Ví dụ về hợp đồng hoán đổi

Hợp đồng hoán đổi [tiếng Anh: Swap Contract] là một thỏa thuận dạng hợp đồng giữa hai bên đối tác, theo đó các bên đồng ý thực hiện các khoản thanh toán định kì cho nhau.

Hình minh họa [Nguồn: Kế toán]

Hợp đồng hoán đổi [Swap Contract]

Khái niệm

Hợp đồng hoán đổi trong tiếng Anh gọi là Swap Contract.

Hợp đồng hoán đổi là một thỏa thuận dạng hợp đồng giữa hai bên đối tác, theo đó các bên đồng ý thực hiện các khoản thanh toán định kì cho nhau, hay là đồng ý trao đổi các luồng tiền trong tương lai theo một phương thức đã định sẵn và trong một khoản thời gian xác định trước. 

Hợp đồng hoán đổi có hiệu lực từ ngày khởi đầu [còn được gọi là ngày định giá] và chấm dứt vào ngày kết thúc [hay còn gọi là ngày đáo hạn] của hợp đồng. 

Các đặc điểm của hợp đồng hoán đổi

Cần lưu ý là rất khó thu xếp một hợp đồng hoán đổi trực tiếp hai bên là những người sử dụng sản phẩm cuối cùng. 

Một cơ cấu hiệu quả hơn có sự tham gia của một định chế tài chính trung gian - gọi là tổ chức kinh doanh hợp đồng hoán đổi, nhà tạo lập thị trường hoặc ngân hàng giao dịch hợp đồng hoán đổi đứng giữa và đóng vai trò kết nối hai bên sử dụng cuối cùng, tức là các đối tác của hợp đồng giao dịch hợp đồng hoán đổi hưởng lợi từ chênh lệch giữa giá chào mua và giá chào bán mà họ đưa ra cho các bên nhằm xác định các luồng tiền của hợp đồng.

Việc sử dụng nhà giao dịch hợp đồng hoán đổi, hay là tổ chức trung gian, có lợi cho cả hai bên tham gia hợp đồng với hai lí do sau:

- Sử dụng trung gian làm giảm thời gian tìm kiếm để đi đến kí kết hợp đồng hoán đối. 

Hoạt động trên thị trường với tính chất chuyên nghiệp, tổ chức trung gian sẵn sàng thực hiện một giao dịch hoán đổi vào bất kì thời điểm nào, trong khi các cá nhân hoặc tổ chức thông thường không được chuyên môn hóa trong lĩnh vực này có thể mất nhiều thời gian để tìm đối tác, kể cả khi có sự hỗ trợ của môi giới.

- Việc sử dụng trung gian có thể làm giảm chi phí đánh giá chất lượng tín dụng.

Đối với đa số các hợp đồng hoán đổi, một bên đối tác sẽ thanh toán các luồng tiền căn cứ vào kết quả] biến động ngẫu nhiên, hay còn gọi là thả nổi [floating] của một tham số nhất định như lãi suất, tỉ giá hối đoái, mức sinh lời cổ phiếu hoặc giá hàng hóa. 

Đối tác phía bên kia hoặc sẽ thanh toán luồng tiền thả nổi căn cứ vào một tham số khác, hoặc thanh toán luồng tiền cố định.

Thời điểm các bên tham gia hợp đồng hoán đổi tiến hành thanh toán các luồng tiền được gọi là ngày thanh toán, và khoảng thời gian giữa các ngày thanh toán được gọi là kì thanh toán. 

Vào một ngày thanh toán cụ thể, một bên đối tác sẽ tiến hành chuyển trả tiền cho bên kia và phía bên kia cũng sẽ chuyển trả một khoản tiền ngược lại [Ngoại trừ trường hợp của hợp đồng hoán đổi tiền tệ], cả hai luồng tiền thanh toán của các bên trong hợp đồng hoán đổi nói chung sẽ được thực hiện bằng cùng một loại tiền tệ. 

Kết quả là, các bên thường thỏa thuận chỉ trao đổi luồng tiền ròng mà một bên nợ bên kia, hay là áp dụng nguyên tắc bù trừ ròng [netting]. 

Đối với hợp đồng hoãn đổi tiền tệ và một số dạng hợp đồng hoán đổi đặc biệt khác, các luồng tiền thanh toán không được ghi nhận theo cùng một loại tiền tệ; khi đó việc bù trừ ròng không thể diễn ra mà các bên phải chuyển cho nhau các luồng tiền theo nghĩa vụ phát sinh một cách độc lập. 

Một điểm cần lưu ý nữa là hợp đồng hoán đổi chủ yếu được thanh toán bằng tiền mặt, rất hiếm trường hợp yêu cầu chuyển giao vật chất tài sản cơ sở.

Hợp đồng hoán đổi chủ yếu được giao dịch trên thị trường OTC, vì vậy các điều khoản của hợp đồng thường được thiết kế linh hoạt cho phù hợp với nhu cầu cụ thể của các bên. Mặc dù hợp đồng hoán đổi được coi là một trong những dạng chứng khoán phái sinh ra đời muộn nhất, nhưng đây có lẽ là công cụ quan trọng nhất nếu xét về qui mô của thị trường. 

Có ba loại chủ thể tham gia chính trên thị trường hợp đồng hoán đổi, đó là người sử dụng cuối cùng, định chế trung gian và nhà giao dịch tự doanh.

[Tài liệu tham khảo, Giáo trình Chứng khoán phái sinh & Thị trường chứng khoán phái sinh]

Thanh Hoa

Academia.edu no longer supports Internet Explorer.

To browse Academia.edu and the wider internet faster and more securely, please take a few seconds to upgrade your browser.

Khi nói đến thị trường phái sinh, không thể không nhắc tới hợp đồng hoán đổi. Đây là một trong những công cụ phổ biến nhất trong thị trường phái sinh. Ở bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể về hợp đồng hoán đổi là gì và đặc điểm của nó nhé.

Hợp đồng hoán đổi là gì [Swap Contracts] ?

Hợp đồng hoán đổi [Swap contract] là hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên, theo đó các bên đồng ý thực hiện các khoản thanh toán định kỳ cho nhau, nói cách khác là các bên đồng ý trao đổi luồng tiền trong tương lai theo một phương thức định sẵn và trong một khoảng thời gian xác định trước.

Trong hợp đồng hoán đổi, ngày khởi đầu được gọi là ngày định giá, ngày kết thúc được gọi là ngày đáo hạn của hợp đồng.

Ví dụ: Ông A có một khoản tiền gửi ngân hàng 100 triệu đồng với lãi suất 6%/năm, ông B cũng có một khoản đầu tư 100 triệu đồng với lãi suất biến động, bình quân cũng là 6%/năm. A và B ký hợp đồng hoán đổi với nhau, theo đó ông B sẽ trả cho ông A số lợi tức từ khoản đầu tư của mình và ông A sẽ trả cho ông B lợi tức 6 triệu đồng/ năm. Với hợp đồng này, ông B vẫn giữ được khoản đầu tư của mình nhưng lại có thu nhập ổn định hàng năm và ông A có cơ hội hưởng lợi tức từ khoản đầu tư của ông B mà không phải là chủ sở hữu của khoản đầu tư này.

Mục đích và cơ chế giao dịch của hợp đồng hoán đổi

Hợp đồng hoán đổi thường được dùng để phòng ngừa các rủi ro tài chính cho chủ thể tham gia hợp đồng do sự biến động của yếu tố thị trường như lãi suất, tỷ giá, giá cổ phiếu, …, để hưởng các ưu đãi dành cho các công ty trong nước hoặc dùng để nhằm mục đích đầu cơ.

Các hợp đồng hoán đổi thường được giao dịch bên ngoài các thị trường tập trung và thường có sự tham gia của một định chế tài chính trung gian, được gọi là tổ chức kinh doanh hợp đồng hóa đổi như nhà tạo lập thị trường, ngân hàng thương mại. Các tổ chức này đóng vai trò đứng giữa, kết nối hai bên sử dụng cuối cùng và là các đối tác của hợp đồng giao dịch hoán đổi hưởng lợi từ chênh lệch giữa giá chào mua và giá chào bán mà họ đưa ra cho các bên nhằm xác định luồng tiền của hợp đồng.

Cách duy nhất để các chủ thể tham gia hợp đồng hoán đổi thoát ra khỏi hợp đồng này là thỏa thuận song phương với bên còn lại cùng hủy hợp đồng hoặc bằng cách chuyển nhượng cho bên thứ ba với điều kiện được đồng ý của phía đối tác.

Xem thêm:

  • Hợp đồng kỳ hạn
  • Phái sinh hàng hóa là gì

Đặc điểm của hợp đồng hoán đổi [Swap Contracts]

Sử dụng trung gian làm giảm thời gian tìm kiếm để đi đến ký kết hợp đồng hoán đổi

Thông thường các cá nhân hoặc tổ chức tham gia hợp đồng hoán đổi không được chuyên môn hóa trong lĩnh vực tài chính nên có thể làm mất nhiều thời gian để tìm được đối tác kể cả khi có sự hỗ trợ của môi giới. Trong khi đó, các tổ chức trung gian tài chính thường hoạt động trên thị trường tài chính với tính chất chuyên nghiệp, sẵn sang thực hiện giao dịch hoán đổi vào bất cứ thời điểm nào, từ đó là giảm thời gian đi đến ký kết loại hợp đồng này.

Việc sử dụng trung gian có thể làm giảm chi phí đánh giá chất lượng tín dụng

Ở hầu hết các hợp đồng hoán đổi, một bên đối tác sẽ thanh toán các luồng tiền căn cứ vào kết quả đầu tư với sự biến động ngẫu nhiêy, hay còn gọi là thả nổi của một tham số nhất định như lãi suất, tỷ giá, mức sinh lời cổ phiếu hoặc giá hàng hóa. Còn bên còn lại sẽ chọn thanh toán các luồng tiền thả nổi theo một tham số khác hoặc các luồng tiền ổn định hơn.

Vào một ngày thanh toán cụ thế, hai bên sẽ trao đổi hai luồng tiền đã ký kết trên hợp đồng cho nhau với cùng một loại tiền tệ [ngoại trừ trường hợp hợp đồng hoán đổi ngoại tệ]. Kết quả là các bên thường thỏa thuận trao đổi luồng tiền ròng mà một bên nợ bên kia, hay là áp dụng nguyên tắc bù trừ ròng.

Còn đối với hợp đồng hoán đổi ngoại tệ hoặc một số dạng hợp đồng hoán đổi đặc biệt khác, các luồng tiền thanh toán không được ghi nhận theo cùng một loại tiền tệ, khi đó việc bù trừ sẽ không diễn ra và các bên phải chuyển cho nhau các luồng tiền theo nghĩa vụ phát sinh độc lập.

Hợp đồng hoán đổi mang tính linh hoạt

Do hợp đồng hoán đổi không được giao dịch trên thị trường tập trung mà hầu hết được giao dịch trên thị trường OTC [Over the Counter] nên các điều khoản của hợp đồng thường được thiết kế linh hoạt cho phù hợp với nhu cầu của các bên tham gia.

Các loại hợp đồng hoán đổi [Swap Contracts]

  • Hợp đồng hoán đổi lãi suất [Interest rate Swap] là hợp đồng phái sinh mà theo đó một bên trao đổi dòng lãi suất để lấy dòng tiền mặt của bên khác
  • Hợp đồng hoán đổi tiền tệ [Currency Swap] là hợp đồng trao đổi ngoại tệ theo đó hai bên sẽ trao đổi khoản tiền gốc và lãi cố định của một khoản vay để lấy khoản gốc và lãi cố định tương đương một khoản vay của một đồng tiền khác.
  • Hợp đồng hoán đổi tín dụng [Credit Swap] là hợp đồng phái sinh tín dụng mà theo đó Bên mua sẽ thanh toán một khoản tiền định kỳ cho Bên bán, đổi lại Bên mua sẽ nhận được khoản bồi thường nếu công cụ tài chính cơ sở bị mất khả năng thanh toán.
  • Hợp đồng hoán đổi hàng hóa [Commodity Swap] là thỏa thuận mà theo đó giá thả nổi của hàng hóa [giá giao ngay] được trao đổi lấy giá cố định trong một khoảng thời gian nhất định.
  • Hợp đồng hoán đổi chứng khoản vốn [Equity Swap] là hợp đồng hoán đổi mà tổ hợp các dòng tiền được thỏa thuận trao đổi giữa hai bên vào một ngày xác định trong tương lai.

Trên đây là những chia sẻ của đầu tư gì về hợp đồng hoán đổi và những điều cơ bản về loại hợp đồng này, mong rằng sẽ giúp ích cho các nhà đầu tư tương lai trong quá trình tìm hiểu về thị trường tài chính và thị trường phái sinh.

Xem thêm:

  • Khái niệm hợp đồng quyền chọn là gì
  • Đặc điểm của hợp đồng tương lai

Video liên quan

Chủ Đề