Vì sao gọi là vùng tứ giác long xuyên

Vì sao gọi là vùng tứ giác long xuyên
Phóng to
Ông Tư Phú đã có nửa đời người tìm cách trị phèn trên đồng ruộng - Ảnh: D.T.Hùng

Kỳ 1: Nữ tập đoàn trưởngKỳ 2: Làm giàu trên vùng đất hoangKỳ 3: Chinh phục vùng đất chếtKỳ 4: Ba Hạo khai trí trồng khoai

Một phen vác cuốc ra đồng

Quê gốc Tân Châu (An Giang), năm 1978 ông Tư Phú - Châu Thành Phú - có mặt ở vùng đất phèn khu 4 (huyện Tam Nông, Đồng Tháp). Ở đây, ông vừa khai phá đất phèn làm ruộng, vừa chạy ghe chở lúa gạo buôn bán xuôi ngược miền Tây - Sài Gòn. Năm 1988, nghe theo tâm nguyện của mẹ, ông về quê mua đất làm ruộng vì muốn con cháu ăn chắc mặc bền, tránh cảnh bon chen phố chợ. Và ông chọn một góc tứ giác Long Xuyên này (cầu số 10, xã Tà Đảnh, huyện Tri Tôn, An Giang) dừng chân lập nghiệp.

Bữa đầu tiên đậu ghe vô, nhìn màu nước phèn đỏ quạch như cau khô, cá tép không con nào sống nổi, ông biết mình đang phải đối mặt với thiên nhiên đầy khắc nghiệt. Bữa sau vô đồng toàn vùng bao la rộng lớn chỉ thấy cỏ và cỏ, thấp thoáng trong đó mấy chiếc máy cày đang vỡ đất hoang, mà chỉ thấy mui chứ không thấy máy, xung quanh cỏ cao lút đầu người, ông cảm thấy lòng mình thêm trĩu nặng. Rồi lại thấy cảnh người dân đi kinh tế mới khai hoang thất bại, rủ nhau bán đất bỏ của chạy lấy người ông càng thêm nản chí.

Trên đồng ruộng lúc đó hầu như lúa không có cơ hội sống sót với màu phèn đỏ quạch. Sau vài mùa khai hoang rồi xuống giống, người dân bỏ đất hoang trở lại bởi ai nấy đều lỗ lã, tiền của đổ vô như gió thổi vào nhà trống. Trong tình cảnh đó, đêm nằm suy nghĩ ông đã có ý định rút lui. Nhưng lại nhớ câu hát: Một phen vác cuốc ra đồng, Thề rằng ruộng phải được trồng lúa khoai, vậy là ông quyết tâm trụ lại. Ông bắt đầu kêu người bán đất cho mình.

Nghe ông kêu mua đất người ta mừng quýnh. Ai nấy cũng xúm tới năn nỉ ông lấy giùm, khỏi cần trả giá, thậm chí trả dần cũng được. Rồi ông xuống giống. Vụ một, vụ hai… Ông cũng có chút ít kinh nghiệm trị phèn hồi ở Đồng Tháp Mười, cũng xẻ kênh, bơm nước rạch vô. Nhưng phèn ở Đồng Tháp Mười không ác liệt bằng ở đây. Năm 1989, sau khi thất bại vụ 2 ông trở nên kiệt quệ, gia tài sự sản đều đội nón ra đi, chỉ còn duy nhất chiếc ghe tải là có giá trị. Ông đã tính tới chuyện “bỏ của chạy lấy người” như bao nông dân khác, trở về sống nghề ghe sông nước như cũ.

Vì sao gọi là vùng tứ giác long xuyên
Phóng to
Ông Tư Phú (bìa phải) tư vấn cho các nhà nông trẻ học cách trị phèn - Ảnh: D.T.Hùng

“Nuôi đàn bà đẻ”

Nhưng ông nói “trước khi chết con nào cũng vùng vẫy”, vậy nên ông quyết chí đánh bạc lần cuối với phèn, chấp nhận “nhất chín nhì bù”. Tận dụng những “kinh nghiệm xương máu” có được từ nước phèn, ông làm một thí nghiệm: múc một thùng nước phèn đầy, bỏ vô đó hai nắm vôi. Lập tức nước búng bọt lên sôi ùng ục rồi lắng xuống. Đợi chừng hai giờ, ông bỏ thêm hai nắm vôi nữa. Nước cũng búng bọt rồi lắng xuống. Lần này thì màu nước từ đỏ chuyển sang trắng đục. Ông hớp thử thì vị không còn chát chua như trước. Ông nghĩ sao mình không xử lý nước phèn như vầy xong lấy nó trồng lúa!

Rồi ông bơm nước phèn vô ruộng. Cứ một cữ nước từ sáng tới chiều ông thả vô 350kg vôi. Ông dùng nước vôi đó ngâm trong đất cả buổi rồi xả ra, cho phèn trong đất được xả theo. Ông nói đó là cách “súc chai”, cứ dùng vôi hạ phèn rồi lấy nước đó “súc” ruộng năm lần bảy lượt cho tới khi sạch phèn mới thôi. Cuối cùng thì có nước không phèn, có thể trồng lúa được. Ngoài ra, ông cũng học được phương pháp sạ ngầm trên đất phèn, tức là gieo hạt lúa khi mặt ruộng ngập nước - tới nửa vế hay ngang đầu gối là vãi - so với trước đây nông dân vẫn gieo lúa trên ruộng khô. Cách làm này ông học được của Trung tâm Khuyến nông An Giang qua nhiều lần đi dự tập huấn, hội thảo khoa học về đất phèn.

Như thấy được ánh sáng cuối đường hầm, ông quyết định bán rẻ chiếc ghe, tài sản duy nhất còn lại với giá phân nửa giá trị: 6,5 lượng vàng. Ông đánh canh bạc chót với đất phèn. Vụ mùa năm 1990, trong đồng lúc đó chỉ duy nhất ruộng ông là lúa sống. Dù vậy lúa cũng không tốt lắm, nơi vàng vọt, chỗ đứng lá. Ông nhổ một bụi lúa coi thử thấy rễ không phát triển, ông biết nó bị ngộ độc phèn. Ông coi tài liệu thấy nói “phân super lân cắt cơn, vôi giải độc” liền dùng hai loại phân này rải đều trên ruộng.

“Nhưng mà không phải đụng đâu rải đó nghen - ông phân tích - phải lựa lúc cây lúa bệnh ra sao, thần sắc thế nào, nước nôi tới đâu, cao hay thấp, chua hay ngọt… mới cho toa bốc thuốc, giống như chăm sóc đàn bà đẻ vậy. Cây lúa bị ngộ độc phèn sức lực suy yếu, bộ rễ bị quéo giống như bà đẻ bị lở cái miệng, đâu ăn uống gì được. Mình cứ ép ăn, tức là bón phân đạm vô cũng như không. Lúc đó phải trị cái gốc là giải độc phèn trước, cho uống nước, ăn cháo từ từ. Cơ thể khỏe mạnh rồi mới bón thúc cho trổ bông. Bà đẻ khỏe mạnh mới ăn được nhiều, mới có sữa cho con bú…”.

Với cách “nuôi đàn bà đẻ” áp dụng vô cây lúa, năm đó ruộng ông lần đầu tiên lúa trổ bông rồi chín vàng. Tuy năng suất còn thấp, 5 tấn/ha, nhưng người ta đổ xô tới coi như có phép lạ. Ông nghĩ bụng: “Mình hết chết rồi”. Tới vụ mùa kế tiếp chẳng những gieo hết đất nhà, ông còn kêu máy cày khắp ruộng nào bỏ hoang, xuống giống lấp đầy diện tích hơn 50ha. Năng suất những năm sau tiếp tục tăng lên 6 tấn, 7 tấn, 8 tấn rồi 10 tấn/ha/vụ đông xuân. Dân trong vùng gọi ông là “vua trị phèn” từ đó.

“Đâu có phèn là ông cứ đi”

Ông Tư Phú luôn sẵn lòng giúp đỡ bất cứ ai gặp khó khăn trong làm lúa. Tuần rồi tôi đi gặp ông để viết bài này, vừa tiếp chuyện tôi, ông vừa lật đật vô đồng tiếp chuyện bốn anh nông dân ở tận huyện Châu Phú qua “cầu thầy”. Họ nhờ ông chỉ giúp cách trị bệnh đạo ôn đang hoành hành trên 50 công ruộng. Ông dẫn bà con vô ruộng mình chỉ cách làm mẫu, rồi chạy qua tận ruộng đang bệnh của bà con cách đó hơn chục cây số để chỉ cách chữa trị.

Hỏi: “Sao ông không tư vấn qua điện thoại?”, ông trả lời: “Có vụ “bệnh nhẹ” chỉ qua điện thoại được. Vụ này trầm kha rồi, giống như ung thư giai đoạn cuối vậy, phải trực tiếp chữa mới hết”. Rồi ông hối hả đội nón phóng xe gắn máy vọt thiệt lẹ. “Nhớ về sớm nghe. Tối nay ông còn phải coi tài liệu để sáng mai lên truyền hình tư vấn trong chương trình Nhịp cầu nhà nông nữa”, bà Nguyễn Thị The - vợ ông - nói với theo lúc bóng ông vừa khuất.

Bà kể ông bây giờ là người của xã hội rồi. Nay chỗ này, mai chỗ kia để tư vấn, chỉ cách cho nông dân trong vùng kỹ thuật trồng lúa. Ngay cả mấy thầy ở trường đại học cũng lên đây hỏi ông đủ thứ rồi ghi ghi chép chép cẩn thận, nghe nói làm đề tài gì đó về kinh nghiệm trên đất phèn.

Từ khi thành công trên đất phèn, ông bắt đầu đi khắp đồng ruộng trong vùng, “đâu có phèn là ông cứ đi”. Mà có bổng lộc, lương lậu gì đâu, toàn ăn cơm nhà, uống trà đá, nói chuyện, trao đổi kinh nghiệm, phổ biến kỹ thuật, thậm chí cầm tay chỉ việc, ở luôn trong đồng người ta cho tới khi xong việc… tất cả đều miễn phí với mọi nông dân trong vùng.

_________________

Dân trong vùng lũ thấy ông Hai Tân trồng dưa lấy làm lạ hỏi: “Bộ hết chuyện làm hay sao mà vô đây trồng dưa? Không thấy người ta chết dài dài vì dưa thất đó sao? Ở đây lúa còn chết huống gì dưa”. Nhưng ông quyết tâm làm liều: trồng dưa vào mùa lũ!

Kỳ tới: An Tiêm trong vùng lũ

DƯƠNG THẾ HÙNG

Giải quyết bài toán quản lý nước

Nhằm góp phần thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP về phát triển bền vững ĐBSCL, Thủ tướng Chính phủ đã giao UBND tỉnh An Giang phối hợp các tỉnh: Kiên Giang, Hậu Giang và TP. Cần Thơ hình thành kế hoạch phát triển bền vững TGLX.

Hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) An Giang đang tiếp thu các ý kiến đóng góp để hoàn chỉnh kế hoạch, tham mưu UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Dự án xây dựng hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư - Tri Tôn là một phần trong kế hoạch đó. “Tiểu vùng TGLX thuộc hạ lưu sông Mekong, khi lũ về thì nước dâng cao, ảnh hưởng đến sinh kế người dân. Đến mùa khô, nhiều vùng bị thiếu nước sản xuất (SX), sinh hoạt.

Điển hình như mùa khô hạn năm 2015-2016, hơn 30.000ha đất nông nghiệp vùng TGLX không SX được do thiếu nước và xâm nhập mặn. Thực tế này đặt ra yêu cầu phải làm sao trữ lũ để điều hòa và quản lý tốt nguồn nước giữa mùa lũ và mùa khô, đảm bảo sinh kế người dân cũng như bảo vệ môi trường”- Giám đốc Sở NN&PTNT An Giang Trần Anh Thư phân tích.

Năm 2016, Sở NN&PTNT An Giang đã bàn bạc với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) tại Việt Nam về lựa chọn mô hình trữ lũ dựa vào nông hộ hoặc trữ lũ bằng công trình lớn. Sau đó, tỉnh cùng các tổ chức quốc tế thống nhất nghiên cứu mô hình hồ trữ lũ rộng hơn 3.000ha phía dưới khu vực đập tràn Tha La - Trà Sư (An Giang), giải quyết bài toán quản lý nước chủ yếu cho An Giang, Kiên Giang cũng như vùng TGLX.

Do tính cấp bách của công trình, Tổ chức GIZ/Chương trình ICMP đã khẩn trương khảo sát, nghiên cứu, lấy ý kiến các cơ quan chuyên môn, các sở, ngành, chính quyền địa phương trong vùng có tác động dự án để hoàn thành báo cáo kết quả nghiên cứu khả thi hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư - Tri Tôn. Đây là cơ sở quan trọng để tiến tới hoàn chỉnh các thủ tục, sớm triển khai dự án.

Vì sao gọi là vùng tứ giác long xuyên

Sẽ có hồ trữ lũ bên trong khu vực đập Tha La, Trà Sư

Nhiều kỳ vọng

Theo thiết kế ban đầu, dự án hồ trữ lũ và cấp nước ngọt Trà Sư - Tri Tôn có tổng diện tích 3.050ha, tổng chiều dài bờ bao 37,4km, phục vụ tưới 30.000ha đất nông nghiệp. Với cao độ mặt đất khu vực dự án trung bình 1,26m, để hạ thấp cao độ xuống thành 0m, cần nạo vét hơn 137 triệu m3 đất. Hồ chứa dự kiến có 6 cửa vận hành, sử dụng máy bơm và cửa cống thay thế cho các đập cao su.

Qua nghiên cứu khả thi, nhóm chuyên gia GIZ/ICMP cùng các chuyên gia trong nước đề xuất không nên đưa rừng Trà Sư vào diện tích dự án nhằm tránh các tác động tiêu cực đến rừng. Nếu không bao gồm rừng tràm Trà Sư, diện tích khu vực hồ chứa là 2.175ha, chiều dài bờ bao 20,94km, khối lượng đào đất gần 97,9 triệu m3.

Có một phương án khác vừa không sử dụng rừng Trà Sư nhưng vẫn đảm bảo diện tích 3.040ha là bổ sung thêm khu vực phía Nam rừng tràm Trà Sư. Khi đó, khối lượng đào đất là 136,8 triệu m3, dù chi phí cao hơn nhưng diện tích hồ chứa tăng và có lợi ích tiềm năng hơn.

Về mặt kỹ thuật, đây là công trình thủy lợi nằm trong hệ thống thủy lợi của vùng, được quản lý bởi Hội đồng Quản lý thủy lợi vùng TGLX. Trong đó, Chủ tịch Hội đồng là Bộ NN&PTNT, các Phó Chủ tịch Hội đồng, gồm: Tổng cục Thủy lợi, UBND tỉnh An Giang, Kiên Giang và TP. Cần Thơ nên công tác quản lý, vận hành được thống nhất. Về mặt thể chế, dự án phù hợp với quy hoạch, kế hoạch của Chính phủ cho vùng ĐBSCL, kế hoạch phát triển của các địa phương trong vùng TGLX.

Theo tính toán sơ bộ, nông dân trong vùng dự án hồ trữ lũ và cấp nước ngọt có thể thiệt hại gần 2,2 triệu USD/năm khi chuyển từ lúa 2 vụ sang 1 vụ (do ưu tiên trữ lũ) nhưng bù lại, nông dân có thể triển khai các mô hình vườn rau nổi, lồng ghép trồng sen, cây thủy canh, nuôi cá…

Nếu triển khai tốt các mô hình sinh kế thay thế, nông dân trong vùng dự án có thể đạt lợi nhuận cao hơn so với làm lúa 2 vụ vì giảm được chi phí bơm, giảm rủi ro thiên tai, tăng tính phục hồi của hệ sinh thái tự nhiên và sinh kế...

Bài, ảnh: NGÔ CHUẨN