Vì sao vỏ ốc có tiếng sóng

Những người sống xa biển khi có cơ hội đi du lịch tại các vùng biển thường mua vỏ ốc về nhà để mỗi khi nhớ biển, họ có thể áp tai vào vỏ ốc để nghe thấy tiếng rì rào giống như tiếng sóng biển. Tuy vậy trên thực tế tiếng động mà bạn nghe được khi áp tai vào vỏ ốc không phải tiếng sóng biển vì vỏ ốc đâu phải là một chiếc đài cassette để ghi lại tiếng sóng biển và phát cho bạn nghe? Tiếng động bạn nghe thấy chính là tiếng động do mạch máu trong tai của bạn đang rung nhẹ trong quá trình tuần hoàn máu của cơ thể!

Vỏ ốc có tác dụng ngăn âm thanh từ bên ngoài vào, tăng âm thanh của mạch máu và làm tăng echo [dội âm thanh trở lại] cho tiếng động của các mạch máu trong tai. Không chỉ vỏ ốc mới có thể làm được điều này mà nếu bạn lấy một chiếc cốc, chén úp vừa với tai của mình và thử làm như bạn đang cầm một chiếc vỏ ốc thì bạn cũng sẽ nghe thấy âm thanh rì rào tựa như tiếng sóng biển trong chiếc cốc này. Ngay từ thời cổ đại, người ta đã biết tới hiệu ứng này. Nếu bạn đứng ở một trong các căn phòng dành cho vua nằm trong kim tự tháp Giza một mình và yên lặng khoảng 15 phút, bạn cũng có thể nghe thấy tiếng động do mạch máu trên cơ thể của mình tạo ra được kim tự tháp phản hồi lại.

Cấu tạo vỏ ốc

Vỏ ốc dài từ vài mm đến vài dm. Khác với các loài thân mềm khác như chân đầu [vỏ trong phân khoang], vỏ ốc chỉ có một van duy nhất không phân khoang. Các loài ốc vỏ xoắn khi trưởng thành, dạng xoắn thường, nón hoặc ống trụ [còn có các loài ốc không có vỏ hoặc vỏ rất nhỏ, ví dụ ốc sên trần]. Đặc điểm chung là có vỏ cứng bằng đá vôi, tạo thành ống rỗng, cuộn vòng quanh trục chính thành các vòng xoắn, thường theo chiều thuận với chiều kim đồng hồ.

Ở vòng xoáy cuối cùng, thường có một chiếc nắp nhỏ [nơi ra vào của con vật]. Điểm xuất phát của vòng xoáy, được gọi là đỉnh [hoặc rốn] cũng là điểm bắt đầu của những đường vân trên vỏ ốc. Có hai loại vân: vân ngang và vân dọc.

Đặt một chiếc vỏ ốc hay vỏ sò lớn vào tai, bạn sẽ nghe thấy tiếng sóng dịu êm của biển. Tuy nhiên, đại dương mênh mông không thể nào chui vào được cái vỏ nhỏ bé ấy. Vậy âm thanh đó thực sự là gì?

Từ những giả thuyết...

Một số người cho rằng âm thanh mà bạn nghe từ vỏ ốc là âm thanh của dòng máu đang chảy trong các mạch máu trên tai của bạn.

Tuy nhiên điều đó không thực sự chính xác. Vì nếu nó đúng thì khi bạn hoạt động mạnh, mạch máu sẽ lưu thông nhanh hơn và bạn sẽ phải nghe thấy những âm thanh to và rõ hơn. Còn trên thực tế thì không phải như vậy, âm thanh không hề thay đổi cho dù bạn làm bất kỳ điều gì.

Một số ý kiến khác thì tin rằng luồng không khí bên trong vỏ ốc đã tạo ra tiếng ồn. Điều này thể hiện qua việc âm thanh to hơn khi nhấc vỏ ra xa so với khi áp sát vào tai.

Tuy nhiên, nếu như vậy thì không hợp lý, vì hiện tượng này không xảy ra trong một căn phòng cách âm. Cụ thể hơn, bên trong đó vẫn còn không khí, nhưng khi bạn áp vỏ ốc vào tai sẽ không có bất cứ một âm thanh nào.

Và sự thật là...

Thực ra là bạn đang nghe chính những tiếng động xung quanh nhưng đã được biến đổi dựa trên một số nguyên tắc của vật lý.

Các loại vỏ hoạt động giống như một "thiết bị cộng hưởng" [thiết bị gây tiếng vang]

Khi mím môi thổi qua miệng chai rỗng, bạn sẽ nghe thấy âm thanh được dội lại từ phía trong chai. Và đối với các nhà khoa học, âm thanh đó có cao độ bằng một nốt nhạc trong nhạc lý, và cái chai lúc này được gọi là "khoang cộng hưởng".

Quay trở lại với đống vỏ ốc. Các loại vỏ đều có hình dạng lồi lõm, to nhỏ bất thường, vì vậy âm thanh sẽ phản xạ theo nhiều tần số khác nhau.

Để chứng minh, các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu trong một căn phòng khá ồn ào. Họ đặt một cái cốc gần tai [vì cấu tạo bên trong cốc đơn giản hơn nhiều so với vỏ ốc] và gắn thêm một chiếc micro rất nhỏ ngay sau màng nhĩ.

Micro đã thu lại một âm thanh có cường độ 15dB ở tần số cộng hưởng của chiếc cốc là 648 Hz. Và ở tần số gấp đôi [1296 Hz], âm thanh nghe được là 16dB.

Tuy nhiên, để những chiếc vỏ có thể tạo ra âm thanh thì môi trường xung quanh đó phải có tiếng động.

Nếu bạn đi vào một căn phòng cách âm và đặt vỏ ốc lên tai, chắc chắn bạn sẽ không nghe thấy gì. Các âm thanh cộng hưởng lọt vào trong vỏ ốc và vô tình nghe giống như tiếng sóng biển mà thôi.

Ngoài ra, bộ não con người khá xuất sắc trong việc tưởng tượng. Chúng ta có thể nhìn thấy những con vật lấp ló trên các đám mây, hình dung được khuôn mặt của Chúa Jessus xuất hiện trong một miếng khoai tây, thậm chí cả Đức mẹ Maria trên bánh sandwich. Những âm thanh trong vỏ ốc cũng không ngoại lệ, do con người nghĩ là nó giống tiếng sóng mà thôi.

Bên cạnh đó, chúng ta mỗi ngày đều tiếp xúc với rất nhiều âm thanh, nhưng hầu hết đều không để tâm. Chỉ khi áp tai vào vỏ ốc, các âm thanh được tập trung lại thì bạn mới nghe thấy mà thôi.

Nguồn: MentalFloss

Hay nhất

Cũng nhưkhi một người thổi vào miệng chai bia rỗng, bạn có thể nghe thấy âm thanh phát ra giống như một nốt nhạc. Đó chính là hiện tượng cộng hưởng âm, chai bia rỗng giống như một khoang cộng hưởng. Âm thanh phản xạ bên trong khoang cộng hưởng và tùy thuộc vào hình dạng của nó, âm thanh sẽ có những tần số khác nhau. Chiếc vỏ ốc cũng đóng vai trò gần giống với chai bia rỗng, một khoang cộng hưởng. Tuy nhiên do cấu trúc đặc biệt của nó, bạn không cần thổi vào vỏ ốc để nghe được âm thanh mà chỉ cần những tạp âm xung quanh là đã có thể tạo nên sự cộng hưởng bên trong.

Thực tế thì tiếng phát ra từ vỏ ốc không thực sự giống với tiếng sóng biển cho lắm. Tuy nhiên bộ não của con người rất giỏi trong việc tưởng tượng, đặc biệt là những thứ có sự liên quan với nhau, như vỏ ốc và sóng biển. Chính vì thế mà khi nghe tiếng phá ra từ vỏ ốc chúng ta thường liên tưởng đến tiếng của biển. Còn nếu bạn để ý một chút sẽ thấy âm thanh này giống tiếng gió lùa hơn là tiếng sóng biển.

Chúng ta đang sống giữa rất nhiều âm thanh hỗn tạp, tuy nhiên hầu như chúng ta không để ý đến chúng, trí não của chúng ta bỏ qua chúng và chỉ tập trung vào những thứ bạn đang quan tâm. Sau một thời gian đã quen với các tạp âm, bộ não của chúng ta sẽ bỏ qua chúng. Sự kết hợp của tai và não đã làm thay đổi âm thanh đi vào. Não cố gắng giải thích xuất xứ của tiếng động mới này là vì bạn đã hoặc đang ở gần biển, và vì vậy nó chính là “tiếng sóng biển” vọng về.

Khi bạn áp chiếc vỏ ốc vào tai, bạn có thể nghe thấy những âm thanh tương tự sóng biến, bạn có bao giờ tự hỏi nó đến từ đâu?

Mỗi khi đi biển, chúng ta thường có sử thích tìm những vỏ sỏ hoặc vỏ ốc và khi áp chúng vào tai, bạn sẽ nghe thấy âm thanh cuồn cuộn của những con sóng. Mọi người vẫn nghe được âm thanh như sóng biển từ một chiếc vỏ sò mặc cho chúng ta đang ở rất xa trong đất liền.

Nhiều ý kiến cho rằng “tiếng sóng biển đó” là âm thanh của mạch máu lưu thông trong vành tai của mỗi người. Tuy nhiên điều này không hoàn toàn đúng bởi vì khi bạn hoạt động mạnh như thể dục, mạch máu lưu thông nhanh hơn thì bạn sẽ phải nghe thấy những âm thanh to và rõ hơn. Còn trên thực tế thì không phải như vậy, âm thanh không hề thay đổi cho dù bạn nằm im hay đang vận động mạnh.

[Ảnh: Psicologia OK]

Một số ý kiến khác lại cho rằng âm thanh đó có được là do không khí bên ngoài cuốn vào vỏ ốc, chúng ta có thể nghe tiếng sóng biển lớn hơn nếu nhích vỏ ốc ra xa tai một chút thay vì áp sát vào một bên đầu. Nhưng điều này lại không đúng khi chúng ta cố gắng lắng nghe âm thanh từ chiếc vỏ sò trong một phòng cách âm, phòng cách âm vẫn có không khí nhưng tai ta sẽ không nhận được bất kì âm thanh nào từ vỏ sò trong một căn phòng cách âm.

Vậy hiện tượng kỳ lạ này từ đâu ra?

Các nhà khoa học đã giải mã một cách chính xác hiện tượng này thông qua một số nguyên tắc vật lý cơ bản. Những gì chúng ta nghe thấy trong vỏ ốc thực chất là những tiếng động xung quanh nhưng đã được biến đổi.

Nguyên nhân chính là do cấu trúc đặc biệt của vỏ ốc gây ra hiện tượng cộng hưởng âm, cộng thêm sự tưởng tượng của bộ não khiến chúng ta nghĩ rằng đấy là tiếng sóng biển: “Âm thanh phản xạ bên trong vỏ ốc và tùy thuộc vào hình dạng của nó, âm thanh sẽ có những tần số khác nhau. Chiếc vỏ ốc cũng đóng vai trò gần giống với chai bia rỗng, một khoang cộng hưởng. Tuy nhiên do cấu trúc đặc biệt của nó, bạn không cần thổi vào vỏ ốc để nghe được âm thanh mà chỉ cần xung quanh có những âm thanh khác biệt thì có thể tạo nên sự cộng hưởng bên trong.”

[Ảnh: wallpaperswide.com]

Các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm không 1 căn phòng khá ồn với một cái cốc để gần tai và gắn chiếc micro rất nhỏ ngay sau màng nhĩ. Kết quả, chiếc micro đã thu lại một âm thanh có cường độ 15dB ở tần số cộng hưởng là 648Hz và ở tần số 1296Hz, âm thanh nghe được có cường độ 16dB. Nhưng nếu một chiếc vỏ ốc có thể tạo ra âm thanh của sóng biển thì xung quanh nó nhất định phải có những âm thanh khác nên chúng ta khi ở trong phòng cách âm thì không nghe thấy gì hết.

Dù vậy, âm thanh phát ra từ vỏ ốc không hẳn là sóng biển. Bộ não con người rất giỏi trong việc liên tưởng các sự việc khác nhau, đặc biệt là các sự việc có liên quan mật thiết với nhau. Vì vậy, chúng ta thường nghĩ rằng âm thanh phát ra từ vỏ ốc là tiếng sóng biển, nếu chúng ta có thể để ý kỹ lưỡng một chút thì âm thanh này giống tiếng gió lùa hơn là tiếng sóng biển.

Nói tóm lại, hiện tượng này xuất phát từ việc các vỏ ốc sẽ cộng hưởng các tiếng ồn trong môi trường mà bạn đang ở, do đó xung quanh ta càng ồn ào thì âm thanh nghe được từ vỏ ốc càng lớn, càng giống tiếng sóng biển hơn. Vậy thì chần chừ gì nữa, hãy lấy ngay một chiếc vỏ sò hay chiếc cốc rỗng để kiểm chững đi nào!

Video:

Sơn Tùng

Video liên quan

Chủ Đề