Xây dựng trường học hạnh phúc cần những yêu tố gì

Ông bà ta thường nói “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, thể hiện môi trường có vai trò quyết định rất lớn đến tính cách và con người của bất kì một ai. Môi trường học tập tốt rất quan trọng và cần thiết đối với sự phát triển bình thường và toàn diện của trẻ nhỏ. Gần đây, Đảng và Nhà nước, Bộ giáo dục cũng rất quan tâm đến vấn đề này khi ra sức khuyến khích xây dựng các lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc. Vậy trường học hạnh phúc là gì và tầm quan trọng của nó như thế nào? Hãy cùng VIỆN TÂM LÝ & TÂM THẦN HỌC VIỆT – PHÁP tìm hiểu vấn đề này nhé.

Thế nào là trường học hạnh phúc?

Có rất nhiều những tiêu chí để xây dựng một trường học hạnh phúc nhưng tựu chung lại, quan trọng nhất, cốt lõi nhất để xứng đáng là một ngôi trường hạnh phúc ở Việt Nam cần 3 tiêu chí: yêu thương, an toàn và tôn trọng. Đây là 3 tiêu chí mà đích thân Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phùng Xuân Nhạ đã trực tiếp đề ra.

Thứ nhất là tình yêu thương. Trường học hạnh phúc là nơi mà cả thầy cô, phụ huynh và học sinh đều cảm thấy hạnh phúc. Đó là nơi mà các thầy cô tìm được niềm đam mê, nhiệt huyết giảng dạy của mình. Họ tích cực đưa ra các phương pháp dạy học chủ động, sáng tạo, luôn hỗ trợ, giúp đỡ học trò của mình trong quá trình học tập, thiết lập được mối quan hệ thân thiết, gắn bó và chia sẻ với học sinh. Trường học hạnh phúc là nơi học sinh cảm thấy có hứng thú với những giờ học, không có áp lực, căng thẳng, mệt mỏi, được thỏa sức vui đùa, hòa đồng với bạn bè. Đối với phụ huynh, một trường học hạnh phúc là nơi họ muốn gửi gắm con em mình, để cho chúng được phát triển tốt nhất, nơi họ có thể tin tưởng giao phó tương lai của con em mình.

Thứ hai là sự an toàn. Trường học hạnh phúc là nơi không có bạo lực học đường, không có những vụ đánh nhau, xô xát giữa học sinh, những tai nạn đáng tiếc như tự tử vì áp lực.

Thứ ba là sự tôn trọng. Một ngôi trường được xem là hạnh phúc khi ở đó không có những hành vi, lời lẽ vi phạm đạo đức xã hội, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của nhà giáo. Đặc biệt, đó là nơi phải biết tôn trọng sự khác biệt, không áp đặt một cá nhân lên cái chung của tập thể. 

Hiểu được khái niệm thế nào là trường học hạnh phúc, tất yếu ta cũng sẽ nhận ra giá trị và tầm quan trọng của nó đối với tương lai và sự phát triển của trẻ nhỏ, rộng hơn là sự vững mạnh của đất nước. Trẻ em là những mầm non tương lai của đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. 

Xây dựng một trường học hạnh phúc sẽ giúp các em học sinh có một môi trường học tập tốt nhất. Các em sẽ cảm thấy vui vẻ và hứng thú với việc đến trường hằng ngày, với những môn học, những bài giảng. Niềm đam mê vào tạo hứng thú trong học tập rất quan trọng đến kết quả học tập của học sinh. Nó giúp các em có thêm động lực, sự chủ động và tích cực, và không ngừng sáng tạo ra những giá trị mới, tiếp thu được những bài học mới. Đồng thời, việc học sinh có hứng thú với môn học sẽ giúp thầy cô có thêm động lực giảng dạy và sáng tạ những phương pháp dạy học mới để các em hứng thú với môn học hơn nữa.

Làm sao để hướng trẻ đến một trường học hạnh phúc?

Xây dựng một trường học hạnh phúc được quyết định bởi 3 chủ thể: nhà trường, phụ huynh và học sinh. Trong đó, học sinh là những người vừa dễ tác động nhưng cũng vừa khó. Giáo viên, phụ huynh làm tốt những nhiệm vụ của mình, đồng thời học sinh cũng vậy, các em cần chủ động và tích cực tiếp thu. Tuy nhiên, có một số em mắc phải những chướng ngại tâm lý dẫn đến kết quả học tập không như mong muốn.

Nếu vậy, cách an toàn nhất đó là hãy đưa con đến gặp bác sĩ tâm lý, cho con tham gia những khóa học tâm lý học đường. Hiện nay, VIỆN TÂM LÝ & TÂM THẦN HỌC VIỆT – PHÁP đang mở rất nhiều những khóa học tâm lý ngắn hạn giúp cảm nang kiến thức cho cả chuyên gia, phụ huynh và học sinh. Hãy đến 54 Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội để được chúng tôi tư vấn và đón nhận những khóa học bổ ích.

GD&TĐ - Theo các chuyên gia, xây dựng trường học hạnh phúc cần bắt đầu từ những việc làm giản dị. Nhưng trước hết và trên hết là giáo viên cần thay đổi thói quen cố hữu.

Ông Nguyễn Ngọc Ân – Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam: Thầy - trò cùng thay đổi

Ông Nguyễn Ngọc Ân.

Để xây dựng trường học hạnh phúc, hãy bắt đầu từ những điều giản dị nhất, mà ở đó, hiệu trưởng và tất cả giáo viên, học sinh phải thay đổi để tạo ra môi trường hạnh phúc, giúp học sinh có cơ hội được sáng tạo, phát triển và thành công trong học tập, cũng như cuộc sống. Đó có thể là một nụ cười ấm áp, cử chỉ quan tâm, chia sẻ, hay ánh mắt trìu mến bao dung, lắng nghe tích cực và những phản hồi mang tính xây dựng…

Giáo viên thay đổi để có hạnh phúc. Khi giáo viên hạnh phúc, học sinh sẽ hạnh phúc, cùng sáng tạo. Và chỉ có sáng tạo, giáo viên mới có thể phát triển năng lực nghề nghiệp, học sinh mới phát triển được phẩm chất và năng lực cá nhân.

Bản chất của nghề dạy học là luôn đổi mới để hấp dẫn người học. Giáo viên, bao giờ cũng muốn tìm đến phương thức tốt nhất cho công việc giảng dạy và giáo dục học sinh của mình. Con đường đó chính là quá trình đổi mới, sáng tạo.

Theo đó, trong quá trình giảng dạy và giáo dục học sinh, giáo viên cần duy trì được cảm xúc tích cực, biết cách chuyển hóa những cảm xúc tiêu cực; đồng thời cần có kỹ năng cần thiết để thúc đẩy quá trình hợp tác tốt đẹp giữa người dạy với người học.

Ngoài ra, giáo viên cần biết sử dụng các biện pháp kỷ luật tích cực. Đó là quá trình tạo ra môi trường học tập có nền nếp, giúp học sinh trở thành những công dân sống, học tập và làm việc có kỷ luật. Đặc biệt, thầy cô cần hạn chế và tiến đến chấm dứt các biện pháp kỷ luật làm tổn thương đến thể xác cũng như tinh thần của học sinh.

Đăc biệt, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có định hướng rõ ràng về năng lực chung và những năng lực chuyên biệt mà học sinh cần đạt. Đối với mỗi môn học, giáo viên vừa phải bảo đảm hình thành năng lực chung cho học sinh, vừa phải kích hoạt và nuôi dưỡng năng lực chuyên biệt đối với môn học của mình. Điều này đòi hỏi không chỉ dựa vào bài kiểm tra lý thuyết thuần túy, mà giáo viên phải đa dạng hóa cách thức đánh giá như: Đánh giá qua theo dõi quá trình; hồ sơ và đánh giá tổng kết. Kết quả cuối cùng của đánh giá là, thông tin để thay đổi, từ đó điều chỉnh cách thức dạy - học của thầy và trò.

TS Ngô Xuân Hiếu - Phó Trưởng bộ môn Quản lý Giáo dục, Trường ĐH Thủ đô Hà Nội: Không cần   “đao to, búa lớn”

TS Ngô Xuân Hiếu.

Xây dựng trường học hạnh phúc không phải một sớm, một chiều và càng không nên làm cho xong. Xây dựng trường học hạnh phúc là cả một quá trình, từng bước và không nóng vội. Song cũng cần có tiêu chí phù hợp và kiên trì, từng bước thực hiện các tiêu chí đó. Các tiêu chí cũng không cần “đao to, búa lớn” và cũng không quá phụ thuộc vào kinh tế. Hãy bắt đầu từ những điều giản dị, từ nội lực của nhà trường, phù hợp với thực tiễn.

Thực tế, nhiều trường vùng cao, dù còn không ít khó khăn, song tại những ngôi trường này, ý thức đổi mới giáo dục, xây dựng trường học vì học sinh đã được thể hiện rõ nét trong từng hành động, việc làm.

Tôi lấy ví dụ, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Lùng Tám [Quản Bạ, Hà Giang]. Đây là trường vùng cao khó khăn, điều kiện địa lý phức tạp, học sinh chủ yếu là con em đồng bào dân tộc Mông. Nhưng nhà trường đã xây dựng được cơ sở hạ tầng, trường lớp khang trang. Từ phòng học, phòng ăn của học sinh bán trú, sân trường… đều sạch sẽ gọn gàng. Qua đó, thể hiện sự quan tâm, chăm lo tận tình của đội ngũ cán bộ giáo viên và nhân viên nhà trường.

Nhà trường cũng có các mô hình, cách làm hay để thu hút học sinh như: Xây dựng thư viện xanh ngoài trời phục vụ đọc sách, trang trí khuôn viên ghế đá, các vị trí thuận tiện dễ tìm, dễ đọc. Cùng với đó, giáo viên tích cực sưu tầm và trưng bày góc văn hóa truyền thống, xây dựng lò đốt rác để bảo vệ môi trường… Học sinh được quan tâm, tạo điều kiện và trở thành trung tâm của sự đổi mới giáo dục.

Hiện nay, do ảnh hưởng của Covid-19, nhiều địa phương đang dạy - học trực tuyến. Giáo viên, nhà trường cũng có thể xây dựng lớp học online hạnh phúc và trường học trực tuyến hạnh phúc. Theo đó, giáo viên và nhà trường có thể áp dụng các tiêu chí như: Duy trì bầu không khí học tập, lao động ấm áp và thân thiện.

Giáo viên có thể giao bài tập vừa sức cho học sinh, không nên coi môn dạy của mình là quan trọng nhất, rồi giao thật nhiều bài cho trò… Ngoài ra, nội dung học tập hữu ích, hấp dẫn và lôi cuốn. Đặc biệt, giáo viên phải chuẩn bị kỹ giáo án phù hợp với năng lực của học sinh…    

Cô Lưu Thị Lập – Hiệu trưởng Trường THPT Hoàng Cầu [Đống Đa, Hà Nội]: Truyền cảm hứng cho học trò

Cô Lưu Thị Lập. 

Trên hành trình xây dựng Trường THPT Hoàng Cầu là trường học hạnh phúc, chúng tôi tự hào khi có những thầy giáo, cô giáo tận tụy với nghề, tận tâm với học trò. Các thầy, cô giáo đã không ngừng thay đổi bản thân để mang đến những giờ học hạnh phúc nhất cho học sinh.

Để có được những giờ học hạnh phúc, các thầy, cô giáo đã nghị lực và quyết tâm thay đổi thói quen của mình. Trên hết, là tình yêu cháy bỏng với nghề, tình thương vô bờ bến với học trò… Đó còn là những ngày thầy, cô miệt mài ở trường kèm cặp cho học sinh đến tối muộn, là khi cơn sốt ập đến nhưng không lỡ nghỉ dạy, đôi khi còn là cả những giọt nước mắt lặng lẽ rơi vì thương hoàn cảnh của học trò...

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã đặt ra những yêu cầu mới với mỗi giáo viên. Theo đó, giáo viên phải biết truyền cảm hứng để mang đến cho học trò những giờ học hạnh phúc. Người thầy trên bục giảng là một nhà giáo dục chuyên nghiệp, mang đến cho học sinh một không gian học tập an toàn, vui vẻ và gần gũi. Đồng thời, là người truyền cảm hứng cho học trò khám phá tri thức, rèn luyện kỹ năng và xây dựng thái độ học tập tích cực; là người biết tôn trọng sự khác biệt và điểm xuất phát khác nhau ở mỗi cá nhân.

“Giáo viên đã và đang được trang bị những phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực. Theo đó, giáo viên có thể gợi mở, định hướng và hỗ trợ học sinh giải quyết những vấn đề gắn với thực tiễn. Quá trình dạy học không thuần túy lý thuyết, đọc - chép”. - Ông Nguyễn Ngọc Ân

14/08/2022 17:27

GD&TĐ - Đàn ông trăng hoa thường coi tình ái là một cuộc chơi. Thói trăng hoa của đàn ông đừng bao giờ hy vọng dừng.

14/08/2022 17:06

GD&TĐ - Gần 60 bác sĩ, sinh viên tình nguyện của Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam đã tham gia Chương trình tình nguyện “Mùa hè xanh 2022”.

14/08/2022 16:54

GD&TĐ -Ngày 13/8, Trường ĐH Mở Hà Nội ký kết hợp tác với 35 doanh nghiệp, tập đoàn lớn về việc cung ứng, tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp đại học, sau đại học và hợp tác tổ chức các hoạt động đào tạo, kiến tập, thực tập cho sinh viên.

14/08/2022 16:52

GD&TĐ - Năm học 2022-2023, 85 giáo viên THPT ở Hà Tĩnh sẽ được điều động đi 'biệt phái' tại các trường vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa và các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên trên địa bàn.

14/08/2022 16:50

GD&TĐ - Áp lực trường lớp năm học 2022 - 2023 là bài toán lớn với TPHCM và các địa phương lân cận khi sĩ số học sinh ngày một tăng, cơ sở vật chất không theo kịp. Từ thực tế đó, chính quyền địa phương cùng với ngành Giáo dục đang nỗ lực đưa ra giải pháp để tất cả học sinh có đủ chỗ học.

14/08/2022 16:49

GD&TĐ - Thông tin từ Trường Đại học FPT Cần Thơ, Miss FPTU Cần Thơ 2022 là cuộc thi sắc đẹp chuyên nghiệp, là sân chơi để các nữ sinh Đại học FPT Cần Thơ phát huy vẻ đẹp và trí tuệ.

14/08/2022 16:41

GD&TĐ - Ngày 13/8, tại TP.Hồ Chí Minh, BHXH Việt Nam đã tổ chức Hội nghị đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác thu, phát triển người tham gia BHXH, BHYT và công tác khám chữa bệnh [KCB] BHYT với BHXH 6 địa phương phía Nam [gồm: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An và Tiền Giang].

14/08/2022 16:21

GD&TĐ - ThS. BS Nguyễn Văn Tiến, Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia thông tin cụ thể về chế độ ăn khi tập thể dục để không bị tăng cân, giúp chị em giữ dáng đẹp.

14/08/2022 16:17

GD&TĐ -  Khi đến với đất nước Lào, du khách chắc chắn sẽ hiếu kỳ về tục buộc chỉ cổ tay của người dân xứ sở Triệu voi này.

14/08/2022 16:15

GD&TĐ - Cục Cảnh sát giao thông [CSGT] - Bộ Công an thông tin, sau 10 ngày ra quân [từ ngày 2 đến 12/8] cao điểm kiểm soát các tài xế vi phạm chất ma túy, vi phạm nồng độ cồn trên các tuyến cao tốc, lực lượng CSGT đã xử lý 76 trường hợp vi phạm.

14/08/2022 16:10

GD&TĐ - Hiện nay, trong quá trình sử dụng ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số” [do BHXH Việt Nam cung cấp], vì nhiều lý do khác nhau, không ít người dùng ứng dụng muốn cập nhật, thay đổi thông tin về số điện thoại, địa chỉ e-mail.

14/08/2022 15:58

GD&TĐ - Hàng ngàn cành lan rừng của người yêu lan trên khắp cả nước đã được ghép lên các cây cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm tại các khuôn viên ‘xanh’ ở phố núi Buôn Ma Thuột.

14/08/2022 15:55

GD&TĐ - Lợi dụng mạng internet để tổ chức đánh bạc ‘trá hình’ với quy mô cực lớn, mỗi tháng giao dịch trên 40 tỷ đồng vừa bị cơ quan chức năng tại Đắk Lắk triệt phá.

14/08/2022 15:54

GD&TĐ - Ukraine đã loại trừ các cuộc đàm phán hòa bình với Moscow trong hoàn cảnh hiện tại và so sánh chúng với ‘thảm họa văn minh’. Theo phụ tá Mikhail Podoliak của Tổng thống Zelensky, việc khôi phục lại các cuộc đàm phán sẽ không đóng góp gì cho các mục tiêu của Kiev.

14/08/2022 15:51

GD&TĐ - Hội đồng xét xử đã xử phạt bị cáo Phùng Anh Lê 7 năm 6 tháng tù. Ngoài ra, buộc bị cáo Phùng Anh Lê nộp lại số tiền 110 triệu đồng đã nhận hối lộ để sung công quỹ Nhà nước...

14/08/2022 15:38

GD&TĐ - Trong quá trình tập huấn tại Nhật Bản, U20 Việt Nam sẽ được sắp xếp thi đấu giao hữu 3 trận với các đội bóng ở đây.

14/08/2022 15:35

Sáng 14/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại Hội nghị tổng kết 30 năm hợp tác trực tiếp giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh giữa Ban Quản lý Lăng và Viện Nghiên cứu khoa học dược liệu và tinh dầu Liên bang Nga.

14/08/2022 14:05

GD&TĐ - Chương trình Giáo dục mầm non [GDMN] mới thể hiện quan điểm giáo dục toàn diện, tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm, hướng đến việc chăm sóc, nuôi dạy trẻ tốt hơn.

14/08/2022 13:57

GD&TĐ - Sau nhiều nỗ lực và cố gắng, em Đỗ La Việt Nhật - học sinh lớp 9H Trường THCS Tân Định [Hoàng Mai, Hà Nội] đã giành chức Vô địch Giải quần vợt năng khiếu toàn quốc Cup Hanaka năm 2022.

14/08/2022 13:00

GD&TĐ - Theo thông tin mới nhất, HLV Erik ten Hag không có ý định chia tay C.Ronaldo đồng thời đang nhắm tới trung phong Mauro Icardi của PSG.

Video liên quan

Chủ Đề