Tts trong ngân hàng là gì

Thanh toán T/T là một trong những phương thức thanh toán phổ biến nhất hiện nay. Phương thức này được sử dụng nhiều bởi sự tiện lợi trong hoạt động mua bán và thường phù hợp với những hợp đồng có giá trị nhỏ, 2 bên đối tác tin tưởng nhau và có thời gian mua bán lâu dài, hoặc trong trường hợp công ty mẹ - con.

Vậy thanh toán TT là gì và quy trình làm thanh toán T/T như thế nào? Cùng theo dõi trong nội dung bài viết dưới đây của Xuất nhập khẩu Lê Ánh

>>>> Xem thêm: Tổng hợp các website B2B mua bán quốc tế lớn nhất trên thế giới

Thanh toán bằng điện chuyển tiền T/T là gì?

Chuyển tiền bằng điện [Telegraphic Transfer] hay phương thức thanh toán T/T: là phương thức thanh toán theo đó ngân hàng thực hiện chuyển một số tiến nhất định cho người hưởng lợi bằng phương tiện chuyển tiền [điện Swift/telex] trên cơ sở chỉ dẫn của người trả tiền.

Quy trình chuyển tiền [t/t]: kết chuyển thuế gtgt

[1]. Người hưởng lợi thực hiện nghĩa vụ quy định trong hiệp định, hợp đồng hoặc các thỏa thuận

[2]. Người yêu cầu chuyển tiền ra lệnh cho Ngân hàng của nước mình chuyển ngoại tệ ra bên ngoài.

[3]. Ngân hàng chuyển tiền báo nợ tài khoản ngoại tệ của người yêu cầu chuyển tiền

[4]. Ngân hàng chuyển tiền phát lệnh thanh toán cho Ngân hàng trả tiền ở nước người hưởng lợi

[5]. Ngân hàng trả tiền báo nợ tài khoản Ngân hàng chuyển tiền.

[6]. Ngân hàng trả tiền báo có tài khoản người hưởng lợi

Đặc điểm phương thức chuyển tiền T/T

Có 2 hình thức chuyển tiền: nên học kế toán thực hành ở đâu

+ Chuyển tiền trả trước [TTR]: là nhà Nhập khẩu thanh toán trước một khoản tiền cho nhà Xuất khẩu trước khi giao hàng.

+ Chuyển tiền sau [TT after shipment]: là nhà Nhập khẩu thanh toán tiền cho nhà Xuất khẩu sau khi nhận hàng

Tham khảo: Học nghiệp vụ xuất nhập khẩu ở đâu tốt

Ưu điểm và hạn chế của phương thức thanh toán chuyển tiền T/T

Phương thức thanh toán này cũng có nhiều ưu điểm và hạn chế trong quá trình thực hiện được liệt kê dưới đây:

Ưu điểm

- Thanh toán đơn giản quy trình nghiệp vụ dễ dàng, nhanh chóng [nếu thực hiện bằng thanh toán T/T ].

  • Chỉ phí thanh toán TT qua ngân hàng tiết kiệm hơn thanh toán LC
  • Bên mua không bị đọng vốn ký quỹ LC
  • Chứng từ hàng hoá không phải làm cẩn thận như thanh toán LC. Vì họ không phải chịu sức ép về rủi ro phát sinh và có thể thu được tiến hàng ngay nếu sử dụng phương thức điện chuyển tiền .

- Chuyển tiền trả trước thuận lợi cho nhà xuất khẩu vì nhận được tiền trước khi giao hàng nên không sợ rủi ro, thiệt hại do nhà nhập khẩu chậm trả.

- Chuyển tiền trả sau thuận lợi cho nhà nhập khẩu vì nhận được hàng trước khi giao tiền nên không sợ bị thiệt hại do nhà xuất khẩu giao hàng chậm hoặc hàng kém chất lượng .

- Trong phương thức chuyển tiền, Ngân hàng chỉ là trung gian thực hiện việc thanh toán theo uỷ nhiệm để hưởng thủ tục phí [hoa hồng] và không bị ràng buộc gì cả .

Hạn chế

- Phương thức thanh toán T/T chứa đựng rủi ro lớn nhất vì việc trả tiền phụ thuộc vảo thiện chí của người mua. Do đó, nếu dùng phương thức này quyền lợi của tổ chức xuất khẩu không đảm bảo. Vì vậy chỉ sử dụng phương thức này trong trường hợp hai bên mua - bán đã có sự tin cậy , hợp tác lâu dài, tín nhiệm lẫn nhau và thanh toán các khoản tương đối nhỏ như thanh toán chi phí có liên quan đến xuất nhập khẩu, chi phí vận chuyển bảo hiểm, bồi thường thiệt hại, hoặc dùng trong thanh toán phí mậu dịch, chuyển vốn, chuyển lợi nhuận đầu tư về nước,...

- Phương thức trả tiền trước mang lại nhiều rủi ro cho người mua vì có thể người xuất khẩu không chuyển hàng ngay cả khi đã được thanh toán, làm cho nhà nhập khẩu rơi vào tình trạng bị động. Phương thức này gây nhiều khó khăn về dòng tiền và tăng rủi ro cho người mua cho nên thông thường họ ít khi chấp nhận trả tiền trước khi nhận được hàng.

- Đối với phương thức chuyển tiền trả sau: khóa học quản trị nhân sự

  • Bất lợi cho nhà xuất khẩu bởi vì nếu nhà nhập khẩu chậm lập lệnh chuyển tiền [do gặp khó khăn về tài chính hay thiếu thiện chí thanh toán] gửi cho ngân hàng thì nhà xuất khẩu sẽ chậm nhận được tiền thanh toán mặc dù hàng hóa đã chuyển đi và nhà nhập khẩu đã thể nhận được và sử dụng hàng hóa rồi .
  • Trường hợp nhà nhập khẩu không nhận hàng thì nhà xuất khẩu phải mất mất chi phí vận chuyển hàng, phải bán rẻ hoặc tái xuất .
  • Do đó, nhà xuất khẩu bị thiệt hại do thu hồi vốn chậm ảnh hưởng đến sản xuất trong tương lai trong khi ngân hàng không có nhiệm vụ và cách thức gi để đôn đốc nhà nhập khẩu nhanh chóng chuyển tiền chi trả nhằm đảm bảo quyền lợi cho nhà xuất khẩu.

 - Đối với phương thức chuyển trả trước:

  • Bất lợi cho nhà nhập khẩu vị đã chuyển tiền thanh toán cho nhà xuất khẩu nhưng chưa nhận được hàng và đang trong tình trạng chờ đợi nhà xuất khẩu giao hàng.
  • Nếu vì lí do gì đó khiến nhà xuất khẩu chậm trễ giao hàng, nhà nhập khẩu sẽ bị nhận hàng trễ.

Như vậy, phương thức thanh toán này dù theo cách thức nào cũng đều gây rủi ro cho cả người xuất khẩu và nhập khẩu. Do vậy, cần cân nhắc kĩ khi sử dụng phương thức thanh toán này và nếu cần đảm bảo an toàn, nên sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ [L/C]

>>>>> Bài viết liên quan: Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp Xuất nhập khẩu – Logistics

Bài viết được chia sẻ bời đội ngũ chuyên gia tại Xuất nhập khẩu Lê Ánh - đơn vị đào tạo thực tế, chuyên sâu về xuất nhập khẩu.

Mong rằng những chia sẻ từ bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu thêm về phương thức thanh toán T/T và quy trình thực hiện một cách thành thạo.

Nếu bạn cần trang bị thêm nghiệp vụ xuất nhập khẩu – logistics, bạn có thể tham khảo thêm các khóa học xuất nhập khẩu logistics tại trung tâm XNK Lê Ánh.

Chúc bạn thành công!

TÓM TẮT:

Bài viết chỉ ra thực trạng năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần [NHTMCP] trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Bởi năng lực tài chính là khả năng tài chính để ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình một cách hiệu quả, đồng thời đó chính là thước đo thể hiện khả năng của ngân hàng trong việc huy động và sử dụng các nguồn lực trong xã hội.

Từ khóa: Năng lực tài chính, ngân hàng thương mại, TP. Hồ Chí Minh.

1.1. Quy mô tổng tài sản [TTS]

Về mặt sổ sách kế toán, TTS của ngân hàng luôn bằng tổng nguồn vốn. Trong đó, nguồn vốn là những nguồn lực tài chính mà ngân hàng có thể dựa vào để thực hiện hoạt động kinh doanh và cung ứng dịch vụ đối với nền kinh tế. Tài sản Có là hoạt động mà ngân hàng thương mại [NHTM] sử dụng nguồn vốn của mình để mua sắm tài sản cố định, công cụ lao động, trang thiết bị cần thiết phục vụ kinh doanh…; một phần vốn khác để thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ, như: Cho vay, đầu tư kinh doanh, chứng khoán… và một phần vốn khả dụng nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Đây là những tài sản thuộc sự kiểm soát của NHTM, hoạt động trực tiếp mang lại thu nhập cho ngân hàng hoặc phát huy vai trò phục vụ cho hoạt động sinh lời của ngân hàng.

Điều đó chứng tỏ, ngân hàng nào có quy mô TTS càng cao thì càng mang lại khả năng sinh lời, thu nhập cho ngân hàng.

1.2. Quy mô vốn tự có

Vốn tự có là nguồn lực tự có mà chủ ngân hàng sở hữu và sử dụng vào mục đích kinh doanh theo luật định. Vốn tự có bao gồm: Giá trị thực của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ và một số tài sản Nợ khác.

Đây là phần vốn tối thiểu theo quy định của pháp luật để NHNN có thể quyết định cấp giấy phép hoạt động kinh doanh, đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng, là căn cứ để tính toán các chỉ số an toàn và các chỉ tiêu tài chính trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Theo Basel II, phần vốn này phải trên 8% so với TTS có [quy đổi] của ngân hàng.

Như vậy, vốn tự có của NHTM bao gồm 3 bộ phận, đó là: Vốn của NHTM; các quỹ và các tài sản Nợ khác. Vốn của NHTM bao gồm: Vốn điều lệ; vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua tài sản cố định; Vốn khác. Các quỹ bao gồm: Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ; Quỹ dự phòng tài chính… Các tài sản Nợ khác như: Chênh lệch đánh giá lại tài sản; Chênh lệch thu nhập, chi phí trong năm; Kết quả lợi nhuận năm sau chưa phân phối.

1.3. Nguồn vốn huy động

Đây là nguồn vốn quan trọng, quyết định đến hoạt động của ngân hàng, là nguồn nguyên liệu chính cho hoạt động kinh doanh của NHTM, thường chiếm từ 90 - 95% cơ cấu TTS. Chính vì vậy, ngân hàng nào huy động được nguồn vốn càng cao sẽ thể hiện năng lực tài chính và khả năng kinh doanh càng tốt.

Nguồn vốn huy động của NHTM bao gồm: Tiền gửi của tổ chức kinh tế và cá nhân; phát hành giấy tờ có giá; vốn vay NHNN, vay TCTD khác trong và ngoài nước.

1.4. Hiệu quả sử dụng các nguồn vốn

Được đánh giá qua 2 chỉ tiêu phân tích là: Khả năng sinh lời và Mức độ rủi ro của ngân hàng.

1.4.1. Khả năng sinh lời

Là chỉ tiêu cụ thể nhất phản ánh qui mô, chất lượng và hiệu quả của quá trình hoạt động, định hướng kinh doanh, năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Khả năng sinh lời được đánh giá dựa trên hai chỉ số là: Tỷ suất lợi nhuận trên Vốn chủ sở hữu [ROE] và Tỷ suất lợi nhuận trên TTS [ROA]. Theo Basel, ROE > 15% và ROA > 1% được coi là tốt. Nếu ROA, ROE của ngân hàng nào cao thì ngân hàng đó đươc khách hàng cũng như nhà đầu tư đánh giá cao hơn. Vì vậy, khả năng sinh lời cao là chỉ tiêu tốt phản ảnh sức mạnh tài chính, tạo nên năng lực cạnh tranh của NHTM.

1.4.2. Mức độ rủi ro

Được đo bằng 2 chỉ tiêu cơ bản:

+ Hệ số an toàn vốn: Được xác định theo công thức:

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu [CAR] =  [Vốn tự có x 100%]/TTS có rủi ro

Hiện nay, theo Thông tư 13/2010/TT-NHNN, các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam phải duy trì CAR tối thiểu 9%. Đến năm 2020, phải duy trì CAR là 8% theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN.

+ Chất lượng tín dụng: Đo bằng tỷ lệ nợ xấu/nợ quá hạn trong tổng dư nợ. Nếu tỷ lệ này thấp thì chất lượng tín dụng của ngân hàng đó tốt, tình hình tài chính mạnh; Ngược lại, nếu tỷ lệ này cao chứng tỏ ngân hàng quản lý tín dụng chưa tốt, tình hình tài chính cần được quan tâm.

2. Thực trạng năng lực tài chính của các NHTMCP phần trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

2.1. Về quy mô TTS

Bảng 1. Quy mô năng lực tài chính của các NHTMCP tại TP. Hồ Chí Minh năm 2018

Nguồn: Tổng hợp từ BCTC năm 2018 của các ngân hàng

Bảng 1 cho thấy quy mô TTS của Ngân hàng SCB là lớn nhất. Tính đến hết năm 2018, TTS của SCB đạt 508.954 tỷ đồng, tăng 64.922 tỷ đồng [14,6%] so với năm 2017. Nguyên nhân do năm 2012, SCB hợp nhất với 2 ngân hàng khác là Ficombank và TinNghiaBank.

Đứng thứ 2 về quy mô TTS là Sacombank với giá trị TTS 406.041 tỷ đồng, do năm 2015

Sacombank sát nhập với Southernbank. Thứ 3 là Ngân hàng ACB, năm 2018 giá trị TTS của ACB đạt 329.333 tỷ đồng, tăng 45.017 tỷ đồng [15,8%] so với 2017.

Ngược lại, SGB là ngân hàng có giá trị TTS thấp nhất với TTS của SGB đạt 20.374 tỷ đồng, giảm so với năm 2017 là 946 tỷ đồng [4,4%]. Dù SGB là ngân hàng được thành lập sớm nhất trên địa bàn nhưng lại là ngân hàng duy nhất có giá trị TTS bị giảm.

2.2. Về quy mô vốn chủ sở hữu [VCSH]

Từ Bảng 1 có thể thấy, các ngân hàng có quy mô TTS lớn vẫn là những ngân hàng có TTS lớn, là Sacombank và ACB. Trong đó, Sacombank là ngân hàng có quy mô VCSH cao nhất, với số VCSH tính đến cuối năm 2018 đạt  24.632 tỷ đồng, tăng 1.396 tỷ đồng [6,01%] so với năm 2017. Đứng thứ 2 là ACB với 21.018 tỷ đồng, tăng 4.987 tỷ đồng [31,11%] so với năm 2017. SCB là ngân hàng có quy mô TTS lớn nhất nhưng quy mô VCSH chỉ đạt 16.415 tỷ đồng, đứng vị trí thứ 3.

Hai ngân hàng có quy mô TTS nhỏ nhất cũng là 2 ngân hàng có VCSH thấp nhất là VietcapitalBank và SGB, đạt xấp xỉ 3.435 tỷ đồng.

Xét về tốc độ tăng quy mô VCSH năm 2018, OCB là ấn tượng nhất với tỷ lệ tăng trưởng đạt 43,29% do phát hành thành công cổ phiếu ra thị trường với quy mô tăng lên gần 9.000 tỷ đồng sau phát hành.

Bên cạnh đó, một ngân hàng cũng có sự tăng trưởng TTS và VCSH ấn tượng đó là HDBank với tốc độ tăng trưởng VCSH khá cao. Đặc biệt, năm 2013 VCSH của HDBank tăng 3.206 tỷ đồng [59,44%] do tiến hành sáp nhập với Ngân hàng Đại Á. Năm 2017 cũng ghi nhận mới tăng trưởng đáng kể do HDBank tiến hành tăng vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động và hoạt động kinh doanh đạt lợi nhuận trước thuế kỷ lục [đạt 2.417 tỷ đồng, hoàn thành 185,9% so với kế hoạch]. Năm 2018, đề án sáp nhập HDbank với PGBank đã được NHNN thông qua, quy mô VCSH dự kiến sẽ đạt gần 20.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, so với quy mô TTS và VCSH của một số NHTMCP khác trong hệ thống thì quy mô của các NHTMCP trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh còn khá hạn chế.

Biểu 1: Quy mô VCSH của một số ngân hàng năm 2018

[ĐVT: Tỷ đồng]

Từ Biểu 1 có thể thấy Sacombank là NHTMCP trên địa bàn có quy mô VCSH lớn nhất nhưng chỉ đứng thứ 7 trong số các NHTMCP có quy mô vốn lớn nhất hệ thống, chỉ hơn 1/3 so với quy mô VCSH của ngân hàng Vietinbank, còn kém nhiều so với hai ngân hàng tư nhân khác trong hệ thống là VPBank và Techcombank.

2.3. Về nguồn vốn huy động

Bảng 2. Quy mô nguồn vốn huy động của các NHTMCP tại TP. Hồ Chí Minh

ĐVT: Tỷ đồng

Bảng 2 cho thấy SCB là ngân hàng có quy mô vốn huy động là lớn nhất, năm 2018 đạt 492.538 tỷ đồng, tăng 63.878 tỷ đồng [15%] so với năm 2017. Trong đó, chủ yếu là Tiền gửi của khách hàng đạt 384.914 tỷ đồng, con số này cho thấy SCB là ngân hàng có lượng tiền gửi của khách hàng cao nhất. Bên cạnh đó, trong năm 2018, SCB cũng đã phát hành thành công chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, huy động được 26.500 tỷ đồng.

Đứng thứ 2 là Sacombank với quy mô nguồn vốn huy động là 381.408 tỷ đồng, tăng 36.176 tỷ đồng so với 2017. 

ACB là ngân hàng có năm 2012 gặp khó khăn trong huy động vốn, những vấn đề liên quan đến Nguyễn Đức Kiên làm cho nguồn vốn huy động của ngân hàng này giảm 105.377 tỷ đồng so với 2011. Tuy nhiên, từ năm 2014, quy mô nguồn vốn huy động của ACB bắt đầu tăng và đạt mức 308.315 tỷ đồng vào năm 2018, tăng 40.030 tỷ đồng so với 2017, đứng vị trí thứ 3. Điều đó chứng tỏ, niềm tin của khách hàng đối với ACB đã trở lại cùng với những thay đổi trong công tác quản trị điều hành ngân hàng.

Trong số này, Saigonbank là ngân hàng duy nhất có quy mô nguồn vốn huy động bị giảm, số tiền giảm là 963 tỷ đồng, tương đương 5%.

2.4. Về khả năng sinh lời

Được đánh giá thông qua hai chỉ số ROAA và ROEA của các ngân hàng.

Biểu 2: ROAA của các NHTMCP trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh năm 2018

Biểu 2 cho thấy OCB là ngân hàng có tỷ suất sinh lời trên TTS cao nhất trong năm 2018, đạt 1,91%. Đứng ngay sau OCB là ACB, tỷ suất sinh lời của ACB năm 2018 đạt 1,67%. Đặc biệt, ngân hàng có ROAA thấp nhất là SCB - ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất trong số các NHTMCP trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Năm 2018, ROAA của SCB chỉ đạt 0,04%. Điều này cho thấy SCB chưa khai thác được tiềm lực tài chính của mình. Bên cạnh đó, VietcapitalBank và Saigonbank là hai ngân hàng cũng có ROAA thấp nhất, lần lượt đạt 0,22% và 0,2%.

Biểu 3: ROEA của các NHTMCP trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh năm 2018

Biểu 3 cho thấy ACB và OCB cũng là 2 ngân hàng có tỷ suất sinh lời trên VCSH cao nhất, lần lượt đạt 27,73% và 23,58%. SCB cũng là ngân hàng có ROEA thấp nhất, bên cạnh Vietcapitalbank và Saigonbank, lần lượt đạt 1,06%, 2,77% và 1,22%.

Biểu 4: ROE của một số ngân hàng từ năm 2007 - 2018

Biểu 4 cho thấy, ACB năm 2007 có ROE đạt gần 45%. Tuy nhiên, những khó khăn liên quan đến ban quản trị nên hoạt động của ACB có nhiều khó khăn. Trong khi đó, OCB, SCB, Vietcapitalbank và Saigonbank năm 2007 có xuất phát điểm gần như nhau [ROE đạt khoảng 15%] nhưng chỉ có OCB có sự tăng trưởng ấn tượng. Đặc biệt SCB, sau khi hợp nhất 3 ngân hàng thì ROE rất thấp. 

2.5. Về chất lượng tín dụng

Được đánh giá thông qua các chỉ tiêu là hệ số CAR và chất lượng tín dụng.

Biểu 5: Tỷ lệ an toàn vốn của các NHTMCP trên địa bàn năm 2018

Biểu 5 cho thấy tất cả các NHTMCP trên địa bàn đều đảm bảo được CAR tối thiểu theo quy định là 9%. Trong đó, chỉ có SCB có tỷ lệ CAR năm 2018 thấp hơn 10% [đạt 9,69%]  nhưng vẫn đảm bảo tỷ lệ tối thiểu. Eximbank là ngân hàng có CAR cao nhất trong số các NHTMCP trên địa bàn, đạt 15,05%.

Nhìn chung, các NHTMCP trên địa bàn đều đạt mức CAR tối thiểu theo qui định của NHNN. Tuy nhiên, khi Thông tư 41/2016/TT-NHNN chính thức có hiệu lực, thì có thể tỷ lệ an toàn vốn của các NHTM hiện nay sẽ giảm mạnh. Trong số này, OCB là một trong ba ngân hàng đầu tiên được NHNN công nhận tuân thủ Basel II.  Chính vì vậy, trong thời gian tới, các NHTMCP trên địa bàn đều chọn giải pháp tăng vốn điều lệ để đảm bảo tỷ lệ an toàn.

Về chất lượng tín dụng được đo lường bằng tỷ lệ nợ xấu.

Biểu 6: Chênh lệch giữa Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng so với quy định từ năm 2008 - 2018

Biểu 6 cho thấy: trong giai đoạn 2008 - 2018, một số ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao hơn rất nhiều so với quy định của NHNN. Cụ thể:

Năm 2008, tỷ lệ nợ xấu của Eximbank là 4,71%. Nguyên nhân do ảnh hưởng của sự suy giảm kinh tế toàn cầu, nhiều doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn, thị trường bị thu hẹp, sản phẩm khó tiêu thụ, dẫn đến quan hệ tín dụng với ngân hàng bị ảnh hưởng, hạn chế khả năng thanh toán. Bên cạnh đó là tỷ giá USD/VND biến động mạnh. Tuy nhiên, ngay năm 2009 Eximbank đã hoàn thiện cơ chế giám sát, kiểm tra kiểm soát nội bộ chặt chẽ, sâu sát hơn nhằm sớm phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn rủi ro tín dụng. Vì vậy nên dư nợ cho vay tăng hơn 80% nhưng nợ xấu lại giảm, chất lượng tín dụng được cải thiện đáng kể.

Nhìn chung, năm 2018 các NHTMCP trên địa bàn đã kiểm soát được nợ xấu xuống dưới 3%. Một trong những biện pháp mà ngân hàng sử dụng đó là bán nợ cho VAMC. Với kỳ hạn 5 năm, trái phiếu của VAMC bán cho các ngân hàng bắt đầu từ 2013 thì đến 2018 mới chỉ có OCB [cùng VCB, Techcombank, MB và VIB] là đã "sạch nợ" tại VAMC.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. PGS. TS. Nguyễn Thị Quy, “Năng lực cạnh tranh của các NHTM trong xu thế hội nhập”, NXB Lý luận chính trị, 2005.

2. PGS. TS. Nguyễn Đăng Dờn, “Quản rị NHTM hiện đại”, NXB Phương Đông, 2012.

3. C.K Prahalad and Gary Hamel [1960]. The core competence of the corporation, Harvard business review.

4. Michael E. Porter [1985]. The Competitive Advantage of Nations, the Free press, New York.

5. Các website của các NHTMCP Việt Nam.

THE CURRENT FINANCIAL CAPACITY

OF JOINT STOCK COMMERCIAL BANKS

IN HO CHI MINH CITY

● Master. LUONG XUAN MINH

Faculty of Accounting - Auditing, Banking University Ho Chi Minh City

ABSTRACT:

The article presents the current financial capacity of joint stock commercial banks in Ho Chi Minh City. The financial capacity enables commercial banks to carry out their businesses effectively and it is also a measure of the bank’s ability to mobilize and use resources from society.

Keywords: Financial capacity, commercial bank, Ho Chi Minh City.

Video liên quan

Chủ Đề