Ưu nhược điểm của phương pháp chôn lấp

Vài chục nghìn tấn rác được chôn lấp mỗi ngày

Theo Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2011-2015 vừa được Bộ Tài nguyên và môi trường công bố, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tiếp tục có xu hướng tăng nhanh hơn giai đoạn trước.

Cụ thể, nếu năm 2010, tổng lượng chất thải rắn ở các đô thị là hơn 17.000 tấn/ngày thì năm 2014, con số này lên tới 32.000 tấn. Chỉ riêng Hà Nội và TP.HCM, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh một ngày lần lượt là 6.420 tấn và 6.789 tấn.

Đáng lưu ý để xử lý số rác thải “khổng lồ” này, hiện Việt Nam vẫn sử dụng đến 80% công nghệ chôn lấp.

Loại công nghệ này chỉ có một ưu điểm là đơn giản so với các công nghệ khác, chi phí đầu tư và vận hành thấp nhưng nhược điểm là rất lớn, nó chiếm nhiều diện tích đất, khó kiểm soát nước rỉ rác, ô nhiễm không khí, mùi hôi khu vực xung quanh bãi chôn lấp…

Mới đây, TP.HCM đã chính thức công bố, mùi hôi thối mà người dân khu Nam Sài Gòn phản ánh bắt nguồn từ khu vực chôn lấp rác và hồ xử lý nước rỉ rác của Đa Phước [huyện Bình Chánh].

Công ty VWS – Chủ đầu tư bãi rác Đa Phước từng quảng cáo công nghệ áp dụng tại bãi rác Đa Phước là “mới nhất, tiên tiến nhất” tương tự cách làm của họ tại tiểu bang California [Mỹ]. Tuy nhiên, thực tế sau gần 10 năm hoạt động, VWS chưa thực hiện phân loại, tái chế mà chôn lấp toàn bộ với công suất hơn 5.000 tấn rác một ngày - chiếm khoảng 70% lượng rác của thành phố.

Tại Hà Nội, toàn bộ rác thải phát sinh của thành phố được tập xung xử lý tại bãi rác Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, do Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị [URENCO] quản lý, vận hành.

Tương tự như bãi rác Đa Phước, bãi rác lớn nhất Hà Nội vẫn chủ yếu sử dụng công nghệ chôn lấp [70-80%]. Rác thải chủ yếu được thu gom, vận chuyển bằng xe cuốn ép chất thải rắn thùng kín.

Ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí... đang ảnh hưởng nặng nề tới đời sống người dân quanh khu vực bãi rác Nam Sơn. Hồi cuối tháng 5/2016, lãnh đạo Hà Nội đã phải có buổi trực tiếp đối thoại nhằm tháo gỡ khó khăn cho những người dân nằm trong vùng ảnh hưởng ô nhiễm của bãi rác này.

Vì… rẻ nên được chuộng?

Trả lời câu hỏi của chúng tôi, vì sao các xử lý rác thải ở Việt Nam hầu hết đều sử dụng phương pháp chôn lấp, dù công nghệ này lạc hậu và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và người dân, ông TS. Hoàng Dương Tùng - Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết: Chôn lấp là biện pháp rẻ tiền nhất, ít tốn kém nhất nên được sử dụng nhiều.

“Không chỉ ở Việt Nam, hầu hết các nước đang phát triển vẫn áp dụng mặc dù công nghệ này không giải quyết hoàn toàn bài toán môi trường”, ông Tùng cho biết.

Ông Tùng cũng cho hay, bất cập lớn hiện nay ở những bãi rác sử dụng công nghệ chôn lấp nhưng lại không làm tầng lót đáy cho tốt. Điều này dẫn đến hiện tượng nước rác rỉ, gây mùi hôi thối.

Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho rằng, trong điều kiện đất đai không có nhiều thì giải pháp công nghệ chôn lấp là giải pháp trước mắt. Nhiều nước họ cũng chuyển qua sử dụng công nghệ khác vì diện tích đất hạn hẹp.

“Tuy nhiên, ở Việt Nam thì vẫn là chủ yếu là phương pháp này vì nó rẻ, họ vẫn tưởng như còn quỹ đất nhưng thực ra quỹ đất hết sức hạn chế và tôi nghĩ rằng, các địa phương hiện này cũng không ai muốn mở bãi rác chôn lấp nữa”, ông Tùng nói và cho biết, hiện Chính phủ đang yêu cầu có biện pháp để sử dụng công nghệ mới, hợp lý thay vì phương pháp này.

“Hà Nội cũng đang thử nghiệm một nhà máy đốt rác để lấy lại năng lượng. Đó là xu thế chung của thế giới và điều này cần áp dụng và nhân rộng ở Việt Nam”, ông Tùng nhấn mạnh.

Mỗi ngày Hà Nội “mất” hơn 8 tỷ để chôn lấp rác thải

Hiện nay, lượng rác thải tại Việt Nam là khoảng 50.000 tấn/ngày, trong đó tại các đô thị là khoảng 35.000 tấn/ngày, còn lại là rác thải ở vùng nông thôn. Riêng tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh mỗi ngày thải ra khoảng 7.000 – 8.000 tấn.

Trước số lượng rác thải lớn như vậy cần tìm ra giải pháp để chuyển chất thải sang một dạng khác ít độc hơn, dễ kiểm soát hơn, chuyển chất thải thành các chất khác có thể sử dụng có ích giúp giảm thể tích hoặc số lượng nhằm lưu giữ được nhiều hơn, lưu trữ tạm thời để chờ công nghệ phù hợp. [XEM CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO TRUNG TÂM Y TẾ, TRƯỜNG HỌC]

Chất thải - rác thải ở Việt Nam có thể phân thành 2 loại như sau: phân loại dựa trên mức độ nguy hiểm [rác thông thường, ác nguy hại], phân loại rác trên nguồn gốc phát sinh [rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, rác thải văn phòng, . . . ]. Cùng với việc xác định loại rác chúng ta có những cách xử lý chất thải - rác thải hiệu quả.

Phương pháp thiêu đốt xử lý chất thải [HỆ JOKASHO XỬ LÝ NƯỚC THẢI]

Đây là phương pháp phổ biến hiện nay trên thế giới như: Nhật bản, Đức, Thụy Sỹ, Hà Lan, Đan Mạch,.. để xử lý chất thải rắn nói chung, đặc biệt đối với chất thải rắn độc hại công ngiệp, chất thải nguy hại y tế nói riêng.

Xử lý khói thải sinh ra từ quá trình thiêu đốt là một vấn đề cần đặc biệt quan tâm. Phụ thuộc vào thành phần khí thải, các phương pháp xử lý phù hợp có thể được áp dụng như phương pháp hóa học [kết tủa, trung hòa, oxy hóa...], phương pháp hóa lý [hấp thụ, hấp phụ, điện li], phương pháp cơ học [lọc, lắng]..

Xử lý chất thải bằng phương pháp thiêu đốt mang lại ý nghĩa quan trọng trong việc giúp làm giảm bớt chất thải cho khâu xử lý cuối cùng là chôn lấp tro, xỉ. Mặt khác, năng lượng phát sinh trong quá trình thiêu đốt có thể tận dụng cho các lò hơi, lò sưởi hoặc các ngành công nghiệp cần nhiệt và phát điện. Mỗi lò đốt cần phải được trang bị một hệ thống xử lý khí thải nhằm khống chế ô nhiễm không khí do quá trình đốt có thể gây ra.

Hiện tại ở Việt Nam xử lý chất thải rắn nguy hại y tế chủ yếu bằng lò đốt công suất nhỏ được trang bị cho từng bệnh viện. Tuy nhiên, các bệnh viện lớn tuyến trung ương trực thuộc Bộ Y tế có công tác thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải y tế được thực hiện tốt. Các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện, việc xử lý chất thải y tế phụ thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế từng tỉnh. Số bệnh viện tuyến huyện được trang bị lò đốt đạt tiêu chuẩn rất ít. Vì vậy chất thải y tế thường được đốt bằng lò đốt thủ công hoặc chôn lấp trong khu đất của bệnh viện.

Đối với rác thải nguy hại công nghiệp được xử lý bằng phương pháp đốt thì gần như tuân theo nguyên lý đốt của chất thải y tế nhưng công suất lò lớn hơn. Hiện tại, các khu công nghiệp có đầu tư khu xử lý chất thải rắn nguy hại thường được doanh nghiệp hợp đồng với công ty, đơn vị có chức năng, được cấp giấy phép vận chuyển và xử lý chất thải rắn nguy hại.

Với hiện trạng hiện nay, Việt Nam cần học hỏi thêm khoa học công nghệ về lò đốt ở các quốc gia như Singapore; Nhật, Thụy Sỹ, Đức để loại bỏ các yếu tố không đạt khi quan trắc môi trường của các lò do đơn vị Việt Nam sản xuất là độ cao tối thiểu, dư lượng Dioxin, bụi,.. Xu hướng từ 2020 trở đi với lượng rác thải sinh hoạt thì xu hướng ngành từ 2020 trở đi mỗi đơn vị Quận, Huyện đã phải trang bị 1 lò đốt rác thải sinh hoạt và trung bình 1 thành phố tối thiểu 2-3 lò đốt rác nguy hại.

Ưu điểm của phương pháp thiêu đốt:

  • Tiết kiệm chi phí: so với nhiều phương pháp xử lý rác thải tiên tiến khác, việc đốt các loại rác thải tỏ ra tiết kiệm hơn nhiều, đặc biệt là các kiểu thu gom, tái chế rất tốn thời gian và tiền bạc. Các lò đốt hiện nay đã được cải tiến với công nghệ đốt mới, cho phép sử dụng ít hoặc gần như không sử dụng nhiên liệu đốt, công nghệ rác tự cháy đảm bảo nhiệt độ luôn duy trì ở mức cao khiến rác được nạp vào liên tục tự cháy.
  • Dễ vận hành: nguyên lý cơ bản của tất cả phương pháp đốt chất thải rắn đều có 2 đầu nạp rác và xả tro, còn lại, các quá trình đốt hầu như tự động vận hành. Con người chỉ tiếp xúc trong quá trình nạp rác và xử lý tro nên ngoài việc dễ vận hành, của các lò đốt rác dinh hoạt, công nghiệp hay nguy hại còn hạn chế tối đa việc con người tiếp xúc với rác thải trong quá trình xử lý.
  • Dễ thi công lắp đặt: các lò đốt chất thải theo phương pháp đốt chất thải rắn thường có cấu tạo đơn giản, dễ thi công lắp đặt với nhiều loại công suất khác nhau [phục vụ cho nhu cầu xử lý rác lớn hay nhỏ]. Bên cạnh đó, các lò đốt có thể được lắp đặt ngay tại nơi tập kết rác thải với diện tích không quá lớn, vì vậy, việc lựa chọn nơi đặt nhà máy xử lý cũng khá dễ dàng.
  • Ngoài việc xử lý chất thải rắn, đây cũng là phương pháp có thể xử lý được cả vi khuẩn, vi trùng lây nhiễm, một trong những vấn đề nan giải trong xử lý rác thải bằng lò đốt rác và các trạm quan trắc tự động
  • Tro thải có thể được tận dụng để làm gạch xây nhà hoặc làm phân bón nên gần như có thể xử lý được triệt để rác thải.

Nhược điểm của phương pháp thiêu đốt:

  • Tuy rẻ hơn một số phương pháp xử lý rác khác nhưng xử lý rác thải rắn bằng nhiệt lại đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu cho các lò đốt và hệ thống vận hành cao, nếu chỉ nhìn trong ngắn hạn thì đây là phương pháp xử lý không hiệu quả về mặt kinh tế.
  • Mặc dù không cần nhiều người vận hành lò đốt nhưng những người này phải được đào tạo bài bản, có kỹ thuật và tay nghề cao.
  • Tùy từng loại lò đốt mà các tiêu chuẩn về an toàn môi trường, trong đó có tiêu chuẩn về khí thải là khác nhau. Mặc dù lò đốt nào cũng có cơ chế xử lý khí thải nhưng để nói rằng xử lý được triệt để khí thải độc hại thải ra môi trường vẫn là điều chưa thể đáp ứng được.

Video liên quan

Chủ Đề