Vì sao bà bầu chửa ngực

Mơi mang thai được 20 tuần mà chị Hoa [Từ Liêm, HN] đã lo lắng vì bộ ngực ngày càng phát triển ngồn ngộn, trong khi bụng thì chưa thấy mấy. Chị chia sẻ: “Từ khi mới có thai thì ngực mình đã phát triển dữ dội, đến nay 20 tuần thì ngực đã tăng 10cm [từ 83cm lên 93cm], trước đây ngực đã khá lớn, nay trông vĩ đại đến phát sợ. Tạng người mình khá gọn gàng, nhưng ngực lại lớn quá khiến mình mặc đồ rất xấu hổ. Mọi người bảo mình bị "chửa ngực". Mấy chị trong cơ quan còn bảo "nhìn cứ ngồn ngộn ra", làm mình buồn không thể tả. Không biết sau này cho con bú xong ngực có nhỏ lại như cũ không, và có bị sệ không?”.

Cũng trong hoàn cảnh tương tự, Chị Loan [Long Biên, Hn] mang thai đến lần thứ 2 rồi vẫn bị chửa ngực. Mặc dù đã từng chửa ngực lần sinh con trước nhưng đến lần này chị vẫn chưa thể quen được cảm giác căng tức khó chịu: “Mình đang bầu tập 2. Cả tập 2 và tập 1 mình đều bị chửa ngực. Chân tay thì vẫn thế, chỉ ngực và bụng là to lên. Nhìn ngực mình bây giờ mới như bơm silicon Mấy chị mang bầu quanh nhà mình ai cũng phải có bụng lớn mới bắt đầu thay áo ngực. Thế mà mình mới có thai 8 tuần, bụng chưa thấy gì mà ngực đã tăng từ 34b lên 34c, và đang ngấp nghé lên 34d. Ngực căng làm khó chịu quá chừng.” Sự phát triển quá lớn của vòng 1 còn khiến cho đôi gò bồng đảo của chị Loan chằng chịt các vết rạn đỏ, rất ngứa ngáy và khó chịu.

Nhiều phụ nữ có vòng một phát triển quá lớn khi mang bầu [dân gian thường gọi là chửa ngực] còn mang nhiều những phiền toái khác như đau lưng, đau đầu, mỏi mệt, đau cơ. Họ còn mang theo các nỗi lo vô hình trước các lời đồn đại như “mẹ ăn bao nhiêu thì đổ hết vào ngực, con đâu còn dinh dưỡng”, “ngực to sẽ cho ít sữa”…

Tuy nhiên, các  chị em gặp trường hợp này cũng đừng quá lo lắng. Vì chửa ngực là hiện tượng thường gặp ở thai phụ trong thời kỳ đầu bầu bí. Theo BS Quốc Tuấn, Khoa Sản, BV Từ Dũ TPHCM, kích thước, hình dáng của "đôi gò bồng đảo" chủ yếu do mô mỡ quyết định. Trong suốt thai kỳ, do sự kích thích của các nội tố trong cơ thể, các mạch máu ở tuyến vú phình to, mô mỡ tăng lên. Đồng thời, các ống dẫn sữa cũng phát triển mạnh để chuẩn bị cho khả năng tiết sữa gây nên hiện tượng chửa ngực.

Và cũng trái với những lời đồn thổi, bầu ngực thai phụ to hay nhỏ không quyết định lượng sữa. Ngực phát triển cực đại trong thời kỳ mang thai cũng hoàn toàn không có hại gì tới thai nhi. Kích thước của bầu ngực sẽ thu nhỏ dần sau giai đoạn cho con bú. Tuy nhiên, có thể ngực sẽ không còn săn chắc như trước khi mang thai do thiếu hụt nội tiết tố estrogen.

Và một điều chắc chắn nữa là nếu trong lần mang thai đầu tiên, bạn bị “chửa ngực” thì trong những lần mang thai tiếp theo, bạn cũng sẽ gặp phải hiện tượng này.

Những lưu ý khi mắc chứng chửa ngực

Để tạo cảm giác thoải mái, bạn nên mặc áo ngực vừa vặn, chất liệu cotton, có độ nâng tốt, không có gọng cứng và vệ sinh ngực mỗi ngày sạch sẽ.

Để tránh bị khó thở do “chửa ngực”, bạn nên đứng ngồi thẳng lưng, nằm nghiêng khi ngủ hoặc đặt gối nâng đầu và ngực lên cao.Tuy nhiên, nếu bị khó thở kéo dài, bạn nên đi khám cụ thể.

Massage nhẹ nhàng vùng ngực để giúp máu lưu thông tốt hơn và xoa dịu cảm giác căng tức ngực. Tránh massage ngực trong những tháng đầu thai kỳ vì dễ gây hiện tượng co thắt tử cung.

Chườm lạnh hoặc tắm vòi hoa sen để cải thiện lưu thông huyết mạch, giúp ngực bớt căng, đau. Đắp lá bắp cải lạnh lên ngực khi thư giãn, nghỉ ngơi cũng là một cách hay để bạn giảm cảm giác đau ngực.

Bạn cần nhớ rằng “chửa ngực” là biểu hiện thai kỳ mà không ai có thể tránh khỏi. Vì vậy, bạn hãy thực hiện một chế độ dinh dưỡng hợp lý, vệ sinh thường xuyên bầu ngực của mình và giữ tâm trạng thoải mái. Sau khi sinh và cho con bú, hiện tượng này sẽ biến mất, ngực của bạn sẽ dần khôi phục lại hình dáng tuy rằng khó có thể săn chắc như trước khi mang thai.

Tin liên quan

Tài trợ | Giảm cân an toàn tại nhà

Tin bài cùng chủ đề Sao Việt có bầu, sinh con

Một độc giả tâm sự: "Em hiện tại mới mang thai được 22 tuần thôi. Thấy các chị thường xuyên lên đây chia sẻ những thắc mắc khi mang bầu nên em rất muốn hỏi vấn đề này. Vốn em bị chửa ngực các chị ạ. Từ hồi mới phát hiện có bầu, ngực em đã khá lớn và thay đổi chóng mặt. Ban đầu là cả giác đau nhức rồi sưng tấy. Em đã rất khổ sở với triệu chứng chửa ngực này. Đã thế vì ngực tăng kích cỡ quá đà nên em rất ngại mỗi khi đi ra ngoài và đi làm. Nhiều khi em phải đứng trước tủ đồ cả tiếng để chọn được bộ đồ đi chơi phù hợp mà không bị lộ ngực.

Thế nhưng hôm trước trong câu chuyện với mẹ chồng, mẹ bảo em chửa ngực thế này là sướng nhất vì sau này tha hồ sữa cho con tu ti. Mẹ bảo chửa ngực chứng tỏ ngực đang dần tích lũy sữa để phục vụ cho việc cho con bú sau này. Mẹ còn lấy minh chứng là chính mẹ ngày xưa đẻ 3 đứa con cũng đều chửa ngực thế. Em nghe mà mừng quá, nhưng chẳng biết lời mẹ chồng em nói có đáng tin không vì em chưa nghe ai nói đến vấn đề liên quan giữa chửa ngực và nhiều sữa sau sinh cả".

Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ sản khoa Lê Thị Kim Dung [Trung tâm Y khoa Thái Hà, Hà Nội] cho biết: “Chửa ngực không gây hại gì cho thai nhi. Tuy nhiên, đây là trường hợp gặp với một số bà bầu do nội tiết khi mang thai, các ống sữa hoạt động mạnh, mô mỡ phát triển nhanh. Việc chửa ngực không liên quan đến sau này bà bầu có nhiều sữa hay không”.

Theo bác sĩ Dung, việc nhiều sữa phụ thuộc vào cơ địa và tuyến sữa của người phụ nữ đó. Có người ngực lép nhưng nguồn sữa vẫn dồi dào nhưng cũng có người chửa ngực nhưng sữa vẫn không đủ cho con bú.


Việc nhiều sữa phụ thuộc vào cơ địa và tuyến sữa của người phụ nữ. [ảnh minh họa]

“Việc chửa ngực có thể gây ra những bất tiện cho bà bầu. Tuy nhiên, không phải vì thế mà mang cảm giác tự ti, hoàn toàn không có gì phải lo lắng. Lưu ý nên chọn áo ngực phù hợp để không bị chật quá gây khó chịu, mặt khác cũng không nên thả rông ngực nếu bị ngã có thể vỡ ngực. Thêm nữa, chửa ngực có thể gây ra hiện tượng rạn da nên mẹ bầu nên bôi kem để chống rạn", bác sĩ Dung lưu ý.

Khi bị chửa ngực, mẹ bầu nên chọn quần áo rộng rãi. Ngồi thẳng lưng, giữ vệ sinh, có thể nằm nghiêng khi ngủ, đặt gối nâng đầu và ngực lên cao. Nếu có hiện tượng khó thở, ra nhiều mồ hôi khi chửa ngực cần thăm khám bác sĩ sản khoa. Sau giai đoạn cho con bú, chửa ngực sẽ hết. Những người mang bầu lần đầu đã có hiện tượng chửa ngực thì có thể gặp hiện tượng này ở những lần sau.

Theo các bác sĩ, việc bà bầu sau khi sinh có nhiều sữa hay không phụ thuộc cơ địa của bản thân người đó. Sau khi sinh, với một số bà mẹ, chỉ 1 ngày là sữa đã về nhưng có người tới 2-3 ngày thì sữa mới về. Mọi tác động qua thực phẩm cũng có thể sẽ giúp cho sữa về nhanh hơn.

Các món ăn như chân giò ninh đu đủ, cháo hạt sen đỗ xanh… sẽ giúp kích thích sữa về sớm. Tất nhiên, nếu bà bầu ăn đủ chất dinh dưỡng sẽ có số lượng và chất lượng sữa tốt hơn những bà bầu ăn uống thiếu chất hoặc quá kham khổ.

Ngoài ra, có những yếu tố làm ảnh hưởng đến số lượng sữa như tâm trạng bà mẹ, thuốc kháng sinh… Sau khi sinh, nếu người phụ nữ không được hỗ trợ từ chồng, phải thức đêm nhiều để chăm con, cuộc sống gặp nhiều căng thẳng và lo lắng làm ảnh hưởng đến lượng sữa. Cũng có người sau sinh do mắc bệnh nên phải uống thuốc kháng sinh cũng làm cho sữa ít hơn.

Việc chăm sóc bầu ngực khi cho con bú, đặc biệt trong tháng đầu tiên là vô cùng quan trọng. Bởi vì, trong tháng đầu, lượng sữa tiết ra nhiều trong khi bé bú không hết. Vì vậy, nếu không giữ vệ sinh hay chăm sóc có thể gây tắc tuyến sữa, viêm tuyến vú để lại ảnh hưởng xấu về sau.

Xem thêm chủ đề Các bệnh khác khi mang thai

Theo Anh Minh [Khampha.vn]

Video liên quan

Chủ Đề