Vừng đen có tốt không

Tỏi và mật ong là những thực phẩm quen thuộc chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Read more

Ngành cao su Việt Nam có còn tiềm năng phát triển?

Việt Nam hiện nay có diện tích cao su đứng thứ năm trên toàn thế giới nhưng sản lượng xếp Read more

TRÀ Ô LONG: LOÀI “RỒNG ĐEN” QUÝ CỦA VÙNG ĐẤT TRUNG HOA

Trà ô long chỉ chiếm khoảng 2% lượng trà được sản xuất và tiêu thụ trên khắp thế giới. Nhưng Read more

Nhựa nguyên sinh là gì? Những loại nhựa được sử dụng phổ biến trong ngành thực phẩm

Chất liệu nhựa là một trong những loại chất liệu được ứng dụng rất phổ biến hiện nay. Đặc biệt Read more

Những người mắc bệnh thận ăn hỗn hợp gồm 18g hạt lanh, 6g hạt mè và 6g hạt bí ngô mỗi ngày trong 3 tháng, các dấu hiệu viêm của họ giảm từ 51 ‒ 79%. Tuy nhiên, vì nghiên cứu này thử nghiệm với hỗn hợp gồm 3 loại hạt, nên tác dụng chống viêm của riêng hạt mè là không chắc chắn. Nhưng các nghiên cứu tiến hành trên động vật sử dụng dầu hạt mè cũng cho thấy tác dụng chống viêm. Điều này có thể là do sesamin, một hợp chất được tìm thấy trong hạt mè và dầu mè.

7. Nguồn cung vitamin B tốt

Tác dụng của mè đen, mè trắng là cung cấp dồi dào các vitamin nhóm B như: thiamine [B1], niacin [B3] và vitamin B6 tốt, cần thiết cho chức năng tế bào và chuyển hóa thích hợp. Ngoài ra, vitamin B6 còn tham gia vào quá trình tạo ra huyết sắc tố.

Ba thìa súp hạt mè [khoảng 30g loại có vỏ] cung cấp 1 số vitamin so với nhu cầu khuyến nghị hằng ngày:

Thiamine [B1]

  • Loại nguyên hạt: 17%
  • Loại đã tách vỏ: 19%

Niacin [B3]

  • Loại nguyên hạt: 11%
  • Loại đã tách vỏ: 8%

Vitamin B6

  • Loại nguyên hạt: 5%
  • Loại đã tách vỏ: 14%

8. Công dụng của hạt mè: Giúp hình thành tế bào máu

Để tạo ra các tế bào hồng cầu, cơ thể bạn cần một số khoáng chất và vitamin như: sắt, đồng, vitamin B6. Hạt mè là một nguồn cung dồi dào các khoáng chất này. Nhằm phát huy tác dụng của vừng đen thì theo nhu cầu khuyến nghị hằng ngày, 3 thìa súp hạt mè [khoảng 30g] cung cấp khoảng:

Sắt

  • Loại nguyên hạt: 24%
  • Loại đã tách vỏ: 10%

Đồng

  • Loại nguyên hạt: 57%
  • Loại đã tách vỏ: 46%

Để tăng khả năng hấp thụ của cơ thể đối với các khoáng chất này, bạn nên ngâm hay rang loại hạt này trước khi sử dụng.

9. Hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu

Hạt mè chứa ít carbs nhưng lại giàu protein và chất béo lành mạnh nên có tác dụng hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu, rất thích hợp cho người bị đái tháo đường. Ngoài ra, trong loại hạt này còn có chứa pinoresinol, một hợp chất có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu bằng cách ức chế hoạt động của enzyme tiêu hóa maltase.

Maltase phá vỡ đường maltose, loại đường được sử dụng làm chất làm ngọt cho một số thực phẩm. Nó cũng được sản xuất trong ruột của bạn từ quá trình tiêu hóa các loại thực phẩm giàu tinh bột như cơm, bánh mì, mì ống, bún, phở… Việc pinoresinol ức chế quá trình tiêu hóa đường maltose có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp hơn.

10. Công dụng mè đen, mè trắng: Giàu chất chống oxy hóa

Các nghiên cứu trên động vật và người cho thấy rằng tiêu thụ hạt vừng có thể làm tăng tổng lượng hoạt động chống oxy hóa trong máu của bạn. Lignans trong hạt mè có chức năng như chất chống oxy hóa, giúp chống lại tình trạng stress oxy hóa, một phản ứng hóa học có thể làm hỏng các tế bào của bạn và làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính.

Ngoài ra, hạt mè có chứa một dạng vitamin E được gọi là gamma-tocopherol, một chất chống oxy hóa có tác dụng giúp chống lại bệnh tim.

Công dụng của hạt mè mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là nếu bất kỳ thành viên nào trong gia đình có tiền sử dị ứng thì không nên ăn hoặc ăn từng ít một để theo dõi phản ứng của cơ thể. Nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào, hãy đưa đến bệnh viện ngay.

Chúng ta thường sử dụng các loại thực phẩm, gia vị xung quanh mình theo thói quen mà quên để ý đến giá trị thực sự của chúng. Để có thể tận dụng hết những lợi ý của các loại thực phẩm quen thuộc, hôm nay Organica sẽ mách bạn về một loại hạt nhỏ mà có võ. Chúng ta cùng tìm hiểu mè đen có tác dụng gì cũng như cách sử dụng mè đen hiệu quả nhất nhé!

Mè đen là loại hạt gì?

Hạt mè đen hay còn gọi là vừng đen, với tên gọi trong tiếng Anh là kala til hay black sesame, được coi là một trong những loại gia vị lâu đời, quen thuộc nhất được con người biết tới và sử dụng.

Hạt mè đen tuy nhỏ nhưng từ lâu đã được công nhận là loại hạt “có võ”, với nhiều tính ứng dụng lẫn công dụng tốt đối với sức khỏe con người. Theo y học cổ truyền thì mè đen còn có thể sử dụng làm thuốc, với cái tên là hắc chi ma.

Hạt mè đen hay còn gọi là vừng đen, với tên gọi trong tiếng Anh là kala til hay black sesame

Mời bạn xem sản phẩm mè đen hữu cơ Organica: Mè đen hữu cơ Health Paradise 200g - Organica.vn

Giá trị dinh dưỡng của mè đen

Các chất dinh dưỡng có trong hạt mè đen theo Cơ sở dữ liệu về thành phần thực phẩm của USDA như sau [thành phần dinh dưỡng tính trong 2 muỗng canh hạt mè đen]:

  • Protein: 3.2g
  • Chất béo: 9g
  • Carbohydrate: 4g
  • Chất xơ: 2g

Và hàm lượng vitamin cùng khoáng chất mà mè đen cung cấp cho cơ thể cũng rất dồi dào [tính trên tổng lượng calo cơ thể người trưởng thành cần mỗi ngày]:

  • Vitamin E: 2%
  • Vitamin B1: 12%
  • Vitamin B2: 3%
  • Vitamin B3: 4%
  • Vitamin B9: 4%
  • Canxi: 14%
  • Kẽm: 13%
  • Phốt pho: 9%
  • Sắt: 15%
  • Mangan: 19%
  • Magie: 15%
  • Đồng: 82%

Đặc biệt, mè đen chứa lượng chất béo trung tính cao nên rất tốt cho hệ tim mạch của chúng ta, cụ thể:

  • Chất béo bão hòa: 15%
  • Chất béo không bão hòa: 41%
  • Chất béo không bão hòa đơn: 39%

Mời bạn xem thêm: Cách làm sữa mè đen thơm ngon, bổ dưỡng

Mè đen có tác dụng gì?

Như đã đề cập, mè đen được xem như một loại thuốc theo y học cổ truyền. Loại hạt này có vị ngọt, tính bình, tác dụng chính là sáng mắt, dưỡng huyết, nhuận táo, bổ ngũ tạng, hư nhược, ích khí lực, bền gân cốt,... Ngoài ra còn dùng ngoài đắp để trị sưng tấy, làm lành vết bỏng.

Hỗ trợ tiêu hóa

Mè đen là một nguồn cung cấp chất xơ dồi dào nên đây là loại thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa rất tốt. Như đã biết, chất xơ chất cơ khi đi vào cơ thể sẽ không thể tiêu hóa hoặc hấp thụ mà có tác dụng làm mềm phân của bạn, để nó dễ dàng đi qua dạ dày và ruột kết, nhờ vậy dung nạp chất xơ vào cơ thể sẽ giúp ngăn ngừa táo bón.

Chất xơ trong hạt mè đen là chất giúp đường tiêu hoá hoạt động hiệu quả hơn

Chất xơ có trong hạt vừng sẽ làm bớt đi các triệu chứng do hội chứng ruột kích thích, trĩ cùng nhiều chứng rối loạn tiêu hóa khác, đặc biệt là làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết.

Ngăn ngừa bệnh tim mạch

Các chuyên gia tin rằng có mối liên hệ giữa mè và chứng xơ vữa động mạch nhờ đặc tính chống viêm và chống oxy hóa của mè. Theo Tạp chí Khoa học Y tế Cureus: vào tháng 7 năm 2017 đã công bố kết quả cho thấy mè hay chính xác là dầu mè có nhiều khả năng hỗ trợ giảm cholesterol cao và chứng viêm, nhờ vậy giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và các bệnh tim mạch.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu sâu hơn nhằm đi đến bước sử dụng dầu mè như một chất thay thế hoặc bổ sung cho các phương pháp truyền thống để điều trị bệnh tim mạch.

Giảm thiểu cholesterol

Cả hạt mè đen và dầu mè đều có hàm lượng phytosterol cao giúp làm giảm cholesterol. Phytosterol có tác dụng thay thế cholesterol trong đường ruột, nhờ vậy sẽ làm giảm lượng cholesterol có sẵn và có thể hấp thụ được. Thông tin từ Viện Linus Pauling: chỉ cần tiêu thụ 2g phytosterol/ngày là có thể làm giảm đáng kể lượng cholesterol có hại [LDL] từ 8 - 10%.

Tiêu thụ 2g phytosterol/ngày là có thể làm giảm đáng kể lượng cholesterol có hại [LDL] từ 8 - 10%

Giảm viêm

Mè đen chứa một hàm lượng đồng rất cao, nhờ thế nên có tác dụng giúp giảm viêm ở xương, khớp và cơ. Bổ sung mè đen điều độ sẽ góp phần ngăn ngừa các cơn đau liên quan đến viêm khớp. Bên cạnh đó, đồng là một khoáng chất cần thiết cho việc hấp thu sắt, củng cố mạch máu và xương khớp.

Khi bạn nạp hàm lượng đồng thích hợp vào cơ thể thì việc lưu thông máu sẽ được diễn ra trơn tru hơn, đảm bảo cho các hệ cơ quan trong cơ thể nhận đủ oxy để hoạt động ổn định.

Tăng cường trao đổi chất

Tạp chí Hóa học Nông nghiệp và Thực phẩm đã từng nói về tác dụng của mè đen như sau:

Hạt mè đen chứa một lượng lớn protein có lợi cho cơ thể con người. Nó hỗ trợ tăng cường sức mạnh tổng thể, tăng trưởng tế bào, gia tăng mức năng lượng kéo theo khả năng vận động, đồng thời thúc đẩy chức năng trao đổi chất của cơ thể.

Hạt mè đen hỗ trợ tăng cường trao đổi chất

Chống oxy hóa

Các hợp chất phenylpropanoid trong hạt mè đen có thể giúp ngăn ngừa bệnh tật nhờ tác dụng chống oxy hóa của chúng. Những chất chống oxy hóa này cung cấp cho cơ thể khả năng phòng thủ trước các gốc tự do có hại.

Giúp xương chắc khỏe

American Bone Health cho biết: ngoài canxi là khoáng chất quan trọng đối với sức khỏe của xương thì mè đen còn chứa nhiều khoáng chất khác cũng giúp xương chắc khỏe như magiê, phốt pho, đồng, sắt và kẽm.

Đặc biệt, Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ cũng cho biết, lượng magie được duy trì đầy đủ có thể giúp giảm nguy cơ loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh. Đồng, sắt và kẽm trong mè đen còn tham gia trực tiếp vào quá trình tổng hợp collagen, từ đó cung cấp một nền tảng cần thiết để giữ xương của bạn chắc khỏe.

Hạt mè đen có hạm lượng canxi cao giúp xương chắc khỏe

Tốt cho răng

Một chất chứa nhiều canxi tốt cho xương thì thường cũng tốt cho răng. Ngoài ra, dầu làm từ hạt mè có tác dụng kháng khuẩn mạnh và đặc biệt làm se lỗ chân răng. Nhờ vậy góp phần ngăn chặn sự xuất hiện của vi khuẩn Streptococcus - loại vi khuẩn nguy hiểm có khả năng tàn phá khoang miệng cùng nhiều bộ phận khác trên cơ thể.

Chăm sóc da và tóc

Chất kẽm có trong hạt vừng góp phần quan trọng trong việc hình thành collagen, từ đó tăng cường mô cơ, tóc và da. Vitamin E cũng đóng vai trò giúp cơ thể tránh các dấu hiệu lão hóa sớm, đồng thời làm giảm sự xuất hiện của các vết do thời gian để lại trên da.

Polyphenol thực vật trong hạt mè cũng rất hữu ích trong việc làm tăng cường sức khỏe tóc, ngăn ngừa tình trạng tóc bạc sớm và thúc đẩy sự phát triển của tóc, mang lại độ bóng khỏe cho mái tóc xỉn màu.

Hạt mè đen có hạm lượng canxi cao giúp xương chắc khỏe

Cân bằng hormone cho phụ nữ mãn kinh

Hạt mè đen có chứa hợp chất phytoestrogen có sự tương đồng với hormone estrogen nên rất có lợi cho phụ nữ mãn kinh. Phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh do lượng estrogen giảm đi nên có nhiều thay đổi trong cơ thể, dễ cảm thấy bốc hỏa, khó chịu. Vì vậy bổ sung phytoestrogen từ hạt mè đen có thể giúp chống lại các triệu chứng này.

Tăng khả năng sinh sản cho nam giới

Năm 2013, Tạp chí Nghiên cứu Khoa học Y tế đã thực hiện một nghiên cứu trên 25 người đàn ông vô sinh và đưa ra kết quả cho thấy: sau khi ăn hạt mè đen trong ba tháng liền đã có sự cải thiện đáng kể về số lượng và khả năng di chuyển của tinh trùng. Vì vậy bổ sung hạt mè đen vào chế độ ăn uống của nam giới sẽ giúp cải thiện đáng kể khả năng sinh sản của nam giới.

Mè đen tăng khả năng sinh sản cho nam giới

Tốt cho tuyến giáp

Nguồn selen dồi dào trong hạt mè đen đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra các hormone tuyến giáp. Bên cạnh đó, các chất có trong hạt mè như kẽm, sắt, đồng và vitamin B6 cũng có nhiệm vụ hỗ trợ sản xuất hormone tuyến giáp và tăng cường sức khỏe cho tuyến giáp của bạn.

Mang đến giấc ngủ ngon

Trong hạt mè đen chứa nhiều magie, giúp cơ thể duy trì axit gamma-aminobutyric - một chất dẫn truyền thần kinh giúp thúc đẩy cảm giác yên bình dễ chịu và điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ của bạn. Đồng thời magie cũng sẽ giữ cho mức glutamate ổn định, không tăng cao gây cảm giác kích thích, khó ngủ.

Bổ sung hạt mè đen thường xuyên sẽ giúp cơ thể giữ mức magie hợp lý, từ đó thúc đẩy giấc ngủ sâu, mang đến cảm giác phục hồi cho cơ thể sao một ngày tiêu tốn nhiều năng lượng.

Duy trì axit gamma-aminobutyric giúp mè đen là thực phẩm được lựa chọn với những người mất ngủ

Hướng dẫn sử dụng mè đen đúng cách

Dưới đây là một số gợi ý để bạn sử dụng mè đen hiệu quả hơn:

  • Để cải thiện làn da và vóc dáng: uống nước mè rang vào buổi sáng và buổi tối, ngay sau khi thức giấc và trước khi đi ngủ.
  • Để hỗ trợ quá trình giảm cân: uống nước mè đen không hoặc pha với sữa tươi không đường.
  • Để tăng cân: pha sữa mè đen bằng sữa đặc có đường.

Hướng dẫn sử dụng mè đen đúng cách

Lưu ý khi sử dụng mè đen

Hạt mè đen có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, các công dụng của nó chủ yếu là hỗ trợ. Bạn không nên “thần thánh hóa” loại hạt này và sử dụng nó thay cho thuốc men. Nếu muốn dùng hạt mè đen như một loại thuốc, hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia và bác sĩ.

Ngoài ra, hạt mè đen cũng chống chỉ định với các đối tượng sau đây:

  • Những người mắc bệnh đông máu, huyết khối, viêm tắc tĩnh mạch,...
  • Người bị sỏi thận nên hạn chế dùng vì hạt mè đen có chứa nhiều khoáng chất.
  • Hạt mè đen giàu calo, vì thế nếu bạn bị béo phì hoặc đang trong chế độ giảm cân khắt khe thì cũng nên hạn chế đưa vào.

Một số tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng mè đen

Mè đen cũng là một trong những loại hạt được ghi nhận là có khả năng gây dị ứng tương đối cao. Các phản ứng thường gặp khi bị dị ứng hạt mè đen gồm có:

  • Phát ban, mặt đỏ
  • Nổi mề đay và ngứa
  • Sưng cổ họng dẫn đến khó thở hoặc khó nuốt
  • Sưng mắt, mặt, môi hoặc lưỡi
  • Lo lắng, bồn chồn, ngất xỉu
  • Chuột rút
  • Tiêu chảy hoặc nôn mửa
  • Giảm huyết áp
  • Mất ý thức

Khi thấy có bất kỳ dấu hiệu nào kể trên sau khi ăn hoặc uống hạt mè đen, hãy ngưng sử dụng ngay lập tức. Đặc biệt, với các triệu chứng nặng như giảm huyết áp nghiêm trọng, không thở được, phải lập đến bệnh viện cấp cứu.

Đau bụng

Có một số người không bị dị ứng mè đen nhưng với cơ địa bụng yếu, thường xuyên bị tiêu chảy cũng nên hạn chế sử dụng. Tiêu thụ hạt mè đen vào cơ thể sẽ gây kích thích đường tiêu hóa, có thể khiến tình trạng tiêu chảy nặng hơn.

Hạ huyết áp

Magie trong hạt mè đen giúp làm hạ huyết áp, tốt cho bệnh nhân tiểu đường nhưng ngược lại, với người mắc chứng huyết áp thấp thì tiêu thụ loại hạt này sẽ không tốt cho sức khỏe. Ăn nhiều hạt mè đen sẽ gây nên các triệu chứng của việc hạ huyết áp như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ngất,...

Sau bài viết này, các bạn đã hiểu rõ mè đen có tác dụng gì chưa? Mọi thắc mắc đừng ngại liên hệ Organica để được hỗ trợ tư vấn nhiều thông tin hữu ích hơn nữa. Các bạn nhớ sử dụng hạt mè đen đúng cách để nó phát huy tối đa công dụng của mình, góp phần giúp cho sức khỏe của bạn ngày càng được tăng cường.

Vừng đen chữa bệnh gì?

Mè đen giữ cho da đẹp và tóc lâu bạc..
Hỗ trợ điều trị chứng huyết áp và tim mạch..
Phòng chống ung thư.
Chống viêm nhiễm..
Kiểm soát bệnh tiểu đường..
Hỗ trợ đường tiêu hóa hoạt động tốt..
Bảo vệ sức khỏe răng miệng..
Mè đen còn tăng tiết sữa cho sản phụ.

Vừng đen có chất gì?

Mè đen là một loại nguyên liệu bổ dưỡng, chứa nhiều vitamin cùng hàm lượng dồi dào các chất khoáng tự nhiên khác như canxi, sắt, magie, phốt pho, mangan, đồng, kẽm, chất xơ, thiamin, vitamin B6, axit folic, protein, và tryptophan.

Những ai không nên ăn vừng đen?

Hạt mè đen có tác dụng làm giảm huyết áp do chúng chứa nhiều magie, vì thế tốt nhất không nên sử dụng cho những người có huyết áp thấp. Một số người cho rằng ăn hạt mè đen có thể gây ra các triệu chứng ở những người bị viêm túi thừa, một loại bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa.

Uống mè đen rang có tác dụng gì?

Trong mè đen còn nhiều canxi tốt cho cơ xương, giúp khỏe khớp, tăng chiều cao cho trẻ. Bạn hãy thường xuyên uống nước mè đen rang để cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cơ thể. Nước mè đen còn giúp làn da sáng mịn, trẻ hóa. Hơn nữa, mè đen giảm cân cũng rất hiệu quả.

Chủ Đề