Viết đoạn văn 200 chữ nghị luận về câu nói sâu sự học như con thuyền đi ngược, không tiến at lùi

Trả lời [1]

  • I-Mở bài: - Bất cứ ai muốn trưởng thành, hoàn thiện, thành công cũng đều phải trải qua quá trình học hỏi không ngừng nghỉ. Việc học tập chưa bao giờ là chuyện dễ dàng. - Bàn về một trong những bản chất của việc học, có ý kiến nhận xét: "Học như thuyền trôi ngược nước, không tiến, ắt lùi". Đây là lời nhận xét vừa giàu tính hình tượng, vừa giàu tính triết lý và có ý nghĩa khuyên răn sâu sắc.

    II- Thân bài 1. Giải thích khái niệm "học" và bàn luận về nội dung ý nghĩa của câu văn trên.

    * Học là gì?

    - Học là quá trình tiếp thu kiến thức nhiều lĩnh vực, có tác dụng mở mang đầu óc, phát triển tư duy, trang bị kỹ năng sống, làm việc và giúp hoàn thiện nhân cách, tạo ra những tiến bộ xã hội. - Việc học không thể dồn nén trong phút chốc mà diễn ra trong suốt đời người, ở nhiều môi trường khác nhau từ gia đình, trường học, nơi làm việc hoặc trong các mối quan hệ bè bạn. - Việc học không phải dễ dàng mà luôn có nhiều khó khăn như các kiến thức quá trìu tượng, điều kiện kinh tế, trang thiết bị cho việc học không đáp ứng được, ốm đau, bệnh tật, những khủng hoảng cá nhân hoặc tính lười nhác, thích ăn chơi là những nguy cơ ngăn cản con người trong cuộc hành trình học tập... - Kiến thức là vô bờ bến, rất sinh động và thay đổi, phát triển liên tục; chỉ bằng cách học không ngừng nghỉ, người ta mới nắm được kiến thức để phục vụ hữu ích cho chính cuộc sống của mình. Nếu không học, con người sẽ không có kiến thức, nếu chỉ học trong 1 thời điểm và dừng lại, con người sẽ bị tụt hậu so với thời đại. * Nội dung, ý nghĩa của câu văn "Học như thuyền..." - Câu văn đã dùng phép so sánh ẩn dụ quá trình học hỏi của con người với hình ảnh con thuyền trôi ngược dòng nước, nếu không tiến, ắt lùi. Cách so sánh đó khái quát một trong những bản chất của việc học: học là một quá trình vất vả, không ngừng nghỉ, học là một hành động diễn ra suốt cuộc đời con người; nếu con người ngừng việc học tại một thời điểm nào đó, anh ta sẽ bị thời đại vượt qua, sẽ thụt lùi về mặt kiến thức so với người khác. Từ đó, người viết câu văn trên ngầm đưa ra dụng ý khuyên răn con người ta nên có thái độ học tập kiên trì, mạnh mẽ, tự vượt lên chính mình và chiến thắng hoàn cảnh khó khăn để học hỏi, hoàn thiện bản thân. Đây là một lời khuyên sâu sắc, đúng đắn, sáng suốt, có giá trị muôn đời.

    2- Liên hệ tình hình học tập trong thực tế

    * Những tấm gương hiếu học, ham học đông tây kim cổ và thành công của họ mà bạn biết: ..... => Đây là thái độ sống đúng đắn, tích cực, có ý nghĩa cần làm theo, đặc biệt là giới trẻ. * Tình trạng lười học, bỏ học, học giả, học thiếu trung thực hiện nay trong xã hội, nguyên nhân, hậu quả và giải pháp khắc phục[theo bạn]

    III- Kết bài:

    - Câu nói "Học như thuyền trôi ngược nước..." luôn là lời nhắc nhở có ý nghĩa với mọi người, đặc biệt là học sinh

    - Liên hệ bản thân: Bạn xác định thái độ học tập cho đời mình như thế nào?

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

Đề mở. Đã có biết bao câu nói bàn về sự học, nhưng đây là một câu nói vừa có hình ảnh dễ cảm nhận, lại có chiều sâu: cả về ý nghĩa, cả về triết lí. Bằng những suy nghĩ và trải nghiệm của mình xung quanh việc học [của bản thân và bạn bè], hãy bàn luận về câu ngạn ngữ trên ở khía cạnh mà mình tâm đắc nhất. Nói về việc học nhưng củng là nói về việc đời: thử suy ngẫm thêm về ý nghĩa triết lí của nó. Có thể sử dụng những thao tác lập luận nào dể bàn luận về câu nói này: phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận,... Bài viết cần hướng tới những lí giải xác dáng và những bài học thiết thực của việc học hiện nay một cách thuyết phục.

BÀI VĂN THAM KHẢO

Đã bao giờ bạn nhìn một con thuyền bơi ngược nước trên sông? Người lái phải gò mình sải cánh bơi mạnh mái chèo thì con thuyền mới tiến lên được. Nếu dừng tay chèo thì con thuyền không đứng lại mà lùi theo dòng nước chảy mạnh. Sự học cũng như vậy, có khác gì việc bơi thuyền ngược nước: không tiến sẽ phải lùi.

Có người nghĩ rằng việc học là dễ dàng và đơn giản. Cứ cắp sách đến trường, nghe thầy giảng, thu nhận kiến thức và đọc thêm trong sách vở là hoàn tất việc học. Có người lại kì công mời thầy giỏi đến tận nhà dạy riêng cho con mình, tưởng như thê' con sẽ giỏi, sẽ thành tài. Nghĩ như vậy là chưa hiểu hết bản chất của việc học. Học cũng gian khổ như bơi thuyền ngược nước. Con thuyền phải đối mặt với dòng nước chảy ngược lại, liệu có dễ dàng đủ sức mạnh để vượt qua thử thách ấy không? Và quan trọng nhất là có đủ kiên trì để chiến thắng nó không? Bởi dòng nước thì lúc nào cũng chảy, còn con thuyền chỉ cần lơ là một chút [ngừng tay chèo] là có thể không tiến lên được mà ngược lại phải lùi lại ngay theo sức nước chảy. Việc học cũng gian nan và đầy thử thách như thế. Không tiến sẽ phải lùi. Đó chính là bản chất và quy luật của việc học đôi với tất cả mọi người, không trừ riêng ai.

Học là một hoạt động khám phá và sáng tạo của con người, bao gồm hai khâu chủ yếu: khám phá, tiếp cận và chiếm lĩnh tri thức của nhân loại thành tri thức của mình {thu nhận kiến thức] rồi vận dụng kiến thức đó vào cuộc sống để biến thành kiến thức mới [vận dụng và sáng tạo kiến thức mới]. Hiểu như vậy thì việc học không đơn giản chút nào, trái lại rất khó khăn và gian khổ. Nguyễn Cư Trinh từng nói: "Có một chữ mà nghĩ ba năm chưa xong, giảng ngàn năm chưa hết". Còn Hải Thượng Lãn ông Lê Hữu Trác thì tâm niệm: "Xem một câu, phải suy ra trăm câu; thấy một việc đời, phải ngẫm ra trăm việc. Có thế học mới hay". Ớ phương Tây, nhờ khổ luyện học vẽ trứng gà mấy chục ngày liền theo cách dạy của thầy

Vê-rô-ki-ô mà về sau Lê-ô-na đơ Van-xi đã trở thành danh họa nổi tiếng thời Phục hưng. Không khổ luyện, không kiên trì, không quyết tâm thì làm sao thu nhận được kiến thức và rèn luyện được kĩ năng, nói chi đến việc sáng tạo, phát minh - cái đích cao nhất mà việc học phải vươn tới? Đó chính là lúc người học "ngừng tay chèo" và "con thuyền học tập" sẽ lùi lại theo dòng nước chảy. Dòng nước chảy chỉ là quy luật khách quan, ở đây yếu tố chủ quan của người học mới là điều quyết định. Chẳng thế mà, ngày xưa, Cao Bá Quát đã buộc búi tóc lên xà nhà để học, Châu Trí đã quét lá đa đốt lửa lên mà học,... Và ngày nay, hẳn không thiếu những con người tật nguyền đã vượt qua dòng nước chảy để đưa "con thuyền học tập" tiến lên đến bờ bến vinh quang, đạt tới đỉnh cao của tri thức và sáng tạo, như Nguyễn Ngọc Kí bị liệt cả hai tay, phải tập viết bằng chân mà vẫn tốt nghiệp đại học; các vận động viên khuyết tật điều khiển xe lăn bằng tay mà đạt huy chương vàng,...

Bản chất của việc học là gian khổ nhưng cũng là sáng tạo để chiếm lĩnh thành trì tri thức của nhân loại. Còn thực chất của việc học là sự vươn lên để chiến thắng bản thân mình như người chèo thuyền ngược nước chiến thắng dòng sông. Không chiến thắng được bản thân thì không thể học thành tài được. Cho nên phẩm chất quan trọng trước tiên của việc học là phải kiên trì và quyết tâm, không bao giờ thối chí nản lòng. Nhưng kiên trì phải đi đôi với say mê và sáng tạo thì mới làm cho việc học hưng phân, thích thú và đạt kết quả tốt. Việc học là suốt đời, không ngừng, không nghỉ, giông như người đi đến "chân trời kiến thức", đến được chân trời này thì lại mở ra chân trời khác, cứ thế mà đi tới. "Hiểu biết là ngọn nguồn chảy mãi, cơn khát không hút cạn được nó và nó cũng không bao giờ giải xong cơn khát". [F. Ruc-ke]. Tấm gương say mê học tập của các nhà khoa học trên thế giới như Các Mác, Ảng-ghen, Anh-xtanh, Niu-tơn, Ma-ri Quy-ri,... cho ta thấy chính sức mạnh của "cơn khát kiến thức" đã tạo nên những thiên tài của nhân loại, và ở đây, ngọn lửa của niềm say mê, sáng tạo đã tôi luyện thêm lòng kiên trì và quyết tâm của họ trên con đường khám phá, chiếm lĩnh và phát minh kiến thức mới cho loài người. Bản chất của việc học và bí quyết thành công của việc học cũng là như vậy.

Dĩ nhiên trong việc học còn có phương pháp học tập sao cho tốt, cho có hiệu quả, tức là phải biết cách chèo thuyền để vượt lên được dòng nước ngược. Nhưng quan trọng nhất là có can đảm chèo thuyền hay không và có kiên trì quyết tâm chèo con - thuyền - học - tập ấy trong suốt cuộc đời mình để đến được bến bờ vinh quang không? Bởi trong thực tế, biết bao người đã buông tay chèo giừa dòng để mặc cho con thuyền lùi lại. Và ngay cả học sinh sinh viên - mà nhiệm vụ trung tâm là học tập - vẫn còn không ít người như thế. Thật đáng buồn thay! Học mà còn như vậy thì vào đời sẽ thế nào đây? Ý nghĩa triết lí sâu xa của câu ngạn ngữ chắc không chỉ dừng lại ở việc học tập của con người.

Video liên quan

Chủ Đề