Tại sao con gián chết lại nằm ngửa

GIÁN!!!

Chỉ cần xuất hiện là sẽ có bao nhiêu tiếng la hét rùng rợn của con người kèm theo là những đôi bàn chân đứng ngồi không yên với nó. Người ta tò mò, tìm hiểu về gián, đơn cử như việc quan tâm tới dáng vẻ lúc trút hơi thở cuối cùng của nó. Một câu hỏi được đặt ra: Tại sao gián chết lại [thường] nằm ngửa?

Giải thích cho hiện tượng này, ông Coby Schal, giáo sư chuyên nghiên cứu về côn trùng học của trường Đại học Bắc Carolina, cho rằng có hai lý do cơ bản.

Thứ nhất, gián có thể trốn nhanh chóng trong các khe hẹp và đường nứt nhờ có phần lưng hơi tròn, trơn và phần thân dẹt giúp chúng có thể co lại.

Thứ hai, hầu hết sức nặng của gián tập trung xung quanh lưng do nó có trọng lực cơ thể lớn với 6 cái chân dài. Khi gián đã già và sức yếu, trọng tâm sẽ kéo lưng của nó quay xuống sàn nhà và làm nó lật ngửa.

Trước khi chết bao giờ gián cũng giãy giụa, lấy hết sức bình sinh để lật mình lại. Nhưng càng giãy thì sức cùng lực kiệt. Cái lưng trơn tròn và các cơ đang yếu dần làm cho nó không thể lật lại được, nhất là khi nó đang nằm trên bề mặt trơn. Nếu gián trúng phải thuốc diệt gián thì chất độc này nhanh chóng gây chấn động và co thắt cơ bắp, không điều khiển được. Kết quả sau cùng chúng ta nhận thấy là những con gián thường chết với tư thế nằm ngửa, chân cẳng cứng đơ mặc dù vẫn có những trường hợp bất đắc kỳ tử, gián chết nằm sấp do bị mắc kẹt hoặc bị “xử” ngay khi đang còn tung tăng dưới sàn nhà.

Có những con gián có thể trốn cả đời.

Có những con có lẽ đã không thoát khỏi sự diệt trừ của con người.

Đối với sự lười biếng, có thể lười suốt đời, nhưng người lười thường thì không thọ lâu, bởi không có sự vận động, sẽ dễ mắc nhiều chứng bệnh. Không tập thể dục thì béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch, ung thư và tử vong. Không vận động não thì cuộc đời coi như tiêu.

Mỗi ngày đều có những cái mới ra đời. Con người lớn lên rồi già đi. Ngụy biện cho sự lười có thể làm chúng ta thoải mái, không áp lực. Đến một ngày nào đó, nó giống như cái lưng trơn tròn của con gián sẽ làm cho chúng ta lật ngửa lúc nào không hay. Những người không có sự cố gắng tự trau dồi rồi cũng sẽ bị đào thải nhanh chóng.

Dù trang bị một vỏ bọc hoàn hảo để trốn thoát thì con gián cũng không thoát khỏi sự truy lùng. Bất cứ ai đang tìm lý do cho sự lười biếng của mình không khác nào tự đào hố chôn mình. Trong khi còn nhiều điểm yếu chưa khắc phục được thì tạo một vỏ bọc chưa chắc đã là điều tốt, càng nguy hiểm hơn khi nó không thực sự thuộc về bản thân mình. Để đến khi bị lật ngửa mới cố gắng trở mình thì liệu còn có cơ hội làm lại từ đầu?

Kiến thức chung

Gần như 90% số lượng gián mình thấy đều chết ngửa bụng lên trời. Tại sao loài côn trùng này luôn có xu hướng ngửa bụng lên giãy đành đạch rồi mới chết nhỉ?

Trả lời
Mời trả lời
28

Vì sao gián chết lại nằm ngửa

4.9 [98.48%] 79 votes

Đây là một chủ đề mang tên “Vì sao gián chết lại nằm ngửa?” của một độc giả được đăng trên VnExpress. Câu hỏi tưởng chừng như đơn giản bởi bạn đã quá quen thuộc trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày, nhưng những điều đã thấy thường xuyên chưa chắc bạn đã biết nguyên nhân chính xác của nó.

Bên cạnh những câu trả lời nghe có vẻ hợp lý, đa số có cùng chung ý kiến là: Do cấu tạo cơ thể dạng dẹt, nhiều chân nên rất khó thăng bằng, và nếu như có một tác động khách quan hay chủ quan nào đó như: cơ thể yếu, tai nạn trong lúc di chuyển, hoặc do trúng chất độc…khiến chúng lật ngửa và không thể tự lật ngược cơ thể lại được, lúc này chúng cố giẫy giụa để lật cơ thể lại bình thường nhưng “bất lực” và sau một thời gian chúng kiệt sức, không còn năng lượng và cuối cùng là chết. Bản thân người viết bài sau khi đọc được chủ đề này cũng đã cố tình thí nghiệm thực tế với một con gián, có hai vấn đề phát sinh là: thứ nhất nếu là một con gián đang còn “khoẻ mạnh bình thường” thì bạn khó mà bắt nó lật ngửa lên được, trừ khi có một tác động khách quan nào đó mà ở đây người viết gọi chung là “tai nạn”.

Thứ hai, đúng là nếu gặp “tai nạn” khiến chúng lật ngửa thì con gián hoàn toàn không có khả năng lật lại được, bạn thí nghiệm với một con gián bình thường, sau khi lật ngửa con gián trong phòng tắm [môi trường dính nước, ẩm ướt] con gián sẽ cố giẫy để lật lại nhưng hoàn toàn vô tác dụng và chưa đến 5 phút sau con gián đã chết. Như vậy từ thí nghiệm và một số ý kiến chúng ta có thể rút ra một điều rằng con gián không phải chết là nằm ngửa mà do chúng không có khả năng thăng bằng lại cơ thể sau khi bị “tai nạn” lật ngửa, chúng không thể lật úp lại, sau một thời gian nhất định chúng mất dần năng lượng sống và chết. Đặc biệt với các môi trường ẩm ướt và trơn trượt như nền gạch thì điều đó rất dể xảy ra khiến cho chúng ta nhìn thấy rất nhiều con gián chết đều nằm ngửa.

Tuy nhiên giải thích theo đa số ý kiến phía trên chỉ có thể đúng ở một khía cạnh nào đó. Vì thế để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng ta cùng tham khảo một số ý kiến của các chuyên gia.

GS.TS Bùi Công Hiển, nguyên giảng viên Khoa Sinh, Đại học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: “Đây là hiện tượng rất bình thường. Trước khi chết bao giờ gián cũng giẫy, do cấu tạo của cơ thể, chân ngắn và trơn nên khi giẫy thì chúng bị lật ngửa. Tuy nhiên, lúc này do sức đã cạn nên chúng không có khả năng tự lật lại mình được. Và cứ thế, gián sẽ nằm ngửa như vậy, giẫy cho đến khi chết với tư thế lưng áp xuống đất, bụng ngửa lên trời, chân cẳng cứng đơ. Không chỉ có loài gián mà một số loài côn trùng khi chết cũng có hiện tượng này.”

GS. Nguyễn Lân Dũng lại cho biết không hẳn như vậy. Có trường hợp thì gián nằm ngửa có trường hợp nó vẫn nằm sấp bình thường. Nguyên nhân vì sao gián lại nằm ngửa khi chết, Giáo sư Dũng cũng cho hay đó là do tỉ trọng cơ thể. Theo đó, phần nào của con gián nặng hơn nó sẽ nghiêng về phía ấy. Nếu tỉ trọng phần cánh và phần trên của nó nặng hơn dưới thì nó dễ bị lật ngửa hơn khi chết. Và ngược lại nếu tỉ trọng phần dưới của gián nặng hơn trên thì nó sẽ nằm sấp. Chúng không có khả năng tự lật mình lại sau khi ngã, hoặc bị mắc kẹt ở một xó nào đó nên không thể chết nằm sấp, hoặc một cách nào đó mà không phải nằm ngửa. Ngoài ra, một số loại thuốc diệt gián làm co thắt cơ, khiến gián không thể điều khiển được cơ bắp của mình và chết ngửa. Như vậy, theo GS. Nguyễn Lân Dũng không phải bất kì con gián nào khi chết cũng nằm ngửa.

Như vậy là đã quá rõ chúng ta tạm chấp nhận nguyên nhân trên lý thuyết là thế. Nhưng người viết muốn nhấn mạnh một điều rằng, đôi khi cuộc sống quanh ta có những điều tưởng chừng như quá đơn giản nhưng chưa chắc bạn đã hiểu về nó, trường hợp trên là một minh chứng cho điều này, bạn nghĩ sao?

Nguồn Internet

Ông Coby Schal, giáo sư chuyên nghiên cứu về côn trùng học của trường Đại học Bắc Carolina, đã có lời giải thích về hiện tượng này.

Lý do gián nằm ngửa khi chết


Khi gián đã già và chết đi, trọng tâm sẽ kéo lưng của nó quay xuống sàn nhà và làm nó lật ngửa.

Giáo sư Coby Schal cho rằng có hai lý do cơ bản:

  • Thứ nhất, gián có phần lưng hơi tròn, trơn và phần thân dẹt giúp chúng có thể co lại, trốn trong các khe hẹp và đường nứt.
  • Thứ hai, gián có trọng lực cơ thể lớn nhờ 6 chân dài, như vậy hầu hết sức nặng của chúng tập trung xung quanh lưng. Khi gián đã già và chết đi, trọng tâm sẽ kéo lưng của nó quay xuống sàn nhà và làm nó lật ngửa. Cái lưng trơn tròn và các cơ đang yếu dần làm cho nó không thể lật lại được, đặc biệt là khi nó đang nằm trên bề mặt trơn. Sống trên các bề mặt gạch bóng, gián rất khó để tự di chuyển nếu chúng bị mất phương hướng hoặc lật ngửa. Trường hợp xấu nhất là ngã ngửa trên một bề mặt nhẵn bóng, chúng không có bất cứ thứ gì để bám lấy bằng chân và lật lại, không giống như trong tự nhiên, nơi được bao quanh bởi cỏ, bụi bẩn, cành cây, mảnh vụn hữu cơ, v.v.

Có phải gián chết luôn nằm ngửa?

Không phải con gián nào cũng nằm ngửa trong những khoảnh khắc cuối cùng của nó. Ví dụ: trong môi trường hoang dã, có rất ít gián nằm ngửa khi đã chết. Điều này là do kẻ thù chính của chúng lúc này là những kẻ săn mồi [ví dụ: tắc kè, dơi, nhện, bọ cạp, v.v.], chứ không phải là con người với thuốc diệt côn trùng.

Hơn nữa, trong môi trường hoang dã có rất nhiều thứ nằm trên mặt đất [ví dụ như lá cây, cành cây, mảnh vụn hữu cơ, v.v.]. Một khi bị ngã ngửa, gián có thể bám vào những thứ này và trở lại tư thế bình thường.

Theo Newsobserver, các loại thuốc trừ sâu chúng ta sử dụng để diệt gián có thể có tác dụng tương tự. Hầu hết các thuốc trừ sâu có chứa độc tố thần kinh - chất độc có thể gây chấn động và co thắt cơ bắp, cuối cùng khiến cho gián phải nằm bật ngửa. Một con gián khỏe mạnh có thể dễ dàng lật trở lại, nhưng với những con gián dính phải chất độc thì điều đó là không thể do các cơ đã yếu dần, cộng với cái lưng trơn bóng và trọng lực cơ thể lớn.

Gián vẫn luôn là kẻ thù đối với chúng ta, nhất là trong phòng bếp. Một con gián cái có thể đẻ được 40 - 60 con trong mỗi kỳ sinh nở. Chúng không cần đến con đực để sinh sản. Không những thế, gián có thể sống được 2 năm trong điều kiện sống lý tưởng. Tuổi thọ của gián cũng tuỳ vào thức ăn và môi trường sống.

Cập nhật: 05/07/2021 Theo vnreview

Video liên quan

Chủ Đề