Tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư trong nước

Khi đầu tư tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài cần phải tuân theo những quy định của pháp luật Việt Nam về tỷ lệ sở hữu vốn dành cho nhà đầu tư nước ngoài. Để biết chi tiết những quy định trên, LTS LAW xin chia sẻ những thông tin về tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong bài viết dưới đây.

–   Theo quy định tại Điều 22 Luật Đầu tư 2014 thì tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài không hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ các trường hợp sau đây:

+    Tại các công ty niêm yết, tổ chức kinh doanh chứng khoán hay các quỹ đầu tư chứng khoán, công ty niêm yết, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

+    Trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, tỷ lệ sở hữu thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa.

+    Trong trường hợp tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc hai trường hợp trên thì thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

–   Theo Khoản 2 Điều 1 Nghị định 60/2015/NĐ-CP thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại công ty đại chúng như sau:

+    Tỷ lệ sở hữu nước ngoài thuộc các trường hợp trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên sẽ được thực hiện theo điều ước quốc tế đã quy định.

+    Trường hợp công ty đại chúng hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh mà pháp luật về đầu tư, pháp luật liên quan có quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài thì thực hiện theo quy định tại pháp luật đó.

Các công ty hoạt động trong ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng chưa được quy định cụ thể thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài được quy định tối đa là 49%.

+    Công ty hoạt động đa ngành, nghề thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài được quy định không vượt quá mức thấp nhất trong các ngành nghề đã được quy định tỷ lệ sở hữu nước ngoài trước đó, trừ những trường hợp được quy định khác [những trường hợp điều ước quốc tế].

+    Đối với các trường hợp không thuộc những trường hợp nêu trên thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài là không hạn chế, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.

+    Các doanh nghiệp nhà nước thực hiện việc huy động vốn, cổ phần hóa thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài dựa trên quy định pháp luật về cổ phần hóa.

Bước 1: Xác định lĩnh vực kinh doanh của Công ty

Lĩnh vực kinh doanh đó có chịu sự điều chỉnh của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên về vấn đề tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài hay không? Nếu có thì bắt buộc phải tuân thủ quy định tại đó.

Ví dụ: Theo biểu cam kết WTO, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chiếu phim [CPC: 96121] thì tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài không được vượt quá 51%.

Nếu lĩnh vực kinh doanh mà nhà đầu tư nước ngoài dự định đầu tư không thuộc biểu cam kết WTO thì bắt buộc phải xác định ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay không.

Bước 2: Xác định giới hạn tỷ lệ sở hữu đầu tư nước ngoài theo quy định pháp luật

–  Theo quy định của pháp luật chuyên ngành hay ngành nghề kinh doanh có điều kiện:

Quy định của pháp luật chuyên ngành: Nếu ngành nghề đó và pháp luật có quy định tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài thì thực hiện xác định tỷ lệ theo quy định đã được nêu.

Quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện: Cổng thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài thường xuyên cập nhật về danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, các nhà đầu tư có thể tham khảo trên đó để tuân thủ theo các quy định chi tiết của từng ngành nghề.

–  Nếu ngành nghề thuộc danh mục kinh doanh có điều kiện, nhưng chưa có quy định cụ thể thì tỷ lệ sở hữu tối đa dành cho nhà đầu tư nước ngoài là 49%.

–  Nếu doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề thì nhà đầu tư nước ngoài cần xác định có những ngành hay nghề nào có quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài. Trong những ngành, nghề đó thì được chọn ra mức thấp nhất.

Bước 3: Quy định tại Điều lệ công ty

Nếu ngành nghề kinh doanh không thuộc danh mục có điều kiện cũng như pháp luật liên quan không có những quy định thì phải căn cứ vào điều lệ công ty có quy định về giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài hay không? Nếu không thì giới hạn của nhà đầu tư nước ngoài là không hạn chế và có thể lên đến 100%.

  • Luật Đầu tư năm 2014;
  • Nghị định 60/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày ngày 20/7/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán;
  • Thông tư 123/2015/TT-BTC ngày 18/08/2015 hướng dẫn hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Vui lòng liên hệ với LTS LAW để được tư vấn chi tiết và cụ thể hơn.

Liên hệ LTS LAW

Đối với các ngành nghề quy định tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, nhà Đầu tư nước ngoài chỉ được sở hữu số vốn không được vượt quá một tỷ lệ vốn nhất định tùy theo từng ngành nghề.

Dưới đây là một số quy định về tỷ lệ vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong một số ngành nghề tại Việt Nam
Bảng 1. Tỷ lệ vốn của nhà đầu tư nước ngoài căn cứ theo Cam kết WTO về dịch vụ

STT

Ngành nghề

Tỷ lệ vốn của nhà đầu tư nước ngoài

Ghi chú

1

Viễn thông không có hạ tầng mạng [CPC 752**]

Không vượt quá 65%

Phải thành lập liên doanh

2

Viễn thông có hạ tầng mạng [CPC 752**]

Không vượt quá 49%

3

Liên quan đến nông nghiệp, săn bắn và lâm nghiệp [Mã CPC 881]

Không vượt quá 51%

4

Mạng riêng ảo [VPN] không có hạ tầng mạng

Không vượt quá 70%

5

Mạng riêng ảo [VPN] có hạ tầng mạng

Không vượt quá 49%

6

Các dịch vụ giá trị gia tăng liên quan đến viễn thông [CPC 7523**] không có hạ tầng mạng

Không vượt quá 65%

7

Giá trị gia tăng liên quan đến viễn thông [CPC 7523**] có hạ tầng mạng

Không vượt quá 50%

8

Sản xuất phim [CPC 96112]

Không vượt quá 51%

9

Phát hành phim [CPC 96113]

10

Chiếu phim [CPC 96121]

11

Dịch vụ vận tải đường thủy nội địa [CPC 7221, 7222]

Không vượt quá 49%

12

Dịch vụ vận tải đường bộ [CPC 7121+7122,7123]

Không vượt quá 51%

13

Dịch vụ vận tài đường biển trừ vận tải nội địa [CPC 7211]

Không vượt quá 49%

14

Dịch vụ xếp dỡ công – ten -nơ [CPC 7411]

Không vượt quá 50%

15

Dịch vụ vận tải đường sắt [CPC 7111, 7112]

Không được vượt quá 49%

16

Kinh doanh trò chơi điện tử [CPC 964**]

18

Giải trí [nhà hát, nhạc sóng, xiếc] [CPC 9619]

Không vượt quá 49%

Bảng 2. Tỷ lệ vốn nhà đầu tư nước ngoài căn cứ theo văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam

STT

Ngành nghề

Tỷ lệ vốn của bên nước ngoài trong liên doanh

Ghi chú

1

Liên doanh ngân hàng thương mại

không vượt quá 50%[trừ trường hợp đặc biệt do Thủ tướng chính phủ quyết định]

Điều 46 Nghị định 22/2006/NĐ-CP

2

Kinh doanh dịch vụ bảo vệ

Dưới 50%

Điều 3 Nghị định 52/2008/NĐ-CP

3

Kinh doanh dịch vụ thẩm định giá

Tối đa 35%

Điều 21 Nghị định 89/2013/NĐ-CP

4

Kinh doanh dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa

Không xác định

Điều 3 Thông tư 127/2012/TT-BTC

5

Kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển

Không vượt quá 49%

Điều 15 Nghị định 30/2014/NĐ-CP

6

Kinh doanh vận tải hàng không

Không vượt quá 30%

Khoản 1 Điều 11 Nghị định 30/2013/NĐ-CP

Bảng 3. Tỷ lệ sở hữu cổ phần đối với nhà đầu tư nước ngoài trong ngân hàng thương mại cổ phẩn của Việt Nam

Đối tượng

Tỷ lệ tối đa trên tổng vốn điều lệ của ngân hàng

Ghi chú

Một cá nhân nước ngoài

Không được vượt quá 5% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam.

Điều 7Nghị định 01/2014/NĐ-CP

Một tổ chức nước ngoài

Không được vượt quá 15% vốn điều lệ, trừ trường hợp là nhà đầu tư chiến lược

Một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài

Không được vượt quá 20%

Một nhà đầu tư nước ngoài và người có liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài đó

Không được vượt quá 20%

Tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài

Không vượt quá 30%


Video liên quan

Chủ Đề