Vì sao mẹ bầu hay bị đau lưng

Bạn có thể làm gì để giảm đau?

  • Đầu tiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về những điều nên làm. Quan trọng là phải xác định được nguyên nhân gây đau thắt lưng hông. Kiểm soát cơn đau giống như băng bó vết thương, bạn chỉ làm bớt đau chứ không thể biết được nguyên nhân đau từ đâu.
  • Bạn nên kiểm soát cân nặng, không để lên cân quá nhiều. Kiểm tra chỉ số cơ thể và đảm bảo không tăng quá 10-12 kg trong suốt thai kì.
  • Cố gắng giữ tư thế thẳng thóm khi đứng, đi hay ngồi. Tưởng tượng như có bóng đèn giữa ngực bạn chiếu sáng thẳng ra trước, đừng để đèn chiếu xuống đất.
  • Giữ vai thẳng và ra sau nhưng cũng phải thoải mái. Một chiếc nịt ngực hỗ trợ cũng là ý hay.
  • Tránh đứng yên quá lâu. Nếu cần đứng lâu, thỉnh thoảng di chuyển để khớp gối dễ chịu.
  • Khi đứng, hai chân bạn nên cách xa một chút để tạo mặt chân đế rộng và vững.
  • Khi ngồi làm việc với máy tính, nên đảm bảo ghế ngồi êm và phân bố trọng lượng của bạn đều khắp mông.
  • Đứng dậy di chuyển thường xuyên, tránh ngồi lên tục hơn 30 phút. Khi bầu càng lớn, bạn sẽ cần điều chỉnh tư thế ngồi lẫn độ cao của ghế.
  • Dùng một chiếc ghế thấp để gác chân khi bạn ngồi làm việc.
  • Thường tập thể dục trong lúc mang thai. Đi bộ, bơi lội, yoga, thẩm mỹ đều là những cách tập tốt trước sinh. Nếu bạn cảm thấy môn thể thao bạn tập trước đây làm bạn không thoải mái, bạn có thể đổi môn khác.
  • Bạn cũng nên lưu ý một số môn thể thao có thể gây đau nhiều hơn.
  • Không nên xách vật nặng có thể làm căng cơ. Cúi người xuống hoặc vặn người có thể làm khớp vùng chậu và thắt lưng hông căng nhiều hơn.
  • Nếu bạn cần nhặt vật gì dưới đất, bạn nên ngồi xuống nhặt chứ đừng cúi người. Dùng các cơ khoẻ ở chân để giúp bạn ngồi xuống và đứng lên lại. Và bạn nên vịn vào bàn ghế cạnh bạn để có thêm sức.
  • Bạn nên mặc thêm các loại áo hỗ trợ như băng bụng, áo nịt hỗ trợ. Những loại này sẽ có ích cho vùng bụng trước phải chịu sức nặng của bé đồng thời hỗ trợ cột sống và cải thiện tư thế cho bạn. Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh các loại băng bụng hiệu quả nhưng nhiều bà bầu thì cảm thấy nó hữu ích thật sự.
  • Bạn nên tránh mang giày cao gót vì chúng sẽ làm ảnh hưởng dáng đi lẫn khiến bạn có xu hướng nghiêng người ra trước nhiều hơn tư thế bình thường. Tốt nhất là mang giày thấp và có hỗ trợ vòm chân.
  • Đắp nóng hay lạnh có thể có ích cho việc giảm đau cột sống. Nhưng bạn nên hỏi bác sĩ xem loại nào mới phù hợp.
  • Khi ngủ bạn không nên nằm ngửa và nằm đầu thấp mà nên nằm nghiêng, co gối và dùng gối ôm.
  • Nằm nghiêng sang trái sẽ tốt cho tuần hoàn của bạn lẫn máu nuôi tới thai nhi.
  • Tránh với cao lấy đồ mà nên dùng một chiếc ghế thấp để đứng lên lấy.
  • Bạn cũng nên tham khảo các loại mát xa, vật lý trị liệu hay phương pháp thư giãn, bài tập giãn cơ cho bà bầu. Tìm cách làm cho vùng thắt lưng hông duỗi thẳng và đúng tư thể mà không cần căng cơ quá mức.
  •  Nên nghỉ ngơi và ngủ nhiều. Mỗi khi bạn ngủ, cơ thể được hồi phục và năng lượng được tái tạo. Sử dụng các kỹ thuật thư giãn để giúp bạn ngủ ngon nếu bạn khó ngủ.
  • Bạn cũng nên kiểm tra xem tấm nệm bạn đang nằm có hỗ trợ tư thế ngủ của bạn không. Nếu nệm lún và không thể giữ cột sống bạn thẳng thớm thì bạn nên đổi tấm nệm khác. Hoặc bạn có thể đặt dưới nệm tấm gỗ phẳng để hỗ trợ.
  • Thỉnh thoảng, một số bà bầu cần dùng đến thuốc giảm đau hoặc các loại kem giảm đau có kháng viêm và dĩ nhiên là nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Tham khảo: Những điều kiêng kỵ khi mang thai

Khi nào những cơn đau thực sự làm bạn lo lắng?

  • Nếu bạn đau lưng liên tục không thể giảm đau.
  • Đau ngày càng tăng làm bạn hết sức căng thẳng.
  • Đau lưng kèm các triệu chứng khác như sốt, chảy máu âm đạo hoặc cảm giác bạn sẽ sinh sớm.
  • Cảm giác đau buốt hay rát khi đi tiểu.
  • Phải dùng thuốc giảm đau thường xuyên hoặc thuốc giảm đau cũng không làm bạn dễ chịu được. 

Tham khảo: Sự phát triển thai nhi theo tuần

Mang thai 10/12/2018

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Mang thai 19/03/2019

Với những người bình thường, cảm cúm có thể nhanh chóng dứt điểm chỉ sau vài liều thuốc. Tuy nhiên, với bà bầu, việc sử dụng thuốc sẽ bị ít nhiều hạn chế. Vì vậy, những cách trị cảm cho bà bầu bằng những thành phần thiên nhiên, thực phẩm được rất nhiều mẹ ưu tiên.

Bé tập đi 25/01/2019

Thưởng chúng ta nghe nhiều về bệnh béo phì ở trẻ em, nhưng trẻ nhẹ cân cũng có thể là một vấn đề cần quan tâm. Vậy thiếu cân là gì? Câu nói của người xưa "nòi nào giống đó" có thể áp dụng cho trẻ em gầy. Những trẻ này có cha mẹ gầy luôn có số đo cân nặng và chiều cao ở phần dưới của biểu đồ tăng trưởng. Nhưng liệu đó có thực sự là vấn đề?

Hệ miễn dịch suy yếu khi mang thai khiến mẹ dễ bị cảm cúm. Vậy đâu là cách tăng sức đề kháng cho bà bầu để cả hai vui khoẻ? Cùng Huggies tìm hiểu nhé!

Súp gà hầm đỗ đen không những thơm ngon mà còn giúp ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh ở não, dây thần kinh xương sống của thai nhi.

Bạn biết rằng việc ăn đúng cách khi mang thai là rất quan trọng, nhưng ăn gì gọi là đúng cách? Có thai nên ăn gì? Những loại thực phẩm nào sẽ giúp cơ thể đang mang bầu của bạn hoạt động tốt và hỗ trợ bé phát triển? Có thể bạn sẽ bối rối khi có quá nhiều thông tin về vấn đề này, nhất là khi các thông tin còn mâu thuẫn với nhau.

Khi mang thai tuần thứ 13, lúc này bụng mẹ đã nhô lên rõ rệt, đáy tử cung đội gần lên trên xương chậu và có thể đã gần tới dạ dày một chút.

Để giúp an thai, bà bầu có thể làm món trứng lá ngãi cứu. Hấp trứng gà với ngãi cứu theo tỷ lệ, hai quả trứng gà với 15g ngãi cứu.

Ai cũng có nguy cơ sẩy thai bất kể người phụ nữ có chăm sóc sức khỏe tốt thế nào. Khi sẩy thai nguyên nhân không phải lúc nào cũng do bào thai bị hư; cũng không hẳn do người mẹ giao hợp mất ngủ uống rượu leo núi hoặc có các cảm giác mâu thuẫn về việc làm mẹ.

Video liên quan

Chủ Đề