Xét nghiệm AMH giá bao nhiêu

I. CHỈ SỐ AMH LÀ GÌ

AMH là chữ viết tắt của chữ Anti Mulerian Hocmon, có bản chất là glycoprotein, lưu hành trong máu người.

Ở phụ nữ, các tế bào hạt granulosa trong tiền nang noãn của buồng trứng chế xuất ra AMH. Nồng độ AMH trong máu phản ánh trữ lượng tiền nang noãn và khả năng sinh trứng của buồng trứng. Vì vậy nồng độ AMH trong máu [tính bằng ng/mL] đánh giá được khả năng sinh sản của buồng trứng

Ở đàn ông, AMH được chế xuất từ tế bào Sertoli,là những tế bào sinh tinh trong tinh hoàn. Nồng độ AMH trong máu phản ánh trữ lượng tiền tinh trùng và khả năng sinh tinh của tinh hoàn.

II. PHỤ NỮ CẦN XÉT NGHIỆM AMH KHI CÓ TÌNH TRẠNG, BỆNH SAU :
1. Hiếm muộn , vô sinh, buồng trứng đa nang : đánh giá khả năng sinh sản của buồng trứng .
2. Suy buồng trứng sớm ,rối loạn kinh, kinh ít, thưa kỳ và vô kinh
3. Theo dõi hiệu quả điều trị vô sinh
4. Ung thư buồng trứng.
5. Tiên lượng mãn kinh : nếu AMH < 0,2 ng/mL, lứa tuổi 35-39 sẽ mãn kinh sau 10 năm, lứa tuổi 45 – 48 sẽ mãn kinh sau 6 năm

Ngoài ra, BÉ TRAI XÉT NGHIỆM AMH KHI
1. Có dấu hiệu lưỡng giới , không có tinh hoàn, phát triển bộ phận sinh dục nam không bình thường : nồng độ AMH trong máu bằng không hoặc rất thấp và nồng độ các androgen trong máu thấp: không có tinh hoàn hoặc không phát triển giới tính nam.

2. Chẩn đoán tinh hoàn lạc chỗ: khám không thấy có tinh hoàn nhưng nồng độ AMH và các androgen bình thường
 

II. KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM AMH Ở PHỤ NỮ

Xét nghiệm AMH trong máu vào bất kỳ thời gian nào mà không phụ thuộc vào chu kỳ kinh.

1. Nồng độ AMH bình thường 2 – 6,8 ng/ml

2. Nồng độ AMH thấp:

AMH giảm dần theo tuổi tác. Người phụ nữ bắt đầu có kinh đến mãn kinh, AMH sẽ luôn luôn giảm theo đồ thị hướng đi xuống và cuối cùng về mức zero.

AMH < 1ng/ml : kết luận buồng trứng yếu, dự trữ trứng giảm

3. Nồng độ AMH cao

Nồng độ AMH từ 10 – 15 : được kết luận là cao

Nồng AMH 15 ng/ml - 20ng/ml : được kết luận là quá cao.

Sai số của các xét nghiệm,AMH có thể xảy ra do : phương pháp tiến hành, thiết bị và kỹ thuật đo và chuẩn tham khảo.. Chuẩn tham khảo mớI tháng 8/2013 của công ty cung cấp kit xét nghiệm AMH cao hơn gần 2 lần so với chuẩn cũ.

III. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA PHỤ NỮ

+ Khả năng sinh sản tối ưu : 4,0 - 6,8
+ Khả năng sinh sản tốt : 2,2 – 4,0
+ Khả năng sinh sản kém : 0,3 – 2,2

+ Khả năng sinh sản rất kém: 0,0 – 0,3

IV. NHẬN ĐỊNH CÁC BỆNH LÝ CÓ CHỈ SỐ AMH BẤT THƯỜNG

1. Phụ nữ có nồng độ AMH thấp:

AMH < 1ng/ml : tiên lượng hầu hết là khó có thai.

Phụ nữ có nồng độ AMH thấp thường là đáp ứng kém với thuốc kích thích buồng trứng và phải sử dụng rất nhiều thuốc để kích thích buồng trứng. Các nghiên cứu gần đây cho thấy nếu AMH nhỏ hơn 3, khả năng đáp ứng kém với thuốc khi kích thích buồng trứng làm thụ tinh trong ống nghiệm là rất cao và kết quả thành công bị ảnh hưởng rất nhiều.

2.Phụ nữ có nồng độ AMH quá cao

+ Hội chứng buồng trứng đa nang : nồng độ AMH trong máu thường > 6,8 ng/mL.

+ Kích trứng bằng uống như Clomid, Serophene, Clostilbegyt, Duinum, Profertil, Ovophene, Ovuclon…AMH quá cao sẽ gây thất bại khá nhiều

+ Kích trứng bằng thuốc tiêm : nếu AMH quá cao sẽ khó canh liều và dễ xảy ra quá kích. Có thể phình to buồng trứng và vỡ.
+ Buồng trứng yếu: đáp ứng điều trị tình trạng trứng yếu, nhỏ, lép tốt nếu AMH tăng vừa phải

+ Ung thư tế bào granulosa buồng trứng [độ nhạy khoảng 76 đến 93%]. AMH giảm vài ngày sau phẫu thuật khối u buồng trứng. Nếu AMH tăng lại sau một thời gian đã phẫu thuật cho phép kết luận ung thư tái phát.


Phạm Thị Mai

Nội tiết tố đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể, nếu bị rối loạn có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản cũng như sức khỏe của bản thân. Do đó, xét nghiệm nội tiết là một việc làm rất cần thiết giúp đánh giá sức khỏe sinh sản, khả năng sinh con của cả nam và nữ. Nếu bạn đang có ý định thực hiện xét nghiệm nội tiết tố thì hãy tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Xét nghiệm nội tiết tố là gì?

Xét nghiệm nội tiết tố là gì?

Xét nghiệm nội tiết bao gồm nhiều xét nghiệm đánh giá sức khỏe sinh sản, đời sống tình dục cũng như khả năng sinh con ở nam giới và nữ giới. Riêng đối với nữ giới, xét nghiệm này còn giúp kiểm tra hoạt động và khả năng dự trữ noãn ở buồng trứng. Xét nghiệm nội tiết còn được dùng để theo dõi sự phát triển của nang noãn và xem bạn có rụng trứng trong chu kỳ muốn khảo sát hay không. Để từ đó đánh giá được rối loạn nội tiết, chức năng sinh sản, nguy cơ vô sinh và đưa ra các biện pháp điều chỉnh sao cho phù hợp.

Tại sao cần phải xét nghiệm nội tiết tố?

Tại sao cần phải xét nghiệm nội tiết tố?

Nội tiết tố đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Nó có thể ảnh hưởng đến sinh lý, tinh thần và cả thể chất của mỗi người. Đối với phụ nữ, nếu nội tiết tố bị rối loạn thì có thể gây ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của buồng trứng, tử cung và có nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa tăng cao, ảnh hưởng đến khả năng sinh con. Ngoài ra, rối loạn nội tiết còn ảnh hưởng đến vẻ đẹp của làn da, làm phụ nữ dễ rơi vào tâm lý tiêu cực, stress và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Ở nam giới, nội tiết tố cũng đóng vai trò quan trọng không kém, là một trong những yếu tố nhằm xác định nguyên nhân và điều trị bệnh vô sinh. Các chỉ số nội tiết sẽ giúp đánh giá sức khỏe sinh sản, đời sống tình dục cũng như khả năng sinh con ở nam giới.

Chính vì vậy, bất kỳ ai cũng cần phải quan tâm đến hoạt động nội tiết tố của bản thân. Thăm khám, xét nghiệm nội tiết định kỳ chính là giải pháp hữu ích để phát hiện sớm những thay đổi bất thường trong cơ thể để đưa ra hướng điều trị thích hợp.

Thời điểm nào là thích hợp để xét nghiệm nội tiết tố?

Thời điểm nào thích hợp để xét nghiệm nội tiết tố?

Xét nghiệm nội tiết được các chuyên gia, bác sĩ khuyến cáo nên thực hiện định kỳ từ 1 – 2 lần/ năm để có thể phát hiện kịp thời những bất thường trong cơ thể. Xét nghiệm nội tiết tố nữ phải được thực hiện theo đúng ngày của chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng để có kết quả chính xác nhất.

Đối với nữ, nên thực hiện xét nghiệm nội tiết tố ngay trong những trường hợp sau đây:

  • Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
  • Người không có kinh hoặc bị mất kinh trên 3 tháng.
  • Nữ giới có chu kỳ kinh kéo dài trên 35 ngày.
  • Phụ nữ trên 35 tuổi.
  • Bị nghi ngờ mắc chứng đa nang buồng trứng.
  • Mồ hôi nhiều, rụng tóc nhiều
  • Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, bị suy nhược và mất ngủ.
  • Tăng cân không kiểm soát.
  • Những trường sử dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh ống nghiệm.

Trên thực tế, xét nghiệm nội tiết có thể được tiến hành với nhiều mục đích và những trường hợp khác nhau. Tuy nhiên, mục đích lớn nhất nhất vẫn là để đánh giá khả năng sinh sản. Vì vậy, để biết được khi nào cần làm xét nghiệm nội tiết, bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ để tránh việc làm xét nghiệm tốn kém khi không cần thiết.

» Xem thêm: Xét Nghiệm Nội Tiết Vào Ngày Nào Thì Phù Hợp Nhất?

Quy trình xét nghiệm nội tiết tố

Bước 1: Khám lâm sàng

Ở bước này, bạn sẽ được tiến hành kiểm tra, quan sát hình dáng bên ngoài bởi hầu hết các bệnh nội tiết đều sẽ ảnh hưởng đến hình dáng chung của người bệnh, cụ thể như:

  • Tư thế người bệnh, hình dạng mặt, thân, chân tay.
  • Đo chiều cao, cân nặng. Theo dõi cân nặng người bệnh để tìm hiểu sự thay đổi cân nặng qua các giai đoạn.
  • Kiểm tra màu sắc, đặc điểm của làn da, lông, tóc, móng…

Bước 2: Xét nghiệm thăm dò chức năng

Các phương pháp để thăm dò chức năng tuyến nội tiết chủ yếu là:

  • Xét nghiệm máu: định lượng một số chất có trong máu.
  • Xét nghiệm nước tiểu: định lượng một số Hormone và dẫn xuất của chúng ở trong nước tiểu.

Bước 3: Xét nghiệm nội tiết

Xét nghiệm nội tiết có đặc điểm khác với các xét nghiệm thông thường khác nên không phải ngày nào cũng có thể thực hiện được. Một vài xét nghiệm cụ thể cần được tiến hành vào những khoảng thời gian nhất định để có kết quả chính xác:

  • Thực hiện xét nghiệm LH và FSH từ ngày thứ 2 – 4 của chu kỳ kinh nguyệt.
  • Xét nghiệm Progesterone trong ngày thứ 21 – 28 của vòng kinh.
  • Các xét nghiệm AMH, Estrogen, Testosterone và Prolactin có thể thực hiện vào bất cứ thời điểm nào do nồng độ khá ổn định.

Xét nghiệm nội tiết tố nam gồm những gì?

Xét nghiệm nội tiết tố nam gồm những gì?

Hệ nội tiết tố nam bao gồm 4 loại hủ yếu là FSH, LH, Testosterone và Androgen. Bất kỳ sự tăng hay giảm của những nội tiết tố đều có khả năng dẫn đến sự rối loạn trong quá trình sinh tinh, ảnh hưởng đến việc thụ thai.

Xét nghiệm Testosterone

Xét nghiệm Testosterone cũng được thực hiện như một xét nghiệm máu thông thường và được làm vào buổi sáng khi mà hormon này có nồng độ cao nhất. Nồng độ testosterone bình thường là từ 300-1.000 ng/dl. Nếu testosterone thấp sẽ làm giảm hứng thú tình dục, không có khả năng cương cứng dương vật, vô sinh, mệt mỏi và không hứng thú trong hoạt động hàng ngày.

Xét nghiệm FSH

Xét nghiệm này được chỉ định cho các bệnh nhân không có tinh trùng và không tìm thấy nguyên nhân làm suy giảm quá trình sinh tinh. Chỉ số FSH bình thường là nằm trong khoảng 2 – 12 mIU/ ml. Nếu nồng độ FSH cao thì có khả năng tinh hoàn không còn đáp ứng kích thích của nội tiết hướng sinh dục. Quá trình sinh tinh bị tổn thương và tinh hoàn không thể sản xuất tinh trùng được nữa. Riêng FSH thấp là dấu hiệu của suy hạ đồi hoặc tuyến yên.

Xét nghiệm nội tiết tố nữ gồm những gì?

Xét nghiệm nội tiết tố nữ gồm những gì?

Xét nghiệm prolactin

Prolactin được tiết ra từ tuyến yên, được biết đến là một hormone không thể thiếu cho sự tiết sữa. Prolactin có khả năng gây ức chế hormone sinh sản, ngăn cản sự rụng trứng. Đối với người phụ nữ bình thường, nếu nồng độ prolactin quá cao thì rất dễ bị vô sinh. Nồng độ prolactin từ 127 – 637µU/mL đối với phụ nữ không mang thai và không trong thời gian nuôi con là bình thường.

Xét nghiệm AMH

Xét nghiệm này được dùng để đánh giá khả năng sinh sản của buồng trứng. AMH ổn định trong suốt chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Nếu AMH quá thấp, cơ thể người phụ nữ sẽ đáp ứng kém với thuốc khi thụ tinh trong ống nghiệm. Ngược lại, nếu AMH quá cao có thể gây vô sinh. Nồng độ AMH từ 2 – 6,8 ng/ml được xem là bình thường.

Xét nghiệm FSH

Hormone FSH có vai trò thúc đẩy sự phát triển của noãn bào, kích thích bao noãn tiết estrogen. Nồng độ FSH cao chứng tỏ khả năng dự trữ buồng trứng thấp, nồng độ estrogen cao. Đây là một trong những căn cứ để xác định bạn có mắc hội chứng buồng trứng đa nang hay không. Nồng độ FSH bình thường là từ 1,4–9,6 IU/L.

Xét nghiệm LH

Hormone LH có vai trò cực kỳ quan trọng khi làm chín noãn bào và giải phóng trứng. Nếu nồng độ LH quá cao, quá trình rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt có thể bị ảnh hưởng, tăng khả năng mắc hội chứng buồng trứng đa nang. Nồng độ LH bình thường từ 0,8–26 IU/L.

Xét nghiệm estrogen

Estrogen là hormone không thể thiếu đối với người phụ nữ, tiết ra chủ yếu từ buồng trứng và quy định mọi đặc điểm hình thể như làn da, giọng nói… Nếu nồng độ estradiol quá cao, có thể dẫn đến thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, rối loạn cảm xúc, rụng tóc và làm tăng nguy cơ ung thư vú. Nồng độ estradiol bình thường là từ 20–60 pg/mL.

Xét nghiệm nội tiết có đắt không?

Chi phí xét nghiệm nội tiết tố sẽ phụ thuộc vào việc bạn lựa chọn xét nghiệm ở trung tâm y tế nào bởi vì mỗi nơi sẽ có một mức giá khác nhau. Tuy nhiên, chênh lệch giá giữa các bệnh viện và trung tâm xét nghiệm là không nhiều. Trên thực tế, rất khó để đưa ra được mức giá cụ thể do chi phí xét nghiệm nội tiết tố còn phụ thuộc vào loại xét nghiệm mà bạn lựa chọn cũng như tình trạng sức khỏe của mỗi cá nhân.

Dưới đây là bảng giá nhóm các xét nghiệm nội tiết của Phòng xét nghiệm y khoa Eurolab bạn có thể tham khảo.

TT Tên xét nghiệm Thông tin ý nghĩa xét nghiệm  Đơn giá xét nghiệm [VNĐ]
1 C – peptid Hợ trợ chẩn đoán và điều trị bệnh nhân bất thường bài tiết insulin 328,000
2 Insulin Định lượng insulin trong huyết tương, huyết thanh 138,000
3 T3 Hormon tuyến giáp 108,000
4 T4 Hormon tuyến giáp 108,000
5 FT3 Hormon tuyến giáp 108,000
6 FT4 Hormon tuyến giáp 108,000
7 TSH Hormon tuyến yên 128,000
8 TG Dấu ấn của ung thư tuyến giáp thể nhú và thể nang 298,000
9 Anti – TG Phát hiện bệnh tuyến giáp tự miễn 278,000
10 Anti – TPO Hỗ trợ phát hiện bệnh tuyến giáp tự miễn 278,000
11 Calcitonin Để chẩn đoán các ung thư tuyến giáp thể tủy và tình trạng bài xuất peptid giáp lạc chỗ 308,000
12 TRAb [ Anti TSH Receptor] Chấn đoán và theo dõi điều trị Basedow, Viêm tuyến giáp Hashimoto 578,000
13 PTH Định lượng nội tiết tố tuyến cận giáp để phân biệt tăng calci huyết và giảm calci huyết 278,000
14 Cortisol máu Hormon tuyến thượng thận 158,000
15 Cortisol nước tiểu 24h Hormon tuyến thượng thận 168,000
16 Adrenaline Hormon tuyến thượng thận 498,000
17 Noradrenaline Hormon tuyến thượng thận 498,000
18 Aldosterone Bệnh lý tuyến thượng thận 268,000
19 ACTH Định lượng nội tiết tố kích thích vỏ thượng thận [ACTH] 278,000
20 hGH [ hormon tăng trưởng] Đánh giá chức năng tăng trưởng và bệnh lý tuyến yên ở người 398,000
21 AMH [ Miễn dịch tự động] Đánh giá dự trữ chức năng buồng trứng 848,000
22 Beta – hCG Chẩn đoán xác định có thai, theo dõi thai kỳ 178,000
23 Estradiol Hormon sinh dục 148,000
24 Progesteron Hormon sinh dục 148,000
25 FSH Hormon sinh dục 148,000
26 LH Hormon sinh dục 148,000
27 Prolactin Hormon sinh dục 178,000
28 Testosteron Hormon sinh dục 148,000

Nên xét nghiệm nội tiết tố ở đâu uy tín và chất lượng tại Hà Nội?

Hiện nay, Phòng xét nghiệm Y khoa EuroLab là một trong những phòng xét nghiệm uy tín tại Hà Nội được rất nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn. Eurolab sở hữu trang thiết bị y tế, máy móc hiện đại theo tiêu chuẩn châu Âu, đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác và nhanh chóng.

Ngoài ra, đội ngũ y bác sĩ tại Eurolab là những chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, đứng đầu trong ngành xét nghiệm, hiện đang công tác tại các bệnh viện lớn tại Hà Nội. Bên cạnh đó, Eurolab còn có dịch vụ lấy mẫu tại nhà, giúp khách hàng tiết kiệm chi phí và thời gian đi lại, chờ đợi.

Hơn nữa, khi trả kết quả, ngoài bảng kết quả xét nghiệm, chúng tôi còn kèm theo bảng diễn giải kết quả chi tiết và gọi điện tư vấn trực tiếp khách hàng nếu kết quả bất thường.

Bài viết trên đây đã chia sẻ đến bạn đọc những thông tin hữu ích liên quan đến dịch vụ xét nghiệm nội tiết tố. Nếu bạn cần tư vấn thêm về xét nghiệm nội tiết tố, hãy liên hệ ngay với Eurolab để được chúng tôi hỗ trợ nhé!

• Email hỗ trợ: xetnghiemeurolab@gmail.com

• Hotline: 024.3555.9988 – 0911.041.958

• Website: //eurolab.vn

• Fanpage: //www.facebook.com/eurolab.vn

Video liên quan

Chủ Đề