Ví dụ nào dưới đây là biểu hiện của cặp tính trạng tương phản

Câu hỏi: Ví dụ nào sau đây là đúng với cặp tính trạng tương phản?

A. Hoa kép và hoa đơn

B. Hạt vàng và hạt trơn.

C. Quả đỏ và quả tròn

D. Thân cao và thân xanh lục

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Hoa kép và hoa đơn

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về cặp tính trạng tương phản nhé.

1. Khái niệm tính trạng là gì?

Tính trạnglà kiểu hình, hay tính trạng (Trait, character) là một biến thể đặc trưng về kiểu hình của một sinh vật nào đó có thể do di truyền, do môi trường tác động hoặc là sự kết hợp của cả hai yếu tố trên.

Tính trạng là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo hay sinh lí của một cơ thể.

Ví dụ về tính trạng, màu mắt là một đặc trưng, màu mắt xanh, nâu hay hạt dẻ là các tính trạng. Màu tóc cũng là một đặc trưng, tóc vàng, nâu, đỏ hay đen là các tính trạng.

2. Các loại tính trạng

a. Tính trạng số lượng

Tính trạng số lượng(Quantitative trait, Quantitative character, metric character)là tính trạng có thể tính toán được, do nhiều gen quy định, có biến dị liên tục; chủ yếu thể hiện ở năng suất, sản lượng của cây trồng, vật nuôi.

Ví dụ: sản lượng thóc, lúa; năng suất trứng của gà; tỷ lệ thịt xẻ của lợn; sản lượng sữa của bò...

b. Tính trạng chất lượng

Tính trạng chất lượng(Qualitative trait, Qualitative character)là tính trạng do đơn gen quy định, có biến dị đứt quãng và không tính toán được bằng con số; chủ yếu thể hiện tính chất về màu sắc, hương vị, âm thanh, có hoặc không có của sinh vật.

Ví dụ: màu mắt, màu lông, tính có sừng hoặc không sừng ở bò...

c.Tính trạng trội

Tính trạng trội(tính lấn, tính át; Dominance)là tính trạng biểu hiện rõ rệt, lấn át các tính trạng khác cùng loại trong một tổ hợp di truyền dị hợp tử; được thể hiện chủ yếu ở thế hệ F1.

d.Tính trạng lặn

Tính trạng lặn(tính ẩn, recessiveness)là tính trạng không thể hiện được vì bị các tính trạng khác cùng loại (cùng cặp alen đối xứng) lấn át trong một tổ hợp di truyền dị hợp tử; tính lặn chưa được thể hiện ở thế hệ F1mà chỉ xuất hiện được ở thế hệ F2.

e.Tính siêu trội

Tính siêu trội(tính siêu lấn, tính siêu át, overdominance)là tính trạng của cá thể sau được thể hiện cao hơn hẳn (át hẳn) các tính trạng tương ứng của thế hệ trước (các nguyên liệu gốc). Hiện tượng này còn gọi làưu thế lai, được thể hiện ở các cá thể lai khác dòng, khác giống... và mức độ cao nhất là lai xa (ngan lai với vịt tạo con lai ngan vịt; ngựa lai với lừa tạo con la...).

g.Tính trạng điển hình

Tính trạng điển hình hay tính trạng đặc trưng là những tính trạng được di truyền một cách ổn định, ít bị biến đổi bởi các tác động của ngoại cảnh, có thể nhận biết được và mô tả được một cách chính xác.

h.Tính trạng trung gian

Tính trạng trung gian là gì? Tính trạng trung gian là tính trạng được biểu hiện ở cá thể dị hợp do gen trội lấn át một cách không hoàn toàn alen lặn cùng cặp.

i.Tính trạng thuần chủng

Tính trạng thuần chủng là tính trạng được di truyền đồng nhất và ổn định, các thế hệ con cháu không phân li và có kiểu hình giống bố mẹ. Trong thực tế khi đề cập tới giống thuần chủng cũng chính là đề cập tới 1 hay 1 vài tính trạng thuần chủng nào đó mà nhà chọn giống quan tâm tới.

3. Tính trạng tương phản là gì? Cặp tính trạng là gì?

- Cặp tính trạng tương phản là hai trạng thái có biểu hiện trái ngược nhau của cùng loại tính trạng.

- Khi thí nghiệm, Menđen thường chọn các cặp tính trạng tương phản, là vì:

+ Trên cơ thể sinh vật sẽ có rất nhiều các tính trạng mà không thể theo dõi và quan sát hết được

+ Khi phân tích các đặc tính của sinh vật thành từng cặp tính trạng tương phản sẽ thuận tiện hơn cho việc theo dõi sự di truyền của các cặp tính trạng từ đó đánh giá chính xác hơn

Ví dụ:Mắt đen - Mắt xanh

Tóc xoăn - Tóc thẳng

Thân dai - Thân ngắn

Vỏ trơn - Vỏ nhăn

4.Tại sao Menđen lại chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện các phép lai?

Menđen chọn các cặp tính trạng tương phản, vì:

- Trên cơ thể sinh vật có rất nhiều các tính trạng không thể theo dõi và quan sát hết được

- Khi phân tích các đặc tính sinh vật thành từng cặp tính trạng tương phản sẽ thuận tiện cho việc theo dõi sự di truyền của các cặp tính trạng và đánh giá chính xác hơn

- Di truyền: là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu.

- Biến dị: là hiện tượng con sinh ra khác bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết.

- Mối quan hệ giữa di truyền và biến dị: là hai hiện tượng song song, gắn liền với quá trình sinh sản.

- Đối tượng của di truyền học: nghiên cứu bản chất và tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị.

- Nội dung:

+ Cơ sở vật chất và cơ chế của hiện tượng di truyền.

+ Các quy luật di truyền.

+ Nguyên nhân và quy luật biến dị.

- Ý nghĩa: là cơ sở lí thuyết của khoa học và chọn giống, y học và công nghệ sinh học hiện đại.

- Phương pháp nghiên cứu của Menden là: phương pháp phân tích các thế hệ lai.

- Đối tượng: đậu Hà Lan vì chúng có đặc điểm ưu việt: là cây tự thụ phấn nghiêm ngặt, có hoa lưỡng tính, thời gian sinh trưởng, phát triển ngắn, có nhiều tính trạng tương phản và trội lặn hoàn toàn, số lượng đời con lớn.

- Nội dung:

+ Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản (xanh – vàng; trơn – nhăn …).

+ Theo dõi sự di truyền của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ.

+ Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được → rút ra được quy luật di truyền.

Các cặp tính trạng tương phản khác nhau:

Ví dụ nào dưới đây là biểu hiện của cặp tính trạng tương phản

- Từ các kết quả nghiên cứu trên cây đậu Hà Lan, năm 1865 ông đã rút ra các quy luật di truyền, đặt nền móng cho Di truyền học.

1. Một số thuật ngữ:

- Tính trạng: là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể. Ví dụ: cây đậu có các tính trạng: thân cao, quả lục, hạt vàng, chịu hạn tốt.

- Cặp tính trạng tương phản: là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng loại tính trạng. Ví dụ: hạt trơn và hạt nhăn, thân cao và thân thấp.

- Nhân tố di truyền quy định các tính trạng của sinh vật. Ví dụ: nhân tố di truyền quy định màu sắc hoa và màu sắc hạt đậu.

- Giống thuần chủng (còn gọi là dòng thuần chủng): là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống các thế hệ trước. Thực tế, khi nói giống thuần chủng ở đây chỉ là nói tới sự thuần chủng về một hoặc một vài tính trạng nào đó đang được nghiên cứu.

2. Một số kí hiệu

- P (parentes): cặp bố mẹ xuất phát.

- × là Phép lai.

- G (gamete): giao tử; ♂ là giao tử đực (hoặc cơ thể đực); ♀ là giao tử cái (hoặc cơ thể cái).

- F (filia): thế hệ con. F1: thế hệ thứ nhất; F2: là thế hệ thứ 2 được sinh ra từ F1 do tự thụ phấn hoặc giao phối.


Page 2

- Di truyền: là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu.

- Biến dị: là hiện tượng con sinh ra khác bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết.

- Mối quan hệ giữa di truyền và biến dị: là hai hiện tượng song song, gắn liền với quá trình sinh sản.

- Đối tượng của di truyền học: nghiên cứu bản chất và tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị.

- Nội dung:

+ Cơ sở vật chất và cơ chế của hiện tượng di truyền.

+ Các quy luật di truyền.

+ Nguyên nhân và quy luật biến dị.

- Ý nghĩa: là cơ sở lí thuyết của khoa học và chọn giống, y học và công nghệ sinh học hiện đại.

- Phương pháp nghiên cứu của Menden là: phương pháp phân tích các thế hệ lai.

- Đối tượng: đậu Hà Lan vì chúng có đặc điểm ưu việt: là cây tự thụ phấn nghiêm ngặt, có hoa lưỡng tính, thời gian sinh trưởng, phát triển ngắn, có nhiều tính trạng tương phản và trội lặn hoàn toàn, số lượng đời con lớn.

- Nội dung:

+ Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản (xanh – vàng; trơn – nhăn …).

+ Theo dõi sự di truyền của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ.

+ Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được → rút ra được quy luật di truyền.

Các cặp tính trạng tương phản khác nhau:

- Từ các kết quả nghiên cứu trên cây đậu Hà Lan, năm 1865 ông đã rút ra các quy luật di truyền, đặt nền móng cho Di truyền học.

1. Một số thuật ngữ:

- Tính trạng: là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể. Ví dụ: cây đậu có các tính trạng: thân cao, quả lục, hạt vàng, chịu hạn tốt.

- Cặp tính trạng tương phản: là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng loại tính trạng. Ví dụ: hạt trơn và hạt nhăn, thân cao và thân thấp.

- Nhân tố di truyền quy định các tính trạng của sinh vật. Ví dụ: nhân tố di truyền quy định màu sắc hoa và màu sắc hạt đậu.

- Giống thuần chủng (còn gọi là dòng thuần chủng): là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống các thế hệ trước. Thực tế, khi nói giống thuần chủng ở đây chỉ là nói tới sự thuần chủng về một hoặc một vài tính trạng nào đó đang được nghiên cứu.

2. Một số kí hiệu

- P (parentes): cặp bố mẹ xuất phát.

- × là Phép lai.

- G (gamete): giao tử; ♂ là giao tử đực (hoặc cơ thể đực); ♀ là giao tử cái (hoặc cơ thể cái).

- F (filia): thế hệ con. F1: thế hệ thứ nhất; F2: là thế hệ thứ 2 được sinh ra từ F1 do tự thụ phấn hoặc giao phối.