Vì sao đường ô tô có khối lượng vận chuyển hàng hóa lớn

Cho bảng số liệu sau:

Cho bảng số liệu sau:

KHỐI LƯỢNG VẬN CHUYỂN VÀ LUÂN CHUYỂN HÀNG HÓA PHÂN THEO LOẠI HÌNH VẬN TẢI CỦA NƯỚC TA NĂM 2010

[Đơn vị:%]

Loại hình

Khối lượng vận chuyển

[Nghìn tấn]

Khối lượng luân chuyển

[Triệu tấn.km]

Đường sắt

7861.5

3960.9

Đường bộ

587014.2

36179.0

Đường sông

144227.0

31679.0

Đường biển

61593.2

145521.4

Đường hàng không

190.1

426.8

Tổng

800886.0

217767.1

a] Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển phân loại theo loại hình vận tải ở nước ta năm 2010

b] Giải thích:

- Tại sao trong cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển ở nước ta, tỉ trọng của giao thông đường bộ lại lớn nhất?

- Tại sao trong cơ cấu khối lượng hàng hóa luân chuyển ở nước ta, tỉ trọng của giao thông đường biển lại lớn nhất?

Trả lời:

a] Biểu đồ thể hiện cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển phân loại theo loại hình vận tải ở nước ta năm 2010:

b] -Trong cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển ở nước ta, tỉ trọng của giao thông đường bộ lớn nhất do đây là loại hình thích hợp vận chuyển hàng hóa ở cự li ngắn và trung bình
- Trong cơ cấu khối lượng hàng hóa luân chuyển ở nước ta, tỉ trọng của giao thông đường biển lớn nhất vì:

+Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để ngành vận tải đường biển phát triển như đường bờ biển dài 3260 km với nhiều vũng, vịnh rộng, kín gió và đảo, quần đảo ven bờ; ngoài ra biển nước ta còn nằm trên đường hàng hải quốc tế,... Đó không chỉ là những thuận lợi để phát triển mà còn là điều kiện để giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nước ta có các tuyến đường biển ven bờ chủ yếu theo hướng bắc- nam, quan trọng nhất là tuyến Hải Phòng- tp. Hồ Chí Minh, dài 1500km. Các cảng biển và cụm cảng quan trọng là: Hải Phòng, Cái Lân, Đà Nẵng- Liên Chiểu- Chân mây, Dung Quất, Nha Trang, Sài Gòn- Vũng Tàu- Thị Vải,...
+ Theo bảng số liệu Cơ cấu vận tải năm 2004, Khối lượng vận chuyển hàng hóa trên đường biển là 10,6 % [ đứng thứ 3 sau đường bộ và đường sông] và khối lượng luân chuyển hàng hóa là 74,9% [ cao nhất trong các loại hình vận tải]. Vận tải hàng hóa theo đường biển có ưu điểm là có thể vận chuyển khối lượng hàng hóa lớn, đường đi dài và thuận tiện bởi đường bờ biển dài có nhiều cụm cảng quan trọng.

Sachbaitap.com

Báo lỗi - Góp ý

Bài tiếp theo

Xem lời giải SGK - Địa lí 12 - Xem ngay

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2023 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

  • I.ĐƯỜNG SẮT
    Ưu điểm: 
    Vận chuyển được các hàng nặng trên những tuyến đường xa.
    Tốc độ nhanh, ổn định, mức đô an toàn và tiện nghi cao => tiết kiệm thời gian.
    Nhược điểm:
    Chỉ hoạt động trên hệ thống đường ray có sẵn => tuyến đường cố định.

    II. Đường ô tô
    Ưu điểm: 
    Cơ động, thích nghi cao với các điều kiện địa hình, khí hậu.
    Có hiệu quả kinh tế cao trên các cự li vận chuyển ngắn và trung bình.
    Đáp ứng các yêu cầu vận chuyển đa dạng của khách hàng
    Có thể kết hợp linh hoạt với các loại phương tiện vận tải khác.
    Nhược điểm:
    Tốn nhiên liệu vận chuyển.
    Gây nhiều tai nạn, ô nhiễm môi trường.
    Gây ách tắc giao thông, đặc biệt là ở các đô thị lớn.
    Tai nạn giao thông đường ô tô
    Vận tải bằng ô tô ngày càng chiếm ưu thế. Khối lượng luân chuyển bằng ô tô bằng ½ khối lượng luân chuyển bằng tàu hỏa.
    Thế giới hiện nay có khoảng 700 triệu đầu xe ô tô, trong đó có 4/5 là xe du lịch các loại.
    Sự bùng nổ trong việc sử dụng phương tiện ô tô đã gây ra những vấn đề nghiêm trong về môi trường.


    III. Đường ống
    - Ưu điểm: 
    + Vận chuyển hiệu quả các chất lỏng và khí, giá thành vận chuyển rẻ.
    + Không tốn mặt bằng xây dựng.
    - Nhược điểm: 
    + Phụ thuộc vào địa hình. 
    + Không vận chuyển được chất rắn.
    + Khó xử lí khi gặp sự cố.
    - Tình hình phát triển:
    + Chiều dài đường ống tăng nhanh.
    + Sự phát triển của ngành gắn liền với nhu cầu vận chuyển dầu mỏ và khí đốt. Phân bố chủ yếu tại Trung Đông, Hoa Kì, Liên Bang Nga.
    Ở Việt Nam, có khoảng 400 km ống dẫn dầu thô và sản phẩm dầu mỏ, 170 Km đường ống dẫn khí. Ngoài ra còn có thêm 400 Km đường ống đang trong dự án khí Nam Côn Sơn.


    IV. Đường Sông Hồ
    Vận tải đường sông hồ có lịch sử khai thác vô cùng sớm, phân chia theo lưu vực sông, gọi là lưu vực vận tải.
    Ưu điểm:
    Thích hợp với vận chuyển hàng hóa nặng và cồng kềnh.
    Cước phí vận chuyển ổn định và tương đối rẻ.
    Nhược điểm:
    Phụ thuộc vào thiên nhiên như chế độ dòng chảy, thủy chiều…
    Tốc độ chậm.

    V. Đường Biển
    Ưu điểm:
    Đảm nhiệm 3/5 khối lượng luân chuyển hàng hóa của thế giới.
    Vận chuyển trên những tuyến đường quốc tế khá dài.
    Thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế giữa các khu vực trên thế giới
    Lộ trình đường đang được rút ngắn lại.
    Nhược điểm:
    Luôn đe dọa gây ô nhiễm biển và đại dương.
    Khó khăn trong việc quản lí nhập cư, quản lí hàng hóa của các nước

    VI. Đường Hàng Không
    Là loại hình giao thông vận tải trẻ tuổi nhất, nhưng tốc độ phát triển khá nhanh cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật.
    Ưu điểm:
    Tốc độ vận chuyển khá cao, thời gian vận chuyển ngắn.
    Nhược điểm:
    Cước phí vận tải cao, quy trình quản lí khắt khe, yêu cầu đối tượng chuyên chở ngặt nghèo…
    Vốn đầu tư lớn, vận chuyển hạn chế ở một số mặt hàng và khối lượng.
    Gây ô nhiễm môi trường.
    Năm 2008 thế giới có khoảng 5.616 sân bay dân dụng, trong đó có 413 sân bay quốc tế.
    Bắc Mỹ tập trung 30% sân bay của thế giới, Châu Âu 26,3%, Châu Á chiếm 11,2%.
    Các cường quốc hàng không trên thế giới là Hoa Kì, Anh, Pháp, LB Nga…
    Các tuyến hàng không sầm uất nhất là tuyến xuyên Đại Tây Dương, nối Châu Âu với Bắc Mỹ và Nam Mỹ, nối Hoa Kì với các nước khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.



    Xem thêm tại đây... =>Tất cả bài đăng từ iDiaLy.com chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có thắc mắc hay có tài liệu hay liên quan đến Địa Lý thì comment cho cả nhà cùng tham khảo nhé.... Sưu tầm bởi www.NguyenDucHanh.net

    • lý thuyết
    • trắc nghiệm
    • hỏi đáp
    • bài tập sgk

    Giải thích tại sao loại hình đường bộ có khối lượng chuyên chở hàng hoá lớn nhất

    Các câu hỏi tương tự

    Câu 1. Đặc điểm không đúng với vùng ĐNB là

    A. Dân cư đông đúc, mật độ dân số khá cao.

    B. Thị trường tiêu thụ hạn chế .

    C. Lực lượng lao động dồi dào, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

    D. Có sức hút mạnh mẽ với lao động cả nước.

    Câu 2. Trung tâm du lịch lớn nhất của ĐNB và cả nước là

    A. Vũng Tàu                                          B. TP Hồ Chí Minh          

    C. Đà Lạt                                               D. Nha Trang

    Câu 3. Trong cơ cấu GDP của ĐNB, chiếm tỉ trọng lớn nhất là khu vực

    A. Nông- lâm- ngư nghiệp                   B. Dich vụ

    C. Công nghiệp- xây dựng                   D. Khai thác dầu khí

    Câu 4. Cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều nhất ở ĐNB là

    A. Chè                                                    B. Cà phê                           

    C. Cao su                                               D. Hồ tiêu

    Câu 5. Khoáng sản quan trọng nhất ở Đông Nam Bộ là

    A. Than                                                B. Dầu khí

    C. Boxit                                                D. Sắt

     Câu 6. Thành phố có sức thu hút lao động nhất cả nước ở Đông Nam Bộ là

    A. Biên Hòa                                         B. Thủ Dầu Một

    C. TP. Hồ Chí Minh                             D. Bà Rịa – Vũng Tàu

    Câu 7. Hai loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở Đông Nam Bộ

    A. Đát xám và đất phù sa                     B. Đất badan và đất feralit

    C. Đất phù sa và đất feralit                   D. Đất badan và đất xám

    Câu 8. Có một chợ đặc trưng của vùng đồng bằng Sông Cửu Long là

    A. Chợ đêm                                           B. Chợ gỗ                   

    C. Chợ nổi                                             D.  Chợ phiên

    Câu 9. Là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích khoảng

    A. 20 000km2                                                              B. 30 000km2

    C. 40 000km2                                                              D. 50 000km2

    Câu 10. Đồng bằng sông Cửu Long được tạo nên bởi phù sa của sông?

    A. Đồng Nai.                                          B. Mê Công.

    C. Thái Bình.                                          D. Sông Hồng.

    Câu 11. Trung tâm kinh tế lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là

    A. Thành phố Cần Thơ.                          B. Thành phố Cà Mau.

    C. Thành phố Mĩ Tho.                            D. Thành phố Cao Lãnh.

    Câu 12. Bên cạnh là vựa lúa số 1 của cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long còn phát triển mạnh

    A. Nghề rừng.                                         B. Giao thông.

    C. Du lịch.                                               D. Thuỷ hải sản.

    Câu 13. Ngành công nghiệp có điều kiện phát triển nhất ở Đồng bằng Sông Cửu Long là

    A. Sản xuất hàng tiêu dùng.                    B. Dệt may.

    C. Chế biến lương thực thực phẩm.        D. Cơ khí.

    Câu 14. ĐBSCL là

    A. Vùng trọng điểm cây công nghiệp lớn nhất cả nước.

    B. Vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước.

    C. Vùng trọng điểm chăn nuôi gia súc lớn nhất cả nước.

    D. Vùng trọng điểm cây thực phẩm lớn nhất cả nước.

    Câu 15. Các dân tộc ít người sinh sống ở ĐBSCL là

    A. Tày, Nùng, Thái.                                 B. Gia Rai, Ê Đê, Ba Na.                         

    C. Khơ me, Chăm, Hoa.                           D. Giáy, Dao, Mông.                            

    Câu 16.Trong cơ cấu công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, ngành công nghiệp nào chiếm tỉ trọng cao nhất?

    A. Cơ khí nông nghiệp.                                 B. Vật liệu xây dựng.

    C. Khai khoáng.                                             D. Chế biến lương thực, thực phẩm.

    Video liên quan

    Chủ Đề