Ý nghĩa bài hát Cô gái vót chông

Chúng tôi đến buôn Thinh, xã Ea Trol, huyện Sông Hinh (Phú Yên) hỏi nhà ông Lô Mô Y Choi, thì rất ít người biết. Ở đây, bà con vẫn quen gọi ông là già làng Ma Luê (tên con đầu của ông, tức là cha thằng Luê). Sức khỏe đã yếu đi nhiều, ông không nhớ chính xác tuổi mình là bao nhiêu nữa, chỉ nhớ trong hồ sơ cán bộ ghi sinh năm 1930. Nhưng khi nhắc đến bài thơ “Cô gái vót chông” là mắt ông sáng lên, với nụ cười đôn hậu, ông kể: “Năm 1965, đang công tác ở miền bắc, qua đài phát thanh, nghe phong trào vót chông rào làng đánh Mỹ, mình muốn về tham gia, nhưng tổ chức không cho. Đêm đêm mình nghĩ tới hình ảnh các cô gái trong buôn tham gia vót chông, đánh giặc. Thế là mình viết bài thơ này. Bài thơ được đăng báo Văn Nghệ, được giải thưởng và nhạc sĩ Hoàng Hiệp đã phổ nhạc thành bài hát…”.

Lô Mô Y Choi mồ côi cha mẹ từ lúc mới lên sáu tuổi. Ở với người dòng họ, cậu bé dân tộc Ê Đê sớm giác ngộ cách mạng, rồi vào bộ đội đánh giặc giữ làng. Năm 1954, rời buôn làng tập kết ra bắc, được học chữ, rồi được học nghiệp vụ sư phạm, sau đó học lớp bồi dưỡng về xuất bản. Giai đoạn này, hình ảnh quê hương đang bị giặc giày xéo khiến lòng ông như lửa đốt. Đã có lần ông xin cấp trên cho về lại Tây Nguyên tham gia đánh Mỹ, nhưng lại được tổ chức phân công ở lại công tác ở Tạp chí Văn nghệ Việt Bắc từ năm 1962. Từ đó, ông bắt đầu viết báo, làm thơ.

Bài thơ “Cô gái vót chông” cũng là tác phẩm đầu tay, đã đoạt giải khuyến khích của tuần báo Văn Nghệ (Hội Nhà văn Việt Nam) năm 1965. Chính giải thưởng này đã khích lệ Ma Luê viết nhiều hơn, chắc tay hơn với những bài thơ mang hơi thở của núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ, như “H Ni”, “Em chờ’, “Em của núi rừng”… được đăng tải trên các báo. Ma Luê từng bộc bạch: Hình ảnh cô gái sông Ba đầu búi tóc thon trong bài thơ “Cô gái vót chông” chính là hình ảnh bà Ksor H'Ðô, vợ ông sau này. Ngày ấy, tạm biệt núi rừng đi tập kết ra bắc, ông hẹn bà sẽ có ngày gặp lại. Hơn mười năm sau năm 1967, Ma Luê mới trở lại quê hương, tham gia đánh giặc Mỹ ở chiến trường Tây Nguyên và làm công tác tuyên truyền. Và rồi nguyện ước trong lời bài thơ cũng đã thành: “Mai đây giặc chạy rồi. Tre rừng ta làm nhà, làm chòi cao”.

Được nghỉ chế độ từ năm 1989, ông về lại buôn Thinh, dựng lại nếp nhà sàn tranh tre truyền thống. Với uy tín của mình, ông tiếp tục tham gia công tác cùng địa phương với các chức vụ Bí thư Đảng ủy xã Ea Trol, bí thư chi bộ buôn Thinh… Rồi sau này với vai trò là già làng, người có uy tín trong cộng đồng, ông đã thật sự là chỗ dựa tin cậy cho bao lớp cán bộ, cho các phong trào xây dựng buôn làng. Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Sông Hinh Nguyễn Văn Ngọc cho biết: “Sự cống hiến không mệt mỏi, những kinh nghiệm quý báu của bác Ma Luê thật sự làm cho mọi hoạt động của cơ sở đi vào chiều sâu, đến từng gia đình, tạo sự tin tưởng giữa ý Đảng, lòng dân, là điều kiện tốt để đưa các Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống”.

Câu chuyện của nữ thí sinh hoa hậu Miss World đi thi trên vùng đất thuộc lãnh thổ chưa hợp nhất của Mỹ (Unincorporated territories), nhưng cất lên bài hát chống Mỹ, là minh họa rõ nét nhất của mối quan hệ vật vã Việt Mỹ lúc này. Mối quan hệ được nhìn thấy rõ nét hai chiều “khổ dâm” của một nhà cầm quyền: Thích nhích lại gần Mỹ nhưng luôn hô hào chống Mỹ và tận dụng mọi cơ hội để phủ nhận nước Mỹ.

Việc quyết định sắp xếp bài hát có nội dung chống Mỹ cho một thí sinh dự thi quốc tế, chắc chắn là có suy xét nhiều thứ từ những người ở Hà Nội, “những người” mà trong cuốn hồi ký Nothing Is Impossible của cựu Đại sứ Ted Osius vẫn ám chỉ, là một phía của phe bảo thủ vẫn còn muốn ôm ấp những kỷ niệm chiến tranh, không thể rời bỏ. Bởi đơn giản, nếu lấy đi phần đó trong cuộc đời của họ, sự tồn tại của họ trong thể chế hôm nay là vô nghĩa.

Phía bảo thủ trong nội bộ cầm quyền Việt Nam – câu hỏi là bao nhiêu? Và họ quan trọng như thế nào, đến mức những hình thức chống Mỹ quái gở vẫn phải được giữ gìn qua các hoạt động ngày thường? Một dư luận viên rời bỏ vị trí, kể rằng anh ta được gọi vào nhóm xây dựng các kênh trá hình kể chuyện lịch sử, hay những câu chuyện chiến tranh Việt Nam trên YouTube, TikTok…, với những phim tư liệu mang nội dung chống Mỹ, chê bai Việt Nam Cộng Hòa, ngợi ca quân đội Bắc Việt… Tất cả được cung cấp sẵn, chỉ cần đọc, post hình ảnh lên các kênh và kéo link cho các nhóm dư luận viên phong trào tràn vào like và ca ngợi. Ngôn ngữ trong đó thì thoải mái chửi bới, áp đảo tinh thần của những ai vô tình lạc vào nói lại, đính chính những điều bị bóp méo.

“Em thấy mình không theo nổi trò đó, vì mọi thứ đều bị xuyên tạc”, bạn dư luận viên đó nói về quyết định rời bỏ của mình. Những gì được kể từ bạn ấy, cho thấy từ việc sửa Wikipedia, cho đến các kênh viết lại lịch sử và phong trào tham gia bình luận, đều có những chỉ đạo rất cụ thể.

Dĩ nhiên, hoạt động hai chiều đó của Hà Nội vẫn nằm trong tầm ngắm và ghi chép của các nhà ngoại giao trên đất Việt Nam, như hiện trạng của một con bệnh lâu năm. Trên trang Facebook chính thức của Tòa Đại sứ Mỹ hay Liên Minh Châu Âu tại Việt Nam, vẫn thường có hàng trăm bình luận hằn học, mà chủ yếu là bày tỏ sự tức giận, khinh miệt, mỗi khi các cơ quan ngoại giao này lên tiếng về vấn đề nhân quyền hay thời sự của Việt Nam. Dĩ nhiên, không có bình luận nào thật sự có ý nghĩa về mặt phản biện, mục đích chính chỉ là tạo không khí chống phương Tây.

Hiện trạng này trở nên ấu trĩ và mỉa mai, khi các hoạt động ngoại giao nối kết và trợ giúp từ Mỹ (và các nước) diễn ra. Nhất là khi giọng điệu của các quan chức cấp cao của Việt Nam cũng ra vẻ nồng ấm, cần thiết với các mối quan hệ này.

Vào lúc mà cô thí sinh hoa hậu Miss World trình diễn bài hát “thằng giặc Mỹ cọp beo” cũng là lúc mà nước Mỹ đã bảy lần yểm trợ cung cấp vaccine cho Việt Nam trong đại dịch, với hơn 15 triệu liều. Lời giới thiệu về bài “Cô gái vót chông” đã làm bẽ bàng và gần như tê liệt mọi giới dư luận viên: Không ai lên tiếng bênh vực được cho hành động của Hà Nội trong việc cài đặt bài hát chống Mỹ ngớ ngẩn như vậy.

Sự kiện này nhắc cho nhiều người nhớ về hành động của ông Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, vào năm 2014, khi ông này trơ trẽn tặng cho Thượng nghị sĩ John McCain bức ảnh máy bay bị bắn rơi vào năm 1967. Dĩ nhiên, cách mà ông Nghị chọn cho in và ép nhựa, rồi mang tận Mỹ để tặng, là một sự tính toán rất rõ không chỉ riêng ông. Nền chính trị Việt Nam, với cách thức thảo luận tập thể và ý kiến thể hiện quan điểm chung, cho thấy rõ là phe bảo thủ đang thắng thế vào lúc đó. Họ đã hành động mà không ngại ngùng gì đến thể diện của một đảng cầm quyền.

Hầu hết nhà bình luận thời sự đều nhận thấy cán cân đối ngoại của Việt Nam trong việc nhích về phía nước Mỹ và phương Tây đang ngày càng lộ rõ, và Hà Nội cũng không giấu giếm gì trong các kế hoạch tái thiết sau đại dịch: Chưa bao giờ các chuyến đi công du Trung Quốc lại ít như lúc này, so với việc từ Thủ tướng, Chủ tịch nước đến Chủ tịch Quốc hội Việt Nam đều lăn xả về phía các nước tư bản và các quốc gia có “thế lực thù địch”.

Vậy đó, nhưng chạy đến và ngợi ca về sự phát triển ngoại giao của đôi bên vẫn không ngăn được các trò chửi bới và chống Mỹ trong nước. Sách giáo khoa vẫn dạy về “giặc Mỹ cọp beo”, các lệnh diễn tập chống lật đổ của quân đội vẫn nói về “kẻ thù tư bản”. Một lúc nào đó không may, khi các nhà lãnh đạo Việt Nam đang đi công cán ngoại quốc và được đặt câu hỏi về tình trạng hai mặt này, không hiểu họ sẽ trả lời thế nào. Chắc chắn mọi sự diễn đạt, dù như thế nào cũng sẽ không thể thoát khỏi hình ảnh khổ dâm trong mối quan hệ Việt-Mỹ: Muốn nhích tới gần, nhưng miệng thì vẫn kêu gào phản đối.

Từng được nghe rất nhiều lần bài hát Cô gái vót chông, biết đến nhiều ca sĩ trình bày ca khúc cũng như nhạc sĩ phổ nhạc, nhưng thật may mắn cho tôi khi được gặp người viết lời của bài hát này, một người con trên mảnh đất Sông Hinh - tác giả Mô Lô Y Choi.

Ý nghĩa bài hát Cô gái vót chông
Tác giả lời bài hát Cô gái vót chông Mô Lô Y Choi - Ảnh: A.ĐÀO

Ông Mô Lô Y Choi hay còn gọi là Ma Luê (SN 1930), quê ở buôn Thinh, xã Ea Trol (huyện Sông Hinh). Bài thơ Cô gái vót chông được ông viết vào năm 1965 và nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc thành bài hát cùng tên. Đã 50 năm trôi qua, bài hát vẫn mang trong mình một sức sống mãnh liệt đến không ngờ, được rất nhiều người yêu thích và thể hiện. Vậy, từ đâu mà Ma Luê lại có ý tưởng viết nên bài thơ này để rồi được nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc và trở thành ca khúc vượt thời gian như vậy? Chia sẻ về hoàn cảnh ra đời của bài Cô gái vót chông, Ma Luê tâm sự: “Hồi đó, phong trào kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam rất sôi sục, người dân trong các buôn làng ai nấy đều căm thù giặc. Các trai, gái, già làng góp phần chống Mỹ bằng cách vót chông. Tôi nghĩ nhất định mình phải làm gì đó để đóng góp, nên tôi đã sáng tác bài thơ Cô gái vót chông”.

Ma Luê còn cho biết, ông rất vui và phấn khởi khi được cả nước biết đến bài hát này và không quên gửi lời cảm ơn đến nhạc sĩ Hoàng Hiệp cũng như những ca sĩ đã hát bài Cô gái vót chông. Đặc biệt, nghệ sĩ Tường Vy, người đã thể hiện ca khúc này rất thành công cũng là người mà ông ấn tượng và yêu thích nhất.

Nói về giá trị nghệ thuật của bài hát đã làm lay động hàng triệu con tim trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước, NSƯT - nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Quang, Chủ tịch Hội VH-NT Phú Yên, cho biết: “Mặc dù đã rất lâu rồi nhưng bài hát Cô gái vót chông vẫn thường xuyên xuất hiện trong các liên hoan, hội diễn chuyên và không chuyên trên phạm vi toàn quốc. Điều đó chứng tỏ rằng, bài này vẫn còn giá trị về mặt nghệ thuật, được các thế hệ nghệ sĩ yêu thích và bài hát này vẫn sống mãi với thời gian”.

Tuy tuổi đã cao, sức không còn khỏe như trước nhưng Ma Luê vẫn rất nhiệt tình tham gia và là thành viên hoạt động tích cực trong Hội VH-NT huyện Sông Hinh. Ma Luê chia sẻ rằng, mấy năm trở lại đây, ông không còn sáng tác nữa vì tuổi đã cao, thường hay đau ốm. Cuộc sống gia đình ông chủ yếu phụ thuộc vào đồng lương hưu và chăn nuôi thêm. Hiện tại, ông sống cùng vợ, 6 người con của ông đã lập gia đình. Ai nấy đều noi gương cha, một lòng hướng về Đảng, Bác Hồ kính yêu.

Khi nhắc tới Ma Luê, nhạc sĩ Ngọc Quang bộc bạch, ông không những biết đến Ma Luê từ sau những ngày giải phóng mà còn có thời gian công tác chung. Ông cảm nhận ở Ma Luê là một văn nghệ sĩ hết sức gần gũi, giản dị, đặc biệt rất yêu quý các anh chị em đồng nghiệp của mình. Nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Quang nói thêm: “Mô Lô Y Choi là một nghệ sĩ đúng nghĩa, anh có khả năng sáng tạo. Rất tiếc một điều là do kinh tế gia đình khó khăn nên anh không có điều kiện tiếp tục giao lưu, đi thực tế sáng tác và tiếp xúc các văn nghệ sĩ trên phạm vi cả nước. Nếu có điều kiện, tôi nghĩ Mô Lô Y Choi sẽ có nhiều tác phẩm hay”.

Như bao cô gái ở trên non/ Cô gái sông Ba đầu búi tóc thon/ Tay vót chông miệng hát không nghỉ/ Như bao cô gái ở trên non, như bao cô gái ở Tây Nguyên/ Ai nhanh tay vót bằng tay em?/ Chim hót không hay bằng tiếng hát em/ Mỗi mũi chông nhọn hoắt căm thù/Xiên thây quân cướp nào vô đây… Từ trong lời thơ đã có giàu nhịp điệu, khi được phổ nhạc, bài hát càng trở nên rộn rã, khẩn trương, trong trẻo mà sâu sắc. Ai về Sông Hinh hòa cùng các lễ hội âm nhạc sẽ không khó gì bắt gặp những đêm vui ca mà thiếu nữ Ê Đê khoe giọng ca khỏe khoắn, hát vang ca khúc Cô gái vót chông.

ANH ĐÀO