Vì sao lại có mây đen

Mây là cái gì đó đã quá quen thuộc với chúng ta trong cuộc sống hàng ngày, bầu trời xanh với mây trắng trong những ngày nắng đẹp hay mây đen kìn kịt khi cơn giông sắp kéo đến. Vì nó đã quá thân thuộc và không xa lạ gì nên chúng ta chẳng mấy khi quan tâm đến.

Vì sao lại có mây đen

Nhưng những ai yêu thích khám phá thiên nhiên, mây là một đề tài khá thú vị. Nhiều người sẽ tự hỏi tại sao có mây trắng lẫn mây đen trên bầu trời?

Mây là khối các giọt nước ngưng tụ hay nước đá tinh thể treo lơ lửng trong khí quyển ở phía trên Trái Đất (hay trên bề mặt các hành tinh khác) mà có thể nhìn thấy.

Peggy LeMone – nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu khí quyển quốc gia Kỳ cho biết lượng nước có trong một đám mây nhỏ có khối lượng khoảng 500 tấn. Để có thể hiểu đơn gian hơn, chúng ta hãy liên tưởng đến những con voi.

Giả sử một con voi từ 5-6 tấn, nghĩa là lượng nước trong một đám mây tích kể trên nặng tương đương với khoảng 100 con voi. Một con số đáng kinh ngạc.

Không khí ẩm bốc lên cao, gặp lạnh áp suất bão hòa hơi nước giảm làm cho hơi nước bám vào các hạt bụi nhỏ li ti để tạo thành những hạt nước nhỏ. Nếu nhiệt độ thấp hơn 00C thì sẽ tạo thành các tinh thể băng tuyết. Những hạt nước hoặc tinh thể băng tuyết này rất nhỏ, kích thước chỉ khoảng vài phần nghìn của 1mm3. Tuy nhiên chúng lại có nồng độ rất lớn và rơi rất chậm trong không gian. Các dòng không khí sẽ làm cho các đám mây này bay bồng bềnh trên không trung.

Nếu là các đám mây dày, nhất là các đám mây tích tụ khi có mưa bão, thì áng sáng khó đi qua được nên ta thấy có màu đen. Nếu là các đám mây mỏng, ánh sáng đi qua dễ dàng ta thấy có màu trắng. Khi mặt trời mới mọc hoặc sắp lặn vì ánh nắng chiếu nghiêng qua một tảng khí quyển dầy cho nên phần sóng ngắn bị phân tán gần hết chỉ còn các tia màu đỏ, màu da cam đi qua. Các tia này làm cả bầu trời hửng đỏ và các đám mây bị các tia này chiếu vào cũng mang màu đỏ, màu vàng cam rực rỡ.

Mây là hơi nước tích tụ, một dạng trung gian giữa hơi nước và nước. Nó đủ nhẹ để lơ lửng trên không và đủ nặng để không bốc lên trên cùng của khí quyển Trái Đất. Và độ cao của mây ngoài các tác động của áp suất, nhiệt độ không khí phía dưới còn do mức độ tích tụ hơi nước của chính nó nữa. Khi mức độ tích tụ cực đại thì hơi nước sẽ kết thành giọt nước và hẳn nhiên là rơi xuống đất tạo thành mưa.”

TPO - Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ thấy mây có màu đen xám xịt. Tại sao mà đám mây lại biến màu như thế?

Trước khi trời mưa, chúng ta thường nhìn thấy các đám mây đen, xám xịt. Tại sao hiện tượng này lại xảy ra?  

Vì sao lại có mây đen
Mới nhất Xem nhiều International
Khoa họcThường thứcHỏi - Đáp
{{#is_first}} {{/is_first}} {{^is_first}}
{{/is_first}}

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt. Sao mây biến màu như thế?

Độc giả có câu trả lời cho thắc mắc của bạn Thi Mua mời đăng vào phần "Ý kiến của bạn" ở phía dưới. Nếu có câu hỏi, độc giả có thể gửi về địa chỉ .

Quảng cáo

Khi nắng thì mây màu trắng nhưng tại sao khi trời sắp mưa mây lại chuyển thành màu xám, thậm chí đen kịt nhỉ?

Hiện tượng mây đen kéo trước khi trời mưa thì ai cũng biết nhưng không phải ai cũng giải thích được vì sao mây lại chuyển từ màu trắng sang màu xám như vậy.

Câu trả lời đơn giản là độ dày của đám mây sẽ quyết định đến màu sắc. Khi mây mỏng sẽ có màu trắng, càng dày mây sẽ chuyển sang xám rồi đen dần. Đó là lý do vì sao trước cơn mưa, mây bắt đầu kéo đến thì có màu xám nhạt rồi dần dần khi kéo đến nhiều hơn thì mây lại đen kịt, trời tối sầm.

Vậy ánh sáng phụ thuộc vào độ dày của mây như thế nào? Mây là tập hợp của rất nhiều hạt nước hoặc tinh thể đá nhỏ li ti và chúng có thể phân tán tất cả các màu sắc của ánh sáng. Khi ánh sáng được hợp thành từ tất cả các màu, nó sẽ được mắt chúng ta cảm nhận là màu trắng.  Khi mây mỏng, phần lớn ánh sáng sẽ xuyên qua và ta nhìn thấy mây màu trắng.

Khi độ dày của đám mây tăng lên, phần đáy của đám mây sẽ có màu tối hơn do ít ánh sáng xuyên qua, nhưng vẫn có thể phân tán được tất cả các màu. Bằng mắt thường chúng ta sẽ nhìn thấy đám mây có màu xám, phần đáy thường đậm màu hơn vùng phía trên - nơi có nhiều ánh sáng hoặc bên cạnh - nơi mây mỏng hơn.

Vì sao lại có mây đen
Phấn đáy đám mây có màu xám đậm nhưng phía trên vẫn màu trắng do có nhiều ánh sáng.
Vì sao lại có mây đen
Phần mây mỏng sẽ có màu trắng, phần mây dày có màu xám.
Vì sao lại có mây đen
Trước khi mưa, mây bắt đầu kéo đến chưa quá dày nên có màu xám.
Vì sao lại có mây đen
Mây nhanh chóng dày hơn...
Vì sao lại có mây đen
... và dày hơn
Vì sao lại có mây đen
.. cho đến khi bầu trời đen kịt, báo hiệu một cơn mưa lớn do đã quy tụ một tầng mây dày chứa rất nhiều nước.

TH (SHTT)

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt. Sao mây biến màu như thế?

Chính độ dày hay chiều cao của đám mây là nguyên nhân khiến cho mây có màu xám. Khi mây mỏng, chúng sẽ để cho phần lớn ánh sáng xuyên qua và có màu trắng. Nhưng cũng như những vật thể truyền ánh sáng khác, mây sẽ tuân theo quy luật càng dày càng ít ánh sáng có thể xuyên qua.

Vì sao lại có mây đen

Quang cảnh bầu trời khi sắp có mưa. (Ảnh: intenet).

Trước hết chúng ta cần tìm hiểu qua về bản chất của mây. Mây là tập hợp của rất nhiều hạt nước hoặc tinh thể đá nhỏ li ti, được tạo thành khi hơi nước ngưng tụ lại trong những túi không khí đang bốc lên. Trong điều kiện thời tiết bình thường, không khí tiếp tục được đẩy lên khiến cho đám mây được bồi đắp thêm.

Những hạt nước và tinh thể đá nhỏ xíu này có kích cỡ nhỏ vừa đủ để có thể phân tán tất cả các màu sắc của ánh sáng. Khi ánh sáng được hợp thành từ tất cả các màu, nó sẽ được mắt chúng ta cảm nhận là màu trắng.

Khi mây mỏng, chúng sẽ để cho phần lớn ánh sáng xuyên qua và lúc đó mây có màu trắng. Khi độ dày của đám mây tăng lên, phần đáy của đám mây sẽ có màu tối hơn do ít ánh sáng xuyên qua, nhưng vẫn có thể phân tán được tất cả các màu. Bằng mắt thường chúng ta sẽ nhìn thấy đám mây có màu xám và nếu để ý ta sẽ thấy phần đáy phẳng của đám mây luôn có màu sẫm hơn so với mặt bên.

Cập nhật: 15/12/2017 Theo VNE/tiasang