Ứng cử nghĩa là gì

Nội dung này được THƯ VIỆN PHÁP LUẬT tư vấn như sau:

Ứng cử là một trong những quyền chính trị hiến định, cơ bản của công dân, được pháp luật bảo đảm để một công dân tự ghi tên vào danh sách ứng cử viên để có thể được bầu trong một cuộc bầu cử làm đại biểu các cơ quan dân cử hoặc làm lãnh đạo các cơ quan, các tổ chức, đoàn thể xã hội.

Hiến pháp Việt Nam quy định: công dân Việt Nam, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

  • Click để xem thông tin


03/05/2021    Lượt xem: 70068    In bài viết   Độ tương phản  

Quyền bầu cử là gì? Quyền ứng cử là gì? Tại sao nói bầu cử là quyền và nghĩa vụ của công dân? Việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND được tiến hành theo những nguyên tắc nào? Thế nào là nguyên tắc phổ thông trong bầu cử?

Theo Điều 27 của Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2013, quy định: “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định”. Và Điều 2 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 25 tháng 6 năm 2015 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2015 quy định như sau: “Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của Luật này”.

Quyền bầu cử là quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp và pháp luật quy định trong việc được lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân; Quyền bầu cử bao gồm việc giới thiệu người ứng cử và bỏ phiếu bầu cử để lựa chọn người đại diện cho mình tại Quốc hội và HĐND các cấp.

Quyền ứng cử là quyền cơ bản của công dân khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật thì có thể thể hiện nguyện vọng của mình được ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu HĐND.

Thông qua bầu cử, công dân trực tiếp bỏ phiếu bầu người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình, thay mặt mình thực hiện quyền lực nhà nước, góp phần thiết lập bộ máy nhà nước để tiến hành các hoạt động quản lý xã hội. Vì vậy, thực hiện bầu cử là trách nhiệm của công dân đối với đất nước.

Theo quy định tại Điều 7 của Hiến pháp năm 2013 và Điều 1 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:

- Nguyên tắc bầu cử phổ thông.

- Nguyên tắc bình đẳng.

- Nguyên tắc bầu cử trực tiếp.

- Nguyên tắc bỏ phiếu kín.

Nguyên tắc bầu cử phổ thông là một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ bầu cử. Theo nguyên tắc này, mọi công dân, không phân biệt dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu HĐND theo quy định của pháp luật [trừ những người bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người mất năng lực hành vi dân sự]. Nguyên tắc này thể hiện tính công khai, dân chủ rộng rãi, đòi hỏi sự bảo đảm để công dân thực hiện quyền bầu cử và ứng cử của mình./.

Anh Xê Ka

Ứng cử là một trong những quyền cơ bản của công dân được pháp luật bảo đảm để một công dân tự ghi tên vào danh sách ứng cử viên để có thể được bầu trong cuộc bầu cử làm đại biểu của cơ quan dân cử hoặc là làm lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đoàn thể xã hội.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568

1. Ứng cử là gì?

Công dân khi đủ tuổi theo quy định của pháp luật có thể thực hiện quyền bầu cử, ứng cử theo quy định của pháp luật. Bầu cử, ứng cử là những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp.

Ứng cử là một trong những quyền cơ bản của công dân được pháp luật bảo đảm để một công dân tự ghi tên vào danh sách ứng cử viên để có thể được bầu trong cuộc bầu cử làm đại biểu của cơ quan dân cử hoặc là làm lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đoàn thể xã hội.

Khi muốn ứng cử và đáp ứng đủ điều kiện theo quy định thì công dân có thể nộp hồ sơ ứng cử đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân chậm nhất là 70 ngày trước ngày bầu cử.

Những người không được ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân gồm có:

– Người chưa đủ 21 tuổi.

– Người đang bị tước quyền ứng cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người đang chấp hành hình phạt tù, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.

– Người đang bị khởi tố bị can.

– Người đang chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án.

Xem thêm: Người nào không được quyền đi bầu cử?

– Người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Tòa án nhưng chưa được xóa án tích.

– Người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Người được giới thiệu ứng cử là người được tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, các cơ quan nhà nước ở trung ương hoặc địa phương giới thiệu để được xem xét đưa vào danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

Người tự ứng cử là người có đủ điều kiện ứng cử đại biểu Quốc hội, hay đủ điều kiện ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức chính quyền địa phương và xét thấy mình có đủ tiêu chuẩn, trình độ, năng lực, có nguyện vọng ứng cử thì nộp hồ sơ ứng cử tại Ủy ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương [nếu tự ứng cử đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh]; tại Ủy ban bầu cử cấp huyện [nếu tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện]; tại Ủy ban bầu cử ở cấp xã [nếu tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã].

Ứng cử tiếng Anh là Candidates. Ứng cử là một trong những quyền hiến định cơ bản của công dân, được pháp luật đảm bảo để công dân tự ghi tên vào danh sách ứng cử viên để có thể được bầu trong một cuộc bầu cử làm đại biểu trong các cơ quan dân cử hoặc lãnh đạo trong các cơ quan, tổ chức, đoàn thể xã hội.

Ứng cử viên phải làm đơn gửi tổ chức phụ trách bầu cử ở đơn vị bầu cử, gửi kèm đơn là một khoản tiền ký quỹ nhất định. Hình thức này được áp dụng phổ biến tại các nước Nga, Pháp, Tây Ban Nha… Ứng cử viên được đề cử bởi nhóm cử tri. Để được ghi tên vào danh sách ứng cử viên, người ra ứng cử phải có được một lượng chữ ký nhất định của cử tri.

Ví dụ, ở Vương quốc Anh, ứng cử viên Hạ nghị viện cần phải thu được ít nhất là 10 chữ ký của cử tri; ở Vương quốc Bỉ là từ 200 đến 500 chữ ký của cử tri [tùy thuộc vào số dân của đơn vị bầu cử mà người đó ra ứng cử], ứng cử viên vào Thượng nghị viện phải thu được ít nhất 100 chữ ký của cử tri tại đơn vị bầu cử; ở CHLB Đức, ứng cử viên vào Hạ nghị viện cần thu được 200 chữ ký của cử tri; ở Ba Lan, ứng cử viên vào Thượng nghị viện cần phải thu được ít nhất 3.000 chữ ký của cử tri…

2. Quy định về quyền ứng cử, quyền bầu cử của công dân Việt Nam:

*] Quyền tự ứng cử:

Xem thêm: Có bắt buộc phải đi bầu cử? Không đi bầu cử bị phạt không?

Theo quy định của Hiến pháp thì công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, hội đồng nhân dân. Việc thực hiện những quyền này được pháp luật quy định cụ thể.

Như vậy khi công dân đủ hai mươi mốt tuổi trở lên không phân biệt dân tộc, nam nữ, tôn giáo, tín ngưỡng, trình độ văn hóa, nghề nghiệp khi đủ 21 tuổi trở lên đều sẽ có quyền ứng cử vào Quốc hội, hội đồng nhân dân theo quy định.

Người tự ứng cử là người đáp ứng đầy đủ các điều kiện ứng cử đại biểu quốc hội hoặc đáp ứng đủ các điều kiện ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân theo quy định của Luật tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và thấy mình có đầy đủ các tiêu chuẩn, có năng lực, trình độ và có nguyện vọng ứng cử thì có thể nộp hồ sơ ứng cử tại ủy ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong trường hợp tự ứng cử đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

Nộp hồ sơ tại Ủy ban bầu cử cấp huyện trong trường hợp công dân tự ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân cấp huyện; nộp hồ sơ tại ủy ban bầu cử cấp xã nếu công dân tự ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân cấp xã.

Như vậy không phải tất cả công dân khi đủ tuổi đều có quyền tự ứng cử mà công dân cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định và không thuộc trường hợp không được ứng cử theo quy định của pháp luật.

*] Quyền bầu cử của công dân Việt Nam:

Quyền bầu cử là quy định của pháp luật về khả năng của công dân thực hiện quyền lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước.

Quyền bầu cử bao gồm việc đề cử, giới thiệu người ứng cử và bỏ phiếu, tức là quyền chủ động trong lựa chọn của công dân. Quyền ứng cử là quy định của pháp luật về việc công dân có đủ điều kiện thể hiện nguyện vọng của mình được ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.

Quyền bầu cử là quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp, pháp luật quy định nhằm bảo đảm cho mọi công dân có đủ điều kiện thực hiện việc lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.

Bầu cử là một thể chế dân chủ đã có từ lâu. Nhà nước ta là Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nhân dân tổ chức ra Nhà nước bằng cách bầu ra các cơ quan quyền lực nhà nước. Thông qua bầu cử, Nhân dân trực tiếp bỏ phiếu bầu người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình, thay mặt mình thực hiện quyền lực nhà nước; góp phần thiết lập bộ máy nhà nước để tiến hành các hoạt động quản lý xã hội.

3. Một người có thể đồng thời ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được không?

Công dân chỉ được nộp hồ sơ ứng cử làm đại biểu Hội đồng nhân dân tối đa ở hai cấp trong cùng một nhiệm kỳ; nếu nộp hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội thì chỉ được nộp hồ sơ ứng cử làm đại biểu Hội đồng nhân dân ở một cấp. Như vậy, một người đủ điều kiện ứng cử có thể đồng thời nộp hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội và nộp hồ sơ ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân một cấp nữa.

Hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân gồm có:

– Đơn ứng cử;

– Sơ yếu lý lịch có chứng nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền;

– Tiểu sử tóm tắt;

– Ba ảnh chân dung màu cỡ 4cm x 6cm;

– Bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Mẫu các văn bản, giấy tờ nói trên được thực hiện theo hướng dẫn của Hội đồng bầu cử quốc gia tại Nghị quyết số… ngày….

Chậm nhất là 70 ngày trước ngày bầu cử, người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân [cả với người được giới thiệu ứng cử và người tự ứng cử] phải nộp hồ sơ ứng cử.

4. Những bất cập trong pháp luật bầu cử ở Việt Nam:

Để pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội phát huy hiệu quả, cần sửa đổi, bổ sung một số quy định pháp luật cho phù hợp với thực tiễn. Theo quy định hiện hành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội công bố ngày bầu cử chậm nhất là 115 ngày trước ngày bầu cử. Tuy  nhiên, từ thực tiễn công tác bầu cử đại biểu Quốc hội thời gian qua cho thấy cần nghiên cứu quy định công bố ngày bầu cử sớm hơn và phân bổ lại thời gian cho từng bước công việc một cách hợp lý để bảo đảm điều kiện vật chất, cũng như chất lượng của công tác chuẩn bị bầu cử.

Hiện nay, quy định về tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội trong các văn bản pháp luật liên quan đến bầu cử còn thiếu cụ thể, chi tiết, đặc biệt là về trình độ, năng lực, phẩm chất, đạo đức… nên trong quá trình hiệp thương đã gặp khó khăn, thậm chí có nơi phát sinh khiếu nại, tố cáo về tư cách người ứng cử. Bên cạnh đó, pháp luật chưa quy định các tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể đối với trường hợp tự ứng cử. Do đó, pháp luật bầu cử cần hoàn thiện theo hướng quy định cụ thể các tiêu chuẩn đối với đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; tiêu chuẩn của đại biểu tự ứng cử, bổ sung quy định về cơ cấu thành phần tự ứng cử, theo đó đưa ra những tiêu chí để đánh giá, xét từng tiêu chuẩn theo luật định.

Việc pháp luật bầu cử quy định mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội không được bầu quá 03 đại biểu, đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu không quá 05 đại biểu đã dẫn đến tình trạng số lượng đại biểu được bầu ở mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không thống nhất.

Đồng thời, quy định về số dư người ứng cử cũng không giống nhau nên dẫn đến tình trạng thiếu sự công bằng về khả năng trúng cử giữa các ứng cử viên đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân ở các đơn vị bầu cử có số lượng đại biểu được bầu khác nhau. Vì vậy, cần quy định cụ thể hơn về số đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu ở mỗi đơn vị theo hướng phải bảo đảm tính thống nhất về số lượng, nhất là thống nhất về số dư để bầu.

Pháp luật bầu cử cũng cần hoàn thiện theo hướng quy định kéo dài thời gian chuẩn bị công tác hiệp thương để tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức các bước hiệp thương chu đáo, nhất là giai đoạn thực hiện bước 4 [lấy ý kiến tín nhiệm của cử tri nơi cư trú], bởi vì bước này có khối lượng công việc rất lớn. Quy định rõ, minh bạch hình thức biểu quyết tại các hội nghị bằng hình thức bỏ phiếu kín nhằm bảo đảm tính khách quan, tự do trong việc thể hiện ý chí, quan điểm; đồng thời cũng tạo điều kiện để các đại biểu tham gia hội nghị thể hiện đúng chính kiến của mình.

Mặt khác, cần bổ sung quy định về các tiêu chí phân bổ ứng cử viên ở Trung ương về địa phương ứng cử; quy định cụ thể hơn về cách thức tổ chức, trách nhiệm của các ứng cử viên, số lượng các cuộc tiếp xúc trong vận động bầu cử, các điều cấm trong vận động bầu cử, chế tài xử lý đối với các vi phạm pháp luật trong vận động bầu cử.

Kết luận: Các bước tiến hành công tác bầu cử cần nghiên cứu quy định chặt chẽ, cụ thể hơn sự tham gia sâu rộng và trực tiếp hơn của cử tri và nhân dân ngay từ bước lựa chọn, giới thiệu người ứng cử qua các bước hiệp thương, bảo đảm được các yêu cầu dân chủ, đúng luật, an toàn, tiết kiệm và ngày bầu cử thực sự là ngày hội của toàn dân; là nơi để nhân dân gửi gắm mọi niềm tin, ủy thác cho đại biểu thay mình thực hiện quyền lực nhà nước.

Video liên quan

Chủ Đề