Vì sao chọn ngành kiến trúc

II. Học Kiến trúc ra làm gì? ở đâu?​

Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành kiến trúc và được cấp bằng sẽ được đảm nhiệm nhiều vị trí công việc khác nhau. Làm việc tại các doanh nghiệp tư vấn thiết kế hay các công ty xây dựng, công ty bất động sản và những văn phòng dự án đầu tư xây dựng. Nhiệm vụ cụ thể của các bạn khi đi làm sẽ có những đầu công việc như sau:

  • Đưa ra những kế hoạch dự án và tham gia đấu thầu xây dựng.
  • Thiết kế và triển khai những công trình kiến trúc, thiết kế nột thất, thiết kế cảnh quan, thiết kế nhà ở, thiết kế các dự án trong và ngoài nước.
  • Giám sát và kiểm tra tất cả những chất lượng công trình thi công, đảm bảo thực hiện đúng với thiết kế của mình.
  • Tiến hành tham gia và quản lý những dự án và công trình ở nhiều cấp độ khác nhau.
  • Liên kết và thành lập cấc công ty thiết kế hay các văn phòng thiết kế để tham gia nhận công trình dễ dàng nhất.
  • Tham gia giảng dạy và nghiên cứu về lĩnh vực kiến trúc tại những cơ sở đạo tạo.

Có rất nhiều cơ hội việc làm cho người học ngành kiến trúc

Với những công việc như trên thì bạn có thể làm được ở rất nhiều vị trí, chính vì thế ngành kiến trúc được đánh giá là ngành có cơ hội việc làm tốt. Một số những vị trí thường xuyên tuyển dụng tại nhiều doanh nghiệp bạn có thể tham khảo như sau:

  • Chuyên viên kiến trúc.
  • Nhân viên kiến trúc.
  • Kiến trúc sư.
  • Họa viên kiến trúc sư.
  • Kiến trúc sư cao cấp.
  • Nhân viên kiến trúc sư.
  • Kiến trúc sư CNTT.
  • Kiến trúc sư công trình.
  • Chuyên viên thiết kế kiến trúc.
  • Kiến trúc sư quản lý dự án.
  • Kiến trúc sư quy hoạch.
  • Kiến trúc sư nội thất....
Nếu bạn yêu thích để trở thành chuyên viên thiết kế hay nhân viên thiết kế kiến trúc thì hãy chuẩn bị cho mình một bản CV xin việc độc đáo nhé. Có rất nhiều mẫu CV xin việc nhân viên thiết kế kiến trúc cho bạn lựa chọn được cập nhật tại JOBOKO. Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo CV xin việc vị trí mong muốn để ứng tuyển nhanh chóng, gia tăng cơ hội việc làm.

III. Thu nhập của sinh viên tốt nghiệp ngành Kiến trúc là bao nhiêu?

Với nhiều người trong ngành, học kiến trúc thì khó và vất vả, cạnh tranh rất cao mới thi vào được nhưng khi ra trường, thu nhập có thể không được như kỳ vọng. Mức lương của một kiến trúc sư hiện nay là trong khoảng 10 - 16 triệu/tháng và cao hơn là khoảng 25 - 35 triệu/tháng; lương của họa viên kiến trúc là khoảng 8 - 13 triệu/tháng và cao nhất là hơn 22 triệu/tháng. Khi so với nhiều nghề nghiệp khác thì thấy đó không phải mức lương thấp, nhưng với công sức học và thực hành, cạnh tranh xin việc thì các bạn có thể cảm thấy chưa thỏa đáng.
Vậy, những chuyên gia trong ngành đánh giá sao về vấn đề này? Nhiều nhà phân tích nhận định, ở Việt Nam thì vẫn luôn có nhu cầu tuyển dụng kiến trúc sư, vẫn thiếu nhân lực nhưng là nhân lực chất lượng cao. Nói cách khác, điều mà thị trường cần là những người làm kiến trúc cho phong cách riêng, có khả năng đột phá. Nếu bạn làm được, thu nhập của bạn sẽ không giới hạn, tiền đồ rộng mở; ngược lại, nếu như bạn chỉ "bình thường", chuyên thiết kế những công trình dân dụng, cảnh quan chẳng tạo được dấu ấn hay khác biệt thì rất khó để vượt lên.

IV. Các trường đào tạo ngành Kiến trúc

Nếu bạn quyết định theo học ngành kiến trúc và đang tìm các địa điểm uy tín chất lượng để đặt niềm tin thì danh sách một số trường có đào tạo ngành kiến trúc dưới đây, các bạn có thể cân nhắc và lựa chọn.

  • Đại học Kiến trúc Hà Nội.
  • Đại học Xây Dựng Hà Nội.
  • Đại học Kiến trúc TP.HCM.
  • Đại học Khoa học - Đại học Huế.
  • Đại học Văn Lang.
  • Đại học Bách khoa Đà Nẵng.
  • Đại Học FPT.
  • Đại Học Bách khoa TP.HCM.
  • Đại học Duy Tân.
  • Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng.

Bên cạnh công việc kiến trúc thì các bạn cũng có thể tham khảo thêm về những việc làm kỹ sư. Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp tuyển kỹ sư cầu đường với nhiều yêu cầu công việc và mức lương khác nhau. Chính vì thế nếu bạn có nhu cầu hãy cân nhắc công việc cũng như lựa chọn cho mình ngành học hay việc làm phù hợp nhất nhé.

Rất nhiều những trường Cao đẳng, Đại học có đào tạo chuyên ngành kiến trúc, các bạn có thể lựa chọn. Bên cạnh đó bạn cũng có thể tìm hiểu thêm những trung tâm dạy nghề hay cơ sở đào tạo nhân viên kiến trúc để cân nhắc và lựa chọn cho mình môi trường học tập tốt nhất. Để có thông tin chi tiết về các ngôi trường đào tạo Kiến trúc sư nổi tiếng, bạn có thể tham khảo thêm trong bài viết sau.

Top trường đào tạo kiến trúc sư tốt nhất ở Việt Nam

Với những thông tin hữu ích được cập nhật trên đây hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu được rõ hơn về vấn đề học kiến trúc ra trường làm gì. Còn rất nhiều thông tin hữu ích về ngành học khác, các bạn có thể tham khảo thêm để đưa ra những sự lựa chọn tốt nhất cho bản thân mình nhé.

MỤC LỤC:
I. Ngành Kiến trúc học những gì?​
II. Học Kiến trúc ra làm gì? ở đâu?​
III. Thu nhập của sinh viên tốt nghiệp ngành Kiến trúc là bao nhiêu?
IV. Các trường đào tạo ngành Kiến trúc

Đọc thêm: Việc làm ngành kiến trúc: Cơ hội và thách thức

Đọc thêm: Kiến trúc sư đòi hỏi những tố chất gì?

Michael Riscia – Kiến trúc sư hiện đang hành nghề ở Portland, bang Oregon, Hoa Kỳ. Ông đã có nhiều bài viết chuyên ngành trên YoungArchitect.com – trang tin kiến trúc dành cho Kiến trúc sư trẻ và sinh viên kiến trúc. Đồng thời, ông cũng là tác giả của cuốn sách “How to pass the architecture registration exam” [Tạm dịch: Phương pháp vượt qua các kỳ thi kiến trúc đầu vào]. Trong bài viết này, Tạp chí kiến trúc – tckt.vn  trân trọng giới thiệu với bạn đọc những chia sẻ của KTS. Michael Risca về những đặc điểm, lý do nên trở thành kiến trúc sư.

Michael Riscia: “Theo đuổi đam mê kiến trúc là quyết định đúng đắn nhất cho bản thân và cuộc sống của tôi. Ngay từ khi 21 tuổi, tôi đã mong muốn trở thành kiến trúc sư và đã có những trải nghiệm kinh ngạc. Sau 15 năm, những đam mê ấy đã trưởng thành nhưng tôi vẫn luôn thấy sự thú vị và hấp dẫn của Kiến trúc. Tuy có đến hàng triệu lý do để trở thành kiến trúc sư nhưng trong khuôn khổ bài viết này, tôi muốn giới thiệu 10 lý do thiết yếu nhất, những điều tôi đã chiêm nghiệm và đã giúp tôi giữ lửa đam mê kiến trúc cho đến tận bây giờ. Nếu bạn đang nhận thấy bản thân có những đặc điểm dưới đây thì nghề kiến trúc sư thật sự phù hợp với bạn.”

Tham khảo thêm bài viết: 10 lý do KHÔNG NÊN trở thành Kiến trúc sư tại đây

1. Yêu thích những kế hoạch – dự án?

Bạn thường tổ chức và sắp xếp mọi thứ theo giai đoạn: Bắt đầu, trung gian, kết thúc và tự hào về tiến trình đó cũng như thấy thật sự hứng thú trong mỗi giai đoạn thực hiện. Bạn cũng sẽ thường xuyên xem đi xem lại những chi tiết và hình ảnh quan trọng của dự án. Một vài dự án có thể kéo dài đến vài năm, hay một số khác bị dừng lại đột ngột. Nhưng bất kể thế nào, mỗi khi hoàn thành trọn vẹn một dự án sẽ thấy cực kỳ hài lòng. Tuy nhiên, sự ám ảnh khi có quá nhiều những dự án, kế hoạch trong cuộc sống sẽ khiến bạn thấy quá tải.

Những KTS trẻ tại nơi làm việc , Ảnh: Via Owloo

2. Sở hữu những sở thích khác người

Bạn nhận thấy những người xung quanh không có bất kỳ sở thích nào giống bạn? Đừng lo, vì có thể chỉ đơn giản là bạn đang nghĩ quá nhiều. Nếu bạn vẫn liên tục phải đưa ra những lời giải thích cho những sở thích này thì hãy hiểu rằng tính chủ quan của những dẫn chứng ấy không quan trọng bằng việc bạn hiểu được ý nghĩa của chúng với bản thân mình.

3. Có rắc rối với môn toán?

Nhiều người nói rằng họ luôn muốn trở thành kiến trúc sư, nhưng họ không giỏi toán. Tôi không thể đếm được đã bao nhiêu lần tôi nghe về điệp khúc này. Trong thực tế có nhiều kiến trúc sư không hề giỏi toán. Những người giỏi có lẽ đã sử dụng các kỹ năng này để trở thành kỹ sư. Tuy nhiên, sự thật là toán học đã trở thành một trong những trải nghiệm đầu tiên để trở thành kiến trúc sư. Những kiến trúc sư thành công thường nói: “Tôi biết mình không giỏi Toán và dù không biết chính xác sẽ làm như thế nào, nhưng chắc chắn tôi sẽ tìm ra cách để vượt qua toán học, giải tích, vật lý và kết cấu.Tôi sẽ xây dựng nhóm cộng sự có thể giúp tôi hiểu và vượt qua những khó khăn đó một cách dễ dàng nhất.”

Toán học chỉ là một trong rất nhiều trở ngại mà bạn cần vượt qua trước khi trở thành một kiến trúc sư. Tôi cũng đã từng gặp rắc rối với môn toán, nhưng giờ nhìn lại, nó cũng không quá khó như tôi tưởng.

4. Có đam mê với việc tạo dựng cuộc sống cho mọi người

Bạn thích tìm hiểu về con người, văn hóa và bản sắc dân tộc. Đó là niềm cảm hứng bất tận và bạn luôn tự hỏi bản thân mình những câu hỏi như: Sự khác nhau của những người quanh bạn là gì? Cuộc sống của họ đang diễn ra khác biệt như thế nào? Những điều kiện địa lý và khí hậu ảnh hưởng đến họ ở mức độ nào? Bằng cách nào mà kinh tế, tôn giáo và tín ngưỡng thay đổi điều kiện sống của họ?…Sau đó bạn nhìn nhận về cách mà kiến ​​trúc bị ảnh hưởng.

Bản thân tôi cũng đã từng đặt những câu hỏi như: Những người dân ở Los Angeles hay New York đã sống thế nào so với những thành phố khác của nước Mỹ? Người Mỹ đã sống như thế nào so với những người ở Châu Âu, Châu Á hay các khu vực khác trên thế giới? Người nghèo đã sống như thế nào so với người giàu? Và những người khuyết tật đã sống và tương tác với môi trường ra sao? Làm thế nào để kiến trúc trở nên thú vị dưới bàn tay con người?

Khát khao đi tìm câu trả lời đã thôi thúc tôi khám phá khắp nơi trên thế giới để tìm hiểu về con người và môi trường sống của họ.

Công việc của KTS là cung cấp dịch vụ giúp tạo ra một môi trường chức năng đáp ứng các nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Vì vậy, nếu có một nền tảng và sự hiểu biết về nhiều đối tượng khách hàng khác nhau cũng như sự đa dạng về văn hoá sẽ giúp bạn thuận lợi hơn trong công việc.

Bạn có thể là người tiếp theo sau Jean Nouvel, Frank Gehry, Zaha Hadid, Renzo Piano, Rem Koolhaas hay Herzog và Meuron?
[Ảnh: Gaston Bergeret]

5. Quan tâm đến các vấn đề môi trường

Bạn chịu nhiều ảnh hưởng từ môi trường xung quanh. Bạn có thể nhìn, cảm nhận và hiểu được những năng lượng của môi trường. Bạn có sự ràng buộc với những đối tượng, công trình và không gian như khi bạn tiếp xúc với mọi người. Một vài môi trường thậm chí còn ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn mà bạn không thể giải thích tại sao. Bạn cũng có một trí nhớ hoàn hảo với hầu hết những địa điểm hay môi trường bạn từng trải nghiệm.

6. Vừa khái quát, lại vừa chuyên sâu.

Kiến trúc là một chủ đề rộng mà dường như bạn không thể hiểu hết về nó. Giáo sư của tôi từng nói: “Kiến trúc là một nghề cần học hỏi, KTS không nên cố gắng ghi nhớ tất cả mọi thứ mà chỉ thật sự cần biết nên tham khảo ở đâu cho các thông tin mà họ đang tìm kiếm”. Tất cả các KTS vốn dĩ được nhận định là những người khái quát. Sự khái quát đó theo họ trên mỗi chặng đường. Đó thường là nhận định từ những đơn vị đào tạo và cấp phép cho hoạt động kiến trúc. Họ biết mỗi thứ một chút về các chủ đề khác nhau để có thể hướng dẫn đội hỗ trợ trong nhiều lĩnh vực. Nếu tiếp tục nghiên cứu, việc trở thành nhà chuyên môn là điều tất yếu. Các KTS sẽ có một vài chủ đề mà họ yêu thích và tin tưởng bằng tất cả sự nhiệt huyết để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực đó. Ví dụ như: Phát triển bền vững, khả năng kết nối, thiết kế, render, giảng dạy, chi tiết hoá, xây dựng, vật liệu, lịch sử, hệ thống kỹ thuật, kinh doanh, chính trị … danh sách này có thể sẽ kéo dài mãi.

Khi tôi tham dự kỳ thi cấp phép hành nghề kiến trúc sư, tôi buộc phải tìm hiểu chuyên sâu hơn trong những lĩnh vực mà tôi có rất ít kinh nghiệm, ít nhất là tại thời điểm đó. Nhưng đến bây giờ nhìn lại, tôi đã trở nên hiểu biết sâu rộng hơn nhiều.

7. Chủ động thiết kế mọi thứ

Thiết kế là một việc cần đưa ra quyết định. Những nhà thiết kế chủ động quyết định mọi thứ trong cuộc sống của họ. Mọi quyết định thể hiện cơ hội để thực hành trong quá trình thiết kế.

Những KTS trẻ tại nơi làm việc [Nguồn: AIA New Orleans]

8. Sẵn sàng hy sinh

Mọi người liệu có sẵn sàng hy sinh vài thứ trong cuộc sống để trở thành kiến trúc sư? Có thể đó sẽ là một mối quan hệ, cuộc sống xã hội, kéo dài thời gian sinh viên, tốt nghiệp với một món nợ lớn hay tinh thần và thể chất. Tuy nhiên, thời gian sẽ là sự hy sinh lớn nhất. Nó sẽ không còn nặng nề nếu bạn biết rõ hướng mà bạn đang đi hay thứ mà bạn sẽ phải hy sinh.

Thậm chí, những người thân xung quanh cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi sự hy sinh của bạn, nhưng họ sẽ luôn hiểu và ủng hộ.

9. Bạn hiểu rõ chính mình.

Bạn nhận thấy mình có tính cạnh tranh, linh hoạt, kỷ luật, năng động hay bạn thực sự thích làm việc. Bạn luôn tìm kiếm cơ hội và sẵn sàng nắm bắt nó. Thậm chí là làm việc suốt đêm khi mọi người đã ngủ khi cần thiết, bạn vẫn sẵn sàng.

Đặc biệt, khả năng chịu áp lực [khi cần thiết] là kỹ năng không thể thiếu quan trọng nhất của một kiến trúc sư.

10. Bạn được truyền cảm hứng bởi các giảng viên và cố vấn

Hầu hết những kiến trúc sư từng trải sẽ hiểu rõ về quá trình họ đã trải qua. Họ luôn muốn giúp bạn thành công và sẽ trở thành người phù hợp nhất để dẫn dắt bạn trên con đường trở thành một kiến trúc sư. Việc thể hiện quyết tâm của bản thân, sự đam mê và tình yêu với nghề nghiệp chính là chìa khóa để bạn tiếp cận những nguồn thông tin đó.

Dương K – Thu Vân / TCKT.VN [Biên dịch từ YoungArchitect] © Tạp chí kiến trúc

Tham khảo thêm bài viết: 10 lý do KHÔNG NÊN trở thành Kiến trúc sư tại đây

Video liên quan

Chủ Đề