Vở bài tập tiếng việt lớp 4 tập 2 tuần 35 - tiết 7

A – Đọc thầm . Bài luyện tập – Tiết 7 – Ôn tập cuối kì 2 – Tuần 35 Trang 83 Vở bài tập [VBT] Tiếng Việt 3 tập 2 – Bài luyện tập – Tiết 7 – Ôn tập cuối kì 2 – Tiếng Việt 3 tập 2

A – Đọc thầm :

Cây gạo        

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen… đàn đàn lù lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy!

Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.

B – Dựa theo nội dung bài văn trên, ghi dấu x vào □ trước ý trả lời đúng :

1. Mục đích chính của bài văn trên là tả sự vật nào ?

 □ Tả cây gạo.

 □ Tả chim.

 □ Tả cây gạo và chim.

2. Bài văn tả cây gạo vào thời gian nào ?

 □ Vào mùa hoa.

 □ Vào mùa xuân

 □ Vào hai mùa kế tiếp nhau.

3. Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh ?

□ 1 hỉnh ảnh :………………………………….

□ 2 hình ảnh : ………………………..

□ 3 hình ảnh :…………………………………..

4. Những sự vật nào trong bài văn trên được nhân hoá ?

□ Chỉ có cây gạo được nhân hoá.

□ Chỉ có cây gạo và chim chóc được nhân hoá.

□ Cả cây gạo, chim chóc và con đò đều được nhân hoá.

5. Trong câu “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim”, tác giả nhân hoá cây gạo bằng cách nào ?

□ Dùng một từ chỉ hoạt động của người để nói về cây gạo.

Quảng cáo

□ Gọi cây gạo bằng một từ vốn dùng để gọi người.

□ Nói chuyện với cây gạo như nói chuyện với người.

TRẢ LỜI:

A –  Đọc thầm :

Cây gạo

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen … đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy !

Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.

B –  Dựa theo nội dung bài vãn trên, ghi dấu x vào □ trước ỷ trả lời đúng :

1. Mục đích chính của bài văn trên là tả sự vật nào ?

□ Tả cây gạo.

2. Bài văn tả cây gạo vào thời gian nào ?

□  Vào hai mùa kế nhau.

3. Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh ?

□   3 hình ảnh:

–  Cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ.

–  Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi.

–  Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh.

4. Những sự vật nào trong đoạn văn trên được nhân hóa ?

□ Chỉ có cây gạo và chim chóc được nhân hóa.

5. Trong câu “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim”, tác giả nhân hóa cây gạo bằng cách nào ?

□ Dùng một từ vốn chỉ hoạt động của người để nói về cây gạo.

Với bài giải Ôn tập học kì 2 tiết 2 hay nhất, chi tiết sẽ giúp Giáo viên, phụ huynh có thêm tài liệu để giúp các em học sinh làm bài tập về nhà trong vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 từ đó học tốt môn Tiếng Việt 4.

1] Lập bảng thống kê các từ đã học ở những tiết Mở rộng vốn từ trong chủ điểm Khám phá thế giới hoặc Tình yêu cuộc sống.

Khám phá thế giới

Hoạt động du lịch:

- Đồ dùng cần cho chuyến du lịch :

- Phương tiện giao thông :

- Tổ chức, nhân viên phục vụ du lịch :

- Địa điểm tham quan, du lịch :

- Tục ngữ :

Hoạt động thám hiểm :

- Đồ dùng cần cho cuộc thám hiểm :

- Khó khăn, nguy hiểm cần vượt qua :

- Những đức tính cần thiết của người tham gia đoàn thám hiểm :

Tình yêu cuộc sống

- Những từ có tiếng lạc[lạc nghĩa là vui, mừng] :

- Những từ phức chứa tiếng vui :

- Từ miêu tả tiếng cười :

- Tục ngữ :

Trả lời:

Khám phá thế giới

Hoạt động du lịch:

- Đồ dùng cần cho chuyến du lịch : Lều trại, quần áo bơi, quần áo thể thao, dụng cụ thể thao, bóng, lưới, vợt, quả cầu, thiết bị nghe nhạc, đồ ăn, nước uống, ...

- Phương tiện giao thông : Ô tô, tàu thủy, tàu hỏa, máy bay, tàu điện, xe buýt, ga tàu, bến xe, bến tàu, xe máy, xe xích lô, bến phà, vé tàu, vé xe, sân bay.

- Tổ chức, nhân viên phục vụ du lịch : Khách sạn, hướng dẫn viên, nhà nghỉ, phòng nghỉ, công ti du lịch, tua du lịch.

- Địa điểm tham quan, du lịch : Bãi biển, đền, chùa, công viên, thác nước, bảo tàng, di tích lịch sử.

- Tục ngữ :

   Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba.

Hoạt động thám hiểm :

- Đồ dùng cần cho cuộc thám hiểm : La bàn, lều trại, quần áo, đồ ăn, nước uống, đèn pin, dao, bật lửa.

- Khó khăn, nguy hiểm cần vượt qua : Bão, thú dữ, núi cao, vực sâu, rừng rậm, sa mạc, tuyết mưa, gió, sóng thần.

- Những đức tính cần thiết của người tham gia đoàn thám hiểm : Kiên trì, dũng cảm, can đảm, táo bạo, sáng tạo, tò mò, ham hiểu biết, thích khám phá, thích tìm tòi, không ngại khó ngại khổ.

Tình yêu cuộc sống

- Những từ có tiếng lạc[lạc nghĩa là vui, mừng] : Lạc quan, lạc thú...

- Những từ phức chứa tiếng vui : Vui chơi, giúp vui, mua vui, vui thích, vui sướng, vui lòng, vui nhộn, vui tươi, vui vẻ, vui vui, vui tính.

- Từ miêu tả tiếng cười : Cười khanh khách, cười rúc rích, cười hi hi, cười ha ha, cười sằng sặc, cười sặc sụa, cười hơ hớ, cười hì hì, cười hi hí.

- Tục ngữ :

   Nhờ trời mưa thuận gió hoà

   Nào cày nào cấy, trẻ già đua nhau.

   Chim, gà, cá, lợn, cành cau

   Mùa nào thức ấy giữ màu quê hương

2] Giải nghĩa một trong số các từ em vừa thống kê ở bài tập trên. Đặt câu với từ ấy.

- Giải nghĩa từ : ..................................

- Đặt câu : .......................................

Trả lời:

- Giải nghĩa từ : lạc quan, có cách nhìn, thái độ tin tưởng vào tương lai tốt đẹp.

- Đặt câu : Chú em có cái nhìn rất lạc quan.

1 Viết tiếp để hoàn chỉnh các khổ thơ sau của bài Mưa :

Mây đen………………………………

………………………………chiều nay

Mặt trời………………………………

Chui vào………………………………

Chớp đông…………………………

………………………………nặng hạt

……………………………… xoè tay

………………………………nước mát

Gió gieo………………………………

………………………………giọng cao

………………………………tiếng sấm.

...........................mưa rào.

 2 Tìm từ ngữ về các chủ điểm sau

a] Lễ hội

- Tên môt số lễ hội :……………………………………

- Tên một số hội :…………………………………………

- Tên một số hoạt động vui chơi trong lễ hội và hội :………………………………

b] Thể thao

- Từ ngữ chỉ những người hoạt động thể thao :

……………………………………

- Từ ngữ chỉ các môn thể thao :

……………………………………

 c] Ngôi nhà chung

- Tên các nước Đông Nam Á :

……………………………………

- Tên một số nước ngoài vùng Đông Nam Á :

……………………………………

d] Bầu trời và mặt đất

- Từ ngữ chỉ các hiện tượng thiên nhiên :

…………………………………

-Từ ngữ chỉ hoạt động của con người làm giàu, làm đẹp thiên nhiên :

…………………………………

1. Viết tiếp để hoàn chỉnh các khổ thơ sau của bài Mưa :

Mây đen lượt

Kéo về chiều nay

Mặt trời lật đật

Chui vào trong mây

Chớp đông chớp tây

Rồi mưa nặng hạt

Cây lá xòe tay

Hứng làn nước mát

Giọng trầm giọng cao

Chớp dồn tiếng sấm

Chạy trong mưa rào.

2. Tìm từ ngữ vể các chủ điểm sau :

a] Lễ lội

- Tên một số lễ hội : lễ hội đền Hùng, lễ hội chùa Hương, lễ hội cầu mùa [dân tộc Khơ mú], lễ hội Chử Đồng Tử, lễ hội Dinh Cô,...

-Tên một số hội : hội đua ghe ngo [dân tộc Khơ me], hội đền và hội vật, hội đua voi ở Tây Nguyên, hội đua thuyền,...

- Tên một số hoạt động vui chơi trong lễ hội và hội : đua thuyền, đấu vật, thi thổi cơm, kéo co, ném còn, chọi gà, chọi trâu,...

b] Thể thao

- Từ ngữ chỉ những người hoạt động thể thao : vận động viên, huấn luyện viên, cầu thủ, thủ môn,...

- Từ ngữ chỉ các môn thể thao : bóng đá, bóng bàn, bóng ném, cầu lông, quần vợt, điền kinh, võ thuật, bơi lội, bắn súng, bi da,...

c] Ngôi nhà chung

- Tên các nước Đông Nam Á : Bru-nây, Cam-pu-chia, Đông Ti-mo, Lào, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Mi-an-ma, Phi-lip-pin, Thái Lan. Việt Nam, Xin-ga-po,...

- Tên một số nước ngoài vùng Đông Nam Á : Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Pháp, Mĩ, Đức, l-ta-li-a, Hà Lan, Nga, Ba Lan...

d] Bầu trời và mặt đất

- Từ ngữ chỉ các hiện tượng thiên nhiên : giông, bão, sấm, chớp, sét, mưa, gió, lũ lụt, hạn hán, động đất, sóng thần,...

- Từ ngữ chỉ hoạt động của con người làm giàu, làm đẹp thiên nhiên : trồng cây, trồng hoa, trồng rừng, xây nhà, dựng nhà, xây cầu, bắc cầu, đào ao,...

Sachbaitap.com

>> Học trực tuyến các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh lớp 3 trên Tuyensinh247.com. Cam kết giúp con lớp 3 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Video liên quan

Chủ Đề