Xin hồ sơ pháp lý công trình xây dựng

Danh mục hồ sơ pháp lý nhà thầu cần có trong hồ sơ chất lượng công trình Luôn được các Kỹ sư phát triển phần mềm Quản lý chất lượng GXD [QLCL GXD] chú trọng cập nhật, giúp các Kỹ sư QA/QC QS ở công trường yên tâm, không bị lạc hậu về vấn đề này nữa. Không chỉ là phần mềm Quản lý chất lượng GXD nữa, mà bạn có các chuyên gia về pháp lý, giàu chuyên môn và kinh nghiệm luôn bên mình. Giảng viên Đào Duy Hải lớp Lập hồ sơ chất lượng công trình GXD luôn chia sẻ với anh/em những kinh nghiệm từ thực tế. Danh mục hồ sơ pháp lý này từ thực tế công việc được chia sẻ với các học viên và nay được đưa vào phần mềm QLCL GXD 10. Xin chia sẻ với bạn đọc quan tâm [kích vào từng mục để xem thêm]:

1. Hợp đồng giao nhận thầu xây lắp


2. Thông báo ngày khởi công xây dựng
3. Báo cáo triển khai thi công xây dựng
4. Kế hoạch kiểm tra nghiệm thu công trình
5. Quyết định thành lập Ban Chỉ huy công trường
6. Quyết định thành lập Ban An toàn lao động, Vệ sinh môi trường, Phòng cháy chữa cháy
7. Biện pháp thi công trong đó có nêu các kế hoạch kiểm tra, nghiệm thu, thí nghiệm
8. Kế hoạch tổng hợp về An toàn lao động [ATLĐ] là tài liệu không thể thiếu trong danh mục hồ sơ pháp lý
9. Tiến độ thi công là thành phần quan trọng trong danh mục hồ sơ pháp lý của nhà thầu
Biên bản thống nhất chủng loại vật tư, vật liệu đưa vào sử dụng
10. Nhật ký thi công và nhật ký an toàn danh mục hồ sơ pháp lý quan trọng khi thi công
11. Biên bản bàn giao mặt bằng thi công xây dựng là tài liệu quan trọng trong danh mục hồ sơ pháp lý
12. Biên bản kiểm tra điều kiện khởi công công trình của nhà thầu
13. Biên bản kiểm tra, thống nhất phòng Las
14. Biên bản kiểm tra máy móc thi công chính trong danh mục pháp lý hồ sơ chất lượng công trình 15. Hợp đồng giữa Nhà thầu thi công với Đơn vị thí nghiệm 16. Hợp đồng giã Nhà thầu thi công với Các đơn vị cung cấp, thầu phụ khác 17. Biên bản thống nhất chủng loại vật tư, vật liệu đưa vào sử dụng

18. Biên bản thay đổi chủng loại vật tư, vật liệu đưa vào sử dụng [nếu có]


19. Biên bản xác định cự ly vận chuyển kèm theo các hồ sơ liên quan
20. Cấp phối vữa, bê tông trong chỉ dẫn kỹ thuật cụ thể của từng công trình
21. Biên bản kiểm tra nhà máy trạm trộn bê tông trong danh mục hồ sơ pháp lý chất lượng công trình
22. Công văn thỏa thuận về lập Nhật ký thi công [sử dụng hình thức in nhật ký thi công] Sở hữu phần mềm Quản lý chất lượng công trình GX D [QLCL GXD] bạn sẽ nhàn hơn hẳn và luôn được phần mềm quan tâm cập nhật giúp vấn đề pháp lý này. Do anh/em kỹ sư thường hay thiếu và không cập nhật các quy định mới nhất nên trong phần mềm Quản lý chất lượng GXD đã để sẵn sheet Pháp lý. Rất nhàn, sung sướng và bọc lót chặt chẽ cho anh/em về quy định.

Khi cần bạn có thể hiện ra sheet Pháp lý trong phần mềm QLCL GXD như sau:

1. Bấm tổ hợp phím Ctrl+tab và kích đúp vào sheet Pháp lý


2. Hoặc Bấm Ctrl+tab kích vào sheet Pháp lýEnter


Trong sheet Pháp lý các Kỹ sư GXD đã cập nhật các văn bản, đơn vị thực hiện / đơn vị kiểm tra, phê duyệt [ai phải làm cái gì?]:​


Nội dung này là của phần mềm QLCL GXD phiên bản 10.0. Nhưng để bạn không phải đợi đến khi bản QLCL GXD 10 ra mắt, mà có thể sử dụng ngay, sheet Phap ly đã được các Kỹ sư GXD update vào bản 9 rồi. Nếu bạn chưa thấy trong phần mềm của mình thì hãy sao lưu dữ liệu rồi chạy bản cập nhật mới nhất hoặc là cài lại phần mềm QLCL GXD 9 nhé. Sheet Pháp lý sẽ xuất hiện khi bạn tạo file hồ sơ chất lượng công trình mới [các file hồ sơ phiên bản cũ chưa có sheet này].​


Chúc công việc Quản lý chất lượng công trình xây dựng của bạn ngày càng nhàn đi, hiệu quả hơn, đúng quy định của pháp luật hơn với phần mềm Quản lý chất lượng công trình GXD. Đăng ký bản dùng thử hoặc đặt mua tại //gxd.vn, liên hệ Ms Thu An 0974 889 500.​

Đăng ký ngay Khóa học Kỹ sư QS GXD tốt nhất tại Việt Nam.
Học tất cả các phần mềm Kinh tế và Quản lý xây dựng.

Tôi tham gia group Đam mê hồ sơ xây dựng, 1 kỹ sư đã góp ý:
"Phải khẳng định danh mục trên là đầy đủ. Nhưng bản thân em đã may mắn được tham gia nghiệm thu đưa vào sử dung hai công trình: Chung cư và Bệnh viện cấp 1 ở vai trò Chủ đầu tư với Bộ xây dựng, Cục phòng cháy, Sở Tài nguyên môi trường... Nếu danh mục tài liệu trên của GXD đánh cụ thể vào các loại công trình, các giấy tờ trọng tâm nội dung phải cho người kiểm tra biết những gì? Ai là người ký vào từng loại giấy tờ đó? .v.v. thì anh/em sẽ tiếp thu được nhiều hơn nữa và có nhiều thắc mắc cần phải hỏi để biết

Trước em là phó kiêm phụ trách phòng của 1 công ty, e phải lập bản đỏ tư duy, chi tiết của bản đồ tư duy đó, hệ thống tiêu chuẩn áp dụng, biểu mẫu, các dẫn chứng cần thiết... Sau đó em trình bày trước toàn bộ ban giám đốc và các phong ban liên quan xem xét.

"

Mình ghi lại đây để có gì nghiên cứu tiếp, đồng nghiệp nào thực hiện được như góp ý trên cho các loại công trình thì xin chung tay chia sẻ cùng chúng tôi với nhé. Chia sẻ có thể gửi luôn lên diễn đàn hoặc gửi về địa chỉ .

Mời các bạn xem video thực hành tại sheet Thông tin. Hồ sơ pháp lý, chuẩn bị của nhà thầu xây lắp. Giảng viên Đào Duy Hải - Cty GXD, chỉ huy trưởng - chỉ huy phó nhiều công trình - chia sẻ thực tế. Anh/em chia sẻ rộng rãi giúp nhé, khi giúp nhiều người biết và sử dụng, phần mềm sẽ càng có điều kiện để phát triển tốt hơn để bạn dùng ở các phiên bản tiếp theo...

Đăng ký ngay Khóa học Kỹ sư QS GXD tốt nhất tại Việt Nam.
Học tất cả các phần mềm Kinh tế và Quản lý xây dựng.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, mọi thủ tục liên quan đến bất động sản đều phải tuân thủ đúng trình tự thủ tục để đảm bảo tính pháp lý cho mọi dự án đầu tư. Vậy hồ sơ pháp lý dự án xây dựng gồm những gì, quy trình thực hiện ra sao? Cùng Sen Hồng khám phá trong bài viết dưới đây nhé.

A. Hồ sơ pháp lý dự án xây dựng gồm những gì:

Sau đây là tổng hợp các giấy tờ cần có khi tiến hành làm hồ sơ pháp lý dự án xây dựng:

1. Giấy phép kinh doanh của chủ đầu tư

Giấy phép kinh doanh đại diện cho một chứng nhận hành nghề đủ điều kiện để kinh doanh một nhóm mặt hàng, dịch vụ nào đó. Một bộ hồ sơ pháp lý dự án xây dựng cần có giấy phép kinh doanh để đảm bảo độ uy tín, đáng tin cậy cho khách hàng.

2. Sổ hồng quỹ đất:

Sổ hồng còn có tên gọi khác là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và đất ở. Mỗi một bất động sản sẽ có một sổ hồng riêng biệt, vì thế mà nó có giá trị rất lớn trong hoạt động mua bán, giao dịch bất động sản.

Thông qua sổ hồng của từng nền đất, bạn sẽ xác định nhanh chóng quyền sở hữu của bất động sản đó có thuộc về người đang thực hiện giao dịch không. Từ đó tránh được những rủi ro lừa đảo trục lợi.

3. Quy hoạch chi tiết 1/500

Quy hoạch 1/500 là là một trong số các bản quy hoạch được dùng phổ biến trong hầu hết các công trình xây dựng ở khu đô thị. Song song với bản quy hoạch chi tiết 1/500, người ta cũng sử dụng kèm theo bản quy hoạch chi tiết 1/2000 để đảm bảo tính thống nhất chung, cũng như xác minh được sự minh bạch, rõ ràng của dự án.

Thông thường, nội dung trong bản quy hoạch chi tiết 1/500 sẽ có đầy đủ các yếu tố quan trọng như dân số, hạ tầng xã hội, không gian kiến trúc… Dựa trên các số liệu này, người ta sẽ rà soát, đối chiếu với thực tế để kịp thời phát hiện ra những sai sót, từ đó hạn chế rủi ro trong tương lai.

4. Giấy phép xây dựng

Giấy phép xây dựng tương tự như giấy phép kinh doanh. Đây cũng là một loại giấy tờ mang tính pháp lý cao do cơ quan Nhà nước cấp phép. Theo quy định, mọi dự án xây dựng không có giấy phép xây dựng đều sẽ bị xử phạt hành chính với mức phí khá lớn. Thậm chí còn có thể bị bắt buộc tháo dỡ công trình không thỏa thuận.

5. Biên bản nghiệm thu phần móng

Biên bản nghiệm thu phần móng là một loại giấy tờ được ghi nhận sau khi đã thi công xong phần móng. Trong các dự án mua bán, giao dịch bất động sản luôn cần có biên bản này để quá trình ký hợp đồng mua bán diễn ra thuận lợi, nhằm tránh những tổn thất không nhỏ cho đôi bên.

6. Bảo lãnh ngân hàng

Giấy bảo lãnh của ngân hàng là một loại giấy đảm bảo khả năng chi trả của ngân hàng đối với người mua các dự án bất động sản. Nói một cách dễ hiểu thì khi chủ đầu tư không thực hiện được các nghĩa vụ tài chính theo đúng nghĩa vụ của mình, ngân hàng sẽ thay mặt hoàn tiền lại cho người mua.

Ngoài các giấy tờ trên đây, một bộ hồ sơ pháp lý dự án xây dựng cũng có thể yêu cầu một số giấy phép khác như:

  • Giấy cam kết bảo vệ môi trường
  • Phòng cháy chữa cháy
  • Quy hoạch chi tiết 1/2000
  • Hồ sơ chuyển nhượng dự án…..

B. Quy trình làm hồ sơ pháp lý dự án xây dựng:

Các bước thực hiện hồ sơ pháp lý dự án xây dựng gồm:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ cần thiết. Đem hồ sơ đến Cơ quan đăng ký đầu tư để nộp.
  • Bước 2: Sau khi nhận hồ sơ pháp lý dự án xây dựng, cơ quan sẽ gửi hồ sơ đến cơ quan nhà nước có liên quan để lấy ý kiến. Thời gian cho giai đoạn này là trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.
  • Bước 3: cơ quan nhà nước có liên quan tiến hành thẩm định hồ sơ theo các nội dung thuộc phạm vi quản lý của nhà nước trong thời gian 15 ngày. Sau đó gửi lại cho cơ quan đăng ký đầu tư.
  • Bước 4: Trong 5 ngày làm việc tính từ ngày nhận được hồ sơ của cơ quan đăng ký đầu tư, cơ quan quản lý về đất đai sẽ tiến hành thực hiện bản trích lục bản đồ. Trong khi đó cơ quan quản lý về quy hoạch sẽ thu thập thông tin quy hoạch để làm cơ sở thẩm định.
  • Bước 5: Sau khi tổng hợp ý kiến thẩm định của nhiều cơ quan nhà nước, cơ quan đăng ký đầu tư lập báo cáo đánh giá bộ Hồ sơ pháp lý dự án xây dựng trong thời gian 25 ngày. Và trình lên UBND cấp tỉnh.
  • Bước 6: UBND cấp tỉnh nhận hồ sơ và báo cáo thẩm định từ cơ quan đăng ký đầu tư. Lúc này UBND cấp tỉnh sẽ đưa ra quyết định chủ trương đầu tư, hay từ chối đầu tư. Mọi sự từ chối đều sẽ có thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bài viết trên đây là tất tật lời giải đáp cho thắc mắc hồ sơ pháp lý dự án xây dựng gồm những gì, quy trình thực hiện như thế nào. Sen Hồng hy vọng rằng các nội dung đã đem lại kiến thức hữu ích cho các bạn.

Video liên quan

Chủ Đề