Uống thuốc nhuận tràng bao lâu thì có tác dụng

Táo bón là một tình trạng khá phổ biến. Các yếu tố như chế độ ăn uống nghèo nàn, không vận động và sử dụng một số loại thuốc, có thể phá vỡ chức năng tiêu hóa và gây táo bón.

Nhiều loại thuốc nhuận tràng không kê đơn vẫn an toàn và hiệu quả khi được dùng điều trị táo bón. Tuy nhiên, bạn cần đọc kỹ các hướng dẫn trên nhãn và sử dụng chúng theo đúng chỉ dẫn. Nguyên do là bởi việc lạm dụng thuốc xổ có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng.

Cơ chế hoạt động của thuốc nhuận tràng

Có không ít người băn khoăn không biết thuốc nhuận tràng là gì, hoạt động ra sao mà có thể đem lại hiệu quả trong việc điều trị táo bón? Thực tế, thuốc nhuận tràng còn được gọi là thuốc nhuận trường hay thuốc xổ hoạt động với nhiều cơ chế khác nhau và hiệu quả của từng loại thuốc sẽ khác nhau tùy theo mỗi người. Nhìn chung, thuốc nhuận tràng dạng xổ lớn, được gọi là chất xơ bổ sung, có tác dụng nhẹ nhàng trên cơ thể và được cho là an toàn nhất khi sử dụng lâu dài.

Mặc dù bạn có thể mua một số loại thuốc nhuận tràng ngoài tiệm thuốc nhưng tốt nhất, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chỉ định sử dụng thuốc phù hợp nhất với mình. Dưới đây là một số loại thuốc nhuận tràng phổ biến:

Loại thuốc Cách thức hoạt động Tác dụng phụ
Osmotics dạng uống Hút nước vào ruột làm phân dễ di chuyển Sưng phù, đau thắt bụng, tiêu chảy, buồn nôn, đầy hơi, tăng khát nước
Dạng uống số lượng lớn Hấp thụ nước để làm mềm phân, lượng phân nhiều lên, tăng khả năng co bóp bình thường của cơ thành ruột

Sưng phù, đầy hơi, đau thắt bụng hoặc tăng táo bón nếu không uống đủ nước

Làm mềm phân dạng uống Thêm độ ẩm cho phân, làm tăng nhu động ruột Mất cân bằng điện giải khi sử dụng kéo dài
Các chất kích thích dạng uống Kích hoạt cơ thành ruột co thắt nhịp nhàng, giúp loại bỏ phân Chuột rút, tiêu chảy, buồn nôn, mất màu nước tiểu do các dẫn xuất senna và Cascara
Thuốc đạn trực tràng Kích hoạt cơ thành ruột co thắt nhịp nhàng và làm mềm phân Kích thích trực tràng, tiêu chảy, co thắt bụng

Các thuốc nhuận tràng dạng uống có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu thuốc và chất dinh dưỡng của cơ thể. Một số thuốc còn gây mất cân bằng điện giải, đặc biệt là sau khi sử dụng kéo dài. Các chất điện giải bao gồm canxi, clorua, kali, magiê và natri giúp điều hòa nhiều chức năng của cơ thể. Sự mất cân bằng điện giải có thể dẫn đến nhịp tim bất thường, suy nhược, lú lẫn và co giật.

Thuốc nhuận tràng kết hợp: Kiểm tra nhãn thuốc cẩn thận

Nhiều người thắc mắc uống thuốc nhuận tràng có tốt không? Theo các chuyên gia sức khỏe, một số sản phẩm kết hợp các chất có khả năng nhuận trường khác nhau, chẳng hạn như chất kích thích và chất làm mềm phân, có thể không hiệu quả hơn các sản phẩm có thành phần đơn lẻ. Không những vậy, các thuốc này đôi khi còn gây ra nhiều tác dụng phụ hơn.

Page 2

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, chỉ một thìa canh hạt lanh đã chứa đến gần 3 gam chất xơ. Bạn có thể dễ dàng cho lượng hạt lanh này vào món sinh tố hoặc salad trộn để gia tăng hương vị, đồng thời hấp thu thêm dinh dưỡng. Tất cả lượng chất xơ thừa sẽ được chuyển đến ruột để hỗ trợ quá trình bài tiết.

Trong hạt lanh có chứa chất nhầy, một hợp chất dẻo có khả năng phủ lên màng lót hệ tiêu hóa, giúp các chuyển động của ruột trở nên nhịp nhàng hơn. Hạt lanh còn là nguồn giàu dưỡng chất magiê, giúp kích thích đường ruột, thúc đẩy cảm giác muốn đi vệ sinh. Nhờ đó, quá trình bài tiết cũng có thể diễn ra đều đặn, tránh tình trạng phân tích tụ quá lâu.

7. Dầu thực vật

Việc tiêu thụ một ít dầu ô liu, dầu khoáng, dầu hạt lanh hoặc dầu thầu dầu trong các bữa ăn hằng ngày có thể giúp làm trơn dạ dày, đường ruột của bạn. Khi bạn bị táo bón, bạn nên tăng cường hấp thu dầu ô liu hoặc dầu khoáng, chẳng hạn như làm món salad trộn dầu ô liu hoặc cho những loại dầu này vào các món ăn chiên, xào.

Việc tiêu thụ nhiều dầu thực vật có thể giúp bạn làm mềm phân, làm trơn thành ruột và khiến bạn ít bị đau hơn khi cố gắng đi vệ sinh lúc đang bị táo bón. Bạn nên kết hợp dùng một trong những loại dầu này khi nấu nướng bữa ăn hằng ngày.

Hãy xây dựng một chế độ ăn lành mạnh và kết hợp tiêu thụ các loại thực phẩm nhuận tràng giúp bạn cải thiện và phòng tránh táo bón. Ngoài ra, khi bạn cảm thấy đi vệ sinh khó khăn thì nên áp dụng cách chữa táo bón tại nhà để điều trị chứng bệnh này nhé.

Page 3

Táo bón xuất hiện khi bạn không đi đại tiện đều đặn hay đường truyền phân có vấn đề. Nếu bạn đi đại tiện ít hơn 3 lần 1 tuần, bạn có thể bị táo bón.

Các triệu chứng táo bón khác bao gồm:

  • Đau thắt dạ dày
  • Cần ấn tay vào bụng khi đi đại tiện
  • Cần phải dùng tay để đưa phân ra khỏi trực tràng

Nếu bạn bị táo bón trong nhiều tuần hay lâu hơn thì đó gọi là táo bón mạn tính.

Nguyên nhân táo bón

Các yếu tố từ lối sống có thể gây táo bón, chẳng hạn khi bạn:

  • Ăn không đủ chất xơ
  • Uống không đủ nước
  • Không tập luyện đầy đủ
  • Không hoạt động theo thói quen, chẳng hạn như đi du lịch
  • Cảm thấy căng thẳng

Chữa trị táo bón

Trong nhiều trường hợp, có thể chữa trị táo bón do thay đổi lối sống bằng các phương pháp tại nhà. Chẳng hạn uống nhiều nước, ăn đủ chất xơ và luyện tập đều đặn.

Các loại vitamin cũng giúp giảm táo bón. Chúng giúp phân mềm hơn. Nếu bạn uống vitamin hằng ngày thì không nên uống thêm nhiều nữa. Tuy nhiên, nếu bạn không dùng, hãy thêm chúng vào chế độ ăn hằng ngày của bạn nhé.

Các loại vitamin chữa trị táo bón

Những loại vitamin này giúp giảm táo bón hiệu quả.

Vitamin C là loại vitamin hòa tan trong nước. Vitamin không hòa tan có tác dụng thẩm thấu vào ống tiêu hóa của bạn. Chúng đưa nước vào ruột, giúp làm mềm phân của bạn.

Tuy nhiên, dùng quá nhiều vitamin sẽ có hại, gây nôn mửa, tiêu chảy và co thắt bao tử. Ngoài ra, vitamin C khiến bạn hấp thụ quá nhiều sắt từ thực phẩm. Đây là tác dụng phụ làm chứng táo bón tệ hơn.

Vitamin B5 là chất tan trong nước. Một nghiên cứu cho rằng chất dẫn xuất của vitamin B5 gọi là dexpanthenol làm dịu chứng táo bón. Nó kích thích các cơ co giãn trong hệ tiêu hóa, giúp phân di chuyển dễ dàng.

Axit folic hay còn gọi là folate hay vitamin B9. Chúng giúp làm dịu chứng táo bón bằng cách kích thích chất nền của axit tiêu hóa. Nếu mức axit tiêu hóa thấp, dùng chúng sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa và giúp phân dễ di chuyển hơn.

Hãy ăn các thực phẩm giàu folate thay vì các loại thực phẩm bổ sung axit folate. Thực phẩm giàu folate cũng giàu chất xơ, giúp đi đại tiện dễ dàng hơn, bao gồm:

  • Rau bó xôi
  • Đậu trắng
  • Ngũ cốc
  • Gạo lứt

Thiếu vitamin B12 có thể gây táo bón. Nếu chứng táo bón do mức độ B12 thấp, hãy bổ sung chúng trong thực đơn hằng ngày để giảm táo bón.

Bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin B12 hơn dùng thực phẩm bổ sung. Các loại thực phẩm bao gồm:

Vitamin B1 hay thiamine giúp tiêu hóa tốt. Khi mức thiamine thấp, hệ tiêu hóa sẽ hoạt động kém. Điều này gây táo bón. Vì vậy, bạn nên bổ sung vitamin B1 vào thực đơn hằng ngày.

Một vài vitamin có thể gây tác dụng phụ không mong muốn, đặc biệt khi kết hợp nhiều loại với nhau. Một số vitamin có thể làm một số bệnh nghiêm trọng hơn. Hãy nói với bác sĩ trước khi dùng vitamin để giảm táo bón. Hãy nói với họ nếu bạn có bất kỳ tác dụng phụ nào.

Ngăn ngừa

Bạn hãy làm theo những mẹo sau để giảm táo bón:

  • Ăn thực phẩm giàu chất xơ như đậu, ngũ cốc, trái cây và rau củ
  • Uống đủ nước
  • Tập thể dục thường xuyên để kích thích hệ tiêu hóa và cải thiện tình trạng đi đại tiện
  • Giảm căng thẳng

Một lối sống lành mạnh giúp bạn ngăn ngừa và chữa trị các trường hợp táo bón. Nếu bạn bị táo bón hơn một tuần và không thuyên giảm sau khi thay đổi thói quen sống, hãy đến khám bác sĩ.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề