Vì sao phong trào tây sơn lại lớn mạnh nhanh chóng

Tóm tắt mục 3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn

Câu hỏi:vai trò của phong trào Tây Sơn?

Lời giải:

Vai trò của phong trào Tây Sơn

+ Tiêu diệt tàn dư của tập đoàn phong kiến mục nát, bọn phản động trong nước:lật đổ chính quyền phong kiên thối nát đòi lại quyền lợi cho nhân dân, bước đầu hoàn thành sư nghiệp thống nhất đất nước của dân tộc chấm dứt thời kì Đàng trong, đàng ngoài vua Lê chúa Trịnh những cuộc nội chiến đầy đau thương, mất mát cho người nông dân

+ Kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm và Thanh, bước đầu thống nhất đất nước và bảo vệ toàn vẹn tổ quốc.

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn về vai trò của phong trào Tây Sơn đối với sự nghiệp thống nhất đất nước nhé:

Vai trò của phong trào Tây Sơn với sự nghiệp thống nhất đất nước

- Giữa thế kỷ XVIII, chế độ phong kiến ở Đàng Ngoài lâm vào khủng hoảng sâu sắc, các phong trào nông dân nổ ra đều bị đàn áp

-Năm 1744, ở Đàng Trong chúa Nguyễn xưng vương, bắt tay xây dựng chính quyền Trung ương, nước ta bị chia làm hai. Chính quyền Đàng Trong suy yếu, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ. Các phong trào nông dân ồ ạt bùng nổ ở Đàng Trong.

-Năm 1771, ba anh emNguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo khởi nghĩa nông dân ở Tây Sơn [Bình Định]. Những năm đầu, lực lượng nghĩa quân còn yếu nhưng nhờ sự giúp đỡ của người dân trong vùng nên lực lượng ngày càng mạnh. Từ một cuộc khởi nghĩa nông dân đã nhanh chóng trở thành phong trào lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong.

-Lực lượng Tây Sơn nổi tiếng bình đẳng, không tham của dân, nghĩa quân lấy khẩu hiệu “lấy của người giàu chia cho người nghèo” nên rất được quần chúng ủng hộ, đánh đâu thắng đó

-Năm 1973, nghĩa quân chiếm được thành Quy Nhơn và nhanh chóng đánh xuống phía Nam, kiểm soát được vùng từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận

-Từ năm 1776 – 1782, quân Tây Sơn nhiều lần đánh thành Gia Định. Đến tháng 3/1882, Nguyễn Huệ lần thứ tư đem quân đánh Gia Định. Nguyễn Ánh chống cự không được, trốn về Phú Quốc. Họ Nguyễn về cơ bản đã bị chinh phục.

-Năm 1778, Nguyễn Nhạc tự xưng làm vua, lập ra triều đại Tây Sơn

-Từ năm 1786 – 1788, quân Tây Sơn tiến ra Bắc lật đổ tập đoàn Lê – Trịnh, thống nhất đất nước.

Vai trò của phong trào Tây Sơn và các cuộc kháng chiến ở cuối thế kỷ XVIII

Cuối thế kỷ XVIII, họ Nguyễn và họ Trịnh thất bại, cầu cứu bên ngoài, mở đường cho giặc tiến vào nước ta. Việc đánh đuổi quân Xiêm và đại phá quân Thanh đã thể hiện rõvai trò của phong trào Tây Sơntrong công cuộc chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước.

Kháng chiến chống quân Xiêm [1785]

-Tháng 2/1784, Nguyễn Ánh thất thế cầu viện quân Xiêm [Thái Lan], Vua Xiêm cho tướng đem 2 vạn quân thủy, 300 chiến thuyền, 3 vạn quân bộ tiến sang nước ta.

-Cuối năm 1784, quân Xiêm chiếm gần nửa đất Nam Bộ, ra sức cướp bóc, phá hoại chuẩn bị tấn công quân Tây Sơn.

-Năm 1785, Nguyễn Huệ tổ chức trận đánh phục kích Rạch Gầm – Xoài Mút [trên sông Tiền – Tiền Giang] dẹp tan quân Xiêm, Nguyễn Ánh phải chạy sang Xiêm.

-Đây là một thắng lợi lớn của nghĩa quân, tiêu diệt gần 4 vạn quân Xiêm, thể hiện được tài cầm quân của Nguyễn Huệ , đập tan mưu đồ xâm lược nước ta của quân Xiêm, nêu cao ý thức dân tộc và vai trò của phong trào Tây Sơn.

Kháng chiến chống quân Thanh [1789]

-Năm 1786, sau khi đánh tan quân Xiêm, Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc để tiêu diệt họ Trịnh với danh nghĩa “Phù Lê diệt Trịnh”. Trịnh Tông tự Sát, họ Trịnh bị sụp đổ. Trên danh nghĩa, Nguyễn Huệ trao trả chính quyền cho vua Lê, nhưng trên thực tế ông nắm mọi quyền chính ở Bắc Hà. Vua Lê Hiển Tông gả công chúa Lê Ngọc Hân cho Nguyễn Huệ.

-Tháng 7/1886, vua Lê Hiển Tông qua đời, vua Lê Chiêu Thống nối ngôi. Sau đó, Nguyễn Huệ đem Ngọc Hân rút về Nam [Phú Xuân]

-Ở ngoài Bắc, Nguyễn Hữu Chỉnh giúp Lê Chiêu Thống phản bội Tây Sơn. Sau khi bị quân Tây Sơn tiến đánh, vua Lê Chiêu Thống đã cầu viện quân Thanh. Vua Thanh đương thời là Càn Long cho Tôn Sĩ Nghị dẫn 29 vạn quân sang nước ta đánh phá quân Tây Sơn, chiếm đánh thành Thăng Long.

-Ngày 25/11 năm Mậu Thân [22/12/1788], Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung chỉ huy quân tiến ra Bắc. Trên đường đi đã dừng lại ở Nghệ An và Thanh Hoá để tuyển thêm binh lính.

-Đêm 30 Tết [25/1/1789] , đại quân tiến công với khí thế từ lời Hiểu dụ của Vua Quang Trung: “Đánh cho để dài tóc, Đánh cho để đen răng, Đánh cho nó chích luân bất phản, Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn, Đánh cho sử tri nam quốc anh hùng chi hữu chủ”.

-Sau 5 ngày tiến công thần tốc, Mùng 5 Tết Kỷ Dậu 1789, nghĩa quân giành chiến thắng vang dội ở Ngọc Hồi – Đống Đa, tiến vào thành Thăng Long đánh bại 29 vạn quân Thanh.

-Sau 5 ngày tiến quân, mùng 5 Tết 1789 nghĩa quân Tây Sơn giành chiến thắng vang dội ở Ngọc Hồi – Đống Đa tiến vào Thăng Long.

-Tôn Sĩ Nghị dẫn tàn quân bỏ chạy nhưng trên đường bị quân Tây Sơn chặn đánh. Cuối cùng, Tôn Sĩ Nghị và vua Lê Chiêu Thống chạy về Trung Quốc, quân Thanh đại bại.

=> Vai trò của phong trào Tây Sơn vô cùng to lớn. Phong trào Tây Sơn là phong trào của nông dân lật đổ chính quyền phong kiên thối nát đòi lại quyền lợi cho nhân dân, bước đầu hoàn thành sư nghiệp thống nhất đất nước của dân tộc chấm dứt thời kì Đàng trong, đàng ngoài vua Lê chúa Trịnh những cuộc nội chiến đầy đau thương, mất mát cho người nông dân. Ngoài ra không thể không kể đến những cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm bảo vệ chủ quyền của đất nước.

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 [Lịch sử - Lớp 12]

1 trả lời

Điền vào chỗ trống [Lịch sử - Lớp 4]

4 trả lời

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 [Lịch sử - Lớp 12]

1 trả lời

Điền vào chỗ trống [Lịch sử - Lớp 4]

4 trả lời

BÀI 23:

PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ SỰ NGHIỆP

THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC, BẢO VỆ TỔ QUỐC CUỐI THẾ KỶ XVIII

I. Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước cuối thế kỷ XVIII:

1.Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến Việt Nam:

-Ở Đàng Ngoài:

- Giữa thế kỷ XVIII, khởi nghĩa nông dân nổ ra liên tục.

- Ở Đàng Trong, chúa Nguyễn xưng vương,nhưng cũng bước vào thời kỳ suy thoái.

2.Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn:

- Năm 1771, khởi nghĩa nông dân Tây Sơn bùng nổ do Nguyễn Nhạc,Nguyễn Huệ,Nguyễn Lữ lãnh đạo

-1785: đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn

-1786 – 1788: đánh đổ chính quyền Lê – Trịnh., bước đầu thống nhất đất nước.

II. Các cuộc kháng chiến ở cuối thế kỷ XVIII

1. Kháng chiến chống Xiêm [1785]

- Sau khi chính quyền chúa Nguyễn bị lật đổ, Nguyễn Ánh sang Xiêm cầu cứu. Vua Xiêm sai 5 vạn quân thuỷ, bộ tấn công nước ta.

-Nguyễn Huệ đem quân vào Gia Định chống giặc- Năm 1785, Nguyễn Huệ tổ chức đánh tan giặc tại trận Rạch Gầm – Xoài Mút, đập tan mưu đồ xâm lược của quân Xiêm.

2. Kháng chiến chống Thanh [1789]

- Sau khi bị quân Tây Sơn đánh bại, Lê Chiêu Thống cầu cứu quân Thanh. Vua Thanh sai tướng đem 29 vạn quân sang xâm lược nước ta.

- Trước sức mạnh của địch quân Tây Sơn tạm rút về Ninh Bình, Thanh Hóa.

- Nguyễn Huệ quyết định lên ngôi Hoàng đế, hiệu là Quang Trung, thần tốc tiến quân ra Bắc.

- Đúng giao thừa Tết Kỷ Dậu, quân ta được lệnh lên đường. Sau 5 ngày tiến quân thần tốc, chiến đấu quyết liệt với chiến thắng vang dội tại trân Ngọc Hồi - Đống Đa, quân ta đánh bại hoàn toàn quân xâm lược

III. Vương triều Tây Sơn: [đọc thêm]

1. Đối nội:

- Năm 1778 Nguyễn Nhạc xưng Hoàng Đế [hiệu Thái Đức], Vương triều Tây Sơn được thành lập.

- Năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế quản lý từ Thuận Hoá trở ra Bắc.

- Khôi phục sản xuất, tổ chức lại chính quyền, công tác giáo dục, thi cử.

- Đất nước ổn định, quân đội tổ chức tốt.

2. Đối ngoại:

- Quan hệ thân thiện với nhà Thanh, Lào và Chân Lạp.

- Năm 1792, vua Quang Trung đột ngột qua đời, không kịp hoàn thành ý nguyện thống nhất đất nước,triều Tây Sơn lục đục, suy yếu rồi sụp đổ.

I. Nhận biết, thông hiểu

Câu 1. Năm 1771, anh em nhà Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa ở đâu? Ai là người lãnh đạo phong trào Tây Sơn?

A. Tây Sơn hạ đạo. Lãnh đạo là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh.

B. Tây Sơn trung đạo. Lãnh đạo là Nguyễn Lữ, Nguyễn Ánh, Nguyễn Huệ

C. Tây Sơn thượng đạo. Lãnh đạo là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ.

D. Tây Sơn hạ đạo. Lãnh đạo là Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh.

Câu 2. Từ năm 1776 đến năm 1783, quân Tây Sơn đã giành những chiến thắng vang dội nào?

A. Giải phóng hầu hết Đàng Trong, tiêu diệt thế lực cát cứ của chúa Nguyễn.

B. Liên tục mở các cuộc tấn công vào Đàng Trong, đánh chiếm Phú Yên.

C. Liên tục mở các cuộc tấn công ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài.

D. Làm chủ vùng đất Quy Nhơn [Bình Định], đánh bại quân Xiêm xâm lược.

Câu 3. Ai là người đã cầu cứu vua Xiêm, dẫn đến việc quân Xiêm sang xâm lược nước ta vào năm 1784 - 1785?

  1. Trần Ích Tắc. B. Nguyễn Ánh.
  2. Lê Chiêu Thống. D. Trần Lộng.

Câu 4. Chiến thắng nào của nghĩa quân Tây Sơn đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của quân Xiêm năm 1785?

A. Chiến thắng Bạch Đằng lần thứ ba.

B. Chiến thắng Chi Lăng.

C. Chiến thắng Xương Giang

D. Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút.

Câu 5. Đầu tháng 1-1785, Nguyễn Huệ đem quân từ Quy Nhơn vượt biển vào Gia Định để chống lại quân Xiêm, ông cho đóng đại bản doanh ở đâu?

A. Trà Tân [phía bắc bờ sông Tiền].

B. Trên khúc sông Tiền đoạn từ Rạch Gầm đến Rạch Xoài Mút.

C. Mĩ Tho.

D. Ven sông Trà Luật.

Câu 6. Khi Nguyễn Huệ đem quân tấn công ra Bắc, ông đã nêu khẩu hiệu gì?

  1. “Phù Lê diệt Mạc”. B. “Phù Lê diệt Trịnh”.
  2. “Phù Lê diệt Nguyễn”. D. “Phù Lê, diệt Trịnh, Nguyễn”.

Câu 7. Ai là người đã cầu cứu vua Thanh [Càn Long], dẫn đến việc quân Thanh sang xâm lược nước ta vào năm 1788 - 1789?

  1. Lê Long Đĩnh. B. Nguyễn Ánh.
  2. Lê Chiêu Thống. D. Trần Kiện.

Câu 8. Phòng tuyến do quân Tây Sơn thiết lập để ngăn cản quân Thanh sau khi rút lui là

  1. Tam Điệp – Biện Sơn. B. Hà Hồi - Ngọc Hồi.
  2. Bờ Nam sông Gianh. D. Bờ Nam sông Như Nguyệt.

Câu 9. Lực lượng nào đặt cơ sở bước đầu cho việc thống nhất đất nước vào cuối thế kỉ XVIII?

  1. Nghĩa quân Tây Sơn. B. Lực lượng chúa Trịnh.
  2. Lực lượng chúa Nguyễn. D. Lực lượng vua Lê.

Câu 10. Nguyễn Huệ khi lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là gì?

  1. Quang Trung. B. Nguyễn Vương.
  2. Gia Long. D. Bắc Bình Vương.

Câu 11. Vì sao cuối năm 1788, vua Càn Long cho 29 vạn quân Thanh sang xâm lược nước ta?

A. Vì nội bộ nước ta bị chia rẽ do chúa Trịnh lấn át quyền lực của vua Lê.

B. Vì Nguyễn Ánh cầu cứu vua Thanh.

C. Vì vua Xiêm muốn quân Thanh và quân Xiêm cùng lúc tấn công nước ta.

D. Vì vua Càn Long muốn mở rộng lãnh thổ về phía Nam.

II. Vận dụng và vận dụng cao

Câu 12. Phát biểu nào đúng về chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút năm 1785?

A. Đây là trận hợp đồng binh chủng đầu tiên trong lịch sử.

B. Đây là một trong những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử nước ta.

C. Đây là trận phục kích của mang tính chất du kích tiêu biểu trong lịch sử.

D. Đây là chiến thắng thể hiện rõ nghệ thuật “đánh điểm diệt viện”.

Câu 13. Một trong những nguyên nhân thất bại chủ yếu của phong trào nông dân Tây Sơn là

A. không có sự giúp đỡ của nước ngoài.

B. nội bộ bị chia rẽ, mất đoàn kết.

C. không có đường lối kháng chiến đúng đắn để chống giặc ngoại xâm.

D. quân Thanh quá mạnh nên đã dễ dàng đánh bại nghĩa quân.

Câu 14. Ý nào không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến các chính sách của vua Quang Trung chưa được áp dụng nhiều trên thực tế?

  1. Vua Quang Trung mất sớm. B. Nguyễn Ánh đánh bại triều Tây Sơn.
  2. Triều Tây Sơn bị chia rẽ. D. Không có sự hậu thuẫn của vua Lê.

Câu 15. Ý nào phản ánh đúng về đóng góp của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc?

A. Bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.

B. Thống nhất hoàn toàn đất nước.

C. Hỗ trợ vua Lê nắm quyền trở lại trên cả nước.

D. Đánh bại ba lần xâm lược của quân Mông – Nguyên, Xiêm và Thanh.

Câu 16. Ý nào không phản ánh đúng về đóng góp của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc?

A. Bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.

B. Đánh bại quân xâm lược Xiêm, Thanh.

C. Lật đổ sự thống trị của nhà Mạc.

D. Có nhiều chính sách tiến bộ dưới thời vua Quang Trung.

TỰ LUẬN

Câu 1. Trình bày tình hình của chế độ phong kiến Việt Nam cuối thế kỉ XVIII.

Câu 2.Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Thanh cuối thế kỉ XVIII.

Câu 3. Em hãy lí giải vì sao từ một cuộc khởi nghĩa nông dân ở ấp Tây Sơn, lại nhanh chóng phát triển thành một phong trào rộng lớn?

Câu 4. Phân tích nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Thanh cuối thế kỉ XVIII.

Câu 5. Em hãy đánh giá vai trò của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc cuối thế kỉ XVIII.

Video liên quan

Chủ Đề