Vay tín chấp và vay thế chấp là gì

Vay tín chấp là hình thức vay vốn phổ biến của các ngân hàng. Vậy vay thế chấp là gì? Những lưu ý gì khi vay thế chấp? Cùng Ngân hàng số Cake tìm hiểu ngay bây giờ nhé!

1. Khái niệm vay thế chấp là gì?

Hiểu một cách đơn giản, vay thế chấp là hình thức vay vốn có tài sản đảm bảo. Tài sản đảm bảo là những tài sản có giá trị và sẽ được ngân hàng thẩm định như sổ đỏ hoặc sổ hồng, ô tô, máy móc… thuộc quyền sở hữu của người vay.

Người đi vay phải còn quyền sở hữu với tài sản đó trong quá trình vay. Ngân hàng chỉ giữ lại giấy tờ chứng minh sở hữu tài sản, còn tài sản vẫn thuộc quyền sở hữu của người đi vay.

Một số đặc điểm của hình thức vay tín chấp:

  • Thời gian vay linh hoạt theo nhu cầu người vay
  • Thời gian vay kéo dài, có thể tới 25 năm.
  • Lãi suất thấp
  • Hạn mức vay lên đến 70-100% giá trị tài sản đảm bảo.

2. Phân biệt vay tín thế chấp và vay tín chấp?

Một số tiêu chí để phân biệt hai hình thức vay phổ biến là vay tín chấp và vay thế chấp như sau:

Tiêu chíVay thế chấpVay tín chấpTên gọi khácVay có tài sản đảm bảoVay không tài sản đảm bảoĐặc điểmPhải có tài sản đảm bảoKhông cần tài sản đảm bảoLãi suấtThấp và giảm dầnCao hơn vay thế chấpHạn mức70-100% giá trị tài sản đảm bảoThấpThời gian xét duyệtThời gian xác minh điều kiện và xử lý giao dịch lâuThời gian xét duyệt nhanh, giải ngân nhanh chóng, có thể vay ngay trong ngày

Thông thường, người vay tín chấp sẽ sử dụng nguồn vốn để đầu tư. Còn người vay tín chấp thường chỉ sử dụng vốn để phục vụ mục đích tiêu dùng.

Vay thế chấp có lãi suất thấp hơn và thời gian cho vay dài hơn so với vay tín chấp. Nguồn: Internet

3. Các hình thức vay thế chấp phổ biến hiện nay

  • Vay kinh doanh: Đây là hình thức dành cho các khách hàng muốn vay vốn thế chấp để phát triển kinh doanh.
  • Vay mua nhà đất, căn hộ: Là hình thức vay dành cho các khách hàng đang có nhu cầu mua nhà đất hay căn hộ nhưng chưa đủ tiền. Thời gian vay vốn thường kéo dài tùy vào dự án nhà đất, căn hộ mà người vay vốn vay.
  • Vay mua xe ô tô trả góp: Hình thức dành cho khách hàng đang muốn mua xe ô tô để đi lại hoặc kinh doanh. Tài sản đảm bảo của khách hàng có thể chính là chiếc xe muốn mua.
  • Vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo: Là hình thức vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng như sửa sang nhà cửa, mua sắm, khám chữa bệnh… với nguồn vốn lớn.

4.1. Xác định rõ điều kiện và nhu cầu vay vốn

Các chuyên gia khuyên rằng, người đi vay nên vay vốn mà mỗi tháng bạn phải chi trả khoảng 30 – 40% tổng thu nhập hàng tháng của bạn. Bên cạnh đó, bạn cần cân nhắc đến thời hạn vay vốn sao cho phù hợp với mức thu nhập và điều kiện sống của bạn.

4.2. Đọc kỹ hợp đồng

Hợp đồng vay thế chấp hoặc bất cứ hợp đồng nào của ngân hàng thường rất dài, trong đó có quy định đầy đủ các quy định, yêu cầu, điều kiện, điều khoản liên quan đến phí phạt, lãi suất…

Đọc kỹ hợp đồng trước khi ký vay thế chấp. Nguồn: Internet

Vậy nên, để tránh mất tiền oan vào các khoản phí phạt hoặc kiện tụng [nếu có] thì bạn hãy đọc thật kỹ hợp đồng. Điều khoản nào chưa rõ phải hỏi nhân viên ngân hàng ngay lập tức.

4.3. Lãi suất và thời gian hưởng lãi suất

Lãi suất vay thế chấp thường thấp hơn hình thức vay tín chấp vì mức độ rủi ro thấp hơn nhưng không vì thế mà bạn chủ quan. Bạn hãy tìm hiểu kỹ lãi suất, hình thức trả lãi và thời gian hưởng lãi suất ưu đãi [nếu có] như thế nào. Để chắc chắn, bạn hãy tìm hiểu nhiều bên khác nhau để chắc chắn lãi suất vay thế chấp của bạn nằm trong vùng “an toàn”.

4.4. Lên kế hoạch trả nợ cụ thể

Khi vay tín chấp, ngân hàng luôn có động thái giám sát việc sử dụng vốn vay thực tế của người đi vay để đảm bảo khả năng thu hồi nợ. Thế nên, bạn phải đảm bảo mục đích vay đúng với những gì đã cam kết trong hợp đồng và đảm bảo trả nợ cho ngân hàng theo kỳ hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng.

Trên đó là một số thông tin cơ bản về vay tín chấp để bạn tham khảo. Theo dõi Tiệm Cake để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về tài chính – ngân hàng nhé!

Vay tín chấp lãi suất thấp và vay thế chấp là hai phương án tài chính đang được nhiều người lựa chọn hiện nay. Tuy nhiên, việc chọn giữa hai hình thức vay này đòi hỏi sự tìm hiểu và đánh giá kỹ lưỡng. Bài viết này sẽ giúp bạn so sánh và lựa chọn được phương án vay phù hợp nhất với mình.

Nội dung bài viết gồm các phần sau đây: 1. So sánh khái niệm của hai phương án vay: Vay thế chấp và vay tín chấp lãi suất thấp 2. Ưu và nhược điểm của phương án vay thế chấp và vay tín chấp lãi suất thấp 3. Nên lựa chọn vay tín chấp lãi suất thấp tại ngân hàng nào? 4. Có thể đồng thời vay tín chấp và vay thế chấp hay không?

Hai hình thức vay là vay thế chấp và vay tín chấp lãi suất thấp đều là 2 hình thức vay phổ biến hiện nay. Đâu là lựa chọn phù hợp với nhu cầu của bạn? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong nội dung bên dưới nhé.

1.1. Khái niệm về hình thức vay thế chấp

Vay thế chấp là hình thức vay tiền mà bạn cần phải cung cấp tài sản để đảm bảo cho khoản vay của mình. Thông thường, tài sản đó có thể là bất động sản như nhà cửa, đất đai, tiền gửi tiết kiệm, hoặc tài khoản đầu tư. Tài sản này sẽ được ngân hàng định giá để từ đó có thể xác định số tiền bạn có thể vay. Nếu bạn không thể trả nợ, ngân hàng sẽ thu hồi tài sản đó để đền bù cho khoản vay của bạn.

Đọc thêm: Thủ tục vay ngân hàng thế chấp tại TPBank cho mục đích tiêu dùng ra sao?

Hình 1: Vay thế chấp là hình thức vay cần phải có tài sản đảm bảo

1.2. Khái niệm về hình thức vay tín chấp

Ngược lại với vay thế chấp, vay tín chấp là hình thức vay tiền mà không cần có tài sản đảm bảo. Thay vào đó, ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng sẽ đánh giá năng lực tín dụng của bạn để xác định số tiền bạn có thể vay. Lãi suất thường cao hơn so với vay thế chấp, nhưng vẫn có các tùy chọn lãi suất thấp có thể được áp dụng nếu bạn có đủ tín dụng tốt và có khả năng trả tiền lãi đúng hạn.

Mỗi hình thức có những ưu và nhược điểm riêng sẽ phù hợp với điều kiện và tình hình tài chính riêng của từng cá nhân. Bạn nên vay thế chấp hay vay tín chấp lãi suất thấp? Câu trả lời sẽ nằm ngay trong phần sau đây.

2.1. Ưu và nhược điểm của hình thức vay thế chấp

Một số ưu điểm của hình thức vay thế chấp có thể kể đến như:

  • Khả năng hồ sơ vay được duyệt cao hơn vì có tài sản đảm bảo.
  • Lãi suất thường thấp hơn so với vay tín chấp vì khoản vay được đảm bảo bằng tài sản, giúp giảm rủi ro cho ngân hàng.
  • Số tiền vay được thường cao hơn so với vay tín chấp và tùy thuộc vào tài sản đảm bảo

Vay thế chấp là hình thức mang lại nhiều lợi ích cho người đi vay. Tuy nhiên cũng tồn tại một số điểm hạn chế như sau:

  • Bạn có thể mất tài sản nếu không thể trả nợ đúng hạn và ngân hàng sẽ buộc phải thu hồi tài sản để đền bù cho khoản vay.
  • Yêu cầu thủ tục liên quan đến giấy tờ pháp lý và đánh giá thẩm định giá trị tài sản. Việc này đòi hỏi tốn nhiều thời gian và công sức.
  • Không thể sử dụng tài sản đảm bảo đó cho mục đích khác trong thời gian vay.

Hình 2: Bạn sẽ có khả năng được duyệt cho vay cao khi có tài sản đảm bảo có giá trị lớn

2.2. Ưu và nhược điểm của hình thức vay tín chấp

Giống như hình thức vay thế chấp, vay tín chấp lãi suất thấp cũng có những ưu, nhược điểm riêng mà bạn có thể cân nhắc

Ưu điểm:

  • Quy trình vay tín chấp đơn giản và nhanh chóng hơn so với vay thế chấp vì không cần có tài sản đảm bảo.
  • Bạn có thể sử dụng số tiền vay cho bất kỳ mục đích nào mà bạn muốn mà không cần giải trình với ngân hàng.
  • Yêu cầu thủ tục giấy tờ ít hơn so với vay thế chấp.
  • Có thể có các tùy chọn lãi suất thấp nếu bạn có đủ năng lực tài chính và điểm tín dụng tốt.

Nhược điểm:

  • Lãi suất thường cao hơn so với vay thế chấp vì ngân hàng không được đảm bảo bằng tài sản.
  • Số tiền vay thường thấp hơn so với vay thế chấp.
  • Năng lực tín dụng của bạn sẽ được đánh giá kỹ hơn để đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn.

Như vậy, tùy thuộc vào tình hình tài chính, số tiền đi vay và sở thích mà bạn có thể lựa chọn được phương án vay phù hợp nhất cho mình dựa trên những phân tích ưu và nhược điểm nêu trên.

Khi có nhu cầu vay tiền tín chấp, việc lựa chọn ngân hàng uy tín và cung cấp các dịch vụ vay tốt là rất quan trọng. Dưới đây là một số yếu tố bạn nên xem xét khi lựa chọn ngân hàng cho vay tín chấp lãi suất thấp:

  • Dịch vụ vay với lãi suất hấp dẫn và cạnh tranh.
  • Thời gian xét duyệt hồ sơ nhanh chóng.
  • Thủ tục và hồ sơ yêu cầu đơn giản và dễ dàng cung cấp.
  • Hỗ trợ khách hàng tận tình và chuyên nghiệp.
  • Có các cơ chế đảm bảo tính bảo mật thông tin cho khách hàng.

Với những tiêu chí nêu trên, TPBank chính là một trong những lựa chọn hàng đầu cho vay tín chấp với lãi suất thấp. TPBank không chỉ cho vay với lãi suất hấp dẫn mà cung cấp các gói sản phẩm cho vay đa dạng và linh hoạt. Thời gian xử lý hồ sơ nhanh chóng và đội ngũ nhân viên tận tình, chuyên nghiệp sẽ đảm bảo hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình đi vay.

Bạn có thể tìm kiếm các thông tin về ngân hàng cho vay tín chấp tại đây: Vay tín chấp ngân hàng nào tốt nhất và những điều cần lưu ý khi sử dụng dịch vụ là gì?

Hình 3: Hãy lựa chọn ngân hàng uy tín để vay tín chấp lãi suất thấp

Bạn hoàn toàn có thể sử dụng 2 hình thức vay cùng lúc. Tuy nhiên điều này sẽ phải tuân thủ theo chính sách và điều kiện cho vay riêng của từng ngân hàng. Bạn nên tiếp tục khoản vay thứ hai tại cùng ngân hàng để tiết kiệm thời gian làm thủ tục giấy tờ. Đồng thời, bạn cũng nên xem xét kỹ lưỡng khả năng thanh toán của mình trước khi đồng thời vay thế chấp và vay tín chấp lãi suất thấp để tránh những áp lực tài chính không đáng có.

Vay tín chấp và vay thế chấp khác nhau thế nào?

Vay tín chấp là hình thức cho vay không yêu cầu tài sản đảm bảo, mà sẽ dựa vào lịch sử tín dụng, thu nhập, sự uy tín,... của khách hàng. Ngược lại, vay thế chấp có yêu cầu tài sản đảm bảo và tài sản này phải thuộc sở hữu của người vay trong thời gian vay nợ. Không cần tài sản thế chấp.

Cho biết khi nào nên vay tín chấp và khi nào nên vay thế chấp?

Nếu bạn vay cho nhu cầu sinh hoạt, vốn vay thấp thì nên vay tín chấp vì thủ tục đơn giản, lãi suất tính từng ngày theo số dư nợ giảm dần sẽ có lợi hơn. Nếu bạn vay vốn đầu tư, mua nhà, mua xe ô tô thì cần phải vay thế chấp được cấp hạn mức cao, lãi suất sẽ hợp lý hơn vì vay dài hạn.

Tại sao vay tín chấp lãi cao hơn thế chấp?

Cho vay tín chấp tiêu dùng là một nghiệp vụ cho vay dựa trên uy tín cá nhân được đánh giá bởi tổ chức tín dụng dành cho một khách hàng mà không cần phải thế chấp tài sản. Chính vì vậy, cho vay tiêu dùng tín chấp có rủi ro cao, nên lãi suất phải cao hơn so với ngân hàng bán lẻ hay ngân hàng thương mại.

Vay tín chấp lãi suất cao nhất là bao nhiêu?

Cao nhất là HDBank với mức lãi suất 24%/năm. Sau đó là OCB với mức lãi suất 21%/năm. Chi tiết tại bảng so sánh lãi suất vay ngân hàng mới nhất tháng 10 năm 2023: Lãi suất cho vay thế chấp đang có mức lãi suất thấp hơn, theo bảng thống kê cho thấy, mức lãi suất dao động trong khoảng từ 5,99%-9,19%/năm.

Chủ Đề