Tại sao vẫn yêu một người

Thêm bài hát vào playlist thành công

Thêm bài hát này vào danh sách Playlist

Bài hát yeu nguoi khong the yeu cover do ca sĩ Mr.siro thuộc thể loại Nhac Tre. Tìm loi bai hat yeu nguoi khong the yeu cover - Mr.siro ngay trên Nhaccuatui. Nghe bài hát Yêu Người Không Thể Yêu Cover chất lượng cao 320 kbps lossless miễn phí.

Lời đăng bởi: hungsyn

Bài hát: Yêu Người Không Thể Yêu Cover - Mr.Siro Anh thấy nhớ em không biết từ khi nào mà hình bóng, nụ cười ấy luôn trong tâm trí anh Chỉ một lần anh lỡ nhìn vào sâu trong đôi mắt em Làm cho nhịp tim anh như vội hơn Trái tim anh như thiếu mất một mảnh ghép khi không có em kề bên anh, chuyện trò như những đôi tình nhân Và ngày đó đã đến ngày mà chúng ta xa nhau. Em nói "anh đừng yêu thầm em" Tại sao anh vẫn yêu, yêu người không thể yêu là em Tại sao phải quên đi tình yêu bấy lâu tìm kiếm Thời gian có làm ta quên được nhau hay không hay chỉ nhớ thêm nhiều Lúc ban đầu ngỡ sau này mình bên nhau mãi mãi lâu dài Đến hôm nay lòng anh vẫn thấy đau hoài

Anh chỉ *** nhìn ngắm những bức hình của em để bớt chơi vơi

Bài hát

  • 0

Quán quen của tôi ở Sài Gòn nằm ở đầu Pasteur, trên nóc GS25 - một khoảng sân ngoài trời mát mẻ, bia vừa giá, không quá hào nhoáng cho những đứa thất tình cần chỗ giải sầu nhưng nghĩ để thực sự quên đi nỗi buồn mà phải uống đến cả chai rượu giá cả triệu lại chùn chân. Tôi ngồi một mình, vô tình được nghe những kẻ thất tình kể lể với một người bạn nào đó đang phải “chịu trận”. Cuộc trò chuyện như này.

“Tao không biết nó lại tồi tệ đến vậy, tao cứ nghĩ một lần nữa thôi…”

“Tao nói rồi mày có nghe đâu, hồi chưa yêu cũng bảo nó tệ lắm mà?”

“Biết vậy nhưng tao nghĩ…”

Nhưng - nhưng - nhưng… Một buổi tối tôi nghe không biết bao nhiêu chữ “nhưng”. Chữ “nhưng” của những người đã sờ tay vào lửa nhưng không dám rút ra, lỡ yêu những kẻ “đầy vấn đề” nhưng vẫn cảm thấy có một ma lực mãnh liệt khiến họ ở lại trong mối quan hệ thật lâu cho đến khi phỏng rộp.

Người như cô A, cậu B trong quán bia quen thuộc, hoặc là tôi, hoặc là bạn như vậy nhiều không kể xiết. Chúng ta lúc nào cũng “không hiểu tại sao lại yêu cái đứa đấy”, nghĩ rằng tình yêu của chúng ta là tự do giữa thế kỷ 21, vậy mà sao vẫn cứ lựa chọn những sai lầm?

Thực ra, chúng ta yêu đương không “tự do” đến vậy. Sự tự do đến với chúng ta như một ảo tưởng để bản thân vững tâm hơn dù lựa chọn đó có sai lầm. Tình yêu, theo một cách ít ai ngờ tới, phản ánh nhiều câu chuyện tuổi thơ của mỗi người hơn chúng ta tưởng.

Cảm giác quen thuộc

Chúng ta đeo đuổi cảm giác quen thuộc trong tình yêu? Nhưng “quen thuộc” với điều gì? quen thuộc với những cảm giác tình yêu từng trải qua trong ký ức. Vấn đề nằm ở việc, tình yêu của mỗi đứa trẻ khi còn nhỏ không thấm đẫm sự dịu dàng, tử tế hay lúc nào cũng là những điều tích cực chúng ta kỳ vọng ở hiện tại. Một đứa trẻ vài tuổi không biết như nào là tử tế, rộng lượng - những khái niệm được tạo dựng bởi xã hội. Chúng nhớ cảm giác thân thuộc của một người ở bên, dù là ông bố nghiện rượu hay bà mẹ trải qua những ngày tháng trầm cảm. Tình yêu thuở thơ ấu, đôi khi không cần tốt đẹp, chỉ cần quen thuộc.

Sự thân thuộc của quãng đời thơ ấu ấy theo chúng ta vào tuổi trưởng thành, để những lựa chọn đôi khi không phải một người đàn ông hoàn hảo, một cô vợ dịu dàng. Mỗi người sẽ kiếm tìm sự quen thuộc, một cách mơ hồ, từ những đối tượng xung quanh để rồi chọn ra một người gợi nhắc tình yêu chúng ta có được trong quá khứ nhiều nhất chứ không phải một người hoàn hảo nhất.

Chúng ta bĩu môi chê một người “không đủ quyến rũ” hay phẩy tay khi nhắc tới chàng trai mới nói chuyện ở quán cà phê “ảnh nhạt nhẽo quá mày ơi” nhưng nói theo một cách khác, họ không thể khiến chúng ta trải qua những cảm giác chúng ta cần để nhận ra rằng tình yêu thực sự tồn tại. Đơn giản hơn, họ không thể gợi lại cảm giác yêu thương hồi nhỏ mà ở trong suy nghĩ của một đứa trẻ vài tuổi là thứ tình yêu tuyệt vời nhất.

Bạn có thể thấy motif như vậy trong rất nhiều bộ phim Hollywood hay trong cuộc trò chuyện với một người vừa bứt ra khỏi mối tình độc hại. Yêu một kẻ “đầy vấn đề” là cách để mỗi người làm sống dậy quá khứ. Có thể ở hiện tại, chúng ta đủ tỉnh táo để phân tích rằng tình cảm hồi nhỏ ấy thực sự có “vấn đề” nhưng đã muộn khi những hành vi nhận thức ấy đã in hằn vào trong tâm trí của mỗi người.

Tuy nhiên, vấn đề không phải chỉ ở việc yêu một kẻ rắc rối, điều tồi tệ hơn nằm ở cách chúng ta hành xử với mối tình độc hại ấy như cách chúng ta hành xử khi còn nhỏ.

Tình yêu của những “đứa trẻ”

Khi đọc về lý thuyết liên quan tới bạo hành và xâm hại, tôi biết tới thuyết "thế giới công bằng" được cho là nguyên nhân dẫn đến việc nhiều nạn nhân của xâm hại và bạo hành không dám lên tiếng hay luôn lo sợ. Thuyết "thế giới công bằng" nói rằng, thế giới này vốn dĩ công bằng [như tên của nó luôn] và nếu chúng ta gặp phải rắc rối nào đó chứng tỏ chúng ta đã làm gì sai. Đây là một tâm lý thường thấy ở những người bị xâm hại và cách văn hóa đổ lỗi vẫn đang hiện diện.

Hãy nhớ lại quá khứ của mình nào; hồi nhỏ khi làm sai điều gì đó và bị bố mẹ quát mắng, chúng ta vẫn nghĩ rằng có thể mình đã làm gì sai nên bố mẹ mới lên giọng dữ như vậy. Sự sợ sệt và suy nghĩ “mình chắc làm gì sai rồi” ấy cứ theo mỗi người vào cả chuyện yêu đương để khi người yêu lớn tiếng, quát mắng, đứa trẻ bên trong bạn sống dậy, co mình lại và tự cảm thấy tội lỗi: Hình như mình làm gì không đúng? Mình xứng đáng bị chỉ trích như vậy nhỉ? Chắc anh ấy mắng mình cũng phải có lý do chứ?

Thế giới này vốn “công bằng” nhỉ? anh ấy mắng mình phải có lý do, tại mình phải không?

Kể cả ở một trường hợp khác cũng vậy. Giả sử bạn từng có một người mẹ rất dễ tổn thương và mong manh; bạn có cảm giác che chở cho mẹ từ khi còn nhỏ. Đến khi bước vào mối quan hệ, bạn cũng lựa chọn một cô gái yếu đuối để bao bọc, quan tâm. Nhưng khi sự yếu đuối vượt quá mức chịu đựng, bạn lảng tránh vấn đề, cố gắng khích lệ và động viên nhưng cũng chỉ trích người bạn gái không xứng đáng với sự quan tâm của mình.

Rất dễ để chúng ta - những người đang đưa khăn giấy và vỗ vai người bạn đang sụt sùi, đưa ra lời khuyên kiểu “mày bỏ nó đi, còn nhiều người đàn ông tốt đang chờ mày”, “con nhỏ đó tệ quá thôi tìm con bé khác mà yêu.” Điều này nghe thực sự rất dễ dàng về mặt lý thuyết nhưng thực tế rất khó và gần như không thể. Chúng ta không thể dễ dàng chuyển hướng một công thức tình yêu đã in sâu trong đầu. Thay vì chuyển đối tượng hay lựa chọn những kiểu người yêu khác, sẽ dễ hơn nếu chúng ta đưa ra lời khuyên về việc thay đổi cách hành xử khi ở quanh những người độc hại như vậy.

Chẳng lẽ sẽ bế tắc mãi với vòng luẩn quẩn này sao khi quá khứ đâu phải là điều bạn có thể can thiệp được? Chủ những quán bia chắc sẽ buồn lắm nếu một ngày những kẻ thất tình không tìm đến quán giải sầu nhưng là một người đã trải qua những vụn vỡ trong tình yêu, tôi không nghĩ chúng ta cứ để mặc cho bản năng lên tiếng. Chỉ là, thay vì thay đổi cả cơ chế yêu đương đã được “lập trình” trong tâm lý mỗi người, hãy thay đổi cách chúng ta tương tác với người yêu, theo một cách trưởng thành hơn chứ không còn là “đứa trẻ” to xác của vài chục năm trước.

Có lẽ, đây cũng là cách người ta giải quyết các vấn đề khó khăn trong cuộc sống: Bạn không thể trốn tránh nhưng có thể lựa chọn cách để giải quyết.

Tôi nghĩ mình từng đưa ra những lời khuyên rất xác đáng cho bạn thân để đối diện với những tình huống thấy mình nhỏ bé trong tình yêu khi bị lấn át.

Nếu người yêu bạn to tiếng, đừng nghĩ đó là lỗi của mình - đó là vấn đề của chính họ.

Khi người yêu có xu hướng bao bọc che chở thái quá, bạn không phải người yếu đuối hay không có khả năng chăm sóc bản thân, chỉ là mỗi người sẽ có một kiểu thể hiện tình yêu riêng.

Nếu người yêu hay lơ đãng, đừng cố đưa ra tín hiệu theo kiểu “hãy để ý tới em nhiều hơn này”; họ bận rộn, bạn cũng có cuộc sống bận rộn của riêng mình, mọi việc đều ổn cả.

Nếu là tôi ngồi bên cô gái đang sụt sùi khóc lóc hỏi “tao có nên chia tay bạn trai không?”, tôi của thời điểm hiện tại sẽ không nói rằng “ừ chia tay đi” một cách dễ dàng. Bạn sẽ luôn gặp rắc rối hay vướng vào một kẻ với những tính cách trái khoáy hay một mối quan hệ độc hại mà bạn biết rõ mười mươi. Dù có cố gắng thế nào đi chăng nữa bạn cũng luôn phải tự hỏi tại sao mình không thể thoát ra được nhỉ. Điều quan trọng không phải nằm ở việc kết thúc mối tình đầy vội vã, hãy cố gắng giải quyết vấn đề bằng nhận thức và hành động của một người trưởng thành, thay vì lặp lại những thói quen trong quá khứ.

Và nếu bạn vẫn một mực muốn bứt ra khỏi những mối quan hệ như vậy, sẽ cần nhiều thời gian cùng kinh nghiệm “xương máu”, từng bước hiểu đối phương và hơn hết là hiểu mình trong tình yêu. Bạn cần nhận ra công thức chung cho các mối tình rắc rối mình vướng phải, nhận ra cách hành xử điển hình của bạn trong các mối tình mà dường như có gì đó không ổn rồi dần dần mới tách ra khỏi vũng lầy đó.

Đừng vội vã phủ nhận một mối tình - chân dẫm gai rồi cũng cố quay lại nhổ chiếc gai ra để lần sau không mắc phải những sai lầm tương tự. Tôi vẫn tin rằng, bước ra khỏi một mối quan hệ độc hại tuy khó nhưng tránh lặp lại trong những lần sau đó mới thực sự là thử thách.

***

Dù sao thì, chúng ta không thể tìm được một người trưởng thành hoàn toàn rồi mới sẵn sàng bước vào cuộc tình, nhưng có thể lựa chọn cách hành xử tỉnh táo để yêu một ai đó “đầy rắc rối”, đồng thời cũng hạn chế tối đa những tổn thương cho chính mình.

Video liên quan

Chủ Đề