Tư bản tư nhân là gì

Khái niệm kinh tế tư nhân hiện nay vẫn còn rất nhiều các quan điểm trái chiều được đưa ra và chưa đi tới một sự thống nhất cụ thể nào. Tuy nhiên, xét về mặt kinh tế học thì kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế thuộc cơ cấu kinh tế của một quốc gia, được hình thành và phát triển dựa trên sự sở hữu của tư nhân về tư liệu sản xuất cũng như lợi ích cá nhân.Đối tượng sở hữu kinh tế tư nhân đó là các cá thể hoặc một nhóm người thuộc về tư nhân đứng lên. Khái niệm này được đưa ra nhằm phân biệt với kinh tế nhà nước, do nhà nước làm chủ và thuộc quyền quản lý của nhà nước. Kinh tế tư nhân bao gồm:

- Kinh tế cá thể tiểu chủ

- Kinh tế tư bản tư nhân

Dù hoạt động dưới hình thức nào thì kinh tế tư nhân cũng kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp tư nhân và phần lớn hoạt động vì mục đích lợi nhuận.Nhắc tới kinh tế tư nhân, chúng ta có thể xét về 2 khía cạnh dưới đây:

- Về lĩnh vực sản xuất kinh doanh: kinh tế tư nhân bao gồm các hộ gia đình, các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào các quá trình, hoạt động sản xuất kinh doanh ở các lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp, vận tải, nông lâm thủy sản, thương mại, dịch vụ, kinh tế xây dựng,…

- Về mô hình tổ chức: kinh tế tư nhân bao gồm các hộ kinh doanh cá thể và các doanh nghiệp tư nhân được tổ chức dưới các loại hình tư nhân, trách nhiệm hữu hạn [TNHH], cổ phần, hợp danh,…

Kinh tế tư nhân [tiếng Anh: Individual Economy] là thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân.

Hình minh hoạ [Nguồn: economictimes]

Kinh tế tư nhân

Khái niệm

Kinh tế tư nhân trong tiếng Anh được gọi là Individual Economy.

Kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.

Kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. 

Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng trong thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao nội lực của đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế.

"Kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế". [Theo Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006]

Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền tự do kinh doanh theo pháp luật, bảo hộ quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân; khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi và định hướng, quản lí sự phát triển của kinh tế tư nhân theo pháp luật, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.

Thành phần kinh tế tư nhân

Thành phần kinh tế tư nhân bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân.

- Kinh tế cá thể, tiểu chủ

Kinh tế cá thể, tiểu chủ dựa trên hình thức tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất.

Sự khác nhau giữa kinh tế cá thể và kinh tế tiểu chủ ở chỗ: trong kinh tế cá thể nguồn thu nhập hoàn toàn dựa vào lao động và vốn của bản thân và gia đình, còn trong kinh tế tiểu chủ, tuy nguồn thu nhập vẫn chủ yếu dựa vào lao động và vốn của bản thân và gia đình, nhưng có thuê lao động.

Ở nước ta do trình độ lực lượng sản xuất còn thấp, kinh tế cá thể, tiểu chủ có vị trí quan trọng, lâu dài trong nhiều ngành nghề và ở khắp các địa bàn cả nước.

Nó có khả năng sử dụng và phát huy có hiệu quả các tiềm năng về vốn, sức lao động, các kinh nghiệm sản xuất, ngành nghề truyền thống. 

Hạn chế của thành phần này là ở tính tự phát, manh mún và chậm ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ. 

Vì vậy, một mặt, cần tạo điều kiện để kinh tế cá thể, tiểu chủ phát triển; mặt khác, cần hướng dẫn nó dần dần vào kinh tế tập thể một cách tự nguyện, làm vệ tinh cho các doanh nghiệp hoặc phát triển lớn hơn.

- Kinh tế tư bản tư nhân

Kinh tế tư bản tư nhân dựa trên hình thức sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và bóc lột lao động làm thuê. 

Trong thời kì quá độ ở nước ta, thành phần này còn có vai trò đáng kể để phát triển lực lượng sản xuất, xã hội hóa sản xuất, khai thác các nguồn vốn, giải quyết việc làm và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội khác. 

Kinh tế tư bản tư nhân rất năng động, nhạy bén với kinh tế thị trường, do đó sẽ có những đóng góp không nhỏ vào quá trình tăng trưởng kinh tế của đất nước, tuy nhiên, kinh tế tư bản tư nhân có tính tự phát rất cao. 

Vì vậy, một mặt, nhà nước tạo tâm lí xã hội và môi trường trong kinh doanh thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp của tư nhân [trong đó có các doanh nghiệp tư bản tư nhân] phát triển không hạn chế trong mọi ngành nghề, lĩnh vực, kể cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh quan trọng của nền kinh tế mà pháp luật không cấm. 

Mặt khác, tiếp tục hoàn thiện và tăng cường quản nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân, trong đó có kinh tế tư nhân tư bản tư nhân. Xét về lâu dài có thể hướng kinh tế tư bản tư nhân đi vào kinh tế tư bản nhà nước dưới những hình thức khác nhau.

[Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin, PGS. TS. Nguyễn Văn Hảo, Bộ Giáo dục và đào tạo]

Chủ Đề