Nhà máy thủy điện cần đơn thuộc sông nào

Thủy điện Cần Đơn. Ảnh: Internet.

Cổ đông lớn “ôm” hàng trăm tỷ

Công ty cổ phần Thủy điện Cần Đơn tiền thân là Công ty BOT Thủy điện Cần Đơn thuộc Tổng công ty Sông Đà được cổ phần hóa Quyết định số 1331/QĐ-BXD ngày 17/8/2004 về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước - Công ty BOT Cần Đơn thành công ty cổ phần.

Dự án BOT thủy điện Cần Đơn theo hợp đồng số 001/HĐ/1999/BOT giữa Bộ công nghiệp và Tổng công ty Xây dựng Sông Đà, thì sau 300 tháng kể từ ngày vận hành thương mại đầu tiên dự án phải được chuyển giao Chính phủ.

Căn cứ thời gian nghiệm thu đưa vào vận hành kinh doanh tổ máy H2 ngày 20/1/2004, Nhà máy sẽ được chuyển giao chậm nhất ngày 20/01/2029 [Tổ máy H1 nghiệm thu đưa vào vận hành kinh doanh ngày 26/11/2003]. Hợp đồng mua bán điện Nhà máy Thủy điện Cần Đơn được ký giữa Tổng công ty Sông Đà và Tập đoàn điện Lực Việt Nam.

Sau khi được cổ phần hóa, Công ty cổ phần Thủy điện Cần Đơn [SJD] có ký hợp đồng nhận ủy quyền quản lý vận hành Nhà máy thủy điện Cần Đơn với Tổng công ty Sông Đà về việc mua bán điện Nhà máy thủy điện Cần Đơn [Hợp đồng ủy quyền số 01/2016/HĐUQ/TCTSĐ-CANDON ngày 11/7/2016]. Theo đó, Tổng công ty Sông Đà sau khi nhận được tiền điện từ EVN thì trong vòng 10 ngày, Tổng công ty Sông Đà sẽ thanh toán cho SJD. Hiện tại, Tổng công ty Sông Đà là công ty mẹ, cổ đông lớn của SJD [sở hữu 50,96% vốn điều lệ SJD] và nhận trách nhiệm thu tiền bán điện cho EVN thay cho SJD.

Tuy nhiên, theo phản ánh của nhóm cổ đông cá nhân gửi đến Báo Đầu tư Chứng khoán, đến thời điểm hiện tại, Tổng công ty Sông Đà đang chiếm dụng hàng trăm tỷ đồng tiền điện mà EVN đã thanh toán, không chuyển trả cho SJD.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2021 của SJD, tính tới 30/9/2021, tổng số tiền phải thu từ Tổng công ty Sông Đà là 655,15 tỷ đồng, tăng hơn 48 tỷ đồng so với đầu năm.

Còn theo công văn số 166/CV-CT-TCKT của SJD gửi cho Tổng công ty Sông Đà về việc thanh toán tiền điện còn tồn đọng, thì tính đến ngày 19/11/2021, Tổng công ty Sông Đà – CTCP còn nợ SJD hơn 754 tỷ đồng. Số nợ này chưa bao gồm tiền lãi mà phía Tổng công ty Sông Đà phải thanh toán cho SJD vì chậm thanh toán.

Theo tài liệu mà nhà đầu tư Trịnh Nguyễn Khoa, đại diện nhóm cổ đông nhỏ của SJD cung cấp, theo hợp đồng mua bán điện giữa Tổng công ty Sông Đà và EVN thì EVN phải chuyển trả tiền bán điện cho Tổng công ty Sông Đà trước ngày 28 hàng tháng số tiền điện của tháng trước.

Còn theo điều 4 của hợp đồng ủy quyền số 01/2016/HĐUY/TCTSĐ-CANDON, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày công ty Sông Đà nhận được tiền thanh toán từ EVN, công ty Sông Đà sẽ thanh toán cho SJD.

Trong công văn số 166/CV-CT-TCKT, SJD khẳng định thường xuyên có văn bản đề nghị Tổng công ty Sông Đà thanh toán cả gốc và lãi khoản tiền bán điện mà phía Tổng công ty đang nợ SJD. Tuy nhiên, phía Tổng công ty Sông Đà mới chỉ thực hiện thanh toán cho SJD được một số tiền rất nhỏ so với tổng số tiền tổng công ty này nợ SJD.

SJD gặp khó về dòng tiền

Theo SJD, hàng năm, số dư công nợ có chiều hướng gia tăng, việc Tổng công ty Sông Đà không thanh toán tiền điện đúng hạn cho SJD khiến doanh nghiệp đối mặt với nhiều khó khăn trong việc cân đối nguồn tiền thực hiện nghĩa vụ ngân sách Nhà nước, chế độ cho người lao động và thanh toán cho khách hàng, bảo dưỡng, sửa chữa nhà máy… Trên thực tế, SJD đã nhiều lần bị nhắc nhở và nhận thông báo phạt do chậm nộp ngân sách.

Việc Tổng công ty Sông Đà chậm thanh toán tiền điện cho SJD cũng khiến nhiều cổ đông của SJD bức xúc và chất vấn ban điều hành doanh nghiệp tại Đại hội đồng cổ đông thường niên vừa qua.

Ông Trịnh Nguyễn Khoa cho biết, Tổng công ty Sông Đà nhận tiền từ EVN đã không kịp thời chuyển cho SJD như hợp đồng ủy quyền đã ký giữa 02 bên mà giữ lại [chiếm đoạt/chiếm dụng] tiền bán điện EVN trả cho SJD trái pháp luật đã nhiều năm liên tục.

Cụ thể tính tới thời điểm ngày 19/11/2021, Tổng công ty Sông Đà còn nợ tiền điện của SJD là 754.177.623.887 đồng. Trong đó, tiền điền tháng 10/2021 là 62.674.590.150 đồng; tiền điện từ tháng 9/2021 trở về trước là: 691.502.033.737 đồng. Số tiền trên chưa kể tiền bán điện tháng 11/2021 dự kiến là 62 tỷ.

Ông Khoa cho rằng, theo Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17/6/2020, mọi cổ đông đều có quyền bình đẳng như nhau, việc chiếm dụng tiền bán điện của Tổng công ty Sông Đà, gây thiệt hại rất lớn tới quyền lợi của các cổ đông khác của SJD như chậm trả cổ tức, giá cổ phiếu không phản ánh đúng giá trị của SJD. Vốn điều lệ của SJD chỉ là 689 tỷ đồng, trong khi Tổng Công ty Sông Đà còn nợ tiền điện của SJD tới ngày 19/11/2021 là 754 tỷ đồng chưa kể lãi xuất.

Theo kế hoạch, SJD chuẩn bị phải chi trả cổ tức năm 2020 cho các cổ đông với số tiền trên 89 tỷ đồng. Tuy nhiên, với việc Sông Đà chưa thanh toán các khoản nợ tồn đọng trên 754 tỷ đồng, SJD đang đứng trước nhiều khó khăn hoàn thành trách nhiệm tài chính với các cổ đông, đối tác.

Phóng viên cũng đã liên hệ với phía Tổng công ty Sông Đà để ghi nhận thông tin đa chiều nhưng chưa nhận được phản hồi.

Đầu tư Chứng khoán sẽ tiếp tục thông tin.

Thành Nguyễn

Hàng năm cứ vào mùa mưa, mực nước hồ thủy điện Cần Đơn thuộc địa bàn huyện Bù Đốp [Bình Phước] luôn ở đỉnh điểm. Nhưng cho đến thời điểm này, tuy nhà máy chưa xả lũ mà mực nước hồ vẫn thấp hơn cùng kỳ từ 3 đến 5 mét.

Ngoài yếu tố ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu toàn cầu, lượng mưa ít, một tác động gián tiếp nhưng rất nghiêm trọng đã dẫn đến tình trạng này là hiện tượng bồi lấp dòng sông Đak Huýt, nơi khởi nguồn của thủy điện Cần Đơn. Đây chính là hậu quả của nạn phá rừng.

Hiện tượng bị bồi lấp của dòng sông Đak Huýt đã diễn ra từ nhiều năm nay, nhưng nghiêm trọng nhất là trong 2 năm trở lại đây. Từ lòng hồ thủy điện Cần Đơn đến thượng nguồn sông Đak Huýt dài gần 30 km, nhưng hiện rất nhiều đoạn trên tuyến sông này đã bị bồi lấp, chặn đến nửa dòng. Ngư dân đánh cá và cán bộ kiểm lâm huyện Bù Đốp là những người thường xuyên gắn bó, tuần tra trên tuyến sông Đak Huýt, cảm nhận rất rõ hiện tượng rất đáng quan ngại này.

Trên dọc tuyến sông Đak Huýt, đoạn thuộc khu vực Vườn Chuối, là điểm chỉ cách lòng hồ Cần Đơn hơn 15 km, cũng là một trong những điểm bị bồi lấp nghiêm trọng nhất của tuyến sông này. Những năm trước, quanh năm, ghe thuyền đều dễ dàng qua lại, nhưng nay ở điểm này, một nửa khúc sông đã bị bồi lấp bởi một đống đất, đá khổng lồ. Phần còn lại đã tạo thành một khúc ghềnh và một bãi sình rất nguy hiểm. Ghe, thuyền khó vượt qua.

Men theo triền sông, đoạn thuộc địa phận các xã Bù Gia Mập, Phú Nghĩa, Đakơ huyện Bù Gia Mập, hầu như đoạn nào cũng xuất hiện hiện tượng lở, xói mòn đất từ trên các ngọn đồi trọc và khe, suối đổ xuống. Hiện tượng này đã được Hạt kiểm lâm huyện Bù Đốp, lên tiếng cảnh báo từ nhiều năm trước, nhưng không một cơ quan chức năng nào quan tâm đến. Bây giờ, mức độ bị bồi lấp của dòng sông Đak Huýt đã quá nghiêm trọng. Nếu các ngành chức năng cứ tiếp tục phớt lờ, rừng tự nhiên cứ tiếp tục cho thanh lý để chuyển đổi sang rừng sản xuất, thì thủy điện Cần Đơn không chỉ đoản thọ mà mỗi mùa mưa lũ về, hạ lưu sẽ gánh lấy rất nhiều hậu họa.

Đến lúc đó, thủy điện Cần Đơn cũng chỉ còn là một công trình của quá khứ, của hoài niệm, chứ không còn là nơi tự hào đóng góp một lượng điện năng đáng kể vào lưới điện quốc gia, phục vụ cho việc phát triển kinh tế nước nhà.

Theo Nguyễn Văn Việt
[Nguồn Báo Dân trí - //dantri.com.vn/c20/s20-410294/buc-tu-song-dak-huyt-thuy-dien-can-don-truoc-nguy-co-xoa-so.htm]
[TT: T.V.T]

Hướng dẫn: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, ta thấy nhà máy thủy điện Cần Đơn thuộc tỉnh Bình Phước.

Chọn: B

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Hàng năm cứ vào mùa mưa, mực nước hồ thủy điện Cần Đơn thuộc địa bàn huyện Bù Đốp [Bình Phước] luôn ở đỉnh điểm. Nhưng cho đến thời điểm này, tuy nhà máy chưa xả lũ mà mực nước hồ vẫn thấp hơn cùng kỳ từ 3 đến 5 mét.

Ngoài yếu tố ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu toàn cầu, lượng mưa ít, một tác động gián tiếp nhưng rất nghiêm trọng đã dẫn đến tình trạng này là hiện tượng bồi lấp dòng sông Đak Huýt, nơi khởi nguồn của thủy điện Cần Đơn. Đây chính là hậu quả của nạn phá rừng.

Hiện tượng bị bồi lấp của dòng sông Đak Huýt đã diễn ra từ nhiều năm nay, nhưng nghiêm trọng nhất là trong 2 năm trở lại đây. Từ lòng hồ thủy điện Cần Đơn đến thượng nguồn sông Đak Huýt dài gần 30 km, nhưng hiện rất nhiều đoạn trên tuyến sông này đã bị bồi lấp, chặn đến nửa dòng. Ngư dân đánh cá và cán bộ kiểm lâm huyện Bù Đốp là những người thường xuyên gắn bó, tuần tra trên tuyến sông Đak Huýt, cảm nhận rất rõ hiện tượng rất đáng quan ngại này.

Trên dọc tuyến sông Đak Huýt, đoạn thuộc khu vực Vườn Chuối, là điểm chỉ cách lòng hồ Cần Đơn hơn 15 km, cũng là một trong những điểm bị bồi lấp nghiêm trọng nhất của tuyến sông này. Những năm trước, quanh năm, ghe thuyền đều dễ dàng qua lại, nhưng nay ở điểm này, một nửa khúc sông đã bị bồi lấp bởi một đống đất, đá khổng lồ. Phần còn lại đã tạo thành một khúc ghềnh và một bãi sình rất nguy hiểm. Ghe, thuyền khó vượt qua.

Men theo triền sông, đoạn thuộc địa phận các xã Bù Gia Mập, Phú Nghĩa, Đakơ huyện Bù Gia Mập, hầu như đoạn nào cũng xuất hiện hiện tượng lở, xói mòn đất từ trên các ngọn đồi trọc và khe, suối đổ xuống. Hiện tượng này đã được Hạt kiểm lâm huyện Bù Đốp, lên tiếng cảnh báo từ nhiều năm trước, nhưng không một cơ quan chức năng nào quan tâm đến. Bây giờ, mức độ bị bồi lấp của dòng sông Đak Huýt đã quá nghiêm trọng. Nếu các ngành chức năng cứ tiếp tục phớt lờ, rừng tự nhiên cứ tiếp tục cho thanh lý để chuyển đổi sang rừng sản xuất, thì thủy điện Cần Đơn không chỉ đoản thọ mà mỗi mùa mưa lũ về, hạ lưu sẽ gánh lấy rất nhiều hậu họa.

Đến lúc đó, thủy điện Cần Đơn cũng chỉ còn là một công trình của quá khứ, của hoài niệm, chứ không còn là nơi tự hào đóng góp một lượng điện năng đáng kể vào lưới điện quốc gia, phục vụ cho việc phát triển kinh tế nước nhà.

Theo Nguyễn Văn Việt[Nguồn Báo Dân trí - //dantri.com.vn/c20/s20-410294/buc-tu-song-dak-huyt-thuy-dien-can-don-truoc-nguy-co-xoa-so.htm]

[TT: T.V.T]

Skip to content

Bước tới điều hướng
Bước tới tìm kiếm

Thủy điện Cần Đơn [Việt Nam]

Tọa độ: 11°58′0″B 106°50′33″Đ / 11,96667°B 106,8425°Đ / 11.96667; 106.84250
Thuỷ điện Cần Đơn là công trình thủy điện xây dựng trên sông Bé, tại vùng đất xã Đa Kia huyện Bù Gia Mập [trước đây là huyện Phước Long], và xã Thanh Hòa huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước, Việt Nam [1][2].

Thuỷ điện Cần Đơn có công suất lắp máy 77,6 MW với 2 tổ máy, khởi công tháng 05/2000, hoàn thành tháng 01/2004 [1][3].

Công trình có diện tích lòng hồ gần 36 km2, diện tích lưu vực là 3.225 km2, bao gồm hai nhánh sông, trong đó sông Đăk Huýt có lưu vực gần 900 km2 và phần còn lại có lưu vực hơn 2.000 km2 là các nhánh sông Đăk Glun, Đăk Oa, Đăk R’lấp phía thượng nguồn của thủy điện Thác Mơ. Hồ của thủy điện Thác Mơ đảm nhận điều tiết lưu lượng nước cho hồ Cần Đơn [3].

Theo Công ty Cổ phần thủy điện Cần Đơn thì năm 2010 “Dự án cung cấp nước phục vụ tưới tiêu cho 4.800 ha đất nông nghiệp trong mùa khô cho các huyện Bù Đốp, Lộc Ninh lấy từ hồ Cần Đơn đang được Chi cục Thủy lợi Bình Phước gấp rút hoàn thành đưa vào sử dụng” [3]. Tuy nhiên dự án được duyệt năm 2007 nhưng đến năm 2015 sự khô hạn vẫn bao trùm [4].

Có thể bạn quan tâm  Hydro lỏng là gì? Chi tiết về Hydro lỏng mới nhất 2021

Sông Bé bắt nguồn từ hồ thủy điện Thác Mơ, chảy qua các tỉnh Bình Phước, Bình Dương và Đồng Nai, đổ vào sông Đồng Nai tại nhà máy thuỷ điện Trị An [5].

  1. ^ a ă Thuỷ điện Cần Đơn. Hội đập lớn và phát triển nguồn nước Việt Nam, 2010. Truy cập 21/11/2016.
  2. ^ Thuỷ điện Cần Đơn. Công ty Cổ phần Tư vấn Sông Đà, 2012. Truy cập 21/11/2016.
  3. ^ a ă â Thủy điện Cần Đơn không lâm vào nguy cơ xóa sổ. Vietnamplus, 10/08/2010. Truy cập 21/11/2016.
  4. ^ Dự án sử dụng nước sau hồ thủy điện Cần Đơn: Nông dân Bù Đốp còn khát đến bao giờ?. Báo Bình Phước Online, 08/04/2015. Truy cập 21/11/2016.
  5. ^ Bản đồ Hành chính Việt Nam. Nhà xuất bản Bản Đồ, 2004.

  • Xem vị trí trên Google Maps. Chú ý: Do lỗi biên tập mà tên trên Google Maps có thể không chính xác.

Từ khóa: Thủy điện Cần Đơn, Thủy điện Cần Đơn, Thủy điện Cần Đơn

LADIGI – Công ty dịch vụ SEO Google giá rẻ, SEO từ khóa, SEO tổng thể cam kết lên Top Google uy tín chuyên nghiệp, an toàn, hiệu quả.

Nguồn: Wikipedia

Video liên quan

Chủ Đề