Xe máy đỗ sai làn đường phạt bao nhiêu năm 2024

Lỗi sai làn đường nguyên nhân chủ yếu do người tham gia giao thông chưa nắm vững quy định về di chuyển xe trên đường nhiều làn và do thiếu quan sát trong quá trình di chuyển.

Làn đường là một phần của đường xe chạy, được phân chia theo chiều dọc của đường với bề rộng đủ để xe chạy an toàn, ngăn cách với nhau bằng dải phân cách hoặc vạch kẻ đường.

Một làn đường có thể được chỉ dẫn cho 1 xe chạy hoặc nhiều xe chạy trên cùng một làn đường.

Thông thường, người lái xe thường mắc phải 3 lỗi về sai làn đường phổ biến là: đi sai làn đường, rẽ sai làn đường và dừng đèn đỏ sai làn đường.

2. Lỗi đi sai làn đường


Người tham gia giao thông thường mắc phải lỗi điều khiển phương tiện không đúng làn đường dành cho phương tiện mình trên những đoạn đường được chia thành nhiều làn.

Tất cả đường có chia làn đường đều có biển hướng dẫn trên cao về phần đường cho từng phương tiện:

Xe máy đỗ sai làn đường phạt bao nhiêu năm 2024
Ví dụ minh họa về biển báo phân chia làn đường dành cho từng loại phương tiện giao thông

Trong trường hợp người tham gia giao thông vi phạm lỗi đi sai làn đường thì tùy vào phương tiện sử dụng và mức độ nghiêm trọng mà quy định về mức phạt sẽ khác nhau, quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính giao thông đường bộ đường sắt.

Xe máy đỗ sai làn đường phạt bao nhiêu năm 2024
Mức xử phạt hành vi đi sai làn đường

3. Lỗi dừng đèn đỏ sai làn đường


Tại ngã từ có đèn tín hiệu giao thông, nếu có cắm biển R.441 (Hướng đi trên mỗi làn đường phải theo) hoặc trên mặt đường có in mũi tên chỉ dẫn hướng đi, thì khi dừng đèn đỏ, làn đường bên phải ngoài cùng có vạch xương cá màu vàng chỉ dành cho người điểu khiển phương tiện giao thông rẽ phải. Người đi thẳng hoặc rẽ trái không được phép đỗ xe chờ đèn đỏ tại đây.

Xe máy đỗ sai làn đường phạt bao nhiêu năm 2024
Ví dụ minh họa trường hợp dừng đèn đỏ sai làn đường

Tuy nhiên, trong trường hợp đường không có biển chỉ dẫn, không có vạch, mũi tên chỉ dẫn hay vạch kết hợp, chỉ có thông báo “đèn đỏ được rẽ phải” thì người đỗ xe tại làn đường bên phải trong cùng chờ đèn đỏ không được coi là sai luật và không bị phạt.

Người tham gia giao thông (bao gồm xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) khi dừng đèn đỏ sai làn đường sẽ bị phạt 100.000 - 200.000 VNĐ đối với ô tô và từ 60.000 - 80.000 VNĐ đối với xe máy.

4. Lỗi rẽ sai làn đường


Thông thường, nhiều người tham gia giao thông thường bị phạt lỗi rẽ sai làn đường khi rẽ trái. Khi di chuyển trên đường có nhiều làn đường, bên cạnh việc tuân thủ đi đúng làn đường, người điều khiển phương tiện giao thông khi muốn rẽ trái phải đi về làn đường ép vào bên trái, nhường đường để phương tiện khác vượt lên đi thẳng.

Đồng thời, khi chuyển hướng cần di chuyển từ từ, có xi nhan và chỉ chuyển làn tại những chỗ cho phép (có biển chỉ dẫn chuyển hướng hoặc vạch kẻ đường là nét đứt (có thể chèn vạch)).

Xe máy đỗ sai làn đường phạt bao nhiêu năm 2024
Ví dụ trường hợp rẽ trái hợp lệ trên đường nhiều làn

Với lỗi rẽ sai làn đường, mức phạt tương tự như lỗi đi sai làn đường.

Di chuyển với tốc độ vừa phải và thận trọng quan sát các biển chỉ dẫn để tuân thủ đúng luật giao thông, đi đúng, rẽ đúng, tránh các lỗi sai làn đường là một việc cần thiết để không bị phạt, đặc biệt là để đảm bảo an toàn cho bản thân mình và những người tham gia giao thông khác.

Khi tham gia giao thông, không ít người đã từng bị phạt lỗi đi “sai làn” với mức phạt không hề nhỏ. Hãy theo dõi bài viết để biết thế nào là đi sai làn đường và lỗi sai làn đường bị phạt bao nhiêu theo quy định của pháp luật.

Thế nào là đi sai làn đường?

Theo giải thích tại khoản 7 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008, làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, làn đường có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn.

Trong đó, Điều 9 Luật Giao thông đường bộ nhấn mạnh, người tham gia giao thông phải đi đúng làn đường, phần đường quy định, phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ và đi bên phải theo chiều đi của mình.

Như vậy, lỗi đi sai làn đường được hiểu là hành vi điều khiển phương tiện đi không đúng làn đường dành cho phương tiện đó trên đoạn đường được chia thành nhiều làn và phân biệt bằng vạch kẻ đường, mỗi làn chỉ dành cho một hoặc một số loại phương tiện nhất định.

Căn cứ vào phụ lục D Thông tư số 54/2019/TT-BGTVT, để báo hiệu cho người tham gia giao thông biết có làn đường dành riêng cho từng loại xe/nhóm xe riêng biệt, trên đường sẽ đặt biển số R.412 (a,b,c,d,e,f,g,h).

Xe máy đỗ sai làn đường phạt bao nhiêu năm 2024
Mẫu biển làn đường (Ảnh minh họa)

Biển được đặt phía trên làn xe, ở đầu đường theo chiều xe chạy. Tùy loại phương tiện, nhóm phương tiện cần quy định mà bố trí hình vẽ, biểu tượng các phương tiện tương ứng và mũi tên trên biển cho phù hợp và đảm bảo mỹ quan.

Các loại xe khác không được đi vào làn đường có đặt biển này (trừ các xe được quyền ưu tiên).

Riêng biển số R.412e “Làn đường dành cho xe buýt”, nếu vạch sơn phân làn có dạng nét đứt, các xe khác có thể đi vào nhưng phải ưu tiên cho xe buýt (nhường đường, chuyển sang làn khác để không ảnh hưởng đến việc vận hành của xe buýt); trường hợp vạch sơn phân làn là nét liền, các phương tiện khác không được đi vào.

- Biển số R.412a "Làn đường dành cho xe ô tô khách": làn đường này dành riêng cho ô tô khách (kể cả ô tô buýt). Trường hợp cần phân làn theo số chỗ ngồi thì ghi số chỗ ngồi cho phép của xe khách lên thân xe trong hình vẽ của biển (Ví dụ: “< 16c”). Khi báo hiệu làn đường dành riêng cho xe buýt nhanh, bổ sung thêm cụm từ “BRT”.

- Biển số R.412b "Làn đường dành cho xe ô tô con".

- Biển số R.412c "Làn đường dành cho xe ô tô tải". Trong trường hợp cần phân làn các loại xe tải theo khối lượng chuyên chở cho phép thì ghi trị số khối lượng chuyên chở cho phép của xe tải lên thân xe trong hình vẽ của biển (Ví dụ: “<3,5t”).

- Biển số R.412d "Làn đường dành cho xe máy": làn đường dành riêng cho xe máy và xe gắn máy.

- Biển số R.412e “Làn đường dành cho xe buýt”.

- Biển số R.412f “Làn đường dành cho ô tô”: làn đường dành cho các loại xe ô tô.

- Biển số R.412g “Làn đường dành cho xe máy và xe đạp”: làn đường dành riêng cho xe máy và xe đạp.

- Biển số R.412h “Làn đường dành cho xe đạp”: làn đường dành riêng cho xe đạp.

Xe máy đỗ sai làn đường phạt bao nhiêu năm 2024
Các phương tiện phải đi đúng làn đường theo quy định (Ảnh minh họa)

Lỗi sai làn đường bị phạt bao nhiêu?

Điều 5, 6, 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt đối với lỗi đi sai làn như sau:

- Ô tô đi sai làn đường: Phạt tiền từ 04 - 06 triệu đồng theo điểm đ khoản 5 Điều 5. Đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng theo điểm b khoản 11 Điều 5.

Trường hợp đi sai làn đường gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 10 - 12 triệu đồng và tước Bằng lái xe từ 02 - 04 tháng (theo điểm a khoản 7 và điểm c khoản 11 Điều 5).

- Xe máy đi sai làn đường: Phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng theo điểm g Khoản 3 Điều 6.

Trường hợp đi sai làn đường gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 04 - 05 triệu đồng theo điểm a Khoản 7 Điều 5. Đồng thời bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng theo điểm c Khoản 10 Điều 6.

- Máy kéo, xe máy chuyên dùng đi sai làn đường: Phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng (theo điểm c Khoản 3 Điều 7).

Trường hợp đi sai làn đường gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 06 - 08 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng (theo điểm a Khoản 7 và điểm b Khoản 10 Điều 7).

- Xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện đi sai làn đường: Phạt tiền từ 80.000 - 100.000 đồng theo điểm a khoản 1 Điều 8.

Đỗ xe vào đường cấm phạt bao nhiêu?

Tại Điều 5 Nghị định 100/2019 (được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021) quy định người điều khiển xe vi phạm có thể bị xử phạt hành chính như sau: Hành vi dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe” bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Xe máy đi vào làn rẽ phải phạt bao nhiêu?

Theo đó, người điều khiển phương tiện muốn đi thẳng nhưng lại đi vào làn rẽ phải là vi phạm lỗi “không chấp hành chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường”. Cụ thể, đối với vi phạm này của ô tô, mức xử phạt tiền từ 300.000 - 400.000 đồng. Đối với mô tô, xe gắn máy thì mức phạt dưới 100.000 đồng.

Đi sai làn vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu?

Như vậy, người điều khiển phương tiện mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, các loại xe tương tự xe gắn máy và các loại xe tương tự mô tô dừng đèn đỏ sai làn thì bị phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Đụng xe trên đường cao tốc phạt bao nhiêu?

Theo quy định tại khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019 của Chính phủ được bổ sung bởi điểm d khoản 3 Điều 2 Nghị định 123/2021 của Chính phủ, phạt tiền từ 10.000.000 đến 12.000.000 đồng với người điều khiển xe dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định.