Việt Nam không thể học hỏi được gì từ chính sách giáo dục của Nhật Bản

Giới thiệu về cuốn sách này

Ngày 27.9 đã diễn ra lễ công bố Giải Sách Hay lần thứ X, năm 2020. Mùa giải năm nay tiếp tục với 7 hạng mục, bao gồm: Nghiên cứu, Giáo dục, Kinh tế, Quản trị, Văn học, Thiếu nhi và Phát hiện mới.

So sánh giáo dục lịch sử giữa 2 nước

Sau hơn 5 tháng làm việc nghiêm túc,  7 hội đồng xét giải với 35 chuyên gia hàng đầu những tên tuổi lớn về từng lĩnh vực, đã hoàn tất công tác lựa chọn và tìm ra 15 tựa sách xứng đáng nhất để trao tặng Giải Sách Hay mùa giải năm 2020.

Ở hạng mục Sách Giáo dục, giải năm nay thuộc về 2 tựa sách. Đó là tác phẩm Giáo dục Việt Nam học gì từ Nhật Bản (tác giả Nguyễn Quốc Vương) và dịch phẩm Biện hộ cho một nền Giáo dục Khai phóng(tác giả Fareed Zakaria, dịch giả Châu Văn Thuận).

Sách Giáo dục Việt Nam học gì từ Nhật Bản (Nhà xuất bản Phụ Nữ ) xuất bản vào năm 2017. Cuốn sách gồm 2 phần: Giáo dục Việt Nam và giáo dục Nhật Bản, giáo dục lịch sử ở Việt Nam và Nhật Bản. Ở phần 1, tác giả đưa ra cái nhìn so sánh giáo dục 2 nước về sách giáo khoa, cơ chế sách giáo khoa quốc định - kiểm định, triết lý giáo dục… với những câu chuyện cụ thể thú vị, có chuyện đang là vấn đề gây tranh cãi trong nước. Ở phần 2 , tiến sĩ Nguyễn Quốc Vương bàn sâu hơn về giáo dục lịch sử. Anh nói về triết lý giáo dục lịch sử, tại sao học sinh Việt Nam chán học môn lịch sử, học sinh Nhật Bản học lịch sử như thế nào, đâu là lối thoát cho giáo dục lịch sử Việt Nam hiện tại...

Việt Nam không thể học hỏi được gì từ chính sách giáo dục của Nhật Bản

Bìa sách Giáo dục Việt Nam học gì từ Nhật Bản

NXB Phụ Nữ

Nhà nghiên cứu Nguyễn Quốc Vương là cái tên quen thuộc và được nhiều người biết đến trong thời gian gần đây với tư cách là một chuyên gia nghiên cứu giáo dục. Trước đây, anh là giảng viên khoa lịch sử tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, sau đó làm nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành giáo dục lịch sử tại ĐH Kanazawa (Nhật Bản). 

Trao đổi với Báo Thanh Niên sau khi đoạt giải, nhà nghiên cứu Nguyễn Quốc Vương cho biết anh rất vui và bất ngờ vì chỉ biết kết quả sát ngày công bố. Không gì vui hơn khi sách được những người có uy tín bình chọn và giới thiệu tới bạn đọc. Hy vọng nhiều giáo viên phụ huynh, cán bộ quản lý giáo dục sẽ tìm đọc cuốn sách này.

Chia sẻ đơn giản về cuốn sách với phóng viên Báo Thanh Niên, anh Nguyễn Quốc Vương cho biết: "Cuốn sách ghi lại những so sánh của tôi về giáo dục Việt Nam và Nhật Bản như triết lý giáo dục, các cuộc cải cách giáo dục, phương thức tiến hành cải cách, kiểm tra đánh giá. Từ so sánh đó, tôi đưa ra một vài gợi ý cho những người làm giáo dục ở Việt Nam. Cuốn sách cũng dành một nửa dung lượng cho những so sánh, phân tích về giáo dục lịch sử của hai nước".

Tuy nhiên, trong buổi lễ trao giải, phát biểu "đáp lễ" sau khi nhận giải, nhà nghiên cứu Nguyễn Quốc Vương cho biết: "Giáo viên của chúng ta đang dạy theo sách giáo khoa, theo chương trình. 1.000 giáo viên dạy tại 1.000 ngôi trường đều dạy giống nhau. Vở ghi của học sinh là tóm tắt nội dung sách giáo khoa. Nhưng ở Nhật Bản, 1.000 giáo viên dạy thì có khoảng 700 - 800 người dạy khác nhau. Mục tiêu dạy như thế nào là do Nhà nước quy định, nhưng tiến đến mục tiêu đó như thế nào là do từng giáo viên dạy. Nhìn ra thế giới là để soi lại chúng ta. Chúng ta có thể làm gì để 10 - 20 năm nữa, con cháu chúng ta sẽ nói khác hơn...". 

Việt Nam không thể học hỏi được gì từ chính sách giáo dục của Nhật Bản

Nhà nghiên cứu Nguyễn Quốc Vương

NVCC

Một điều rất thú vị là nhà nghiên cứu Nguyễn Quốc Vương, người được giải Sách Hay 2020, tự nhận rằng hiện nay anh làm nghề "bán sách rong", biên tập, dịch sách, viết sách và... khuyến khích người khác đọc sách. Anh thường xuyên đến các trường mầm non, tiểu học để nói chuyện với phụ huynh về vai trò đọc sách cho trẻ. Trên Facebook cá nhân, anh bộc bạch tâm sự của mình: "Được giải Sách Hay (không có thưởng) đương nhiên là mừng rồi. Nhưng mừng hơn là hội trường chật cứng người mà ngồi tận quá 12 giờ trưa không mấy người bỏ về. 3/4 người trong hội trường là các bạn trẻ. Nhiều người đọc sách, mê sách, ngồi với nhau nói chuyện về sách thì xã hội sẽ văn minh lên, đấy là điều chắc chắn. Vẫn biết rằng việc xóa mù đọc khó hơn rất nhiều xóa mù chữ và việc đưa sách vào đời sống xã hội là không đơn giản nhưng sự có mặt của nhiều bạn trẻ trong buổi công bố giải Sách Hay vẫn cho thấy tia hy vọng".

Kết quả giải Sách Hay năm 2020

Ngoài giáo dục, kết quả Sách Hay năm 2020 các hạng mục khác như sau

Hạng mục Sách Nghiên cứu (2 tựa sách): Tác phẩm: Làng mạc ở châu thổ sông Hồng (Tác giả: Nguyễn Tùng và Nelly Krowolski); Dịch phẩm: Sự kiến tạo xã hội về thực tại (Tác giả: Peter L. Berger và Thomas Luckmann, Dịch giả: Trần Hữu Quang và Nhóm dịch giả).

Hạng mục Sách Kinh tế (2 tựa sách): Tác phẩm: Thần kỳ Kinh tế Tây Đức (Tác giả: Tôn Thất Thông); Dịch phẩm: Sự Giàu và Nghèo của các Dân tộc (Tác giả: Davis S. Landes, Dịch giả: Sơn Phạm và Vũ Hoàng Linh).

Hạng mục Sách Quản trị (2 tựa sách): Tác phẩm: Lý thuyết trò chơi và ứng dụng trong quản trị - kinh doanh (Tác giả: Lê Hồng Nhật); Dịch phẩm: Định hình cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Tác giả: Klaus Schwab, Dịch giả: Nguyễn Vân và Thành Thép).

Hạng mục Sách Thiếu nhi (2 tựa sách): Tác phẩm: Nhật ký của nhóc Alvin siêu quậy (Tác giả: Nguyễn Khang Thịnh); Dịch phẩm: Hành trình của cá Voi (Tác giả: Michael Morpurgo, Dịch giả: Trần Thị Minh Hiếu).

Hạng mục Sách Văn học (2 tựa sách): Tác phẩm: Bộ sách Từ Dụ Thái Hậu (gồm Quyển thượng và Quyển hạ) (Tác giả: Trần Thùy Mai); Dịch phẩm: Chết chịu (Tác giả: Céline, Dịch giả: Dương Tường).

Hạng mục Sách Phát hiện mới (3 tựa sách): Tác phẩm: Bộ sách 2 quyển: Nguyễn Văn Tường và cuộc chiến chống đô hộ Pháp của nhà Nguyễn (Tác giả: Nguyễn Quốc Trị); Dịch phẩm: Vũ Dạ Đàm - Tự truyện Shibusawa Eiichi (Tác giả: Shibusawa Eiichi, Dịch giả: Nguyễn Lương Hải Khôi); Dịch phẩm: Những tìm sâu Triết học (Tác giả: Ludwig Wittgenstein, Dịch giả: Trần Đình Thắng (Đào Thị Hồng Hạnh kiểm sửa).

Tin liên quan

Nhật Bản là một trong những nước có nền kinh tế lớn trên thế giới. Trải qua nhiều năm xây dựng cùng những chiến tranh khốc liệt “đất nước mặt trời mọc” này đã vươn lên và phát triển mạnh mẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 trên thế giới. Vậy Việt Nam có thể học tập những gì từ sự phát triển kinh tế của Nhật Bản?

Là quốc gia phát triển kinh tế theo nền thị trường tư bản chủ nghĩa phát triển, Nhật Bản sở hữu nhiều công nghệ kỹ thuật với và mức độ công nghiệp hóa cao. Đây là quốc gia đầu tiên của châu Á đầu tiên trong lịch sử có sự phát triển kinh tế đạt ngưỡng sự phát triển của cường quốc. Năm 2019, mặc dù bị Trung Quốc vượt lên và trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 song Nhất Bản vẫn góp mặt trong G7 và GDP vẫn đạt ở mức cao.  

Việt Nam không thể học hỏi được gì từ chính sách giáo dục của Nhật Bản
Kinh tế Nhật Bản phát triển và nhiều bước nhảy thần kỳ

Nhật Bản cũng là quốc gia trải qua nhiều thăng trầm, khó khăn và biến động trong suốt những năm dài của lịch sử.  Ban đầu nền kinh tế chỉ dựa và phụ thuộc vào nền nông nghiệp và đánh bắt hải sản vào thế kỉ 16 – 17. Dần đến cuộc cách mạng Cải cách Minh Trị năm 1868 Nhật Bản có sự phát triển.

Những năm của thế kỷ 20 được đánh giá là bước ngoặt lịch sử của quốc gia này khi ngành công nghiệp phát triển vượt bậc và làm thay đổi toàn diện đất nước. Những năm đầu của thế kỷ này, phát triển ưu tiên vào ngành sắt thép, chế tạo vũ khí và phương tiện. Song nhu cầu quá lớn buộc Nhật Bản phải xâm lược các nước khác như  Mãn Châu Lý thuộc Trung Quốc, Triều Tiên,…

Trong chiến tranh thế giới thứ 2, mặc dù ban đầu nằm ở thế thắng song đất nước này cũng có nhiều thiệt hại không nhỏ. Đặc biệt là vụ thả bom nguyên tử của Mỹ  vào hai thành phố Hiroshima và Nagasaki đã gây ra nên sự tàn phá kinh khủng cả người và tài sản vào năm 1945. Sự ảnh hưởng này đã dai dẳng và kéo dài đến nhiều năm về sau.

Việt Nam không thể học hỏi được gì từ chính sách giáo dục của Nhật Bản
Vụ nổ bom kinh hoàng của Mỹ giáng xuống Nhật Bản năm 1945 chấn động thế giới

Sau chiến tranh, tinh thần của Nhật Bản lại vững dậy, kiến thiết lại các thành phố, đô thị và nhà máy bị hư hỏng nhưng còn khá chậm do thiếu vốn. Mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn khi Chiến tranh Triều Tiên năm 1950 với những đơn đặt hàng của  Mỹ đã khiến Nhật có nhiều vốn và quyết tâm phát triển lại đất nước. Sau cuộc chiến tranh Triều Tiên, Nhật Bản đã có hàng nghìn nhà máy cũng các tên tuổi nổi tiếng đến ngày hôm nay như Sony, Toshiba, Panasonic hay Honda.

Có đà phát triển, những năm sau từ 1960 – 1970 nền kinh tế của Nhật Bản phát triển mạnh mẽ và quốc gia này ngày càng khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế. Mặc dù đất nước của nhiều thiên tai, thiên nhiên không mấy thuận lợi nhưng với tư duy và tinh thần của mình họ đã phát triển nhanh chóng.

Tuy nhiên cuộc suy thoái toàn cầu năm 1990 cùng không loại trừ Nhật Bản. Trong thời gian này, họ đã phải chứng  kiến gần 20.000 công ty bị phá sản. Hàng trăm nghìn người thất nghiệp, theo thống kê tỉ lệ lên đến – 5.2% năm 2003. Không chỉ mất việc nhiều người còn mất nhà, và tỉ lệ tự tử gia tăng, đất nước trở nên khủng hoảng. 

Trước tình hình xấu như vậy, Nhật Bản đã cố gắng thay đổi quyết sách, quyết tâm phục lại đất nước, xây dựng lại nền kinh tế tốt đẹp hơn. Và đến nay, với tinh thần và nghị lực của người Nhật, họ vẫn là nền kinh tế lớn của thế giới, phát triển rực rỡ và là sự ngưỡng mộ của nhiều quốc gia khác.

Việt Nam không thể học hỏi được gì từ chính sách giáo dục của Nhật Bản
Tinh thần và nghị lực của người Nhật đã làm nên nhiều kỳ tích trong phát triển đất nước

Với sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản qua những năm thăng trầm của lịch sử, có rất nhiều bài học để đất nước chúng ta học tập. Những bài học ấy sẽ là chìa khóa là cơ hội hay những thử thách mới để Việt Nam phát triển hơn trong hiện tại và tương lai. Sau đây là những bài học được rút ra:

Thứ nhất, yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất đem đến cho Nhật Bản sự phát triển “thần kì” không nơi nào có được đó là con người. Nhật Bản nổi tiếng là đất nước của những con người kỷ luật cao, sáng tạo và cần cù trong công việc. Điều này, cần được áp dụng và xây dựng nhân lực ở nước ta tốt hơn.

Thứ hai, ở Nhật họ nhận thức được rằng đầu tư vào khoa học – kĩ thuật, mua các bằng sáng chế phát minh sẽ giúp đất nước phát triển nhanh hơn rất nhiều. Ngoài ra, yếu tố giáo dục, đầu tư cho con người là hết sức quan trọng. 

Việt Nam không thể học hỏi được gì từ chính sách giáo dục của Nhật Bản
Nhân lực là yếu tố then chốt cho sự phát triển, tồn vong của đất nước

Như vậy, để phát triển đất nước nhanh và bền vững, có thể vượt qua được mọi khó khăn thì yếu tố đầu tư vào con người là quan trọng nhất. Đây là nhân tố quý giá quyết định sự tồn vong và phát triển của một đất nước. Vậy nên bài học ở đây là Việt Nam cần ưu tiên, phát triển mạnh mẽ, đúng hướng sự giáo dục, phát triển kỹ năng và tinh thần tốt cho con người. Đặc biệt là những nguồn nhân lực tương lai của đất nước, để thúc đấy mạnh mẽ sự phát triển thịnh vượng của đất nước Việt Nam.

Qua bài viết chắc các bạn đã hiểu rõ hơn Việt Nam có thể học tập những gì từ sự phát triển kinh tế của Nhật Bản. Với tinh thần và hướng đi đúng đắn, Nhật Bản xứng đáng trở thành là một cường quốc kinh tế của thế giới. Những bài học họ đã trải qua rất đáng để đất nước chúng ta học hỏi và noi theo. Với trọng tâm là con người, và sự linh hoạt trong phát triển, hy vọng Việt Nam sẽ ngày càng phát triển mạnh mà đạt được mục tiêu phát triển trong tương lai.