Từ trà cổ đến mũi cà mau bao nhiêu km

Mũi Sa Vĩ [Mũi Gót] là điểm đầu tiên của nét vẽ chữ S trên bản đồ Việt Nam, thuộc phường Trà Cổ, cách trung tâm Móng Cái 13 km. Đây là khu vực đón ánh mặt trời đầu tiên ở miền Bắc, thu hút nhiều du khách.

Mũi Sa Vĩ đánh dấu địa đầu cực Đông Bắc của đất nước, ở đây có bức phù điêu hình ba ngọn thông vươn thẳng lên trời, trên khắc ghi câu thơ của Tố Hữu trong bài thơ “Vui thế hôm nay…”:

“…Từ Trà Cổ rừng dương

Đến Cà Mau rừng đước…”

Mũi Sa Vĩ. Ảnh: Báo Lao động.

Cách bức phù điêu vài bước chân là cột cây số 0, trên ghi thông tin chiều dài đường bờ biển của đất nước ta: “Từ Trà Cổ đến mũi Cà Mau 3260 km”.

Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Có tên gọi Sa Vĩ vì mỗi khi thủy triều xuống, khu vực này nổi lên một doi cát dài uốn lượn, trông như đuôi rồng. Khi nước dâng cao, nơi cắm cột mốc phân định biên giới Việt Nam – Trung Quốc lại trở thành hòn đảo nhỏ.

Vui chơi ở quảng trường mũi Sa Vĩ. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Phía bắc mũi Sa Vĩ là cửa sông Bắc Luân đổ ra biển nhìn ra hòn Dậu Gót [1/3 hòn thuộc Việt Nam], đối diện đất Trung Quốc. Bên cạnh mũi Sa Vĩ là cụm thông tin cổ động biên giới Sa Vĩ, được khởi công xây dựng năm 2009, hoàn thành vào tháng 10 năm 2013.

Cột mốc đặc biệt. Ảnh: VOV.

Công trình bao gồm 3 phần: phần quảng trường, phần cụm công trình chính và phần nhà dịch vụ, quy tụ thành một quần thể kiến trúc văn hoá hiện đại.

Phía trước là khu vực quảng trường trung tâm, với hai hàng trụ đá làm từ đá tự nhiên của vùng đất cố đô Hoa Lư, xếp hình bán nguyệt vững chãi, sừng sững như những người lính bảo vệ biên cương tổ quốc.

Ảnh: nguyenkhaitrung.

Đỉnh cụm công trình chính là 8 ngọn dương vút thẳng lên trời xanh, cao 27m, được đúc từ bê tông vĩnh cửu và mạ một lớp kẽm trên bề mặt để chống lại sự tác động của thời tiết. Những họa tiết trên công trình được lấy cảm hứng từ mặt trống đồng Đông Sơn.

Cụm thông tin mũi Sa Vĩ nhìn từ trên cao. Ảnh: Thành phố Móng Cái.

Để lên được cụm công trình chính, du khách phải bước lên những bậc thang. Đứng trên cao, bạn có thể phóng tầm mắt ra phía bờ biển dài 17km của vùng đất Móng Cái. Bao quanh bờ biển là hàng cây dương bao bọc đất liền tạo nên vẻ đẹp riêng cho vùng đất địa đầu đất nước.

Cụm thông tin nhìn từ trên cao. Ảnh: Truyền hình du lịch.

Với thiết kế kết cấu mái cong đặt trên những trụ đỡ bằng bê tông cốt thép được khắc hoạ hình dáng chim lạc tạo nên một không gian sinh động. Tại khu dịch vụ của công trình, du khách có thể lựa chọn cho mình những món quà lưu niệm, những sản vật của vùng đất Trà Cổ – Móng Cái và của tỉnh Quảng Ninh.

Bãi biển Trà Cổ. Ảnh: Báo Lao động.

Hiện nay, khi đến tham quan cụm thông tin cổ động Sa Vĩ ở mũi Sa Vĩ, du khách có thể sử dụng các dịch vụ xe đạp đôi dạo bờ biển, trượt patin nghệ thuật, in ảnh lên cốc để du khách ghi lại những hình ảnh đáng nhớ.

Cột mốc số 0. Ảnh: Nguyễn Hưng.

Ngoài ra khi đến mảnh đất địa đầu này, du khách có thể kết hợp tham quan biển Trà Cổ, bãi biển dài nhất Việt Nam, nền cát phẳng chắc và rộng rãi, xe hơi có thể chạy mà không sa lầy.

Khuôn viên đầy cây và hoa. Ảnh: Báo Hòa Bình.

Biển ở biên giới Trà Cổ có làn sóng nhẹ và xanh, vào những ngày lặng sóng, du khách có thể thuê tàu câu mực. Mực Trà Cổ tuy nhỏ nhưng ngọt thịt, một đêm có thể câu đến 5kg mực chế biến thành nhiều món ngon.

Ảnh: Báo Tuổi trẻ Thủ đô.

Cụm thông tin cổ động mũi Sa Vĩ được ví như cột mốc chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc. Đến Quảng Ninh, ngoài tham quan di sản vịnh Hạ Long, bạn cũng đừng bỏ qua địa điểm biên cương vừa có cảnh sắc đẹp vừa mang giá trị văn hóa đặc sắc!

Hè 2022, sau một thời gian dài hạn chế các hoạt động du lịch do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, Khoa Công trình và Viện Kỹ thuật công trình - Trường Đại học Thủy lợi đã có một chuyến đi đến Trà Cổ - Quảng Ninh, miền đất địa đầu tổ quốc tràn đầy cảm xúc và ý nghĩa.

Đầu tiên phải nói rằng đây là miền đất du lịch tiềm năng của Quảng Ninh và cả nước. Với tuyến đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái chính thức hoạt động từ 01/08/2022, bán đảo Trà Cổ dường như gần hơn đối với những khách du lịch muốn khám phá mọi miền Tổ Quốc.

Đến với Trà Cổ, mọi người có thể cảm nhận được sự thiêng liêng của miền đất biên giới, với cột mốc số 0, điểm bắt đầu chiều dài 3260 km đường bờ biển Việt Nam "Từ Trà Cổ rừng dương đến Cà Mau rừng đước".

Cột mốc 1369 đánh dấu chủ quyền lãnh thổ nước ta tại cửa khẩu Móng Cái, nơi giao thương sầm uất với Trung Quốc, góp phần không nhỏ đến sự phát triển kinh tế, xã hội thành phố nơi đây.

Tuy nhiên điều tuyệt vời nhất trong chuyến đi là được thăm quan ngọn hải đăng Vĩnh Thực - Ngọn Hải đăng số 1 Việt Nam. Với 7 chiến sĩ thay nhau trực ngày đêm, các chiến sĩ chịu dựng rất nhiều gian khổ, đối mặt với sóng gió, mưa bão, luôn duy trì ánh sáng dẫn lối về cho tàu thuyền của Việt Nam.

Là một người con của Thủy lợi, được đứng trên ngọn hải đăng, ngắm nhìn biển, đảo và đất liền của Việt Nam là cảm xúc dâng trào xen lẫn niềm tự hào mà chỉ những ai đến nơi đây mới cảm nhận được.

Biển trên đảo Vĩnh Thực hoang sơ, là một trải nghiệm khó quên đối với du khách yêu thích khám phá miền đất mới. Người dân nơi này cũng chịu nhiều khó khăn vất vả, bám trụ trên đảo, góp phần canh giữ biển đảo nơi biên giới.

Với sự hướng dẫn nhiệt huyết, vui vẻ của cô hướng dẫn viên mang tên một loài hoa, đoàn chúng tôi được hiểu hơn về lịch sử miền đất này, những thuận lợi và khó khăn của nơi đây và niềm tin vào tương lai tươi sáng của du lịch Trà Cổ, Vĩnh Thực nói riêng và Quảng Ninh nói chung.

Bên cạnh đó, các thầy cô cũng dành nhiều công sức cho công tác quảng bá tuyển sinh của Khoa Công trình và trường Đại học Thủy lợi, để những thông tin nóng hổi về ngành nghề trong Khoa, Trường lan tỏa đến mọi miền đất nước.

Chuyến đi 3 ngày 2 đêm là khoảng thời gian ngắn ngủi nhưng đọng lại trong mỗi thành viên nhiều cảm xúc sâu sắc. Đó là khoảng thời gian nghỉ ngơi, đoàn kết, gắn bó các thành viên trong Khoa Công trình và Viện Kỹ thuật công trình, nạp đầy năng lượng, chào đón K64 - Đại học Thủy lợi, sẵn sàng cho năm học mới, công việc mới với thử thách và thành công phía trước.

Chủ Đề