Xây dựng cộng đồng học tập trong nhà trường bằng việc chia sẻ tầm nhìn là biện pháp của ai

Ngày cập nhật : 26/02/2018

Theo TS. Ngô Thị Thùy Dương - Phó Viện trưởng Phụ trách Viện Nghiên cứu khoa học Quản lý Giáo dục (Học viện Quản lý Giáo dục), ở Mỹ một số yếu tố trong Chuẩn Hiệu trưởng trường phổ thông là: Sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi; Đạo đức và chuẩn mực nghề nghiệp; Bảo đảm sự công bằng và tôn trọng văn hóa. Theo đó, tất cả những việc hiệu trưởng phải làm là để nhà trường phát triển bền vững.

Ảnh minh họa. KT internet

Sứ mệnh, tằm nhìn và giá trị cốt lõi

Các nhà lãnh đạo trường học hiệu quả phải xây dựng và ban hành một sứ mệnh, chia sẻ tầm nhìn và giá trị cốt lõi gắn với giáo dục chất lượng cao và đạt được sự thành công trong quá trình học tập và sự phát triển của mỗi học sinh. Theo đó, người lãnh đạo hiệu quả phải:

Phát triển một sứ mệnh giáo dục cho trường học để thúc đẩy sự thành công trong quá trình học tập và phát triển của mỗi học sinh.

Phối hợp với các thành viên khác của nhà trường, cộng đồng và sử dụng các dữ liệu có liên quan, phát triển và thúc đẩy một tầm nhìn cho trường học dựa trên cơ sở sự thành công trong học tập và phát triển của mỗi học sinh và trên thực tiễn tổ chức và giảng dạy của trường.

Kết nối và phát triển các giá trị cốt lõi xác định văn hóa của trường và tập trung vào giáo dục lấy học sinh làm trung tâm; kỳ vọng cao và hỗ trợ học sinh; công bằng, toàn diện; có tính mở, sự chăm sóc chu đáo, sự tin tưởng; và liên tục cài tiến.

Xây dựng chiến lược phát triển, thực hiện và đánh giá các hoạt động để đạt được tầm nhìn trường học.

Xem xét và điều chỉnh sứ mệnh và tầm nhìn của nhà trường đề có sự thay đổi phù hợp với các kỳ vọng và cơ hội cho trường học, với nhu cầu và hoàn cành của học sinh.

Xây dựng sự hiểu biết chung về sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi trong nhà trường và cộng đồng và cam kết thực hiện.

Xây dựng các mô hình và theo đuổi sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi cùa nhà trường trong tất cả các khía cạnh.

Xây dựng cộng đồng học tập trong nhà trường bằng việc chia sẻ tầm nhìn là biện pháp của ai

Ảnh minh họa. KT internet

Đạo đức và chuẩn mực nghề nghiệp

Các nhà lãnh đạo trường học hiệu quả phải hành động có đạo đức và tuân theo chuẩn mực nghề nghiệp để thúc đẩy sự thành công học tập và sự phát triển của mỗi học sinh. Những việc hiệu trưởng phải làm là:

Hành động có đạo đức và chuyên nghiệp trong các ứng xử cá nhân, các mối quan hệ với những người khác, ra quyết định, quản lý các nguồn lực của trường, và tất cả các khía cạnh về lãnh đạo nhà trường.

Hành động tuân thủ và thúc đẩy các chuẩn mực chuyên nghiệp một cách toàn diện, công bằng, minh bạch, tin tưởng, hợp tác, kiên trì, học hỏi và liên tục cải tiến.

Lãnh đạo với sự xác định giáo dục lấy học sinh làm trung tâm và có trách nhiệm với sự thành công trong học tập và hạnh phúc của mỗi học sinh.

Bảo vệ và phát huy các giá trị về dân chủ, trách nhiệm và tự do cá nhân, bình đẳng, công bằng xã hội, cộng đồng và tính đa dạng.

Lãnh đạo nhà trường với kỹ năng giao tiếp tốt, hiểu biết các vấn đề xã hội, về nền văn hóa và lý lịch của tất cả các giáo viên, nhân viên và học sinh.

Đưa ra các nguyên tắc, các định hướng về đạo đức cho nhà trường và đẩy mạnh cách ứng xử tốt đẹp về mặt đạo đức và nghề nghiệp giữa các giảng viên và nhân viên.

Xây dựng cộng đồng học tập trong nhà trường bằng việc chia sẻ tầm nhìn là biện pháp của ai

Ảnh minh họa. KT internet

Bảo đảm sự công bằng và tôn trọng văn hóa

Các nhà lãnh đạo trường học hiệu quả phải phấn đấu vì sự bình đẳng về cơ hội giáo dục và thực hiện tôn trọng văn hóa để thúc đẩy thành công học tập và sự phát triển của mỗi học sinh. Cụ thể, người lãnh đạo hiệu quả phải:

Đảm bảo rằng mỗi học sinh được đối xử công bằng, tôn trọng và với một sự hiểu biết về văn hóa và bối cảnh của mỗi học sinh.

Công nhận, tôn trọng và quan tâm đến sự đa dạng, văn hóa và điểm mạnh của mỗi học sinh được coi như là tài sản phục vụ giảng dạy và học tập.

Đảm bảo rằng mỗi học sinh đều được tiếp cận công bằng trong học tập với các giáo viên có trình độ, với các cơ hội học tập, các hỗ trợ học tập và vấn đề xã hội và các nguồn lực khác cần thiết cho sự thành công.

Xây dựng các chính sách với học sinh, quy định hành vi của học sinh một cách tích cực, công bằng, và không thiên vị.

Biết xử lý và làm thay đổi những thành kiến của học sinh, tình trạng thâm hụt ngân sách trong nhà trường, kết quả thấp gắn với các yếu tố về chủng tộc, giai cấp, văn hóa và ngôn ngữ, giới tính và khuynh hướng tình dục, tình trạng đặc biệt hay khuyết tật.

Thúc đẩy ý thức chuẩn bị sớm của học sinh để bước vào cuộc sống tự tin và có thể đóng góp vào các bối cảnh văn hóa đa dạng của một xã hội toàn cầu.

Hoạt động với sự tôn trọng văn hóa trong các mối quan hệ tương tác, trong quá trình ra quyết định và thực hiện.

Biết giải quyết các vấn đề về công bằng và đáp ứng văn hóa trong tất cả các khía cạnh của lãnh đạo.

Theo TS. Ngô Thị Thùy Dương (GD&TĐ)

Trường Mầm non là một cộng đồng của các cá nhân khác nhau: Trẻ em, cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ trẻ. Khi trở thành một cộng đồng học tập thì các nhóm cá nhân với mục tiêu và nhu cầu và cách học tập khác nhau sẽ có cùng hướng đích đó là sự phát triển toàn diện của trẻ lứa tuổi mầm non, sẽ tạo ra môi trường học tập tốt nhất, hỗ trợ các nhóm người lớn, nhóm trẻ em học tập, hỗ trợ cho từng cá nhân học tập và qua đó đáp ứng nhu cầu học tập của mỗi trẻ em hiệu quả hơn.. Nhưng trên thực tế tại trường Mầm non Ký Phú, việc giáo viên, học sinh và nhiều phụ huynh được đảm bảo cơ hội học tập hay vấn đề về nội dung sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học vì cộng đồng học tập còn có những hạn chế.

Từ thực tế đó với vai trò là một Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn đã thôi thúc tôi nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp khắc phục những hạn chế trong công tác chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học nhằm xây dựng nhà trường thành cộng đồng học tập, cộng đồng dân chủ, kỷ cương, thân thiện

Sáng kiến đã nghiên cứu một số giải pháp được áp dụng lần đầu tiên trong việc xây dựng cộng đồng học tập trong trường mầm non dựa trên sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học của bản thân tôi tại Trường Mầm non Ký Phú.

Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên giáo viên.

Biện pháp 2: Bồi dưỡng kỹ năng xây dựng bài học nghiên cứu vì cộng đồng học tập cho giáo viên.

Biện pháp 3: Phát huy vai trò của cha mẹ trẻ trong xây dựng nhà trường thành cộng đồng học tập dựa trên sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.

Biện pháp 4: Tích cực tham mưu đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học.

Biện pháp 5. Đảm bảo các điều kiện tổ chức xây dựng nhà trường thành cộng đồng học tập dựa trên sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.

Biện pháp 6: Tăng cường kiểm tra, giám sát.

Sau khi áp dụng một số biện pháp “Xây dựng nhà trường thành cộng đồng học tập dựa trên sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học trong trường Mầm non Ký Phú” đã thu được kết quả cụ thể:

* Đối với giáo viên.

Chất lượng năng lực chuyên môn giáo viên đã có chuyển biến rõ rệt: Nâng cao về nhận thức tinh thần, kỷ cương, thân thiện dân chủ, mối quan hệ giữa văn hoá đạo đức được nâng cao, luôn đoàn kết thống nhất, 100% giáo viên đã chấp hành tốt việc phối hợp với đồng nghiệp trong trường, phối hợp với cha mẹ trẻ và cộng đồng địa phương ý thức trách nhiệm trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ, việc tạo môi trường học tập đã sáng tạo, linh hoạt hơn. Luôn yêu thương, tôn trọng, lắng nghe và tin tưởng trẻ. Mặt khác bản thân mỗi giáo viên, nhân viên đã đóng một vai trò tích cực góp phần vô cùng quan trọng trong công tác xây dựng nhà trường thành cộng đồng học tập đạt hiệu quả cao.

* Đối với trẻ

Trẻ được tham gia vào các hoạt động trải nghiệm với nhu cầu và sở thích. Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, tự tin, có niềm vui sướng, chủ động, tích cực tham gia các hoạt động giáo dục, sẵn sàng chia sẻ, hợp tác với bạn bè và những người xung quanh, tương tác và phối hợp cùng nhau nhằm thúc đẩy sự phát triển các kỹ năng tư duy, phản biện và những kỹ năng học tập phức tạp khác. Trẻ vui sướng khi tham gia vào các quá trình chơi, không ngừng khám phá có thể lặp lại nhiều lần việc gì đó và có thể thử những khả năng mới; được trải nghiệm có ý nghĩa, kết nối những trải nghiệm với những gì bản thân đã biết.

* Đối với phụ huynh học sinh:

Qua quá trình thực hiện một số biện pháp tích cực nhằm thu hút sư tham gia của phụ huynh học sinh đã nhận được sự tin tưởng, ủng hộ của phụ huynh học sinh, làm thay đổi cách nhìn nhận, đánh giá về giáo dục Mầm non, phụ huynh đã thấy được con em mình được học tập và vui chơi trong một môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, luôn có sự tôn trọng và công bằng.

Phụ huynh hiểu biết rõ hơn về vai trò, vị trí của giáo dục mầm non. Phụ huynh hiểu sâu sắc hơn trẻ học tập như thế nào? Chúng cần học ra sao? Chúng đang gặp khó khăn gì? Chủ động kết hợp đồng hành, chia sẻ cùng với giáo viên chủ nhiệm và nhà trường để cùng phối hợp làm tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Tích cực ủng hộ nhà trường trong nhiều hoạt động như lao động vệ sinh tạo cảnh quan môi trường, sửa chữa bàn ghế, nền nhà, ủng hộ kinh phí để mua cỏ nhân tạo làm khu vui chơi cho trẻ.

* Đối với tập thể nhà trường.

Trong năm học 2020 -2021 với sự cố gắng nỗ lực và quyết tâm cao của mỗi thành viên, sự chỉ đạo của Ban giám hiệu, tập thể nhà trường đã đạt kết quả cao trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ: 97,8% trẻ phát triển toàn diện, đạt 98% các chỉ số đánh giá trẻ theo độ tuổi, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm còn 2,1%

Giáo viên 100% giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường, 04 giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp huyện; Nhà trường đã tổ chức đăng cai thành công Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện tại nhà trường.

Môi trường học tập vui chơi lý tưởng thu hút và tạo cảm hứng cho trẻ mỗi ngày đến trường đã được cải tạo, nâng cấp rõ rệt.

* Sáng kiến đã được áp dụng thành công và mang lại kết quả rất khả quan đối với việc xây dựng cộng đồng học tập trong nhà trường và có thể áp dụng trong các năm học tiếp theo tại nhà trường và một số đơn vị trường Mầm non trong Huyện.

Một số hình ảnh trong quá trình áp dụng ”Một số biện pháp xây dựng nhà trường thành cộng đồng học tập dựa trên sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học” trong trường Mầm non Ký Phú:

Xây dựng cộng đồng học tập trong nhà trường bằng việc chia sẻ tầm nhìn là biện pháp của ai

Xây dựng cộng đồng học tập trong nhà trường bằng việc chia sẻ tầm nhìn là biện pháp của ai

Hình ảnh: Triển khai chuyên đề, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên

Xây dựng cộng đồng học tập trong nhà trường bằng việc chia sẻ tầm nhìn là biện pháp của ai

Hình ảnh: Sinh hoạt tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học

Xây dựng cộng đồng học tập trong nhà trường bằng việc chia sẻ tầm nhìn là biện pháp của ai

Xây dựng cộng đồng học tập trong nhà trường bằng việc chia sẻ tầm nhìn là biện pháp của ai

Hình ảnh: Dạy minh hoạ bài học nghiên cứu vì cộng đồng học tập

Xây dựng cộng đồng học tập trong nhà trường bằng việc chia sẻ tầm nhìn là biện pháp của ai

Hình ảnh: Giáo viên cùng chia sẻ suy ngẫm sau khi dự thực hành bài học nghiên cứu vì cộng đồng.

Xây dựng cộng đồng học tập trong nhà trường bằng việc chia sẻ tầm nhìn là biện pháp của ai

Hình ảnh: Hoạt động thao giảng của giáo viên trong các đợt thi đua

Xây dựng cộng đồng học tập trong nhà trường bằng việc chia sẻ tầm nhìn là biện pháp của ai

Hình ảnh: Hội thi giáo viên giỏi cấp trường

Xây dựng cộng đồng học tập trong nhà trường bằng việc chia sẻ tầm nhìn là biện pháp của ai

Hình ảnh: Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện.

Xây dựng cộng đồng học tập trong nhà trường bằng việc chia sẻ tầm nhìn là biện pháp của ai

Xây dựng cộng đồng học tập trong nhà trường bằng việc chia sẻ tầm nhìn là biện pháp của ai

Xây dựng cộng đồng học tập trong nhà trường bằng việc chia sẻ tầm nhìn là biện pháp của ai

Xây dựng cộng đồng học tập trong nhà trường bằng việc chia sẻ tầm nhìn là biện pháp của ai

Hình ảnh: Trẻ say mê trong các hoạt động học, hoạt động trải nghiệm.

Xây dựng cộng đồng học tập trong nhà trường bằng việc chia sẻ tầm nhìn là biện pháp của ai

Hình ảnh: Phụ huynh tham gia học tập cùng trẻ để chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ.

Xây dựng cộng đồng học tập trong nhà trường bằng việc chia sẻ tầm nhìn là biện pháp của ai

Hình ảnh: Giáo viên trao đổi với phụ huynh về nội dung chăm sóc giáo dục trẻ trong buổi họp phụ huynh học sinh của lớp.

Xây dựng cộng đồng học tập trong nhà trường bằng việc chia sẻ tầm nhìn là biện pháp của ai

Xây dựng cộng đồng học tập trong nhà trường bằng việc chia sẻ tầm nhìn là biện pháp của ai

Hình ảnh: Phụ huynh phối hợp với nhà trường tổ chức các ngày hội cho trẻ và tạo cảnh quan môi trường học tập.