Về nội dung các câu nêu ở bài tập 8 có biểu thị ý phủ định 20

 Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8: Câu phủ định có đáp án chi tiết, chọn lọc. Tài liệu có 4 trang gồm 17 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Ngữ văn 8. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Câu phủ định có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi môn Ngữ văn 8 sắp tới.

Giới thiệu về tài liệu:

- Số trang: 4 trang

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 17 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Câu phủ định có đáp án - Ngữ văn 8:

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN LỚP 8

Câu phủ định

Bài giảng: Câu phủ định

Câu 1: Đọc các câu sau trong truyện “ Thầy bói xem voi”

Thầy sờ voi bảo:

– Tưởng con voi như thế nào, hoá ra nó sun sun như con đỉa.

Thầy sờ ngà bảo:

– Không phải, nó chần chần như cái đòn càn.

Câu gạch chân là câu phủ định miêu tả hay câu phủ định bác bỏ.

A. Câu phủ định miêu tả

B. Câu phủ định bác bỏ

Chọn đáp án: B

Câu 2: Về hình thức, hai câu dưới đây là câu phủ định hay câu khẳng định.

1. Em học sinh này không phải là không thông minh.

2. Không phải là tôi không hiểu anh.

A. Câu phủ định

B. Câu khẳng định

Chọn đáp án: A

Câu 3: Các câu dưới đây có phải là câu phủ định không?

1. Giỏi gì mà giỏi

2. Ngôi nhà này đẹp à?

3. Cậu tưởng tớ thích quyển sổ ấy lắm đấy!

A. Câu phủ định

B. Không phải câu phủ định

Chọn đáp án: B

Câu 4: Về nội dung, các câu nêu ở bài tập 8 có biểu thị ý phủ định hay không?

A. Có

B. Không

Chọn đáp án: A

Câu 5: Từ phủ định trong khổ thơ trên là từ nào ?

“Bèo dạt về đâu hàng nối hàng

Mênh mông không một chuyến đò ngang

Không cầu gợi chút niềm thân mật

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”

A. Không

B. Đâu

C. Chút

D. Lặng lẽ

Chọn đáp án: A

Câu 6: Dòng nào nói đúng nhất dấu hiệu nhận biết của câu phủ định?

A. Là câu có những từ ngữ cảm thán như: biết bao, ôi, thay…

B. Là câu có sử dụng dấu chấm than khi viết.

C. Là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chưa…

D. Là câu có ngữ điệu phủ định.

Chọn đáp án: C

Câu 7: Có thể phân loại câu phủ định thành mấy loại cơ bản?

A. Hai loại.     B. Ba loại.

C. Bốn loại.     D. Không loại nào.

Chọn đáp án: A

Câu 8: Bài ca dao sau có mấy từ phủ định?

“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”

A. Một từ

B. Hai từ

C. Ba từ

D. Bốn từ

Chọn đáp án: B

Câu 9: Tác dụng nào không phù hợp với câu phủ định?

A. Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó.

B. Phản bác một ý kiến, một nhận định

C. Ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo.

D. Chọn A và B.

Chọn đáp án: C

Câu 10: Các câu phủ định sau:

– Trời không rét lắm.

– Trăng chưa lặn.

Là câu phủ định miêu tả hay câu phủ định bác bỏ?

A. Câu phủ định miêu tả

B. Câu phủ định bác bỏ

Chọn đáp án: A

Câu 11: Đặc điểm hình thức của câu phủ định là gì?

A. Là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chả, chưa, không phải [là], chẳng phải [là], đâu có phải [là], đâu [có],...

B. Là câu có những từ ngữ để hỏi như: không, phải không, đúng vậy không,...

C, Là câu có những từ ngữ bộc lộc cảm xúc: chao ôi, ôi, trời ơi,...

D. Là câu có những từ ngữ kể, tả, thông báo, nhận định.

Chọn đáp án: A

Câu 12: Bài ca dao sau có mấy từ phủ định?

“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”

A. Một từ

B. Hai từ

C. Ba từ

D. Bốn từ

Chọn đáp án: B

Câu 13: Về nội dung, các câu nêu ở bài tập trên có biểu thị ý phủ định hay không?

A. Có

B. Không

Chọn đáp án: A

Câu 14: Đoạn văn sau có sử dụng câu phủ định không?

"Tôi an ủi lão:

- Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chẳng giết thịt! Ta giết nó chính là hóa kiếp cho nó đấy, hóa kiếp để cho nó làm kiếp khác."

[Nam Cao, Lão Hạc]

A. Có 

B. Không

Chọn đáp án: A

Câu 15: Xác định câu phủ định trong đoạn văn trên?

A. Tôi an ủi lão

B. Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu!

C. Vả lại ai nuôi chó mà chẳng giết thịt!

D. Ta giết nó chính là hóa kiếp cho nó đấy, hóa kiếp để cho nó làm kiếp khác.

Chọn đáp án: B

Câu 16: Tác dụng của câu phủ định trên là gì?

A. Thông báo, xác nhận không có sự việc nào đó 

B. Phản bác một ý kiến đã nêu trước đó 

C. Cả A và B đều đúng  

D. Cả A và B đều sai 

Chọn đáp án: B

Câu 17: Câu văn nào dưới đây có cùng tác dụng với câu đã xác định trên?

A. Không, chúng con không đói nữa đâu.

B. Bằng hành động đó, họ muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai.

C. Trên thế giới này, không có gì quan trọng bằng việc bảo vệ môi trường cả.

D. Con không cần đi học nữa, con muốn đi làm thuê kiếm tiền phụ ba mẹ. 

Chọn đáp án: A

Bài tập 2: Trang 53 sgk ngữ văn 8 tập 2

Đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

a, Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải là không có ý nghĩa.

[Hoài Thanh, Ý nghĩa văn chương]

b, Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, không ai không từng ăn trong Tết Trung thu, ăn nó như cả mùa thu vào lòng vào dạ.

[Băng Sơn, Qủa thơm]

c, Từng qua thời thơ ấu ở Hà Nội, ai chẳng có một lần nghển cổ nhìn lên tán lá cao vút mà ngắm nghía một cách ước ao chùm sâu non xanh hay thích thú chia nhau nhấm nháp món sấu dầm bán trước cổng trường.

[Tạ Việt Anh, Cây sấu Hà Nội]

- Những câu trên có ý nghĩa phủ định không? Vì sao?

- Đặt những câu không có từ ngữ phủ định mà có ý nghĩa tương đương với những câu trên. So sánh những câu mới đặt với những câu trên đây và cho biết có phải ý nghĩa của chúng hoàn toàn không giống nhau không.

Xem lời giải

3. Các câu phủ định sau đều dùng để biểu thị ý phủ định, điều đó đúng hay sai ? Khoanh tròn vào Đ [đúng] hoặc S [sai] với từng câu và giải thích lí do.

Câu phủ định

Đúng

Sai

a] Họ cam kết rằng không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ.

Đ

S

b] Cụ đừng nghĩ ngợi nhiều như vậy, nó chẳng trách cụ đâu!

Đ

S

c] Nó im lặng, nhưng không phải là không hiểu những điều cô nói.

Đ

S

d] Ai chẳng có những kỉ niệm để thương, để nhớ trong lòng.

Đ

S

e] Tôi chưa bao giờ muốn nói được những lời yêu thương như thế với mẹ, cho dù tôi rất muốn.

Đ

S


Câu phủ định

Đúng

Sai

Giải thích

a] Họ cam kết rằng không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ.

Đ

S

Câu này phủ định sự tồn tại của một sự việc, tính chất .

b] Cụ đừng nghĩ ngợi nhiều như vậy, nó chẳng trách cụ đâu!

Đ

S

Câu này phủ định sự tồn tại của một sự việc, tính chất .

c] Nó im lặng, nhưng không phải là không hiểu những điều cô nói.

Đ

S

Câu này biểu thị ý khẳng định vì có từ phủ định kết hợp với một từ phủ định [không phải là không]

d] Ai chẳng có những kỉ niệm để thương, để nhớ trong lòng.

Đ

S

Câu này biểu thị ý khẳng định vì từ phủ định được kết hợp với một từ nghi vấn [ ai chẳng ].

e] Tôi chưa bao giờ nói được những lời yêu thương như thế với mẹ, cho dù tôi rất muốn.

Đ

S

Câu này phủ định sự tồn tại của một sự việc, tính chất


Từ khóa tìm kiếm Google: giải bài 21 chiếu dời đô, chiếu dời đô trang 30, chiếu dời đô sách ngữ văn 9, giải ngữ văn 9 sách vnen chi tiết dễ hiểu.

Video liên quan

Chủ Đề