Hiện nay trường trung học phổ thông nguyễn hữu thọ được đặt tại địa chỉ

Sáng 29/4, tại trường Trung học phổ thông Nguyễn Hữu Thọ [số 2 Bến Vân Đồn, Phường 12, Quận 4], đã diễn ra lễ khánh thành tượng Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Quyền Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

Tượng Cố Luật sư Nguyễn Hữu Thọ

Cố Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Quyền Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội khóa VII và Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Chủ tịch đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Ông sinh ngày 10/7/1910 tại làng Long Phú, tổng Long Hưng Hạ, quận Trung Quận, tỉnh Chợ Lớn [nay là thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An].

Quang cảnh học sinh tham gia lễ chào cờ.

Thuở nhỏ ông theo học tại trường Tiểu học Long Mỹ, Rạch Giá, Kiên Giang. Đến năm 1921. Ông được gia đình cho sang Pháp học tại trường Trung học Miguet; đến năm 1932, ông tốt nghiệp Cử nhân Luật tại trường Đại học Luật Aix En Provence.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM Tô Thị Bích Châu phát biểu tại buổi lễ.

Năm 1933, ông về nước tập sự hành nghề luật sư. Năm 1939, ông thi đỗ kỳ thi sát hạch của Luật sư đoàn và trở thành một luật sư thực thụ… Năm 1947, ông tham gia hoạt động cách mạng; ngày 19/3/1950, ông tham gia lãnh đạo cuộc biểu tình chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ tại Sài Gòn. Tháng 6/1950, ông bị thực dân Pháp bắt giữ và đưa đi lưu đày, quản thúc tại Lai Châu. Đến tháng 11/1952, ông được trả tự do và tiếp tục các hoạt động trong phong trào yêu nước. Tháng 8/1954, ông tham gia thành lập phong trào bảo vệ hòa bình ở Sài Gòn – Chợ Lớn, đòi chính quyền Sài Gòn nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Geneve; tháng 11/1954, ông bị địch bắt giam. Đến năm 1955 thì bị chúng đưa đi quản thúc tại Củng Sơn, Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên. Ngày 30/10/1961, ông được lực lượng vũ trang và Nhân dân tỉnh Phú Yên giải thoát và đưa ông về chiến khu Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.

Thầy Đỗ Đình Bảo, Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Hữu Thọ phát biểu ôn lại truyền thống của trường

Tháng 2/2962, tại đại hội Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam lần thứ nhất, luật sư Nguyễn Hữu Thọ đượ bầu làm Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Ngày 6/6/1969, tại đại hội đại biểu Quốc dân toàn miền Nam, ông được cử giữ chức Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Tháng 4/1976, ông được bầu làm đại biểu Quốc hội khóa VI; tháng 7/1976, được Quốc hội bầu làm Phó Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; tháng 4/1980, ông được phân công giữ chức Quyền Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Tháng 7/1981, ông được Quốc hội khóa VII bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Hội đồng nhà nước. Tháng 11/1988, tại đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ III, ông được bầu giữ chức Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam… Ông mất ngày 24/12/1996 tại TP.HCM.

Ông Nguyễn Hữu Châu phát biểu ôn lại tiểu sử, quá trình hoạt động của cha mình – cố Luật sư Nguyễn Hữu Thọ.

Luật sư Nguyễn Hữu Thọ được người dân cả nước và thế giới biết đến là một trí thức yêu nước tiêu biểu, là ngọn cờ tập hợp – một con người có tấm lòng nhân nghĩa. Luật sư Nguyễn Hữu Thọ đã có những cống hiến lớn lao cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tên ông, cuộc đời và sự nghiệp đầy thử thách của ông luôn sáng đẹp trong lòng hậu thế. Với sự đóng góp vô cùng to lớn ấy, Luật sư Nguyễn Hữu Thọ đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng và nhiều huân, huy chương cao quý khác cả trong và ngoài nước.

Năm 2020, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP đã phối hợp cùng gia đình Cố Luật sư Nguyễn Hữu Thọ đúc tượng ông với sự hỗ trợ một phần kinh phí của Công ty TNHH MTV Bánh kẹo Á Châu. Bức tượng của Cố Luật sư Nguyễn Hữu Thọ được hoàn thành vào đầu năm 2021 với mong muốn của gia đình được gửi tặng cho Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, tại Quận 4. Tuy nhiên do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, việc đặt tượng phải hoãn lại.

Các đại biểu cắt băng khánh thành tượng cố Luật sư Nguyễn Hữu Thọ.

Bức tượng với chất lượng cao về kỹ thuật, mỹ thuật, như một biểu tượng cho niềm tin yêu, tình cảm kính trọng đối với Cố Luật sư Nguyễn Hữu Thọ trong chặng đường cách mạng vẻ vang đã qua và mãi mãi mai sau. Đây là một công trình có ý nghĩa lịch sử và nhân văn sâu sắc góp phần giáo dục lịch sử, truyền thống cách mạng cho các thế hệ cán bộ, giáo viên học sinh của trường hôm nay và mai sau.

Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ được thành lập vào năm 2003, tại địa chỉ ban đầu là 209 Tôn Thất Thuyết, Phường 3, Quận 4. Lúc đầu có hai cấp học, đến năm học 2011 – 2012, trường chỉ còn khối cấp 3 cho đến nay. Ngày 31/8/ 2013 trường THPT Nguyễn Hữu Thọ khánh thánh cơ sở mới, tọa lạc tại số 2 Bến Vân Đồng, Phường 12, Quận 4…

Học sinh trường THPT Nguyễn Hữu Thọ dâng hương tưởng niệm cố Luật sư Nguyễn Hữu Thọ

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM Tô Thị Bích Châu mong muốn tập thể Thầy và Trò trường THPT Nguyễn Hữu Thọ tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang, với tinh thần năng động, sáng tạo sẽ tiếp tục ra sức thi đua dạy tốt, học tốt, nỗ lực trong sự nghiệp trồng người đầy vinh quang và hạnh phúc. Tập thể Thầy và Trò của nhà trường sẽ tổ chức những hoạt động để nuôi dưỡng các giá trị nhân văn cao đẹp, hun đúc lòng tự hào, truyền thống cách mạng trong mỗi thế hệ học sinh, xây dựng thế hệ tương lai yêu nước, bản lĩnh, tự tin hội nhập…

Lê Nhân

[1] Điểm b, Khoản 4, điều 63 Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định: Doanh nghiệp báo cáo và thực hiện việc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày nhận được thông báo trong trường hợp nội dung đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế của doanh nghiệp chưa thống nhất. Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện theo yêu cầu tại điểm này thì sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 165 Luật Doanh nghiệp.

[2] Điểm a, Khoản 2, Điều 47, Thông tư 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21/01/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định: Trường hợp doanh nghiệp chỉ cập nhật, bổ sung những thông tin về số điện thoại, số fax, email, website, địa chỉ của doanh nghiệp do thay đổi về địa giới hành chính, thông tin về chứng minh nhân dân, địa chỉ của cá nhân trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp gửi Thông báo theo mẫu quy định tại Phụ lục II-5 ban hành kèm theo Thông tư này đến Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Phòng Đăng ký kinh doanh nhận thông báo và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Trong trường hợp này, doanh nghiệp không phải trả phí.

[3] Điểm b, Khoản 2, Điều 47, Thông tư 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21/01/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định: Trường hợp doanh nghiệp chỉ cập nhật, bổ sung các thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp mà không làm thay đổi nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp gửi Thông báo theo mẫu quy định tại Phụ lục II-5 ban hành kèm theo Thông tư này đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Phòng Đăng ký kinh doanh bổ sung thông tin vào hồ sơ của doanh nghiệp và cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trong trường hợp này, doanh nghiệp không phải trả phí.

[4] Điều 23, Thông tư 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21/01/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định: Trường hợp doanh nghiệp thay đổi nội dung đăng ký thuế mà không thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế theo mẫu quy định tại Phụ lục II-6 ban hành kèm theo Thông tư này.

[5] Đề nghị Quý Doanh nghiệp khi thực hiện đính hoặc bổ sung thông tin về đăng ký doanh nghiệp mang theo thông báo "V/v rà soát, cập nhật thông tin về đăng ký doanh nghiệp" trên website  //hieudinh.dangkykinhdoanh.gov.vn/ và bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh,đăng ký thuế.

[6] Quý Doanh nghiệp có thể truy cập theo địa chỉ //hieudinh.dangkykinhdoanh.gov.vn/ hoặc //dangkykinhdoanh.gov.vn/ để biết thêm thông tin chi tiết và tải các mẫu thông báo:

  1. Thông báo cập nhật thông tin về đăng ký doanh nghiệp;
  2. Phụ lục II-5;
  3. Phụ lục II-6.

Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, nơi xảy ra sự việc học sinh nhảy lầu

Trưa 21.2, ông Đỗ Đình Đảo, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, cho biết một học sinh lớp 10 của trường đã nhảy lầu tự tử.

Theo ông Đảo, vào sáng 21.2, nữ sinh này đến trường, học, sinh hoạt, vui chơi bình thường với các bạn và không có biểu hiện đặc biệt. Tuy nhiên, đến khoảng 8 giờ 30, vào giờ ra chơi, khi một số học sinh đang đứng ở hành lang thì nữ sinh từ trong lớp đi ra, nói với các bạn "nhảy lầu đây" và lập tức nhảy từ lầu 3 xuống.

Hiệu trưởng kể lại, ngay khi sự việc xảy ra, nhà trường đã thực hiện sơ cứu tại chỗ, cố định vết thương và chuyển nữ sinh đi cấp cứu tại Bệnh viện Quận 4.

Sau đó, bệnh viện này đã chuyển học sinh đến Bệnh viện 115. Thông tin ban đầu từ bệnh viện cho biết học sinh bị chấn thương phần mềm do trường có kết cấu mái che ở lầu 1 nên khi học sinh rơi xuống đã hạn chế được mức độ tổn thương.

Theo tìm hiểu của nhà trường, nữ sinh không ở với cha mẹ mà ở với bà nội từ nhỏ. Qua xác nhận của bạn bè từ thời học ở trường THCS, học sinh này có dấu hiệu trầm cảm từ trước và từng chia sẻ với các bạn nhiều điều lạ lùng, trong đó có ý định tự tử.

Được biết, sự việc học sinh tự tử nói trên đã được nhà trường báo ngay với gia đình. Hiện Công an Quận 4 đang tìm hiểu nguyên nhân sự việc.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề