dựng trường, trong đó xác định rõ địa điểm, mốc giới, địa chỉ, diện tích của khu đất nơi trường đặt trụ sở chính;

- Bản quy hoạch xây dựng trường và thiết kế tổng thể đã được cơ quan chủ quản phê duyệt đối với các trường đại học công lập hoặc UBND cấp tỉnh phê duyệt đối với các trường đại học tư thục;

- Văn bản báo cáo chi tiết về tình hình triển khai Dự án đầu tư thành lập trường của cơ quan chủ quản đối với trường đại học công lậphoặc của Ban quản lý dự án kèm theo ý kiến của UBND cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính đối với trường đại học tư thục;

- Dự kiến ngành, nghề đào tạo, cán bộ quản lý và quy mô đào tạo;

>> Xem thêm: Thủ tục thành lập nhóm trẻ mầm non mới nhất

- Các văn bản pháp lý xác nhận về vốn của chủ đầu tư do ban quản lý dự án đang được giao quản lý bao gồm:

+] Bảnthuyết minh vềkhả năng đầu tư tài chính, quyết định đầu tư tài chính và điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật của cơ quan chủ quản [đối với trường đại học công lập];

+] Các văn bản xác nhận của ngân hàng nơi mở tài khoảnvề số tiền hiện có do ban quản lý dự án đang quản lý, các văn bản pháp lý minh chứng về quyền sở hữu tài sản kèm theo văn bản định giá tài sản góp vốn nếu góp vốn bằng tài sản hoặc quyền sở hữu tài sản; các chứng từ liên quan đến số vốn đã được đầu tư xây dựng và mua sắm trang thiết bị cho trường [có xác nhận của cơ quan tài chính có thẩm quyền về số vốn đã đầu tư xây dựng trường và xác nhận của ngân hàng về số vốn góp trong tài khoản của ban quản lý dự án].

3. Quy trình thành lập trường đại học

Theo Điều 88 Văn bản hợp nhất số07/VBHN-BGDĐT, quy trình thành lập trường đại học gồm 02 bước:

Bước 1: Xin phê duyệt chủ trương thành lập trường đại học công lậphoặc cho phép thành lập trường đại học tư thục

- Chủ thể đề nghị phê duyệt chủ trương, cho phép thành lập trường đại học gửi 01 bộ hồ sơ tại mục 2.1 hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 88Văn bản hợp nhất số07/VBHN-BGDĐT đến Bộ Giáo dục và Đào tạo.

-Bộ trưởng Bộ GD&ĐT sẽ tiến hànhtổ chức thẩm định hồ sơ sau đólập báo cáo và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập trường.

- Thời hạn giải quyết:Sau thời hạn 45 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ theo đúng quy định, Bộ trưởng Bộ GD&ĐTcó trách nhiệm trả lời bằng văn bản về kết quả xử lý hồ sơ cho các tổ chức, cá nhân chủ trì đề án thành lập trường.

Bước 2:Xin quyết định cho phép thành lập họặc cho phép thành lập trường đại học

>> Xem thêm: Thủ tục thành lập câu lạc bộ? Cách viết mẫu quyết định thành lập câu lạc bộ?

- Chủ đề án gửi 01 bộ hồ sơ đến tại mục 2.2 hoặc khoản 5 Điều 88 Văn bản hợp nhất nêu trên tớiBộ Giáo dục và Đào tạo.

Nếu hồ sơ không đầy đủ thì trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ đề án biết để sửa đổi, bổ sung.

- Nếu hồ sơ đầy đủ, trong vòng 60 ngày làm việc,Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm:

+] Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiệntổ chức thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế để đánh giá chính xác về những điều kiện và nội dung đề án.

+] Hoàn thiện hồ sơ gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ xin ý kiến bằng văn bản đối với các đề án đáp ứng điều kiện theo quy định.

+] Có văn bản thông báo cho chủ đề án đối với những đề án chưa đủ điều kiện

Hội đồng thẩm định gồm: Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính.

-Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng hợp các ý kiến, hoàn thiện hồ sơ đề án và trình Thủ tướng Chính phủ trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ các ý kiến bằng văn bản của cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.

4. Điều kiện để trường đại học được thực hiện hoạt động đào tạo

Sau khi nhận được quyết định cho phép thành lập hoặc phê duyệt chủ trương, Trường đại học chưa thế ngay lập tức thực hiện tuyển sinh và tiến hành hoạt động đào tạo mà phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

>> Xem thêm: Đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp ? Điều kiện thành lập doanh nghiệp ?

- Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động theo quy định. Địa điểm xây dựng trường đại học phải bảo đảm về môi trường giáo dục, an toàn cho người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên theo nội dung tại đề án thành lập trường đã cam kết.

- Có chương trình đào tạo và giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định.

- Có đội ngũ giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý phù hợp với ngành, nghề đào tạo, đạt tiêu chuẩn về phẩm chất và trình độ đào tạo, bảo đảm thực hiện mục tiêu, chương trình giáo dục.

- Có đủ nguồn lực tài chính để bảo đảm hoạt động của nhà trường.

- Có quy chế tổ chức, hoạt động và quy chế tài chính nội bộ của trường.

- Đã thực hiện xin cấp phép cho trường đại học được thực hiện hoạt động đào tạo.

5. Thủ tục cấp phép để trường đại học được hoạt động đào tạo

Hồ sơ cấp phép:

- Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động đào tạo;

- Báo cáo tình hình thực hiện cam kết theo Đề án thành lập trường;

>> Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục thành lập kho chứa hàng mới nhất

- Chương trình đào tạo;

- Bản thuyết minh về các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo gồm:

+] Danh sách trích ngang cán bộ giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý;

+]Thống kê cơ sở vật chất phục vụ đào tạo chung toàn trường, số lượng và diện tích giảng đường, thư viện, phòng thí nghiệm, các loại máy móc thiết bị, giáo trình, tài liệu, sách phục vụ hoạt động giáo dục;

+] Dự kiến chỉ tiêu và kế hoạch tuyển sinh.

Quy trình thực hiện:

Bước 1: Trường Đh gửi 01 bộ hồ sơ nêu trên tới Bộ GD&ĐT>

Bước 2: Bộ GD&ĐT tiếp nhận hồ sơ và tổ chức thẩm định thực tế các điều kiện cho phéphạot động của trường ĐH.

Bước 3: Cấp phép cho trườngđại học hoạt động đào tạo.

Thời gian thực hiện: Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đúng quy định.

>> Xem thêm: Điều kiện thành lập doanh nghiệp là gì ?

Nếu hồ sơ không đáp ưugns điều kiện thì thông báo cho trường ĐH biết kết quả vềtình trạng hồ sơ đề nghị cho phép hoạt động đào tạo của trường.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗtrợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phậntư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoạisố:1900.6162để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề