Vì sao bón nhiều đạm làm tăng khả năng nhiễm bệnh của cây trồng

16/10/2020 606

Câu hỏi Đáp án và lời giải

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: A

Bón nhiều đạm làm tăng khả năng nhiễm bệnh vì làm bộ lá phát triển

Hoàng Việt [Tổng hợp]

28/03/2022 20

A. Làm bộ lá phát triển.

Đáp án chính xác

C. Làm đất có độ pH thấp.

D. Là nguồn thức ăn của côn trùng.

Tất cả Lớp 12 Lớp 11 Lớp 10 Lớp 9 Lớp 8 Lớp 7 Lớp 6 Lớp 5 Lớp 4 Lớp 3 Lớp 2 Lớp 1


Vì sao bón nhiều đạm làm tăng khả năng nhiễm bệnh?

A. Làm bộ lá phát triển.

Bạn đang xem: Bón nhiều đạm làm tăng khả năng nhiễm bệnh

Bón phân là công đoạn quan trọng trong quá trình nuôi trồng cây. Trong các loại phân thì đóng vai trò quan trọng nhất và chiếm phần lớn chính là phân đạm. Tuy nhiên nếu bón quá nhiều phân đạm có thể làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh của cây. Vậy phân đạm có vai trò như thế nào và vì sao bón nhiều đạm làm tăng khả năng nhiễm bệnh? Câu trả lời mà bạn đang tìm kiếm sẽ có ngay trong bài viết sau đây. 

Vai trò của phân đạm đối với sự sinh trưởng của cây

Trước khi tìm hiểu vì sao bón nhiều đạm làm tăng khả năng nhiễm bệnh, chúng ta hãy cùng xem chất đạm đóng vai trò gì trong quá trình sinh trưởng của cây nhé: 

  • Chất đạm đóng vai trò quan trọng và là chất xúc tác trong quá trình trao đổi chất của cây. Ngoài ra, chất đạm còn giúp tổng hợp các enzym để tạo nên các phản ứng sinh học quan trọng.
  • Chất đạm còn là thành phần quan trọng cấu thành nên diệp lục của cây. Từ đó tạo nên màu xanh cho cây cũng như tăng cường sự sinh trưởng của lá và các bộ phận sinh dưỡng khác.
  • Để hấp thụ các dưỡng chất từ trong đất, cây phải xây dựng hệ thống rễ rộng. Trường hợp rễ ít, kém phát triển thì khả năng cao là do thiếu đạm ngay cả khi trong đất có đạm. Vì thế, bạn cần bón đạm cho cây đủ để cây có thể hấp thụ các dưỡng chất khác trong đất. 
  • Chất đạm còn là thành phần quan trọng cấu thành nên các chất cần thiết cho cây như: DNA [vật liệu di truyền giúp cây sinh sản], ATP[hợp chất có vai trò chuyển hóa năng lượng] cùng các vitamin và khoáng chất khác. 
  • Phân đạm giúp cải thiện các bộ phận sinh dưỡng của cây, từ đó giúp nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng.
  • Trong mía, đạm là thành phần xương sống giúp tăng trọng lượng mía.
  • Ngoài ra, các loại cây như ngũ cốc, sợi bông,… đều cần đạm để phát triển. 

Lân đạm không thể thiếu trong chăm sóc cây trồng

Lý do vì sao bón nhiều đạm làm tăng khả năng nhiễm bệnh

Từ chia sẻ bên trên chắc hẳn bạn cũng thấy được chất đạm đóng vai trò rất quan trọng với cây. Vì thế mà người nông dân luôn bón đạm đều đặn cho cây, nhưng nếu bón nhiều đạm quá lại có thể gây hại đến cây:

  • Nếu bón quá nhiều đạm sẽ giúp cành và lá cây sinh trưởng mạnh, trong khi hoa và quả lại không ra hoặc ra muộn.
  • Chất đạm giúp kích thích rễ phát triển nhưng nếu bón quá nhiều đạm sẽ khiến rễ ra ít và nông. Trong khi cành và lá thì lại quá rậm rạp, điều này khiến cho cây mất đi sự cân bằng và dễ dẫn đến cây đổ ngã.
  • Hơn nữa, khi cành lá quá nhiều sẽ che bớt ánh nắng làm độ ẩm trong cây tăng cao. Điều này sẽ tạo điều kiện cho sâu bệnh xâm nhập cây. Và đây cũng là lý do vì sao bón nhiều đạm làm tăng khả năng nhiễm bệnh.

Tuy nhiên, nếu bón ít đạm quá thì cũng làm cây ra hoa và sinh quả muộn. 

Rất nhiều người hỏi vì sao bón nhiều đạm sẽ làm tăng khả năng nhiễm bệnh?

Tần suất hợp lý để bón phân đạm?

Qua chia sẻ trên chắc hẳn bạn cũng đã biết vì sao bón nhiều đạm làm tăng khả năng nhiễm bệnh và nếu bón đạm ít quá cũng không tốt cho cây. Vậy cần phải bón đạm như thế nào là phù hợp nhất?

  • Để cây hấp thụ chất dinh dưỡng tốt nhất thì cần phải bón đạm đúng thời điểm. Thời gian tốt nhất để bón đạm cho cây là vào sáng sớm hoặc chiều muộn. Vì 2 khoảng thời gian này thời tiết mát mẻ, tránh bón vào buổi trưa vì khi nhiệt độ cao sẽ khiến phân bón dễ bốc hơi. Ngoài ra, số lượng đạm cần bón sẽ thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển của cây.
  • Khi cây mới trồng, bón đạm với số lượng vừa phải để tránh bị cháy lá.
  • Khi cây đang trong quá trình sinh trường, chia thành nhiều đợt bón trong 1 ngày.
  • Kể cả khi cây đã ra hoa thì vẫn phải bón đạm đều đặn với số lượng vừa phải tùy theo loại cây. 
  • Ngoài ra, bạn có thể tăng thêm đạm nếu cây có dấu hiệu thiếu dinh dưỡng như: cây còi cọc, lá bị vàng, rau lá nhỏ,…

Cần chọn thời điểm phù hợp để bón đạm cho cây trồng

Những lưu ý cần biết khi bón đạm cho cây?

Qua chia sẻ trên có thể thấy việc bón đạm không thật sự dễ dàng như chúng ta thường nghĩ đúng không? Để đảm bảo hiệu quả của phân bón, bạn cần phải chú ý những điều sau:

  • Phân đạm cần được bảo quản trong túi ni lông và đặt ở những nơi thoáng mát và khô ráo.
  • Phải dựa vào đặc điểm sinh lý của cây mà chọn lượng đạm phù hợp để bón. Việc bón đạm quá nhiều so với lượng cây cần không chỉ làm hại cây mà còn làm gia tăng chi phí sản xuất.
  • Kết hợp phân đạm đúng liều lượng với phân lân và phân kali. Nếu chí bón đạm mà không có lân hay kali sẽ khiến cây mất cân bằng khi sinh trưởng. Cây ra cành lá quá nhiều trong khi rễ ít và nông. 

Kết luận

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã có cho mình câu trả lời cho thắc mắc vì sao bón nhiều đạm làm tăng khả năng nhiễm bệnh. Việc bón đạm cần phải đúng liều lượng – đủ ngày – đều đặn theo sinh lý của từng loại cây thì mới đạt hiệu quả tốt nhất. Để biết thêm những kiến thức trồng trọt hữu ích khác, hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé. 

Câu hỏi: Vì sao bón nhiều đạm làm tăng khả năng nhiễm bệnh?

A. Làm bộ lá phát triển

B. Thừa chất dinh dưỡng

C. Làm đất có độ pH thấp

D. Là nguồn thức ăn của côn trùng

Lời giải:

Đáp án đúng:A. Làm bộ lá phát triển.

Bón nhiều đạm làm tăng khả năng nhiễm bệnh vì làm bộ lá phát triển mạnh

Giải thích:

Bón nhiều đạm làm tăng khả năng nhiễm bệnh vì làm bộ lá phát triển mạnh, là nguồn thức ăn phong phú, tạo điều kiện cho sâu, bệnh phát triển.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về bón phân đạm cho cây nhé!

1. Hậu quả của việc bón nhiều đạm.

Bón đạm quá mức thường gây ra các hậu quả xấu sau đây:

- Cành lá phát triển mạnh nhưng ra hoa quả ít và muộn.

- Rễ phát triển ít mà nông. Phần trên mặt đất, cành lá rậm rạp, không cân đối với phần dưới mặt đất, cây dễ bị đổ.

- Cây lá rậm rạp, xanh non, ẩm độ cao, thiếu ánh sáng chiếu trực tiếp nên sâu bệnh phát triển nhiều hơn. Cành, thân, lá non mềm sâu bệnh dễ xâm nhập. Bón nhiều đạm sâu bệnh hại tăng.

Mặt xấu của đạm đến năng suất phẩm chất nông sản, sâu bệnh hại gần đây được nói đến nhiều. Thiết tưởng cần nói lại cho cân bằng. Cần thấy cả hai mặt đối lập. Bón ít đạm quá cây cũng ra hoa kết quả muộn và ít. Chỉ trên cơ sở cây phát triển đầy đủ mới phát dục tốt được.

2. Khi nào nên bón đạm cho cây?

Bón phân đạm cho cây đúng thời điểm cây sẽ hấp thụ dinh dưỡng một cách tốt nhất. Cần phải phân chia thời gian bón phân đạm sao cho hợp lý để cây hấp thụ tối đa. Hầu hết thì bón phân đạm nên chọn thời gian sáng sớm. Hoặc là chiều muộn vì hạn chế nhiệt độ cao phân dễ bay hơi thất thoát. Tùy thuộc vào từng quá trình sinh trưởng của cây mà bón phân đạm hợp lý. Cây trồng cần phân đạm vào giai đoạn ra lá, giai đoạn sinh trưởng của cây.

Theo một chu trình cây trồng thì cây cần bón phân đạm vào các giai đoạn sau:

+ Khi cây mới trồng đã ra lá thật, bón đạm vừa phải không để cháy lá

+ Khi cây đang sinh trưởng, tập trung bón thành nhiều lần

+ Giai đoạn khi cây ra hoa, kết trái, vẫn cần phải bón phân, nhưng bón với lượng vừa phải tùy thuộc từng loại cây trồng. Nếu bón quá nhiều đạm trong giai đoạn này, cây sẽ tiếp tục phát triển cành lá, khiến cho việc ra hoa, tạo quả bị chậm hơn.

Bên cạnh đó, có thể bổ sung phân đạm khi thấy cây thiếu chất dinh dưỡng. Ví dụ như cây chậm phát triển, rau lá nhỏ, còi cọc, vàng lá,…

3. Những điều cần chú ý khi bón đạm

- Bảo quản phân đạm [đặc biệt là phân Urê] trong các túi nilông. Bảo quản nơi thoáng mát, khô ráo

- Bón theo yêu cầu và đặc điểm sinh lý của cây trồng. Không nên bón đạm nhiều, vượt quá yêu cầu của cây vì không những làm tăng chi phí sản xuất mà còn gây hại cho cây và ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Ví dụ: Cây họ đậu chỉ nên bón với lượng 20 - 30 kg N/ha, ngược lại các loại cây ăn lá, thân cần bón đạm với lượng lớn hơn

- Bón đúng liều lượng còn cần bón cân đối với lân và kali. Tránh bón thừa đạm trong khi không chú ý đến các loại phân khác như lân và kali có thể gây tình trạng cây sinh trưởng quá mức, dễ đổ, chậm ra hoa, tỷ lệ hạt lép cao, quả dễ rụng, phẩm chất quả giảm.

Ví dụ: Hiện tượng lúa, lạc [đậu phộng] bị lốp...

Phân đạm cũng có một nhược điểm là dễ bay hơi. Nên khi bón các bạn hãy chú ý bón vùi sâu hạt đạm, bón trước khi trời mưa để tránh lãng phí.

Sau khi tưới đạm từ 15 – 20 ngày ta mới thu hoạch rau để đảm bảo an toàn nhất cho sức khỏe.

Video liên quan

Chủ Đề