Vì sao nông dân chế tạo xe tăng

Ông Hải, người từng nổi tiếng với biệt danh “Hai lúa chế tạo máy bay”, sau hai năm được Lữ đoàn 70 của Campuchia mời làm việc đã nhận phần thưởng trên nhờ thành tích cải tiến, nâng cấp thành công 11 xe bọc thép cũ và chế tạo thành công một xe bọc thép kiểu mới cho quân đội nước này. Xe bọc thép ông chế tạo có nhiều tính năng vượt trội như có thể bắn ở cự ly gần, hỗ trợ quay tay và trang bị thêm hỏa lực.

Sau thành công này của ông Hải, Campuchia đang cho xây dựng nhà xưởng chế tạo xe bọc thép với kế hoạch ban đầu là sản xuất 100 xe. Sau khi nhà xưởng xây dựng xong, ông Hải sẽ tiếp tục qua Campuchia làm việc. Còn hiện tại, “Hai lúa chế tạo máy bay” trở về xưởng cơ khí của mình tại huyện Tân Châu để tiếp tục bắt tay vào chế tạo, sản xuất nhiều loại máy móc phục vụ nông nghiệp. Các loại máy nông nghiệp của ông luôn được ở thị trường miền Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ và Campuchia quan tâm.

Chia sẻ về bí quyết chế tạo thành công xe bọc thép, ông Hải cho biết đó là niềm đam mê tìm hiểu xe tăng từ nhỏ, rồi tìm tài liệu mang về tự nghiên cứu. Được biết thời gian qua đã có hơn 10 nước mời ông Hải đi thăm, nói chuyện, chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác trong việc nỗ lực tự nghiên cứu khoa học và chế tạo máy móc.

HỒNG MINH

Với tôi, việc làm của bố con ông Hải là phi thường, nhưng...

Chúng ta tự hào, vì một anh nông dân Việt Nam thôi cũng đã có thể chế tạo được xe bọc thép, mô hình máy bay, hay tàu ngầm. Những việc làm đó đáng được trân trọng và khuyến khích. Và thực tế, chuyện nông dân ta thực hiện độ, chế máy móc phục vụ cuộc sống hằng ngày cũng không hiếm.

Với tôi, thì việc làm của bố con ông Hải là phi thường. Nhưng đối với các nhà khoa học quân sự Việt Nam, nó hoàn toàn là câu chuyện bình thường, nếu không muốn nói là: Chẳng có gì to tát cả. Thực tế, việc sửa chữa, cải tạo xe bọc thép BRDM 2 cũ đã được quân đội Việt Nam tiến hành và cũng từng được làm ở Ukraina.

Cách đây vài năm, ông Trần Quốc Hải đã từng chế tạo máy bay trực thăng nhưng chưa có kết quả thực nghiệm và theo các nhà chuyên môn, nó không đạt tiêu chuẩn về an toàn và tiêu chuẩn cần có của một máy bay trực thăng. Ông cũng có sáng chế, và lắp ghép một số máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp như máy trồng mì, máy giặt mủ caosu tạp, máy phun thuốc caosu, giàn cày không lật và đang hoàn thiện máy thu hoạch mía...

Nhưng nhìn nhận một cách công bằng, việc ông Hải sửa chữa xe bọc thép BRDM 2 với trọng lượng 7,7 tấn là một việc hết sức bình thường ở Việt Nam. Thực tế, sửa chữa ôtô ở Việt Nam là nghề phổ biến. Một chiếc xe dù to lớn đến thế nào, cũ nát ra làm sao, đảm bảo chỉ trong vài tuần, tại các gara ôtô, chiếc xe đó sẽ được hồi sinh đến không ngờ.

Ngoài ra việc đóng mới xe bọc thép trên nguyên tắc cơ học, sử dụng các bộ phận tổng thành, hệ thống có sẵn của các nhà chế tạo để lắp ráp cũng là chuyện bình thường mà nhiều nông dân miền Tây đã thực hiện độ chế tương tự. Nói cho đúng, ở Việt Nam, việc sửa chữa xe tăng hay ôtô đều không thiếu người làm được. Khu vực huyện Tri Tôn [tỉnh An Giang] trước đây, dân ta cũng đã độ chế trên 2.000 xe vận tải tự chế, trên 600 xe ben có tải trọng hàng hóa trên 10 tấn để phục vụ nhu cầu sản xuất của người dân địa phương trong hoàn cảnh đường sá là đồng ruộng, sình lầy, mà bất cứ xe nhập khẩu nào cũng không thể sử dụng được. Thực tế phải khẳng định, ông Hải là người làm giỏi, nhưng ông không phải là thiên tài.

Cần tỉnh táo khi phán xét

Câu chuyện ông Trần Quốc Hải chế tạo trực thăng cách đây 2 năm, nhiều cư dân mạng lên tiếng ủng hộ ông, thậm chí là tung hô ông trong mối quan hệ so sánh về tài năng của ông với các nhà khoa học Việt Nam. Trong cơn lốc ấy, hình ảnh các nhà khoa học trở nên nhạt và các nhà quản lý cũng trở thành tâm điểm của sự chỉ trích không đáng có. Không cần lý lẽ, không cần đọc tham khảo, không cần giải thích, nhiều người trong số họ thẳng thừng chỉ trích chính quyền, mà trực tiếp là các nhà quản lý là cản trở sự sáng tạo, là không biết quý trọng tài năng.

Trong một bài viết cho BBC, tác giả Thanh Huy thẳng thắn cho rằng: "Nhìn lại một chiếc máy bay trực thăng được chế tạo bằng một động cơ ôtô Zil 130 “lên nòng xoáy cốt” độ chế từ 150 lên 300 mã lực, hầu hết những người biết về động cơ trên thế giới, không có ai dám chắc chắn rằng động cơ này bắt đầu hoạt động, tồn tại và duy trì được trong bao nhiêu phút, thì hệ quả việc bay thử hay bay thật có khả năng an toàn tới đâu? Ông Hải hầu như chưa đáp ứng được những yêu cầu trên, thì việc cấm bay của các cơ quan hữu trách là việc bắt buộc phải thực hiện để ngăn ngừa tai nạn và hỏa hoạn".

Do đó, dưới góc độ quản lý, thì rõ ràng chính quyền có lý khi không thể cho ông thử bay trên bầu trời, bởi trước hết là sự an toàn của chính ông và sau nữa là của cộng đồng dân cư.

Tuy nhiên, có một thực tế phải thừa nhận là nhiều người tài, nhiều nhà khoa học giỏi ở Việt Nam vẫn chưa được trọng dụng. Hiện tượng chảy máu chất xám, lãng phí nhân tài là có thật và nó đang là nỗi đau nhức nhối của những nhà quản lý và cả của người dân.

[Tít bài và các tít phụ do tòa soạn đặt]

[Cadn.com.vn] - Peng Haojie, một nông dân ở Trung Quốc, nghiên cứu và chế tạo thành công một xe tăng với kích cỡ như thật, để tặng cho trường học của con trai như một món quà để khuyến khích học sinh nghiên cứu về quân sự và kỹ thuật. Với sự giúp sức của bạn bè, ông Peng chỉ mất 11 tháng để hoàn thành bản sao xe tăng chiến đấu dài 10m, rộng 3,5m, nặng 20 tấn và có thể chạy với tốc độ 15 km/h.

M.D [Theo People’s Daily]

Nguồn hình ảnh, Tuoi Tre

Chụp lại hình ảnh,

Xe bọc thép mà cha con ông Trần Quốc Hải đóng mới cho quân đội Campuchia

Một nhà sáng chế ở tỉnh Tây Ninh vừa được Campuchia phong tặng Huy chương Đại tướng quân vì đã giúp sửa chữa xe bọc thép cho quân đội nước này.

Ông Trần Quốc Hải, ở tỉnh Tây Ninh, và con trai là Trần Quốc Thanh đã được Nhà nước Campuchia vinh danh.

Ông Hải cũng là người từng chế tạo máy bay trực thăng và nhiều máy móc công nghiệp mà báo chí Việt Nam từng phản ánh. Tuy nhiên ông nói ở Việt Nam, đam mê của ông không được khuyến khích.

Ông Trần Quốc Hải: Xe bọc thép ở các nước Đông Dương [Việt Nam, Lào, Campuchia] thì đại đa số là dùng xe của Liên Xô cũ, nhiều xe đã trong tình trạng hỏng hóc.

Những xe này cũng không phù hợp với địa hình và điều kiện địa phương nên các tướng lĩnh Campuchia họ muốn có một loại xe phù hợp hơn.

Người Campuchia họ biết là tôi có năng lực, chế tạo máy bay rồi máy móc công nghiệp nên họ mời tôi sang, Trước hết là sửa máy nông nghiệp, sau đó thấy xe bọc thép Liên Xô chế tạo hỏng rất nhiều họ yêu cầu mình khắc phục.

Khắc phục được 11 chiếc thì họ biết mình có năng lực rồi nên họ bàn làm sao chế tạo xe bọc thép mới để không phụ thuộc vào nước ngoài.

Tới nay thì tôi cũng mới chỉ bắt đầu chế tạo hoàn toàn một chiếc xe bọc thép phù hợp với điều kiện Đông Dương.

Campuchia họ đang muốn xây dựng nhà máy để chế tạo 100 chiếc, thay thế cho loại xe của Liên Xô đã không còn phù hợp nữa.

Hiện tôi mới chỉ chế loại xe sáu bánh, họ yêu cầu chế xe tám bánh.

BBC: Thế ở Việt Nam, giới chức quân đội họ có tiếp cận ông và đề nghị ông làm việc cho họ không ạ?

Ông Trần Quốc Hải: Chưa nghe thấy ai đề nghị gì cả.

BBC: Trước kia ông đã từng chế tạo cả trực thăng, rồi máy móc, báo chí cũng đã viết nhiều về ông. Vậy mà chính quyền tỉnh và trung ương không tiếp cận ạ?

Ông Trần Quốc Hải: Cũng có tiếp cận, rồi thưởng bằng khen. Thế nhưng cơ chế của Việt Nam nó rất là ngộ.

Ở Campuchia, nếu anh làm được một công trình nào đó, đánh giá xong họ công nhận anh là nhà khoa học.

Ở Việt Nam, người làm được thì họ không công nhận, người chưa làm được gì thì công nhận.

Khi làm trực thăng thì họ nói thế này: thứ nhất là không phù hợp. Thứ hai là Việt Nam không có đủ trình độ để chế tạo máy bay. Tôi cũng tranh luận với họ, nhưng họ cũng không muốn tranh luận ra ngô ra khoai.

Tôi nói ở châu Âu người ta làm máy bay từ cách đây cả trăm năm, Việt Nam không lẽ thua họ? Tôi tự hào là người Việt Nam chứ.

Họ cũng im lặng không tranh luận, nhưng về họ viết văn bản. Họ nói: “Anh chế rất là giỏi, nhưng thôi đừng chế nữa”.

BBC: Như vậy, ông không có dự án gì ở Việt Nam ạ?

Ông Trần Quốc Hải: Các dự án lớn thì cần quy hoạch của chính phủ. Không có kế hoạch của chính phủ, một mình mình thì không làm gì được.

BBC: Vừa rồi, ông được Campuchia vinh danh phải không ạ?

Ông Trần Quốc Hải: Họ tặng tôi huy chương Đại tướng quân, do Quốc vương Sihamoni ký lệnh và Thủ tướng Hun Sen trao tặng. Họ cũng đối xử với tôi như cấp tướng. Sống, sinh hoạt bên Campuchia họ cho tôi hưởng tiêu chuẩn cấp tướng.

BBC: Ông có ý định sống và làm việc bên Campuchia không ạ?

Ông Trần Quốc Hải: Chuyển sang sống hẳn bên đó thì tôi chưa có ý định, nhưng người Campuchia rất thân thiện và tạo điều kiện cho tôi thực hiện những đam mê của tôi nên tới đây chắc tôi sẽ tiếp tục hợp tác với họ.

Khoa học không có biên giới, nơi nào họ cần mình, họ coi trọng mình thì mình đến phục vụ cho họ. Đơn giản thế thôi.

Video liên quan

Chủ Đề