Tư duy trực quan hình tượng là gì

Chào cô và các b nạ
BÀI TỰ HỌC: ĐẶC ĐIỄM PHÁT TRIỂN TƯ DUY CỦA TRẺ
MẪU GIÁO
Người hướng dẫn: Th.S Lê Thị Thanh Sang
Khoa: Tiểu học mầm non
Bước ngoặc tư duy ở đầu tuổi mẫu giáo diển ra như thế nào?

Bước ngoặc tư duy ở đầu tuổi mẫu giáo diển ra như sau:
Tư duy chuyển từ bình diện bên ngoài và bình diện bên
trong hay từ tư duy trực quan- hành động đến tư duy trực
quan-hình tượng là một sự biến đổi về chất
Nguyên nhân của sự chuyển biến: chia thành 2 phần:
1. Vốn biểu tượng tang lên rõ rệt nhờ trẻ tích cực hoạt


động với đồ vật ở cuối tuổi ấu nhi
2. Nhờ chức năng kí hiệu-tượng trưng được hình thành
qua việc tham gia vào trò chơi ĐVTCĐ.

☻Đặc điểm khái quát về sự phát triển tư duy của
trẻ mẫu giáo
1.Một bước ngoặt của tư duy
Ở tuổi ấu nhi, hầu hết trẻ em đều
rất tích cực hoạt động với đồ vật,
nhờ đó trí tuệ, đặc biệt là tư duy
phát triển khá mạnh. Lúc này trẻ đã
bắt đầu giải các bài toán thực tế,

những quá trình giải đó không diễn
ra trong óc mà diễn ra bằng tay theo
phương thức “thử và có lỗi”, được
gọi là tư duy bằng tay hay tư duy
trực quan - hành động.
Việc chuyển từ tư duy trực quan – hành động sang tư duy
trực quan hình - tượng là nhờ vào:
- Trẻ tích cực hoạt động với đồ
vật, hoạt động đó được lặp đi lặp
lại nhiều lần, lâu dần đồ vật được
nhập tâm thành những hình ảnh,
những biểu tượng trong óc.

- Do việc nảy sinh hoạt động vui chơi [mà trung tâm là
trò chơi ĐVTCĐ]. Loại trò chơi đó giúp trẻ hình thành
chức năng kí hiệu – tượng trưng của ý thức.
Xã hội đã sáng tạo ra nhiều hệ thống kí hiệu như ngôn
ngữ, kí hiệu toán học, kí hiệu thông tin, kí hiệu các ngành
nghệ thuật khác nhau như tạo hình, âm nhạc, múa… nhằm
phản ánh thế giới hiện thực. Nhiều loại kí hiệu - tượng trưng,
có loại gần giống với hiện thực như kí hiệu điện ảnh, có loại
lại khác xa với hiện thực như kí hiệu hóa học…
Ở trẻ em, sự nắm vững các hoạt động với đồ vật là
những tiền đề để cho chức năng kí hiệu nảy sinh. Khi một
hành động được thực hiện không phải với đồ vật thật mà

với đồ vật thay thế thì hành động đó đã mật đi ý nghĩa thực
tiễn của nó và khi đó nó trở thành một hình ảnh, một kí hiệu
của hành động có thực.
Với kí hiệu về một hành động, trò chơi nói chung, nhất
là trò chơi ĐVTCĐ, còn làm nảy sinh kí hiệu về một đồ
vật. Ở đây xuất hiện hai loại kí hiệu: Kí hiệu của hành
động tức là hành động đánh đàn giả vờ và kí hiệu về đồ vật
tức là cái chổi. Trò chơi đóng vai theo chủ đề làm xuất hiện
ở trẻ nhiều hệ thống kí hiệu về con người.
Bước chuyển biến đó diễn ra chính thức đối với đại đa số
trẻ em là vào lúc trẻ em bước vào tuổi mẫu giáo, khi mà trò
chơi trung tâm là trò chơi ĐVTCĐ giữ một vị trí quan trọng,

vị trí chủ đạo trong sự phát triển của trẻ.
Tuy nhiên, bước chuyển này mới chỉ là một bước nhảy
từ bờ bên này [là tư duy ở bình diện bên ngoài – tư duy
trực quan hành đông] sang bờ bên kia [là tư duy ở bình
diện bên trong – tư duy trực quan hình tượng] nên nó mới
chỉ là điểm khởi đầu của loại tư duy mới.
1.1. Tư duy của trẻ mẫu bé đã dạt tới ranh giới của tư
duy trực quan – hình tượng.
Các hình tượng trong đầu của trẻ vẫn còn gắng liền với
hành động. Điều đó được thể hiện trong nhiều trường hợp,
khi trẻ phải giải quyết những bài toán thực tiễn.
Vào đầu lứa tuổi mẫu giáo, trong hoạt động tư duy của trẻ

tồn tại hai kiểu: kiểu tư duy trực quan – hành động là kiểu đã
có trước đấy, và kiểu tư duy trực quan – hình tượng chiếm vị
trí chủ yếu.Việc giáo dục phát triển tư duy cho trẻ ở thời điểm
này là giúp trẻ tích lũy nhiều biểu tượng bằng cách cho trẻ
quan sát, tiếp xúc, va chạm với sự vật và hiện tượng muôn
màu muôn vẽ đồng thời rèn luyện các giác quan để tang cường
khả năng thu nhận những ấn tượng bên ngoài làm cho thế giới
biểu tượng của trẻ ngày một phong phú.
Mặt khác tổ chức cho trẻ hoạt động một cách tích cực
nhằm giúp trẻ nắm vững chức năng và cách sử dụng chúng,
làm cho quá trình nhập tâm được thực hiện dễ dàng, đó là
quá trình chuyển biến hành động định hướng bên ngoài

thành hành động định hướng bên trong. Đó là một bước
ngoặc cơ bản trên con đường phát triển tư duy, làm cho tư
duy của trẻ đạt tới trình độ tư duy theo kiểu người.
1.2. Tư duy của trẻ mẫu giáo bé còn gắn liền với hành
động vật chất, với cảm xúc và ý muốn chủ quan.
Tư duy là một quá trình phát hiện những thuộc tính bên
trong và những quy luật khách quan của sự vật. Trẻ mẫu
giáo bé mới bước tới ngưỡng cửa của tư duy trong khi thế
giới nội tâm của trẻ còn chưa được phân hóa thành nhưng
chức năng rõ ràng như người lớn. Trong đời sống hằng
ngày, mỗi tình huống vừa là một trường hành động, vừa là
một nguồn cảm xúc, vừa là hoàn cảnh có vấn đề kích thích

tư duy.
Tư duy cho phép con người nhận biết được 2 thế giới
gên trong và bên ngoài.Có như vậy mới phát hiện được
những quy luật khách quan của sự vật hiện tượng của hiệu
thực.
Trẻ mẫu giáo tư duy chưa đạt tới trình độ cần thiết vì còn
dính liền với hành động vật chất và bị chi phối bởi cảm xúc
khiến trẻ không phân biệt thế giới bên trong hay bên ngoài.
Tư duy của trẻ còn bị tình cảm chi phối mạnh.Trẻ thường
hỏi những câu hỏi nguyên nhân là do ý muốn của một người
đó tạo nên.ngoài ra trẻ rất tin ở phù phép mà chưa quan niệm
được rằng mỗi sự việc đều có nguyên nhân khách quan của

nó.
Muốn cho trẻ thay đổi ý kiến về một vấn đề nào đó,không
chỉ thuyết phục bằng lời lẽ mà tốt nhất là khơi gợi tình cảm
thì mới có kết quả tốt.
2. Phát triển mạnh kiểu tư duy trực quan-hình tượng
Cuối tuổi mẫu giáo bé,trẻ đã biết tư duy bằng những
hình ảnh trong đầu.Ở trẻ biểu tượng giàu có thêm
nhiều,chức năng kí hiệu phát triển mạnh,lòng ham hiểu biết
và hứng thú nhận thức tăng lên rõ rệt.
Ở tuổi mẫu giáo nhỡ.trẻ giải những bài toán ngày càng
phúc tạp và đa dạng ,đòi hỏi phải tách biệt và sử dụng
những mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng và hành

động.Tuy đang trên đà phát triển mạnh giúp đứa trẻ định
kiến được hành động,lập kế hoạch cho hành động của
mình.
Trẻ thường “thực nghiệm”, chăm chú quan sát các hiện
tượng và suy nghĩ những hiện tượng đó để rút ra kết luận,
nhưng còn ngây ngô, ngộ nghĩnh và nhiều khi còn gây gây
bất ngờ đối với người lớn.
Phần lớn trẻ ở độ tuổi mẫu giáo nhỡ đã có khả năng giải
các bài toán bằng các “phép thử ngầm trong óc”, dựa vào các
biểu tượng: Kiểu tư duy trực quan-hình tượng đã bắt đầu
chiếm ưu thế
Khi hành động với các biểu tượng trong óc, đứa trẻ hình

dung được các hành động thực hiện với các đối tượng và kết
quả của những hành động ấy.

Tư duy trực quan-hình tượng phát triển mạnh cho phép trẻ
em giải được nhiều bài toán thực tiễn. Tuy vậy, trẻ chỉ mới dựa
vào những biểu tượng đã có , những kinh nghiệm đã trải qua để
suy luận ra những vấn đề mới. Do đó, nhiều khi trẻ giải thích
các hiện tượng một cách ngộ nghĩnh.
Trẻ rất dễ lẫn lộn thuộc tính bản chất và không bản chất của
sự vật hiện tượng xung quanh. Trong khi giúp trẻ phát triển
mạnh tư duy hình tượng, nên cung cấp biểu tượng cho trẻ một
cách phong phú và chính xác

Tư duy trực quan-hình tượng phát triển mạnh, đó là điều
kiện thuận lợi nhất để giúp trẻ cảm thụ tốt những hình tượng
nghệ thuật được xây dựng nên các tác phẩm văn học nghệ thuật
do các văn nghệ sĩ xây dựng nên chủ yếu bằng kiểu tư duy hình
tượng của mình
3.Xuất hiện kiểu tư duy trực quan-hình tượng mới
và những yếu tố của kiểu tư duy trừu tượng.
Ở tuổi mẫu giáo nhỡ, tư duy trực quan- hình tượng phát
triển mạnh đã giúp trẻ giải quyết một số bài toán thực tiễn.
Ngoài tư duy trực quan- hình tượng còn có một kiểu tư
duy trực quan- hình tượng mới phù hợp với khả năng và
nhu cầu nhân thức của trẻ đó là kiểu tư duy trực quan- sơ

đồ.Kiểu tư duy này tạo cho trẻ khả năng phản ánh mối
quan hệ khách quan, không phụ thuộc vào hành động hay ý
muốn chủ quan của bản thân trẻ.
Tuy tư duy trực quan -sơ đồ vẫn là
kiểu tư duy hình tượng nhưng đã mất đi
những chi tiết rườm rà,mà còn giữ lại
những thuộc tính chủ yếu.
Trẻ cuối tuổi mẫu giáo nhỡ và mẫu
giáo lớn có khả năng tìm hiểu một cách
dễ dàng và nhanh chóng về cách biểu
diễn sơ đồ và sử dụng có kết quả những
sơ đồ để tìm hiểu sự vật.

Kỉ năng sử dụng các hình tượng được
sơ đồ hóa là một thành tựu lớn nhất trong
sự phát triển tư duy của trẻ.
Tư duy trực quan -sơ đồ giúp trẻ lĩnh hội những tri thức
ở trình độ khái quát,từ đó hiểu được bản chất của sự
việc,nhưng kiểu tư duy này vẫn nằm trong phạm vi của
kiểu tư duy trực quan-hình tượng nói chung và bị hạn chế
khi trẻ cần giải bài toán đòi hỏi tách biệt những thuộc
tính,mối quan hệ mà không thể hình dung một cách trực
quan hình tượng được.
Kiểu tư duy trừu tượng được hình thành đặt biệt tuổi
mẫu giáo lớn.Lúc này trẻ biết biểu thị sự vật hiện tượng

bằng từ ngữ hay kí hiệu khi giải bài toán tư duy độc lập.Tư
duy trực quan-hành động lẫn tư duy trực quan-hình tượng
đều liên hệ mật thiết với ngôn ngữ.
Muốn cho ngôn ngữ trở thành phương tiện chủ yếu của
tư duy, trẻ cần lĩnh hội những khái niệm loài người đã xây
dựng cũng như các tri thức về dấu hiệu và bản chất của sự
vật và hiện tượng được củng cố bằng các từ.
Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng: Nếu
đưa những phương tiện đặt biệt vào nội dung dạy học thì
dẫn tới sự biến đổi có tính nguyên tắc của những giai đoạn
tuyệt đối và bất biến.Ở trẻ 7-8 tuổi xảy ra hiện tượng
“không bảo toàn số lượng”.

Để hình thành một khái niệm,có thể hướng dẫn trẻ theo
các bước sau:
+ Thực hiện các hành động vật chất với các đối tượng
cần tìm hiểu
+ Thực hiện các hành động với mô hình hay sơ đồ của
đối tượng
+ Nói to lên về trình tự và nội dung các hành động đã
tiến hành
+ Nói thầm về những điều đó
+ Nghĩ thầm trong óc:hành động được rút gọn và biến
thành tư duy
Ở tuổi mẫu giáo lớn hoạt động tâm lí của trẻ đặc biệt

nhạy cảm với những hình tượng cụ thể sinh động về các sự
vật và hiện tượng.
Trên bậc thang phát triển tâm
lí chung thì tư duy trừu tượng
đứng cao hơn so với tư duy trực
quan-hình tượng.
Cần quan tâm đến sự phát
triển tư duy hình tượng cho trè
làm quen với thế giới xung
quanh. Cần tránh cho trẻ sớm đi
vào tư duy trừu tượng theo kiểu
người lớn,”khôn trước tuổi”,điều

đó dễ làm mất đi tính ngây thơ
hồn nhiên và tính mềm dẻo của
trí tuệ.
Cảm ơn cô và các bạn
đã lắng nghe
THE END

Tư duy trực quan hình tượng là gì cho ví dụ?

Tư duy trực quan hình ảnh là là loại tư duy dựa vào hình ảnh trong đầu để xác lập mối quan hệ. Tư duy trực quan hình ảnh bắt đầu hình thành ở trẻ em từ 3-6 tuổi, bước ngoặt quan trọng chuyển từ tư duy trực quan – hành động sang tư duy trực quanhình ảnh.

Tư duy trực quan số đó là gì?

Khái niệm tư duy trực quan sơ đồ được hiểu loại tư duy mà việc giải quyết vấn đề dựa vào các hình ảnh của sự vật, hiện tượng. Đây lối tư duy sáng tạo giúp bạn có nhiều ý tưởng và tạo sự chủ động trong cuộc sống.

Tư duy của trẻ mẫu giáo là gì?

Tư duy của trẻ mẫu giáo là quá trình khám phá những thuộc tính mới, những mối quan hệ mới giữa sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan mà trước đó trẻ chưa biết. Ở trẻ, hoạt động tư duy bao gồm hoạt động lý thuyết và các thao tác thực tiễn nhằm định hướng nhận thức.

Tư duy biểu trưng là gì?

Bên cạnh hai loại tư duy đó thì trẻ ấu nhi còn xuất hiện loại tư duy biểu trưng là loại tư duy mà trẻ tìm ra mối quan hệ giữa vật thật và vật biểu trưng thay thế. Loại tư duy này chỉ thực sự phát triển khi trẻ đã vững các biểu tượng trong đầu, nắm được công dụng, cách sử dụng các biểu tượng.

Chủ Đề