Ai là nhà sáng lập zalo

Ngày nay, Zalo đã trở thành một ứng dụng phổ biến tại Việt Nam và hầu hết mọi người đều không mấy xa lại với cái tên này. Tương tự như Facebook, Zalo cũng là một ứng dụng cho phép người dùng nhắn tin, gọi điện trực tuyến, gọi video, đăng ảnh và status, bình luận,… Zalo xuất hiện tại Việt Nam đã lâu và nhận được rất nhiều lượt tải về. Tuy sử dụng rất thường xuyên nhưng có bao giờ chúng ta tự thắc mắc rằng nguồn gốc của nó là từ nước nào? Nguồn gốc có phải từ Trung Quốc. Hãy cùng bài viết này khám phá nhiều điều thú vị về mạng xã hội độc đáo này nhé.

Zalo là một ứng dụng cho phép nhắn tin và gọi điện miễn phí hoạt động trên nền tảng di động và máy tính. Hiện Zalo được sử dụng ở rất nhiều quốc gia trên thế giới như Việt Nam, Hoa Kỳ, Myanmar, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia, Ả Rập Xê Út, Angola, Sri Lanka, Cộng hòa Séc, Nga.

Zalo là ứng dụng được nghiên cứu phát triển và phát hành bởi một công ty Việt Nam, công ty VinaGame [VNG]. Chính những kĩ sư của VNG đã nghiên cứu và cho ra mắt sản phẩm Zalo. Phiên bản đầu tiên ra mắt của Zalo vào ngày 08/08/2012, tuy nhiên không nhận được sự chào đón và hưởng ứng của người dùng.

Bốn tháng sau, Zalo ra mắt phiên bản chính thức, đi theo mô hình mobile-first và nhận được sự hưởng ứng từ người dùng nhờ tính năng vượt trội của sản phẩm và nhất là sự ổn định trên hệ thống mạng tại Việt Nam. 

Xem thêm: Cách khóa tài khoản zalo tạm thời và vĩnh viễn

Tương tự các trang mạng xã hội phổ biến hiện nay như Facebook, Instagram, Zalo có rất nhiều tính năng như:

  • Nhắn tin miễn phí 
  • Gọi điện miễn phí [gọi thoại và gọi video].
  • Chia sẻ trạng thái [bạn có thể tự đăng trạng thái, bình luận trạng thái của bạn bè, thả cảm xúc, tuy nhiên Zalo chỉ cho phép bạn đọc bình luận của bạn bè mình].
  • Chia sẻ tập tin, video và lưu trữ thêm nhiều thông tin tại mục Truyền file.
  • Kết bạn [Zalo có tính năng liên kết với danh bạ điện thoại, cho phép bạn tự động kết bạn với những người lưu số điện thoại của nhau, quét mã QR, đặc biệt Zalo có tính năng tìm quanh đây, giúp bạn kết bạn với những người ở gần bạn,…]
  • Tạo Zalo Official Account để tương tác với khách hàng, người dân một cách nhanh chóng.

Thực sự đây là một câu hỏi còn bỏ ngỏ vì chưa có công bố chính thức nào cho rằng Zalo có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tuy nhiên theo các thành viên trong diễn đàn tinhte.vn, có rất nhiều dấu hiệu cho thấy Zalo có thể là bản sao của Wechat, một sản phẩm của Tencent Trung Quốc. 

Theo thời báo Tài chính Vietnam, thì Tencent [chủ wechat] là cổ đông lớn của VNG [chủ Zalo] [//vietnamfinance.vn/duong-vao-vng-cua-tencent-trung-quoc-20170628172259165.htm]

Việc Tencent trên thực tế đã chiếm bao nhiêu quyền sở hữu của VNG vẫn chưa thể xác thực. 

Một tờ báo nước ngoài có đưa tin về việc Tencent đề cập việc mua 20,2% vốn của một công ty internet tại Việt Nam và đây cũng là công ty duy nhất mà công ty đầu tư. Cùng năm đó, cựu giám đốc M&A của Tencent đã chuyển sang phụ trách tài chính tại VNG.

Tiếp đó, năm 2011, Tencent công bố trong báo cáo cổ đông năm 2011 rằng đang có vốn tại một công ty game trực tuyến chưa niêm yết ở Đông Nam Á với tỉ lệ sở hữu năm 2010 là 30,02%, năm 2011 là 31,25%. Báo cáo này không chỉ đích danh VNG nhưng theo những dữ kiện và con số doanh thu thì nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này khẳng định đó là VNG.

VNG khi mới thành lập năm 2004 có tên gọi chính thức là VinaGame, nhưng tới 2008 lại đổi thương hiệu thành VNG Corp [trùng hợp với thời gian Tencent thông báo mua 20,2% vốn của một công ty internet tại Việt Nam].

Đến nay vẫn chưa có bất kỳ công bố chính thức nào khẳng định Tencent đã mua cổ phần của VNG và Zalo có nguồn gốc từ Trung Quốc hay không. Tuy nhiên từ những dấu hiệu nêu trên, ta cũng chưa thể đưa ra câu trả lời chắc chắn cho câu hỏi Zalo có nguồn gốc từ Trung Quốc hay không. 

Zalo là ứng dụng nhắn tin nhanh đa nền tảng được phát triển bởi công ty VNG ở Việt Nam. Ngoài Việt Nam, ứng dụng này còn được sử dụng tại các quốc gia như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Úc, Đức, Myanmar và Singapore.[1]

ZaloThiết kế bởiVNGPhát triển bởiZalo Group
VNGPhát hành lần đầu1 tháng 8 năm 2012; 9 năm trước [2012-08-01]Hệ điều hànhWindows, macOS, Android, iOS, Windows Phone, Symbian, Linux, ứng dụng webNgôn ngữ có sẵnTiếng Việt, Tiếng Anh, Tiếng Miến ĐiệnThể loạiVoIP và Tin nhắn nhanhWebsite//zaloapp.com/

Tên gọi của Zalo được kết hợp từ Zing [trang tin điện tử được quản lý bởi VNG] và alo [cụm từ dùng để bắt điện thoại ở Việt Nam].[2]

Phiên bản thử nghiệm đầu tiên của Zalo được ra mắt vào tháng 8 năm 2012, mất 8 tháng kể từ khi bắt đầu phát triển vào cuối năm 2011. Đến tháng 9 cùng năm, Zalo mới phát hành phiên bản trên 3 nền tảng iOS, Android và Nokia S40.[3] Tuy nhiên, Zalo không nhận được sự quan tâm do có nhiều cản trở khi tiếp cận người dùng, như dùng Zing ID để đăng nhập hay sử dụng nền tảng web cho ứng dụng trên điện thoại di động.[2][4]

Tháng 12 năm 2012, phiên bản chính thức của Zalo mới được tung ra thị trường. Ngày 8 tháng 1 năm 2013, Zalo lần đầu tiên chiếm vị trí dẫn đầu trên bảng xếp hạng App Store ở Việt Nam, vượt qua đối thủ mạnh nhất lúc đó là WeChat của Trung Quốc.[5]

Ưu điểm của Zalo khi đó là nhắn tin ổn định trên mọi hạ tầng như 2G, 2,5G, 3G và wifi. Do đặt máy chủ tại Việt Nam nên tốc độ nhắn tin của Zalo cũng vượt trội, cũng như tiết kiệm pin hơn so với các phần mềm ngoại.[6]

  • Nhắn tin miễn phí, có thể đính kèm biểu tượng cảm xúc, hình ảnh và video.
  • Ghi âm và gửi tin nhắn thoại.
  • Gọi điện miễn phí [bao gồm gọi thoại và video call].
  • Chia sẻ và bình luận trạng thái [nhưng chỉ xem được bình luận của bạn bè chung].
  • Chia sẻ tập tin và lưu trữ tại mục Truyền file hoặc Cloud của tôi.
  • Kết bạn [tìm trực tiếp thông qua số điện thoại, liên kết với danh bạ có sẵn trong điện thoại, quét mã QR trực tiếp hoặc mục Tìm quanh đây].
  • Thanh toán bằng thẻ tín dụng qua ZaloPay.
  • Vào tháng 4 năm 2013, Zalo nhận giải thưởng Sao Khuê 2013.[7]
  • Tháng 3 năm 2022, Zalo nhận giải thưởng Global Brand Awards của tạp chí quốc tế Global Brand Magazine, được đánh giá là ứng dụng nhắn tin hàng đầu Việt Nam, bên cạnh WeChat và WhatsApp.[8][9]
  • Theo khảo sát của Decision Lab trong quý IV năm 2021, có đến 48% số người được hỏi đều sử dụng Zalo để liên lạc với người thân, trong khi đó, con số này của Facebook và Messenger lần lượt là 27% và 20%.[10][11]
Thời gian Sự kiện
3/2014 Đạt mốc 10 triệu người dùng[12]
11/2014 Đạt mốc 20 triệu người dùng[13]
5/2015 Đạt mốc 30 triệu người dùng[14]
4/2016 Đạt mốc 50 triệu người dùng[15]
9/2016 Đạt mốc 60 triệu người dùng[16]
8/2017 Đạt mốc 70 triệu người dùng[17]
21/05/2018 Đạt mốc 100 triệu người dùng[18][19][20]

Vào tháng 7 năm 2019, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM đã có văn bản đề nghị các bên đăng ký và quản lý tên miền tiến hành thu hồi hai tên miền của Zalo là Zalo.vn và Zalo.me của công ty cổ phần VNG do hoạt động mạng xã hội mà không xin phép. Trước đó, việc Zalo không đăng ký hoạt động mạng xã hội đã được phát hiện từ năm 2018 và đã bị xử phạt, nhưng Sở vẫn để tên miền này hoạt động để tạo điều kiện cho Zalo bổ sung các giấy tờ cấp phép.[21]

Bắt đầu từ ngày 11 tháng 11 năm 2019, tên miền Zalo.vn bị dừng hoạt động trong vòng 45 ngày để các cơ quan chức năng xử lí hành vi vi phạm, mặc dù VNG đã nộp hồ sơ. Theo một nguồn tin cho biết, hồ sơ của Zalo nộp lên chưa đủ điều kiện để được cấp phép nên bị tạm ngừng trong 45 ngày để Zalo khẩn trương hoàn thiện hồ sơ.[22]

Làm lộ thông tin người dùng

Để sử dụng chức năng Tìm kiếm quanh đây, người sử dụng phải bật chế độ định vị, khi đó Zalo sẽ quét được toàn bộ người lạ ở xung quanh trong vòng bán kính đến vài km. Tuy nhiên, Zalo lại mặc định bật chế độ này trên ứng dụng di động khiến bất kỳ ai cũng có thể bị lộ vị trí cá nhân khi chức năng định vị được bật.[23]

Tháng 5 năm 2022, Zalo đã áp dụng phương thức mã hóa đầu cuối [E2EE] cho các cuộc trò chuyện cá nhân trên ứng dụng di động, Zalo PC hay phiên bản web nhằm tăng cường bảo mật thông tin người dùng.[24]

  1. ^ Bá Tân [6 tháng 5 năm 2013]. “Zalo hòa vào xu thế toàn cầu”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2022.
  2. ^ a b P.K.D [1 tháng 10 năm 2013]. “"Cổ tích công nghệ" Việt mang tên Zalo”. Báo Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2022.
  3. ^ "Trận chiến" Zalo của VNG”. VietNamNet. 7 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2022.
  4. ^ HL [19 tháng 3 năm 2013]. “Zalo: Từ giấc mơ lãng mạn đến ngôi vị số 1”. Báo Dân Trí. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2022.
  5. ^ P.K.D [2 tháng 10 năm 2013]. “Lời "tuyên thệ" từ chức đồng loạt và bước ngoặt quyết định”. Báo Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2022.
  6. ^ P.K.D [3 tháng 10 năm 2013]. “Vì sao Zalo tạo nên bước ngoặt lịch sử?”. Báo Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2022.
  7. ^ Lê Hải Hương [23 tháng 4 năm 2013]. “Ứng dụng nhắn tin miễn phí Zalo đoạt giải thưởng Sao Khuê 2013”. Báo Điện tử An ninh Thủ đô. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2022.
  8. ^ Hùng Anh [28 tháng 3 năm 2022]. “Global Brand Awards đánh giá Zalo là ứng dụng nhắn tin hàng đầu Việt Nam”. Báo Nhân Dân. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2022.
  9. ^ Mai Lan [28 tháng 3 năm 2022]. “Zalo được vinh danh là app nhắn tin hàng đầu Việt Nam tại giải thưởng quốc tế”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2022.
  10. ^ Thach Huynh [2022]. “Move over—here comes Zalo!”. Decision Lab. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2022.
  11. ^ Phương Dung [17 tháng 2 năm 2022]. “Zalo là ứng dụng liên lạc hàng đầu của người Việt”. VietNamNet. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2022.
  12. ^ Khôi Linh [20 tháng 3 năm 2014]. “Zalo tuyên bố đạt mốc 10 triệu người dùng”. Báo Dân Trí. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2022.
  13. ^ A.Thanh [13 tháng 11 năm 2014]. “Zalo đạt mốc 20 triệu người dùng”. Báo Người Lao Động. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2022.
  14. ^ Đức Nam [20 tháng 5 năm 2015]. “Zalo cán mốc 30 triệu người dùng”. Zing News. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2022.
  15. ^ Trung Hiền [29 tháng 4 năm 2016]. “Ứng dụng Zalo của Công ty VNG chạm mốc 50 triệu người dùng”. VietnamPlus. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2022.
  16. ^ Đức Nam [20 tháng 9 năm 2016]. “Zalo cán mốc 60 triệu người dùng”. Zing News. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2022.
  17. ^ Đức Nam [22 tháng 2 năm 2017]. “Zalo đạt mốc 70 triệu người dùng”. Zing News. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2022.
  18. ^ Thành Luân [21 tháng 5 năm 2018]. “Zalo cán mốc 100 triệu người dùng toàn cầu”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2022.
  19. ^ Thế Anh [21 tháng 5 năm 2018]. “Zalo cán mốc 100 triệu người dùng”. Zing News. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2022.
  20. ^ Kim Thanh [21 tháng 5 năm 2018]. “Zalo chính thức có 100 triệu người dùng”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2022.
  21. ^ Hoàng Ngân [29 tháng 7 năm 2019]. “Giật mình gã khổng lồ Zalo hoạt động không phép”. Báo Giao Thông. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2022.
  22. ^ Thế Lâm [15 tháng 11 năm 2019]. “Đã nộp hồ sơ xin cấp phép, vì sao tên miền Zalo.vn vẫn bị ngừng hoạt động?”. Báo Lao Động. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2022.
  23. ^ Hải Nguyên [13 tháng 3 năm 2017]. “Sử dụng Zalo, người dùng có nguy cơ lộ thông tin cá nhân”. VOV. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2022.
  24. ^ Gia Bảo [18 tháng 5 năm 2022]. “Zalo chính thức hỗ trợ mã hóa đầu cuối, tăng cường bảo vệ thông tin người dùng”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2022.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Zalo&oldid=68797098”

Page 2

2G [còn viết là 2-G] là tên viết tắt của công nghệ mạng di động viễn thông [hay có thể gọi là công nghệ mạng không dây tế bào - wireless cellular technology] thế hệ thứ hai. Mạng 2G được triển khai thương mại dựa trên chuẩn tiêu chuẩn GSM ở Phần Lan bởi nhà mạng Radiolinja [hiện là một phần của công ty viễn thông Elisa Oyj] vào năm 1991.[1]

Ba tính năng vượt trội của mạng 2G so với 2 công nghệ tiền nhiệm là 0G và 1G là:

  1. Gọi thoại với tín hiệu được mã hóa dưới dạng tín hiệu kĩ thuật số [digital encrypted].
  2. Sử dụng hiệu quả hơn phổ tần số vô tuyến cho phép nhiều người dùng hơn trên mỗi dải tần.
  3. Cung cấp dịch vụ dữ liệu cho di động, bắt đầu với tin nhắn văn bản SMS.

Các công nghệ 2G cho phép các nhà mạng khác nhau cung cấp các dịch vụ như tin nhắn văn bản, tin nhắn hình ảnh và MMS [tin nhắn đa phương tiện]. Tất cả các tin nhắn văn bản được gửi trên 2G đều được mã hóa bằng tín hiệu kĩ thuật số [digital], cho phép truyền dữ liệu theo cách mà chỉ người nhận như dự định mới được nhận và đọc tin nhắn.

Sau khi mạng 2G được triển khai, các hệ thống mạng không dây di động trước đó được đặt tên là 1G. Trong khi tín hiệu vô tuyến trên mạng 1G là tín hiệu tương tự [analog], tín hiệu vô tuyến trên mạng 2G là tín hiệu digital. Cả hai hệ thống đều sử dụng tín hiệu digital để kết nối với phần còn lại của hệ thống di động thông qua các tháp vô tuyến [radio tower].

Với công nghệ dịch vụ vô tuyến gói tổng hợp [GPRS], mạng 2G cung cấp tốc độ truyền tối đa theo lý thuyết là 50 kbit/s [40 kbit/s trên thực tế].[2] Với công nghệ EDGE [Enhanced Data Rates for GSM Evolution], tốc độ truyền tối đa theo lý thuyết là 1 Mbit/s [500 kbit/s trên thực tế].[2]

Công nghệ 2G phổ biến nhất là công nghệ đa truy nhập phân chia theo thời gian [TDMA: time division multiple access], dựa trên GSM, khởi nguồn từ Châu Âu nhưng được sử dụng ở hầu hết các nước trên thế giới, ngoài Bắc Mỹ. Hơn 60 nhà mạng GSM cũng đã sử dụng CDMA2000 trong dải tần số 450 MHz [CDMA450] vào năm 2010.[3]

Mạng 2.5G ["thế hệ 2.5"[cần dẫn nguồn]] được sử dụng để mô tả các hệ thống 2G đã triển khai thêm các vùng chuyển mạch gói [packet-switch domain] bên cạnh các vùng sử dụng chuyển mạch kênh [còn có thế gọi là chuyển mạch mạch] [circuit-switch domain]. Nó không nhất thiết phải cung cấp dịch vụ nhanh hơn vì gói thời cũng được sử dụng cho các dịch vụ dữ liệu chuyển mạch kênh [High-Speed Circuit-Switched Data HSCSD].

2.75G [EDGE]

Mạng GPRS phát triển thành mạng EDGE [Enhanced Data Rates for GSM Evolution] với việc giới thiệu mã hóa 8PSK. Mặc dù mã hóa vẫn giữ nguyên ở 270.833 mẫu trong một giây, mỗi ký hiệu mang ba bit thay vì một bit. Các công nghệ EDGE, Enhanced GPRS [EGPRS] hoặc IMT Single Carrier [IMT-SC] là công nghệ điện thoại di động kỹ thuật số tương thích ngược [backward-compatible digital mobile phone technology] cho phép cải thiện tốc độ truyền dữ liệu, như là một phần mở rộng trên mạng GSM tiêu chuẩn. EDGE đã được triển khai trên các mạng GSM bắt đầu vào năm 2003, ban đầu bởi AT &T tại Hoa Kỳ.

Mạng 2G đã được thay thế bởi các công nghệ mới hơn như 2.5G, 2.75G, 3G, 4G và 5G; tuy nhiên, mạng 2G vẫn được sử dụng ở hầu hết các nơi trên thế giới.[cần dẫn nguồn] Một số nhà cung cấp tại Hoa Kỳ đã tuyên bố rằng mạng 2G tại Mỹ có thể sẽ bị đóng cửa vì một số phổ tần số cần được thu hồi lại để triển khai các công nghệ mạng di động khác [ví dụ như 4G LTE].

Quốc gia Nhà mạng Ngày ngưng cấp phát Chi tiết
Đài Loan FarEasTone 30/6/2017
Đài Loan Chunghwa Telecom ngày 30 tháng 6 năm 2017[4]
Đài Loan Taiwan Mobile ngày 30 tháng 6 năm 2017[4]
Nhật Bản NTT Docomo 2010 [5]
Nhật Bản au KDDI 2010
Nhật Bản Softbank 2010
Hàn Quốc KT 2011
Hàn Quốc LG Uplus 2011
Hàn Quốc SK Telecom 2011
Thái Lan AIS 31/10/2019 Cục Thông tin và Truyền thông Thailand [Thailand’s National Broadcasting and Telecommunications Commission NBTC] đã đồng ý ngưng cấp phát mạng 2G vào ngày 31/10/2019. Theo NBTC, việc này sẽ tăng tính hiệu quả cho hoạt động của các nhà mạng trong việc xây dựng hạ tầng cho mạng 5G vào năm 2020. Người dùng của các nhà mạng được khuyến khích chuyển đổi sang mạng 3G và 4G. Chính quyền các địa phương cũng có trách nhiệm thông báo các công dân sử dụng mạng 2G về quá trình chuyển đổi này.[6]
Thái Lan TrueMove H ngày 31 tháng 10 năm 2019
Thái Lan DTAC ngày 31 tháng 10 năm 2019
Hoa Kỳ AT&T 2017 Dịch vụ AT&T's 2G GSM service ngưng hoạt động vào tháng 1/2017.[7][8][9] Việc ngưng hoạt động này ảnh hưởng đến an ninh ngành công nghiệp điện tử, nơi mà nhiều thiết bị 2G GSM được dùng làm các thiết bị báo động trong các trạm/trung tâm điều phối. Các thiết bị 2G GSM cũng được yêu cầu thay thế/nâng cấp để khắc phục tình trang thiếu hụt này.[10]
Hoa Kỳ Verizon 2019 Verizon lên kế hoạch ngưng cung cấp dịch vụ mạng 2G and 3G CDMA vào ngày 31 tháng 12 năm 2019,[11] và trở thành nhà cung cấp dịch vụ mạng LTE đầu tiên tại Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ T-Mobile 2020 [TBC] T-Mobile US trì hoãn việc ngừng cung cấp dịch vụ mạng 2G cho đến năm 2020.[12]
Úc Telstra 2016 Telstra đóng mạng GSM của mình vào ngày 1 tháng 12 năm 2016, trở thành nhà cung cấp dịch vụ di động đầu tiên tại Úc ngừng cung cấp mạng 2G.[13]
Úc Optus 2017 Optus ngưng cung cấp dịch vụ mạng 2G tại Tây Úc và vùng lãnh thổ phía Bắc vào ngày 3 tháng 4 năm 2017, và chính thức ngưng cung cấp mạng 2G trên toàn nước Úc vào ngày 1 tháng 8 năm 2017.[14]
Úc Vodafone 2018 Vodafone đóng hệ thống mạng GSM "di sản" của họ vào ngày ngày 30 tháng 6 năm 2018.[15]
New Zealand Spark [CDMA] 2012 Spark's 2G network [CDMA] was shut down on ngày 31 tháng 7 năm 2012. Spark now operates 3G and 4G networks, and was the first mobile provider in New Zealand to switch off 2G.[16]
New Zealand 2degrees 2018 2degrees ngưng cung cấp dịch vụ mạng 2G vào ngày 15 tháng 3 năm 2018.[17]
New Zealand Warehouse Mobile 2018 Warehouse Mobile, partnered with 2degrees, shut it's 2G network in March 2018, to make way for the new 4G network.[18]
Hà Lan T-Mobile 2020 [TBC] T-Mobile Netherlands sẽ ngưng cung cấp dịch vụ mạng 2G vào năm 2020.[19]
Thụy Sĩ Swisscom 2021 Telecommunications in Switzerland is mainly operated by state-owned Swisscom, and the two privately held Salt and Sunrise Communications AG as these companies have a license to operate 2G. Swisscom will cease 2G services due to its "public service requirements" only by ngày 1 tháng 1 năm 2021.[20]
Thụy Sĩ Sunrise 2018 Sunrise Communications AG has announced plans to phase out its GSM network by the end of 2018. GSM, GPRS and EDGE will be ended by the end of 2018 in favour of expanded 4G and 4G+ coverage.[21]
Singapore Singtel 2017
Singapore M1 2017
Singapore StarHub 2017
Ấn Độ Airtel 2019 [TBC] Bharti Airtel, the largest carrier will shut down the 2G network later after 2019.[cần dẫn nguồn]
Ấn Độ Reliance [including JIO] 2017 Reliance Communications, a group led by Reliance ADAG, decided to shut down its entire 2G network at the end of November 2017. It is the first operator in the country to do so.[22] Also Jio, a second largest carrier led by Reliance Industries [RIL] operates as the only 4G-LTE network in India.
Trinidad và Tobago bmobile 2016 bmobile ngừng hoạt động mạng 2G GSM của mình để triển khai mạng LTE trên băng tần 2 [1900 MHz] vào ngày 9 tháng 12 năm 2016. Mạng 2G EDGE của bmobile vẫn còn hoạt động
México Movistar 2020 Movistar Mexico sẽ bắt đầu ngưng cung cấp dịch vụ mạng 2G vào tháng 4 năm 2019[23]
México AT&T Mexico 2020 AT&T Mexico đã bắt đầu ngưng hệ thống mạng 2G trên toàn lãnh thổ.[23]
  • Các phổ tần số cho mạng 2G
  • Thế hệ điện thoại di động
  • Điện thoại vô tuyến di động, còn được gọi là 0G
  • 5G
Tiền nhiệm
1G
Thế hệ của mạng điện thoại di động Kế nhiệm
3G

  1. ^ “Radiolinja's History”. ngày 20 tháng 4 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 10 năm 2006. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2009.
  2. ^ a b “GPRS & EDGE”. 3gpp.org. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2021.
  3. ^ “CDMA Worldwide”. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2009.
  4. ^ a b “Taiwan's NCC urges 2G users to upgrade by June”. www.telecomasia.net. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2019.
  5. ^ “China nears full mobile broadband coverage on back of increased 4G adoption”. South China Morning Post. ngày 18 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2019.
  6. ^ “Thailand to Close 2G Network”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2019.
  7. ^ Gryta, Thomas [ngày 3 tháng 8 năm 2012]. “AT&T to Leave 2G Behind”. Wall Street Journal. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2016.
  8. ^ “AT&T 2G Sunset”. povertymobile. ngày 20 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2017.
  9. ^ “AT&T's Donovan Says 2G Network in 'Soft Lock', Decommissioning to Begin in Coming Months”. FierceWireless.com. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2017.
  10. ^ “2G Sunset Overview”. Telguard. ngày 21 tháng 7 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2016.
  11. ^ Danno, Mike. “Verizon to Shut Down 2G CDMA 1X Network by the End of 2019”. FierceWireless. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2016.
  12. ^ Abent, Eric [ngày 14 tháng 9 năm 2016]. “T-Mobile Takes a Swing at AT&T, Says Its 2G Network Will Stay Active through 2020”. SlashGear. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2016.
  13. ^ Turner, Adam [ngày 4 tháng 11 năm 2016]. “Budget Mobile Customers Brace for Australia's 2G Shutdown”. Sydney Morning Herald. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2016.
  14. ^ “2G Network Closure Update” [Thông cáo báo chí]. Optus. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2017.
  15. ^ “We've switched off our 2G network”. Vodafone Australia.
  16. ^ “Telecom closes CDMA network”. The New Zealand Herald. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2012.[liên kết hỏng]
  17. ^ “2degrees to close down 2G access in March 2018”. 2degrees. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2017.
  18. ^ “Coverage”. Warehouse Mobile [bằng tiếng Anh]. ngày 12 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2019.
  19. ^ “T-Mobile Netherlands plans GSM shutdown by 2020”.
  20. ^ “Swisscom is equipping its mobile network for the future”. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2015.
  21. ^ “Sunrise to shut down GSM network by end-2018”. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2017.
  22. ^ “RComm to Shut Down 2G Network in a Month, Will Continue with 4G Only Network Like JIO”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2019.
  23. ^ a b Escalona, Claudia Juárez. “Movistar y AT&T ponen en marcha apagón 2G”. El Economista. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2019.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=2G&oldid=68549762”

Video liên quan

Chủ Đề