Vị vua của nước âu lạc là ai

An Dương Vương tên thật là Thục Phán, là vị vua lập nên nước Âu Lạc. Niên đại và khoảng thời gian trị vì của An Dương Vương được các tài liệu ghi khác nhau. Có tài liệu ghi An Dương Vương làm vua khoảng 50 năm, từ 257 đến 208 trước công nguyên; nhưng cũng có tài liệu ghi từ khoảng 208 đến 179 trước công nguyên, gần 30 năm.

An Dương Vương chọn Cổ Loa [Đông Anh, Hà Nội ngày nay] làm kinh đô và cho xây dựng tòa thành gồm 3 vòng thành và hào khép kín. Đây là kiến trúc quân sự đồ sộ, kiên cố, được phòng vệ rất chắc chắn.

Một góc thành Cổ Loa xưa. Ảnh:Quehuong.

Câu 2: Thời Hai Bà Trưng, kinh đô Việt Nam thuộc tỉnh thành nào hiện nay?

a. Vĩnh Phúc

b. Hà Nội

c. Phú Thọ

Âu Lạc là nhà nước thứ hai của ViệtNamkế tiếp sau thời kỳ nhà nước Văn Lang của các vua Hùng. Kinh đô của Âu Lạc đặt tại Cổ Loa, ngày nay thuộc huyện Đông Anh - Hà Nội.

 Hình thành

Theo hai bộ sử ký Đại Việt sử ký toàn thư [viết ở thế kỷ 15] và Đại Việt sử lược [viết ở thế kỷ 13], thì nhà nước Âu Lạc được Thục Phán [thủ lĩnh bộ tộc Âu Việt] thành lập vào năm 258 TCN sau khi đánh bại vị vua Hùng cuối cùng của nước Văn Lang, ông lên ngôi và lấy niên hiệu là An Dương Vương.

Tuy nhiên theo bộ sử ký của Tư Mã Thiên [quan nhà Hán] viết vào thế kỷ 1 TCN viết rằng, năm 218 TCN - hoàng đế nhà Tần - Trung Quốc là Tần Thủy Hoàng sai tướng Đồ Thư mang 50 vạn quân xâm lược các bộ tộc Việt ở phương Nam. Người Việt cử người tuấn kiệt lên làm lãnh đạo chống lại và giành thắng lợi trước quân Tần - tướng Đồ Thư bị diệt, như vậy căn cứ vào bộ sử ký của Tư Mã Thiên thì thời gian hình thành Âu Lạc muộn hơn vào khoảng sau năm 218 TCN.

Cương vực

Sau khi đánh bại vua Hùng thứ 18 của Văn Lang, Thục Phán sát nhập lãnh thổ của Văn Lang và lãnh thổ của bộ tộc mình [Âu Việt] và hình thành nên một nhà nước mới là Âu Lạc [kết hợp giữa người Âu Việt và người Lạc Việt]

Lãnh thổ Âu Lạc gồm lãnh cũ của bộ tộc Âu Việt ở phía bắc, mà ngày nay là một phần phía nam tỉnh Quảng Tây [Trung Quốc] và lãnh thổ của Văn Lang ở miền bắc Việt Nam. Âu Lạc có ranh giới phía bắc là sông Tả Giang [Quảng Tây] đến phía nam là dãy núi Hoành Sơn ở Hà Tĩnh hiện nay.

Chế độ xã hội

Dựa trên cơ sở của nhà nước Văn Lang, An Dương Vương cũng để nguyên cơ cấu các bộ tộc như dưới thời các vua Hùng, Quan lại giúp việc cho An Dương Vương cũng là các lạc hầu, lạc tướng. Dấu tích của thời Âu Lạc để lại đến ngày nay là hệ thống thành Cổ Loa và hàng vạn mũi tên đồng được khai quật ở gần thành cổ.

Kháng chiến chống xâm lược Tần

Bài chi tiết: Chiến tranh Việt-Tần

Theo sử ký Tư Mã Thiên của sử gia người Hán - Tư Mã Thiên viết vào thế kỷ 1 TCN, năm 218TCN hoàng đế nhà Tần - Tần Thủy Hoàng sai tướng Đồ Thư mang 50 vạn quân xâm lược các bộ tộc Việt ở phía Nam. Người Việt dùng chiến tranh du kích chống lại dẫn tới cuộc chiến kéo dài tới 10 năm, tướng Đồ Thư bị diệt, người Âu Lạc bảo vệ được lãnh thổ. Cuộc kháng chiến chống xâm lược Tần là cuộc kháng chiến bảo vệ đất nước đầu tiên trong chính sử ViệtNam.

Kết thúc

Theo hai bộ sử ký Đại Việt sử ký toàn thư [viết ở thế kỷ 15] và Đại Việt sử lược [viết ở thế kỷ 13], thì nhà nước Âu Lạc kết thúc vào năm 208 TCN sau khi An Dương Vương bị Triệu Đà [một quan lại nhà Tần ở Quảng Đông - Trung Quốc] đánh bại và sát nhập.

Tuy nhiên theo bộ Sử ký của Tư Mã Thiên [quan nhà Hán] [thế kỷ 1 TCN] lại viết rằng Âu Lạc bị Triệu Đà đánh bại ngay sau khi thái hậu nhà Hán là Lữ Hậu chết, Lữ Hậu chết năm 180 TCN, vì thế một số sách báo ngày nay cũng viết Âu Lạc sụp đổ năm 179 TCN.

Những nét sơ lược về thành Cổ Loa:

Những nét sơ lược về thành Cổ Loa:

Di tích thành Cổ Loa thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội là kinh đô của nhà nước Âu Lạc, dưới thời An Dương Vương vào khoảng thế kỷ III trước Công nguyên và của nhà nước phong kiến dưới thời Ngô Quyền thế kỷ X sau Công nguyên.

Theo Cố GS. Trần Quốc Vượng: “Quy mô, cấu trúc của thành Cổ Loa là quy mô, cấu trúc của một thủ đô. Thành Cổ Loa không thể có sau thời Hán mà lại cũng không thể là một huyện thời Hán. Việc xây thành Cổ Loa chỉ có thể là kinh thành của một nhà nước Việt Nam thời cổ có trước đời Hán, trước khi bị nhà Hán xâm chiếm và thiết lập chế độ quận huyện. Nhà nước đó theo sử cũ là nhà nước Âu Lạc của An Dương Vương”[1].

Trong lòng đất và trên mặt đất khu di tích Cổ Loa và vùng lân cận còn lưu giữ nhiều dấu tích văn hóa, lịch sử của thời kỳ tiền - sơ sử và lịch sử có đặc trưng, tính chất và quy mô khác nhau.

Theo các nguồn sử liệu và các tư liệu khai quật khảo cổ học, những người Việt Cổ tiên phong tiến xuống khai phá vùng đồng bằng rộng lớn phì nhiêu đã dừng chân bên các dòng sông, trong đó có đôi bờ Hoàng Giang. Để canh tác, họ phải khơi sông, khơi ngòi, đào ao, lấp trũng, đắp đê sông, đê biển, bờ vùng bờ thửa nên đã chặn đứng quá trình hình thành tự nhiên của vùng châu thổ và để lại nhiều vùng trũng mà dân Cổ Loa gọi là dộc, khu đất thấp như ở 3 làng Quậy [đông bắc Cổ Loa].

Quá trình chiếm lĩnh đồng bằng của cư dân Việt cổ trên vùng đất Cổ Loa còn để lại đến hôm nay là hệ thống các di chỉ khảo cổ từ Phùng Nguyên đến Đông Sơn ở khu vực này. Những cư dân đầu tiên đến khai phá vùng đất Cổ Loa đã định cư trên các bãi cao ven Hoàng Giang ở Đồng Vông, Bãi Mèn, Tiên Hội, Xuân Kiều. Đến giai đoạn văn hoá Đông Sơn, địa bàn cư trú được mở rộng ở cả nội và ngoại thành Cổ Loa. Trong nội thành đã phát hiện địa điểm Mả Tre nổi tiếng với chiếc Trống đồng Cổ Loa I, trong chứa hàng trăm đồ đồng Đông Sơn; địa điểm Xóm Nhồi; Xóm Hương và gần đây là địa điểm Đền Thượng với việc xuất lộ lớp văn hoá Cổ Loa [văn hoá Đông Sơn sắt]. Trong lớp đất văn hoá này, ngoài những hiện vật quen thuộc như gốm Cổ Loa, đã phát hiện các dấu tích lò đúc mũi tên đồng 3 cạnh [mũi tên đồng Cổ Loa]. Đây là di tích đầu tiên gắn trực tiếp đến việc An Dương Vương lập nước Âu Lạc, định đô và đắp thành ở khu vực Cổ Loa. Ở ngoại thành, đã phát hiện được các di tích: Đường Mây, Cầu Vực, Đình Tràng là các làng cổ Đông Sơn. Cùng với các cư dân cùng thời trong nội thành Cổ Loa, những cư dân này đã trực tiếp giúp An Dương Vương đào hào đắp thành Cổ Loa.

Cổ Loa là tòa thành được xây bằng đất, gồm 3 vòng thành. Chu vi ngoài 8km, vòng giữa 6,58km, vòng trong 1,6km. Diện tích trung tâm lên tới 2 km². Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó. Mặt ngoài lũy, dốc thẳng đứng, mặt trong xoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ. Lũy cao trung bình từ 4-5m, có chỗ 8-12m. Chân lũy rộng 20-30m, mặt lũy rộng 6-12m.

Thành nội hình chữ nhật, cao trung bình 5m so với mặt đất, mặt thành rộng từ 6m-12m, chân rộng từ 20m-30m, chu vi 1.650m và có một cửa nhìn vào tòa kiến trúc Ngự triều di quy.

Thành trung là một vòng thành không có khuôn hình cân xứng, dài 6.500m, nơi cao nhất là 10m, mặt thành rộng trung bình 10m, có năm cửa ở các hướng Đông, Nam, Bắc, Tây bắc và Tây nam, trong đó cửa Đông ăn thông với sông Hồng.

Thành ngoại cũng không có hình dáng rõ ràng, dài hơn 8.000m, cao trung bình 3m-4m [có chỗ tới hơn 8m].

Khu vực Cổ Loa là một nền đất yếu nên trong quá trình xây dựng, thành Cổ Loa bị đổ nhiều lần. Khi khai quật cắt một số đoạn thành để nghiên cứu, các nhà khảo cổ học phát hiện kỹ thuật gia cố thành của Thục Phán là dùng đá tảng có đường kính 15-60cm để làm chắc chân thành. Xung quanh Cổ Loa, một mạng lưới thủy văn dày đặc, mỗi vòng thành đều có hào nước bao quanh bên ngoài, hào rộng trung bình 10m-30m. Các vòng hào đều thông với nhau và thông với sông Hoàng. Sự kết hợp của sông, hào và tường thành không có hình dạng nhất định, khiến thành như một mê cung, là một khu quân sự vừa thuận lợi cho tấn công vừa tốt cho phòng thủ.

Giá trị của thành Cổ Loa:

Về mặt quân sự, thành Cổ Loa thể hiện sự sáng tạo độc đáo của người Việt cổ trong công cuộc giữ nước và chống ngoại xâm. Với các bức thành kiên cố, các hào sâu rộng cùng các ụ, lũy, Cổ Loa là một căn cứ phòng thủ vững chắc để bảo vệ nhà vua, triều đình và kinh đô. Đồng thời là một căn cứ kết hợp hài hòa thủy binh cùng bộ binh. Nhờ ba vòng hào thông nhau dễ dàng, thủy binh có thể phối hợp cùng bộ binh để vận động trên bộ cũng như trên nước khi tác chiến.

Về mặt xã hội, với sự phân bố từng khu cư trú cho vua, quan, binh lính, thành Cổ Loa là một chứng cứ về sự phân hóa của xã hội thời ấy. Thời kỳ này, vua quan không những đã tách khỏi dân chúng mà còn phải được bảo vệ chặt chẽ, sống gần như cô lập hẳn với cuộc sống bình thường. Xã hội đã có giai cấp rõ ràng và xa hội có sự phân hóa giàu nghèo rõ ràng.

Về mặt văn hóa, là một tòa thành cổ nhất còn để lại dấu tích, Cổ Loa trở thành một di sản văn hóa, một bằng chứng về sự sáng tạo, về trình độ kỹ thuật cũng như văn hóa của người Việt Cổ. Năm 2013 thành Cổ Loa được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia đặc biệt. Hàng năm, vào ngày 6 tháng Giêng Âm lịch, cư dân Cổ Loa tổ chức một lễ trang trọng để tưởng nhớ đến những người xưa đã có công xây thành, và nhất là để ghi ơn An Dương Vương. Và trong lễ hội này còn diễn ra nhiều trò chơi dân gian như chọi gà, đánh đu, thi vật, cờ người… thu hút đông đảo nhân dân trong vùng tham gia.

Tạm đóng:

Nhắc đến Cổ Loa, chúng ta nghĩ ngay đến truyền thuyết về An Dương Vương được thần Kim Quy bày cho cách xây thành, về chiếc nỏ thần làm từ móng chân rùa thần và mối tình bi thương Mỵ Châu-Trọng Thủy. Đằng sau những câu chuyện thiên về tâm linh ấy, thế hệ con cháu còn khám phá được những giá trị lịch sử, khảo cổ, văn hóa to lớn của Cổ Loa.

Đến thăm quan khu di tích Loa Thành, du khách cảm nhận được cảnh quan thiên nhiên khoáng đạt của làng quê Việt với hào nước, sông ngòi, gò đống. Khu vực thành nội hiện còn nhiều di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật như khu đền Thượng thờ An Dương Vương, đình Ngự Triều, am thờ Mỵ Châu và chùa Bảo Sơn…

Thành Cổ Loa đã và đang là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và Quốc tế.

Các di tích lịch sử hiện còn ở khu di tích Cổ Loa.

Các nghi lễ và trò chơi dân gian trong lễ hội Cổ Loa.

Một số hình ảnh trong các cuộc khai quật khảo cổ tại khu vực Thành Cổ Loa.

Video liên quan

Chủ Đề