Ưu nhược điểm của nhà khung be tông cốt thép

Ưu điểm của nhà xưởng kết cấu thép so với nhà xưởng kết cấu bê tông cốt thép [BTCT] là gì?

Đó có phải là điều mà bạn thắc mắc khi tìm hiểu về nhà xưởng và 2 loại kết cấu này hoặc đang có ý định xây dựng nhà xưởng mà không biết nên dùng loại nào. Với sự phát triển của công nghệ vật liệu trong xây dựng ngày càng tân tiến và đáp ứng được các yêu cầu khắt khe thì việc nhận biết đâu là loại vậy liệu nên dùng cho loại công trình nào cũng là điều không hề dễ dàng.

Hãy cùng Xây lắp Nhật Huy làm rõ vấn đề này nhé! Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về 2 loại vật liệu này và đưa ra những gợi ý cho bạn.

Đặc điểm của kết cấu bê tông cốt thép truyền thống

Bê tông cốt thép xuất hiện từ những năm giữa thế kỉ XVIII và ngày nay được sử dụng rộng rãi cho hầu hết các công trình dân dụng như: Nhà ở, trường học,…Thế nhưng lại ít ai biết rằng khi sử dụng loại vật liệu này thì có những ưu điểm và nhược điểm gì. Hãy cùng Nhật Huy phân tích ưu và nhược điểm của vật liệu BTCT thép nhé

Ưu điểm:

  • Khả năng chịu lực cao: Chính vì thành phần chính của BTCT là thép và xi măng. Thép thì cho độ dẻo dai, thép khi liên kết với nhau sẽ tạo ra độ chắc chắn rất cao. Hơn nữa xi măng là một loại vật liệu kết dính cao và có khả năng liên kết với nhau rất chắc chắn. Vì thế khi 2 loại vật liệu này liên kết với nhau sẽ bổ sung và khắc phục những điểm yếu là mạnh cho nhau sẽ tạo ra một loại vật liệu chắc chắn
  • Khả năng chống cháy rất tốt: Bê tông cốt thép được bao bọc bên ngoài là xi măng mà xi măng gần như không có khả năng bén lửa và khả năng chịu nhiệt rất cao nên khả năng chịu nhiệt chống cháy là rất tốt
  • Khả năng tạo hình rất linh hoạt: BTCT được làm bằng các đổ vật liệu xi măng đã trộn với đá và khung có chứa thép đã được tạo hình sẵn mà thép thì có tính dẻo dai rất cao hầu hết tạo ra được tất cả cả các loại hình thù. Chính vì thế mà các công trình phức tạp không lo BTCT không đáp ứng được.

Nhược điểm:

Một loại vật liệu tốt không có nghĩa là nó không có những điểm hạn chế. Cùng Nhật Huy chỉ ra những điểm hạn chế của vật liệu BTCT trong xây dựng nhé:

  • Giá thành cao: Giá thành khi thi công vật liệu BTCT thường cao hơn so với các loại vật liệu làm kết cấu khác. Vì loại vật liệu này tổng hợp và hòa trọn của các loại vạt liệu khác bao gồm: Xi măng, thép, đá, cát,…
  • Thời gian thi công lâu: Thời gian để BTCT đạt được độ ổn định là từ 14 – 20 ngày khi đổ một sàn hoặc cột, dầm,…
  • Tốn nhiều nhân công: Khi tạo khuôn cho khối BTCT cần nhiều nhân công liên kết thép, tạo khuôn, định hình cho khuôn nên đây cũng là một hạn chế
  • Không linh hoạt trong sửa đổi nâng cấp: BTCT hầu như không thể nâng cấp vì khi BTCT đã đạt được độ ổn định chúng ta đổ thêm, liên kết thêm một chi tiết nào đó thì khả năng liên kết giữa cái cũ và cái mới là không có.

Bê tông cốt thép nên ứng dụng như thế nào:

Từ những ưu và nhược điểm của loại BTCT đã nói ở trên chúng ta dễ dàng có thể biết được BTCT nên ứng dụng cho loại công trình nào thì tốt hơn. Chúng tôi có thể liệt kê ra một số ít các loại công trình mà nên ứng dụng BTCT như sau

  • Công trình tại các nơi có điều kiện thời tiết và khí hậu không tốt như: Bến phà, Cảng,..
  • Các loại công trình sử dụng lâu dài: Trường học, …
  • Các loại công trình có khả năng cháy cao:

Đặc điểm của kết cấu thép thường sử dụng trong xây dựng nhà xưởng

Kết cấu thép được ứng dụng rất nhiều trong xây dựng đặc biệt là các công trình công nghiệp và các công trình thương mại bởi tính linh hoạt và nhiều khả năng của nó.

Ưu điểm:

  • Dễ dàng thi công, lắp dựng: Kết cấu thép có đặc điểm là nhẹ và có và có thể liên kết bằng cách bắt bu lông hoặc liên kết hàn.
  • Thời gian thi công nhanh: Kết cấu thép, đặc biệt là kết cấu thép của nhà xưởng thường được làm theo modun. Chính vì thế rất dễ dàng sản xuất gia công và tiết kiệm được rất nhiều thời gian.
  • Khả năng chịu lực cao: Thép được xem là loại vật liệu có khả năng chịu được lực kéo và lực nén rất cao nên khi sử dụng thép vào làm kết cấu thì không cần phải lo về tính bền vững và độ ổn định.
  • Tiết kiệm được nhiều chi phí: Khi sử dụng kết cấu thép sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí nhân công và các chi phí khác như: Ván khuôn,… Bởi vì thép khi gia công tại xưởng sản xuất sẽ được mang ra công trường và chỉ cần số ít người thợ cơ khi và cần cẩu là đã có thể lắp dựng được rồi.

Nhược điểm:

  • Dễ bị ăn mòn: Vì là thép nên rất dễ bị oxi hóa và dễ bị hư hại. Tuy nhiên hiện nay đã có rất nhiều cách để chống ăn mòn và hư hại đến kết cấu thép bằng cách sơn các lớp sơn chống rỉ hoặc là sơn tĩnh điện.
  • Khả năng chiu nhiệt không cao: Thép khi nóng lên sẽ bi chảy ra và rất dễ bị biến dạng. Đây cũng là một đặc điểm hạn chế của thép. Có thể cân nhắc sử dụng cho các công trình ít chịu ảnh hưởng của nhiệt. Trong điều kiện cần phải sử dụng kết cấu thép tại những nơi chịu ảnh hưởng của nhiệt thì đưa ra các biện pháp ít bị nhiệt ảnh hưởng

Ứng dụng của kết cấu thép:

Kết cấu thép được sử dụng rất phổ biến cho các loại công trình hiện nay. Đặc biệt là các công trình thương mại và các công trình công nghiệp bởi tính linh hoạt và khả năng lắp đặt nhiều hình thái.

Có thể sử dụng cho các loại công trình như sau:

  • Trung tâm thương mại
  • Các tòa nhà cao tầng
  • Nhà xường, nhà thép tiền chế.

Video liên quan

Chủ Đề